Chuyên đề Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động ở Công ty Cổ phần Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.1. Công ty cổ phần- Đặc điểm công ty cổ phần

1.1.1. Công ty cổ phần

1.1.2. Đặc điểm công ty cổ phần

1.1.2.1. Về mặt pháp lý

1.1.2.2. Về mặt tài chính

1.1.2.3. Về mặt sở hữu

1.1.2.4. Về tổ chức

1.1.2.5. Về tính dân chủ trong quản lý

1.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN và xử lý các

vấn đề tài chính khi cổ phần hoá

1.2.1. Sự cần thiết phải cổ phần hoá

1.2.2. Xử lý các vấn đề tài chính khi cổ phần hoá

1.2.2.1. Xử lý tài chính khi cổ phần hoá

a. Kiểm kê và phân loại tài sản, công nợ

b. Xử lý tài chính

1.2.2.2. Tổ chức xác định giá trị DN

a. Lựa chọn phương thức định giá

b. Thuê tổ chức định giá

1.3. Thực trạng về cổ phần hoá DNNN Việt Nam và bài học kinh nghiệm

1.3.1. Mục tiêu cổ phần hoá DNNN Việt Nam

1.3.2. Tình hình cổ phần hoá DNNN trên phạm vi cả nước

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình cổ phần hoá DNNN trên thế giới

Chương 2: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CUNG ỨNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của Công ty

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.2. Thực tiễn hoạt động

2.2. Thực trạng tài chính của Công ty

2.2.1. Tình hình tài chính của Công ty trước khi cổ phần hoá

2.2.1.1. Chế độ quản lý tài chính

2.2.1.2. Tình hình tài chính thực tế

2.2.2. Xử lý các vấn đề tài chính trong giai đoạn thực hiện cổ phần hoá

2.2.2.1. Nguyên tắc xác định

2.2.2.2. Phương pháp xác định

2.2.2.3. Nguyên nhân tăng giảm

2.2.2.4. Các tài sản không tính vào giá trị DN

2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc cổ phần hoá DN

2.2.3.1. Thuận lợi

2.2.3.2. Khó khăn

Chương 3: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG HÀNG KHÔNG

3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty

trong giai đoạn 2005- 2008

3.1.1. Mục tiêu của Công ty trong những năm tới (2005- 2008)

3.1.2. Định hướng chung của Công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới

3.2. Những cơ hội và thách thức trong tiến trình cổ phần hoá

3.2.1. Cơ hội

3.2.2. Thách thức

3.3. Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3.3.1. Quản lý sử dụng vốn

3.3.2. Quản lý công nợ phải thu, phải trả

3.3.3. Công tác tài chính, tín dụng, giá cả

3.3.4. Theo dõi doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh

3.3.5. Quản lý và sử dụng các quỹ

3.4. Một số kiến nghị

KẾT LUẬN

 

 

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động ở Công ty Cổ phần Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g qua sở giao dịch chứng khoán, qua đó thu hút thêm vốn để đổi mới và phát triển DN. Hình thức nay được sử dụng để cổ phần hoá các DNNN có quy mô lớn. - Bán một phần vốn cố định của DNNN cho một nhóm cá nhân hoặc Công ty mà họ có khả năng tài chính để cải cách hoạt động của DN cho có hiệu quả hơn. - Bán với giá thấp hơn giá thị trường cổ phiếu của DNNN cho cán bộ, công nhân viên chức làm việc tại các DN đó hoặc cho những người nghèo có thu nhập thấp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội. Kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN trên thế giới cho thấy: quá trình cổ phần hoá DNNN là quá trình hình thành và phát triển các Công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước – tư nhân, thông qua con đường tư nhân hoá hoặc quốc hữu hoá. Tính đa dạng của mục tiêu cổ phần hoá quy định tính đa dạng của hình thức cổ phần hoá, đồng thời cũng quy định tính đa dạng của phương pháp cổ phần hoá. Chương 2 Thực trạng tàI chính ở công ty cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không trong tiến trình cổ phần hoá 2.1 KháI quát về tình hình hoạt động ở công ty cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không - Công ty Cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không ( Tên giao dịch quốc tế là Aviation Labor Supply and Import- Export Company, viết tắt là ALSIMEXCO) ( sau đây gọi tắt là Công ty) được thành lập theo quyết định số 1439/CAAV ngày 14/08/1997 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, là DNNN, đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. - Công ty thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Nhà nước và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam giao. - Hoạt động chính của công ty trong thời gian qua là: + Xuất nhập khẩu lao động chuyên ngành hàng không ( nhân viên làm việc tại các hãng hàng không, tiếp viên, thợ kỹ thuật...) + Xuất khẩu lao động phổ thông. + Cung ứng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc tại các văn phòng đại diện hàng không nước ngoài tại Việt Nam, cho các liên doanh giữa Tổng công ty Hàng không Việt Nam với nước ngoài. + Được uỷ quyền của tổng giám đốc làm các thủ tục đăng ký xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. +Tư vấn, giới thiệu việc làm chuyên ngành hàng không cho người lao động. + Làm đại lý bán vé máy bay cho các hãng hàng không. - Hiện nay công ty có các đơn vị trực thuộc như sau: + Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. + Phòng bán vé máy bay tại Thành phố Hồ Chí Minh. + Phòng bán vé máy bay tại Thành phố Hà Nội. + Trung tâm xuất khẩu lao động. Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng bán vé máy bay tại Thành phố Hà Nội và trung tâm xuất khẩu lao động thực hiện hạch toán báo số; Phòng bán vé máy bay tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hạch toán trực thuộc, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trong phạm vi hoạt động và vốn kinh doanh được Công ty giao. 2.1.2 Thực tiễn hoạt động - Hiện tại, Công ty có 01 trụ sở chính và 04 đơn vị trực thuộc như đã nêu trên.Công ty đã được trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng gồm: phương tiện đi lại, hệ thống máy móc, thiết bị văn phòng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty. - Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã đào tạo, rèn luyện được đội ngũ cán bộ nòng cốt, có đủ năng lực và kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời cũng đã tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan hữu quan, đặc biệt với Cục quản lý xuất nhập cảnh, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam…, đảm bảo phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt dộng cung ứng xuất nhập khẩu lao động nói riêng, đặc biệt là lao động chuyên ngành hàng không trong thời gian trước mắt cũng như việc phát triển hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2005- 2008. Chi tiết nguồn nhân lực và cơ cấu lao động của Công ty tại thời điểm 31/12/2004 được trình bày trong Bảng số 01 dưới đây: Bảng số 01: Cơ cấu lao động của Công ty Cung ứng và XNK lao động hàng không tại 31/12/2004 STT Cơ cấu, trình độ lao động Số lượng Ghi chú Người Tỷ lệ% 1 Tổng số lao động 25 2 Cơ cấu theo giới tính Lao động nữ 9 36 Lao động nam 16 64 3 Trình độ đào tạo Tiến sỹ 1 4 Thạc sỹ Đại học các ngành nghề 16 64 Cao đẳng, trung cấp 6 24 Sơ cấp và tương đương 2 8 Lao động tôt nghiệp PTTH hoặc không kê khai trong hồ sơ 4 Cơ cấu trực tiếp/ gián tiếp Lao động gián tiếp Trong đó: Lao động quản lý 2 8 Lao động chuyên môn nghiệp vụ 23 92 Lao động trực tiếp/LĐ PT 5 Cơ cấu theo phòng, ban Lãnh đạo công ty 1 4 Phòng hành chính Phòng Kế toán- Tài chính 3 12 Các bộ phận khác 10 40 Phòng xuất nhập khẩu lao động Phòng bán vé máy bay miền Bắc 6 24 Phòng bán vé máy bay miền Nam 5 20 Trung tâm XNK lao động (Nguồn: Khái quát về môi trường và điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua) - Tình hình thị trường và môi trường kinh doanh: Thị trường và môi trường kinh doanh của công ty gồm: + Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu tập trung vào hoạt động cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không, phục vụ cho Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác hoạt động tại Việt Nam. + Ngoài ra, Công ty còn hoạt động trong lĩnh vực cung ứng và xuất nhập khẩu lao động khác, gồm: tư vấn, đào tạo hướng nghiệp, xuất nhập khẩu lao động các ngành nghề khác ngoài ngành hàng không, tư vấn du học. + Cung ứng dịch vụ đại lý bán vé máy bay cho Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác tại Việt Nam. + Các hoạt động kinh doanh khác theo điều lệ Công ty. Nhìn chung trong những năm qua, Công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực cung ứng và xuất nhập khẩu lao động chuyên ngành hàng không, một lĩnh vực đến thời điểm hiện nay vẫn còn ít sự cạnh tranh. Ngoài những hoạt động cung ứng và xuất nhập khẩu lao động hàng không, Công ty đang triển khai phát triển dịch vụ cung ứng và xuất nhập khẩu lao động khác, tư vấn du học, đào tạo... và hoạt động đại lý bán vé máy bay. Những hoạt động này hiện nay tuy chưa phải là những lĩnh vực đem lại lơị nhuận chủ yếu cho Công ty nhưng lại là những thị trường tiềm năng, nhằm phát huy những nguồn lực hiện có của Công ty cũng như triển khai phát triển kinh doanh theo định hướng đa dạng hoá ngành nghề, tạo sự phát triển ổn định và vững chắc của Công ty trong thời gian tới. 2.2 Thực trạng tài chính của công ty 2.2.1 Tình hình tài chính của Công ty trước khi cổ phần hoá 2.2.1.1 Chế độ quản lý tài chính Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh phù hợp với luật DNNN, các quy định khác của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Vốn Điều lệ của công ty gồm có: - Vốn được Tổng công ty giao tại thời điểm thành lập công ty. - Vốn do Tổng công ty đầu tư bổ sung. - Phần lợi nhuận sau thuế được bổ sung theo quy định hiện hành. - Các nguồn khác ( nếu có). Khi tăng giảm vốn Điều lệ, công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối tài sản và công bố vốn Điều lệ của công ty đã được điều chỉnh. Công ty được thành lập và sử dụng các quỹ để đảm bảo cho quá trình phát triển của công ty đạt hiệu quả cao. Các quỹ của công ty được thành lập theo quy định tại Điều lệ của công ty và theo Quy chế tài chính của Tổng công ty bao gồm: - Quỹ đầu tư phát triển được lập từ phần trích lợi nhuận của công ty theo quy định của Bộ Tài chính và Quy chế tài chính của Tổng công ty, lợi tức thu được từ phần vốn của công ty góp vào công ty khác. - Quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập theo hướng dẫn tại Quy chế tài chính của tổng công ty. Mức trích lập và trích nộp các quỹ nói trên và việc sử dụng các quỹ được quy định trong Quy chế tài chính của Tổng công ty. Tự chủ về tài chính: Công ty hoạt động dựa trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu chi; chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinh doanh của công ty kể cả phần vốn góp của các công ty khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính của Tổng công ty. Công ty chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ghi trong bảng cân đối tài sản của công ty và các cam kết tài chính khác. Chịu sự kiểm tra, giá sát về hoạt động tài chính và các hoạt dộng kinh doanh của Tổng công ty và cơ quan tài chính có thẩm quyền của Nhà nước. Mọi mối quan hệ tín dụng ( vay, cho vay và mua bán hàng trả chậm) giữa công ty với đối tác bên ngoài công ty phải tuân thủ theo phân cấp và hạn mức với một lần vay theo quy định trong Quy chế tài chính của Tổng công ty. Công ty có trách nhiệm xây dựng, trình kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính, bảng cấn đối tài sản và quyết toán hàng năm với Tổng công ty. Công ty có trách nhiệm nộp các loại thuế, các khoản nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp tài sản do Tổng công ty điều động đến đơn vị theo hình thức ghi tăng giảm vốn không phải nộp thuế trước bạ. Lợi nhuận mà công ty thu được từ phần vốn góp vào các công ty khác không phải nộp thuế lợi tức nếu công ty này đã nộp thuế lợi tức trước khi chia cổ tức cho các bên góp vốn. Trách nhiệm vật chất của công ty trong các mối quan hệ kinh doanh và quan hệ dân sự được giới hạn ở mức tổng số vốn Điều lệ của công ty tại thời điểm công bố gần nhất. Công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán tống kê, chế độ kế toán và báo cáo tài chính hiện hành đối với DNNN. 2.2.1.2 Tình hình tài chính thực tế Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2004 được trình bày tại Bảng số 02 dưới đây: Bảng số 02: Bảng cân đối kế toán trong 3 năm 2002, 2003, 2004 TàI sản Mã số 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 VND VND VND A.TS lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 4582498900 4776952014 5620662105 1. Tiền 110 4014050970 4417073808 4771611824 - Tiền mặt tại quỹ 111 140274920 50338925 236527118 - Tiền gửi Ngân hàng 112 3873776050 4366734883 4535084706 - Tiền đang chuyển 113 - - - 2. Các khoản phải thu 130 563447925 345222206 828110552 - Phải thu của khách hàng 131 490820550 299263494 809909980 - Trả trước cho người bán 132 - - - - Thuế GTGT được khấu trừ 133 - - - - Phải thu nội bộ 134 - - - - Các khoản phải thu khác 138 66145350 45958712 18200572 - Dự phòng các khoản pthu 139 - - - 3. Hàng tồn kho 140 - 2930000 2930000 - Công cụ, dụng cụ trong kho 143 - 2930000 2930000 - CFSX kinh doanh dở dang 144 - - - - Thành phẩm tồn kho 145 - - - - Hàng hoá tồn kho 146 - - - - Hàng gửi bán 147 - - - - Dự phòng giảm giá hàng TK 149 - - - 4. Tài sản lưu động khác 150 5000005 11726000 16726000 - Tạm ứng 151 5000005 - 5000000 - Thế chấp,ký cược,ký quỹ NH 155 - 11726000 11726000 5. Chi sự nghiệp 160 - - - - Chi SN năm trước 161 - - - - Chi SN năm nay 162 - - - B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 450900650 377209831 302378161 1. Tài sản cố định 210 450900650 377209831 292378161 1.1 TSCĐ hữu hình 211 450900650 377209831 292378161 - Nguyên giá 212 890980650 942571097 969980619 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (440080000) (565361266) (677602458) 1.2 TSCĐ thuê tài chính 214 - - - Nguyên giá 215 - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế 216 - - - 1.3 TSCĐ vô hình 217 - - - - Nguyên giá 218 - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế 219 - - - 2. Các khoản đầu tư tài chính DH 220 - - 10000000 - Đầu tư chứng khoán DH 221 - - - - Góp vốn liên doanh 222 - - - - Các khoản đầu tư DH khác 228 - 10000000 - Dự phòng giảm giá đầu tư DH 229 - - - 3. CF xây dựng cơ bản dở dang 230 - - - 4. Các khoản ký quỹ, ký cược DH 240 - - - 5. Chí phí trả trước DH 241 - - - - Tổng cộng tài sản 250 5033399550 5154161845 5923040266 Nguồn vốn 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 A. Nợ phải trả 300 2450665825 2399496621 3144399211 1. Nợ ngắn hạn 310 2450665825 2399496621 3083211580 - Phải trả cho người bán 313 350656635 570935494 982490388 - Người mua trả tiền trước 314 2800790 - 17104730 - Thuế và các khoản phải nộp 315 456925465 513914026 1102419509 - Phải trả công nhân viên 316 130000000 99163000 172722304 - Phải trả các đơn vị nội bộ 317 - - - Các khoản phải trả khác 318 15102822935 1215484101 808474649 2. Nợ dài hạn 320 - - - 3. Nợ khác 330 - - 61187631 - Chi phí phải trả 331 - - 61187631 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 2582733725 2754665224 2778641055 1. Nguồn vốn quỹ 410 2485740625 2590262832 2626511303 - Nguồn vốn kinh doanh 411 2058930715 2077493697 2104903219 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 - - - - Chênh lệch tỷ giá 413 - 123815658 - - Quỹ đầu tư phát triển 414 230456725 210489897 315243417 - Quỹ dự phòng tài chính 415 196353185 178463580 206364667 - Lợi nhuận chưa phân phối 417 - - - - Nvốn đầu tư xây dựng cơ bản 419 - - - 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 96993100 164402392 152129725 - Quỹ dự phòng, trợ cấp MVL 421 49856235 55614202 - - Quỹ khen thưởng, phúc lợi 422 47136865 108788190 152129725 - Quỹ quản lý của cấp trên 423 - - - - Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - - - - Nguồn kphí hình thành TSCĐ 427 - - - Tổng cộng nguồn vốn 430 5033399550 5154161845 5923040266 (Nguồn: Báo cáo tài chính trong 3 năm 2002, 2003, 2004) Từ tình hình tài sản và nguồn vốn trong 3 năm gần đây của Công ty như trên, ta có thể thấy rõ cơ cấu tài chính của Công ty như sau: Chỉ tiêu 2002 2003 2004 + Hệ số nợ 0,486 0,465 0,530 + Tỷ suất tự tài trợ 0,514 0,535 0,47 + Hệ số nợ dài hạn 0 0 0 + Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 5,727 7,302 9,189 + Tỷ suất đầu tư TSCĐ 0,089 0,073 0,049 Qua sự phân tích số liệu trên ta có thể khẳng định rằng trong những năm qua Công ty luôn hoạt động với một cơ cấu tài chính rất an toàn. Hệ số nợ của Công ty luôn ở mức trên dưới 0,5_ một hệ số nợ có thể coi là an toàn đối với hầu hết các DN và do vậy, hệ số tự tài trợ của công ty cũng ở mức tương đối cao và ổn định. Đặc biệt, hệ số nợ dài hạn của DN trong những năm gần đây luôn bằng 0, điều đó chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty rất vững mạnh, không hề phụ thuộc vào các chủ nợ. Mặc dù hệ số nợ dài hạn bằng 0 nhưng tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của Công ty lại ở mức rất cao, đặc biệt là năm 2004 đã đạt xấp xỉ 10 lần, điều đó cho thấy TSCĐ trong Công ty hầu hết được trang bị bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên cũng cần nêu rõ lý do của vấn đề này: tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cao trong khi hệ số nợ dài hạn lại ở mức là 0 đó là do Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ và Công ty cũng có một lợi thế rất lớn, đó là hiện tại phần đất đai và nhà xưởng mà Công ty đang sử dụng là thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam nên chưa được chuyển giao và theo dõi, điều đó được thể hiện rõ hơn qua tỷ suất đầu tư TSCĐ của Công ty tương đối thấp. Qua việc phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư, có thể kết luận rằng tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây rất vững mạnh, Công ty luôn hoạt động trong một cơ cấu tài chính an toàn ở mức cao tạo điều kiện cho mọi hoạt động kinh doanh được linh hoạt và tự chủ. Tuy nhiên bên cạnh đó, để đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, Công ty nên chú ý và đầu tư hơn về TSCĐ cũng như trang thiết bị để có thể hoạt động tốt hơn và đạt được kết quả cao hơn. Bên cạnh cơ cấu tài chính an toàn là khả năng đảm bảo thanh toán rất khả quan của Công ty: Chỉ tiêu 2002 2003 2004 1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,86 1,99 1,822 2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,867 1,984 1,816 3. Hệ số khả năng thanh toán ngay 1,63 1,84 1,547 Tuy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2004 nói chung đều kém so với năm 2003 và 2002 nhưng Công ty vẫn luôn đảm bảo được nguồn trả nợ vay ngắn hạn đầy đủ ( đáp ứng được 154,7% nợ ngắn hạn). Đây là một điều kiện tốt cho Công ty trong việc gia tăng nguồn vốn kinh doanh thông qua việc đi vay, tạo được uy tín và sự an tâm cho các chủ nợ. Tình hình kết quả kinh doanh trong những năm qua Tình hình kết quả kinh doanh trong những năm qua được trình bày tại các Bảng số 03, 04 dưới đây: Bảng số 03: Bảng phân tích tình hình doanh thu trong các năm 2002, 2003, 2004 STT Khoản mục Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 VND VND VND 1 Doanh thu hoạt động 2391434889 2146952800 2389695500 1.1 DT cung ứng LĐ trong nước 1352674235 891256345 990896550 1.2 DT xuất khẩu lao động 152369250 230487550 214231550 1.3 Hoa hồng bán vé máy bay 886391404 1025208905 1184567400 2 Thu nhập HĐTC 120560850 85654950 329870502 2.1 Thu từ lãi tiền gửi 120560850 40562345 25800450 2.2 Thu từ xử lý chênh lệch tỷ giá - 45092605 304070052 3 Thu nhập khác 20560565 250698850 340283900 3.1 Thu nhập do người LĐ nộp 20560565 250698850 - 3.2 Thu nhập bất thường từ xử lý công nợ - - 340283900 Tổng cộng thu nhập 2532556304 2483306600 3059849902 (Nguồn:Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty) Bảng số 04: Bảng phân tích tình hình chi phí trong các năm 2002, 2003, 2004 STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 VND VND VND 1 Chi phí hoạt động SXKD 1938202166 1995648840 2232219012 1.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu 37246429 5443645 40680449 1.2 Chi phí nhân công 915916730 909432422 925030007 1.3 Chi phí khấu hao TSCĐ 115627479 108226066 112241192 1.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 434704398 697325445 810539694 1.5 Chi phí khác bằng tiền 434707130 275221262 343727670 2 Chi phí hoạt động tài chính - - - 3 Chi phí hoạt động khác - - - Tổng cộng chi phí KD 1938202166 1995648840 2232219012 (Nguồn:Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty) Qua bảng phân tích tình hình doanh thu qua các năm tại Bảng số 03, ta thấy: Doanh thu hoạt động cung ứng, xuất nhập khẩu, hoa hồng bán vé qua các năm đều cho thấy có những tăng trưởng rõ rệt, tuy rằng trong năm 2003, do quy định quản lý phí thu từ người lao động giảm nên doanh thu cung ứng lao động trong nước có bị giảm so với 2002. Cùng với việc tăng trưởng trong doanh thu, Công ty cũng đã có những biện pháp kiểm soát chi tiêu, tăng cường hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện rõ qua chỉ tiêu chi phí khác bằng tiền qua các năm trình bày tại Bảng số 04. Vậy nhìn chung, trong những năm qua tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty đều có những kết quả tốt đẹp. Công ty luôn hoạt động với một cơ cấu tài chính không những an toàn mà linh hoạt, tạo được sự an tâm đối với các chủ nợ. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc Cổ phần hoá của Công ty sau này. Bên cạnh đó, tình hình doanh thu cũng được cải thiện qua các năm ( tuy có giảm nhưng do nguyên nhân khách quan) và chi phí được quản lý chặt chẽ. 2.2.2 Xử lý các vấn đề tài chính trong giai đoạn thực hiện cổ phần hoá 2.2.2.1 Nguyên tắc xác định a) Đối với tài sản là hiện vật Chỉ đánh giá lại những tài sản Công ty dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng sau khi Công ty chuyển sang cổ phần. Không đánh giá lại những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý theo Biên bản đánh giá lại tài sản của Hội đồng kiểm kê xác định giá trị DN. Giá trị thực tế của tài sản được xác định trên cơ sở giá thị trường và chất lượng của tài sản tại thời điểm định giá. Chất lượng của tài sản được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng. Việc xác định chất lượng tài sản của DN để cổ phần hoá được đảm bảo theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 187/2004/NĐ- CP. Cụ thể: - Đối với tài sản cố định hết khấu hoa hoặc dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị nhưng đến thời điểm cổ phần hoá DN vẫn đang sử dụng được đánh giá lại để tính bổ sụng vào giá trị DN theo nguyên tắc chất lượng còn lại không dưới 20%. - Đối với tài sản là phương tiện giao thông tiếp tục sử dụng thì chất lượng tài sản được đánh giá không dưới 20% và đảm bảo các diều liện để lưu hành theo quy định của Bộ giao thông vận tải. Giá thị trường dùng để xác định giá trị thực tế tài sản là giá đang mua, bán trên thị trường cộng chi phí vận chuyển lắp đặt ( nếu có). Đối với tài sản được đưa vào sử dụng từ trước hiện không còn lưu thông trên thị trường thì tính theo giá mua của những tài sản cùng loại hoặc tài sản có tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ sách kế toán. Đối với tài sản là nhà cửa vật kiến trúc và công trình xây dựng cơ bản, nguyên giá mới được xác định là đơn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. Các công trình mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong 03 năm trước khi cổ phần hoá ( từ năm 2002) thì sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. b) Đối với tài sản phi hiện vật Căn cứ vào số dư thực tế trên báo cáo tài chính của đơn vị tại thời điểm xác định giá trị. Đối với một số các khoản mục như tiền gửi ngân hàng, nợ phải thu, tài sản ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn thì ngoài số dư trên sổ kế toán còn phải có thêm đối chiếu xác nhận tại thời điểm xác định giá trị. 2.2.2.2 Phương pháp xác định Đối với tài sản cố định Đối với tài sản chưa khấu hao hết Được xác định trên cơ sở nguyên giá mới của TSCĐ và chất lượng còn lại tại thời điểm định giá. Chất lượng còn lại của tài sản được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng có tính đến hao mòn thực tế dựa trên tính năng và công suất sử dụng thực tế của tài sản cố định. Đối với tài sản cố định đã khấu hao hết Được xác định lại tối thiể bằng 20% nguyên giá TSCĐ mua sắm mới. Đối với tài sản cố định vô hình Xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán hoặc tiến hành định giá theo giá trị thị trường có thể chấp nhận được. Đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn Xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán có tính đến giá trị thị trường có thể chấp nhận được. Đối với tài sản lưu động và các tài sản khác Xác định theo số dư thực tế trên bảng Cân đối kế toán tại ngày 31/12/2004 và tình hình thực tế tại thời điểm định giá. Đối với tài sản bằng tiền, các khoản nợ phải thu, phải trả: - Giá trị tài sản bằng tiền được xác định theo số dư tiền mặt đã kiểm quỹ hoặc đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị DN, phù hợp với số liệu trên bảng Cân đối Kế toán tại thời điểm 31/12/2004 của DN. Các số dư là ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2004. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của Công ty. - Các khoản nợ phải thu là các khoản nợ đã được công ty đối chiếu, xác nhận hoặc đang luân chuyển tại thời điểm 31/12/2004, phù hợp với số liệu được báo cáo trên Bảng Cân đối Kế toán tại thời đỉểm 31/12/2004. - Nợ thực tế phải trả là tổng số các khoản nợ bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác đã được Công ty đối chiếu và xác nhận hoặc đang luân chuyển tại thời điểm xác định giá trị DN, phù hợp với số liệu trên bảng Cân đối Kế toán của đơn vị tại thời điểm 31/12/2004. Phần nợ phải trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không phải trả, được xác định lại theo số liệu quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội liên quan và được xử lý vào thu nhập khác của công ty. Đối với vật tư hàng hoá tồn kho: Hàng hoá tồn kho của công ty được xác định theo số dư kiểm kê thực tế và phù hợp với số liệu trên bảng Cân đối Kế toán tại ngày 31/12/2004. Đối với các khoản tiền tạm ứng: Được xác định lại theo số dư trên bảng Cân đối kế toán của đơn vị tại thời điểm 31/12/2004. Đối với các khoản chi phí chờ phân bổ: Đối với công cụ dụng cụ quản lý chưa phân bổ hết, hoặc đã phân bổ hết dược xác định lại theo tỷ lệ % theo nguyên giá mới của các công cụ dụng cụ quản lý tại thời điểm 31/12/2004. Đối với các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn: Được căn cứ vào số dư và tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2004. Giá trị lợi thế kinh doanh của công ty Số liệu về lợi nhuận và phần vốn Nhà nước tại DN của 3 năm qua được thể hiện qua Bảng số 05 như sau: Bảng số 05: Giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Lợi nhuận sau thuế 193.726.653 123.424.360 293.705.486 2 Lợi nhuận sau thuế đã điều chỉnh lại phần ảnh hưởng của thu nhập hoạt động khác 188.044.243 43.552.088 187.054.636 3 Nguồn vốn chủ sở hữu 2.419.569.371 2.590.262.832 2.626.511.303 4 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên NV CSH 8,01% 4,76% 11,18% 5 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên NV CSH ( sau khi đã điều chỉnh thu nhập khác) 7,77% 1,68% 7,12% (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm 2002, 2003, 2004) Như vậy, tỷ suất lợi nhuận bình quân của Công ty trong 3 năm qua đạt xấp xỉ 8%, nếu điều chỉnh những khoản thu nhập khác ( do xử lý các khoản công nợ không phải trả từ những năm trước) thì tỷ suất này chỉ đạt xấp xỉ 5,48%, thấp hơn so với lãi suất trái phiếu Chính phủ tại thời điểm định giá (9,17%). Do vậy, căn cứ theo quy định tại thông tư 79/2002/TT- BTC ngày 12/9/20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (7).DOC
Tài liệu liên quan