Chuyên đề Hoa văn trên vải của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Trang phục của người Mông ở Cát Cát hiện nay, bên cạnh một số (không nhiều) các loại hoa văn mới thì còn bảo lưu được khá nhiều các mẫu hoa văn cổ về cả mô típ cũng như mầu sắc hoa văn. Hoa văn của người Mông ở Cát Cát được trang trí chủ yếu trên tay áo, lưng áo, cổ áo, váy, địu trẻ em và khăn gối đầu cho người chết. Về kỹ thuật tạo hình, đồng bào sử dụng tối đa các kỹ thuật khác nhau, gồm có: thêu chỉ màu, ghép vải màu và in sáp ong. Các kỹ thuật tạo hình này được phối hợp hài hoà và hợp lý trên bộ trang phục. Chẳng hạn, trên cổ áo và tay áo, các mảng trang trí hoa văn bằng kỹ thuật thêu xoắn chỉ thì bao giờ cũng được điểm xuyết thêm những đường viền vải mầu bao quanh từng mảng hoa văn nhỏ, bao quanh cả mảng hoa văn lớn, tôn các đường nét hoa văn mầu sặc sỡ của chỉ thêu, tạo cho cả mảng hoa văn nổi bật trên nền mầu chàm sẫm.

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3288 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoa văn trên vải của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh phía trong, gần với quản bút là 1 cm (loại to) và 0,8 cm (loại nhỏ). Hai đỉnh trên của hai cạnh chéo cách nhau 1,5 cm (loại to) và 0,8 cm (loại nhỏ). Đai ôm ngòi bút với quản bút dài bằng chiều dài cạnh đỉnh trên của hai cạnh chéo. Chiều cao của đai là 0,6 cm (loại to) và 0,3 cm (loại nhỏ). Để tăng thêm độ chắc chắn cho ngòi bút không bị tuột ra khỏi thân bút, ở chính giữa đai ôm ngòi bút, người ta đặt thêm 01 chốt giữ bằng cách khoan 1 lỗ xuyên qua cả ngòi - đầu quản và đai ôm, lồng 1 lá đồng nhỏ qua rồi bẻ gập 2 đầu của chốt giữ sang 2 bên là được. Mỗi khi vẽ, người nghệ nhân tạo hình chấm bút này vào chảo sáp nóng chảy, sáp ong sẽ tràn vào buồng này. Khi nhấc bút lên, sáp người ta cầm ở tư thế cho cạnh lưỡi nằm song song với bề mặt mặt đất để sáp ong không chảy ra. Khi in, người ta nghiêng dần ngòi bút cho sáp ong chảy ra. Khi mới in, người ta nghiêng ít. Độ nghiêng cứ lớn dần tỷ lệ thuận với lượng sáp ong đã chảy ra khỏi buồng chứa cho đến khi sáp chảy hết hoặc lượng sáp không còn đủ để thể hiện hoa văn theo ý đồ người tạo hình thì người ta mới lại chấm tiếp. Cũng theo kết quả khảo sát của chúng tôi, ở Cát Cát hiện nay chỉ còn 04 người còn có thể in được sáp ong. Trong đó, có 02 nghệ nhân cao tuổi là Thào Thị Sung (1960, đội III) và Sùng Thị Sao (1963, đội I). Ngoài ra, còn có 01 phụ nữ trẻ là Vàng Thị Mảo (1981, con của nghệ nhân Thào Thị Sung) và 01 thiếu nữ là Vàng Thị Me (1985, đội I). Cả 04 người này đều khẳng định từ lâu nay, người Mông ở Cát Cát đều chỉ in sáp ong trên mấy loại bút kể trên, kể cả in hoa, in chấm nhỏ, in đường xoáy, in đường kẻ, đường riềm… Trên thực tế, nghệ thuật batit (in sáp ong) của người Mông còn có 02 loại bút nữa là bút chuyên in các đường xoáy (ngòi được tạo sẵn hình xoáy) và bút chuyên in các chấm nhỏ (ngòi là những que sắt nhỏ trông như chiếc bàn chải). Nhưng có lẽ bởi những nguyên nhân nào đó mà 02 loại bút này và kỹ thuật sử dụng nó đã bị thất truyền đối với người Mông nơi đây. - Kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong In sáp ong, tiếng Mông gọi là nthu taz. Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong là nhúng bút vào sáp ong (chaz mur) nấu chảy rồi vẽ lên vải mộc các hoạ tiết hoa văn. Sáp ong sẽ dính lại trên nền vải. Sau đó, người phụ nữ Mông đem tấm vải đã được vẽ sáp ong đi nhuộm chàm 15 - 18 lần cho đến khi miếng vải có được mầu như ý muốn. Những chỗ đã vẽ sáp ong thì nước chàm sẽ không thấm vào. Giặt xong, người ta cứ để thế phơi khô. Khi vải đã khô, người ta nhúng vào nước sôi làm cho sáp ong bám trên nền vải tan ra để lại những hoạ tiết trắng trên nền vải tối. 2.1.2. Kỹ thuật thêu Thêu, tiếng Mông gọi là xơưs. Trang phục của người phụ nữ Mông không chỉ đẹp ở kỹ thuật cắt may mà còn rất dễ gây ấn tượng qua các mô típ trang trí và màu sắc hoa văn. Những người phụ nữ Mông ở Cát Cát thực sự là những nghệ nhân của nghệ thuật tạo hình trên vải. Họ thêu hoa văn không cần mẫu. Chỉ dùng để thêu thường là sợi tơ tằm to, vừa bền sợi, vừa bền màu. Đặc biệt, sắc màu óng luột của tơ tằm sẽ làm tăng vẻ đẹp của hoa văn, làm cho hoa văn càng thêm mượt mà. Người phụ nữ Mông ở Cát Cát có cái nhìn khái quát, giàu óc tưởng tượng, hoàn toàn dựa vào trí nhớ để thêu hoa văn. Hầu như ai cũng thuộc sẵn mẫu hoa văn mà mình thích. Họ không cần phải nhìn vào mẫu mà vẫn thêu được những hoạ tiết đẹp. Trước khi thêu, họ phải tính toán tỉ mỉ, đếm từng sợi chỉ, nhớ từng kích thước từng hoạ tiết trang trí trong toàn bộ mảng hoa văn. Vì vậy, ngay từ khâu dệt, người phụ nữ đã dệt tấm vải nền theo một kỹ thuật sao cho các sợi vải không quá xít với nhau, giành ra những khoảng cách nhỏ li ti tạo điều kiện thuận lợi cho việc đếm sợi, bố cục các hoạ tiết khi thêu. Một số khăn đội đầu của phụ nữ Mông còn được làm bằng loại vải lanh trắng dệt kẻ ô vuông bằng các sợi tím hoặc đỏ sẫm. Kỹ thuật thêu đột càng phức tạp hơn vì người ta thêu ở mặt trái của vải nhưng các hình mẫu của sản phẩm lại nổi lên ở mặt phải, đòi hỏi người phụ nữ phải thật kiên trì, cẩn thận vì nếu chỉ cần một sơ suất nhỏ, nhầm một mũi kim, tính sai một sợi vải là đã khiến cho mũi thêu bị sai lệch. 2.2.4. Kỹ thuật ghép vải Kỹ thuật ghép vải tạo hoa văn cũng được người phụ nữ Mông sử dụng để tạo thành các băng dải, các khoang vải màu khác nhau ở cổ áo, ống tay, nẹp ngực và cả khoang dài gẫu váy, vuông vải che váy (tạp dề). Kỹ thuật ghép vải không chỉ tạo ra các khoang mảng màu mà còn tạo ra các đường nét hoa văn. Trên hình chữ nhật ở cổ áo của người Mông ở Cát Cát đã xuất hiện nhiều kiểu hoa văn hình học bằng kỹ thuật ghép vải. Các đường nét hoa văn nhỏ, phức tạp ở yếm, cổ tay áo cũng đều là vải ghép. Vải ghép khá tỉ mỉ, thường là có gam màu nóng hoặc vải trắng làm riềm nhỏ bao bọc cho các hoạ tiết hoăc tự tạo thành một mô típ hoa văn riêng biệt. Người phụ nữ Mông Cát Cát sử dụng một miếng vải đỏ vàng có tiết diện nhỏ từ 0,5 – 1 cm được viền xung quanh ghép vào vải nền tạo thành các hình xếp nếp hoặc các đường viền của hoạ tiết chính. Ngoài ra, trong các kỹ thuật tạo hoa văn của người Mông ở Cát Cát còn phải kể đến biện pháp kỹ thuật ghép các hạt cườm nhựa, bạc… lên trang phục. Ở mũ áo của những đứa trẻ cầu tự, trên lưng áo của một số người già còn xuất hiện hình thức ghép gắn những đồng bạc trắng, đồng xu nhỏ, hạt cườm… tạo cho những chiếc mũ, chiếc áo này có vẻ đẹp độc đáo, rực rỡ nhưng mang đầy tính biểu tượng. Các biện pháp in sáp ong, thêu chỉ màu, ghép vải màu, ghép gắn hạt cườm nhựa, bạc… lại được khéo léo kết hợp với nhau tạo ra sự phong phú về hoa văn khiến cho mô típ tuy không nhiều nhưng được kết hợp bằng nhiều kiểu sẽ sinh ra nhiều mô típ khác. Đồng thời với các khổ vải ghép đậm, bên cạnh những đường thêu thanh mảnh tạo cảm giác hoa văn luôn biến đổi liên tục. Kết hợp với các biện pháp kỹ thuật còn góp phần tạo hiệu quả về màu sắc. Màu xanh lơ nhạt của vải in sáp ong trở thành màu trung gian, dung hoà với các màu đậm cảu vải ghép chỉ thêu. Nhờ vậy mà màu sắc, đường nét mô típ của hoa văn có sự chuyển động khá phong phú, vui mắt. * Các kỹ thuật trang trí, tạo hoa văn trên vải đã làm cho tấm vải không chỉ sống động về màu sắc, mô típ hoa văn mà cũng trở lên phong phú về kỹ thuật tạo hình, phản ánh trình độ tác nghiệp của người phụ nữ. Với các kỹ thuật trên, người phụ nữ Mông không chỉ thành thục trong việc thể hiện các hoạ tiết dưới dạng đường thẳng mà còn thành thục trong việc bố cục một cách uyển chuyển, nhịp nhàng, thanh thoát các đồ án hoa văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trôn ốc hay biến thể của nó là 2 hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng tạo thành hình móc hoặc bố trí trục quay thành hình chữ S làm cho bố cục của mỗi mảng hoa văn trở nên hài hoà và tránh được sự đơn điệu. 2.2. Mô típ hoa văn Hoa văn trên vải của người Mông ở Cát Cát có hai mảng chính là hoa văn hình học và hoa văn hiện thực. Nếu như mảng hoa văn thứ hai là phương tiện giúp người ta chuyển tải tư duy hay thể hiện những suy nghĩ về cuộc sống của mình thì hoa văn hình học chỉ đơn thuần phục vụ thẩm mỹ với chức năng làm nền. 2.3.1. Hoa văn hình học Hoa văn hình học trên vải của người Mông ở Cát Cát có các mô típ cơ bản sau: - Nhóm hoa văn hình núi hay còn có thể gọi bằng các tên gọi khác như hoa văn hình rẻ quạt, hoa văn hình răng cưa, hoa văn hình gấp khúc song song. Nhóm hoa văn này được người Mông ở Cát Cát gọi là nar kơ thường được thể hiện bằng kỹ thuật thêu hoặc in sáp ong. Nhóm hoa văn này có tần số xuất hiện nhiều trên trang phục của người Mông ở Cát Cát (váy, áo, tạp dề) và thường là các đường viền đóng khung trong mảng hoa văn chính.thường được trang trí làm nền và xen kẽ giữa các hình thoi, hình tam giác, hình chong chóng ở trên thân váy và tạp dề hoặc viền mép xung quanh một ô hoa văn trên váy, áo và chỗ tiếp giáp giữa các phần với nhau. - Nhóm hoa văn hình chấm tròn to nhỏ khác nhau: thường được thể hiện bằng kỹ thuật in sáp ong. Nhóm hoa văn này cũng có tần số xuất hiện khá nhiều trên thân váy với mô típ chạy theo từng chuỗi dài vòng quanh thân váy, các chấm này cách đều nhau làm thành những vành hoa văn độc lập. - Nhóm hoa văn những đường gạch dài song song hay cũng có thể gọi là những đường thẳng song song. Người Mông ở Cát Cát gọi loại hoa văn này là cêr nđangx. Mô típ của nhóm hoa văn này nhìn chung đơn điệu, thường là những đường gạch dài in sáp ong hay thêu bằng chỉ mầu hoặc ghép bằng vải màu thành các đường song song đóng khung cho mảng hoa văn chính như hoa văn trên áo và tạp dề. Ở váy, chúng được thể hiện nhiều bằng kỹ thuật in sáp ong ở phần giữa của thân váy sát với cạp váy. - Nhóm hoa văn là những đường gạch ngắn song song. Cũng như loại hoa văn gạch dài, nhóm này cũng đơn điệu và thường là những đường chỉ khâu thưa mũi đóng khung cho mô típ hoa văn chính hay trang trí trên mép áo dài của nam giới hoặc là những đường khắc vạch trên các cạnh của hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật được trang trí trên tạp dề. - Nhóm hoa văn hình dích dắc hay còn gọi là hồi văn. Nhóm này có rất nhiều biến thể trang trí trên váy, áo, tạp dề. Mô típ hoa văn của nhóm này thường là các hình con ốc, hình chữ S được in bằng sáp ong hoặc thêu chỉ mầu. Có khi mô típ này là hoa văn chủ đạo của một đồ án nhưng cũng có khi chỉ là những đường diềm đóng khung cho một hoa văn chính. - Nhóm hoa văn hình ô trám: có nhiều biến thể, có khi là những hình trám lồng hoặc có khi là những hình trám đơn. Mô típ hoa văn này thường thấy xuất hiện ở nhiều đồ án trang trí hoa văn trên áo, váy, tạp dề. Nhóm hoa văn này được thể hiện bằng cả ba kỹ thuật: in sáp ong, thêu chỉ mầu và ghép vải mầu. - Nhóm hoa văn hình đồng tiền thủng giữa: xuất hiện trên váy, tạp dề thường bằng hai kỹ thuật in sáp ong và thêu chỉ mầu. Ở nhóm hoa văn này, chúng tôi thấy có 02 biến thể là hình vuông có dấu chấm ở giữa và giữa mỗi cạnh ngoài của hình vuông được khắc một vạch tạo thành hình giống như hình chữ thập. - Nhóm hoa văn hình chong chóng: Nhóm hoa văn này có nhiều biến thể có khi là hình chữ thập hoặc là hình chong chóng xuất hiện trên áo, váy và tạp dề. Mô típ hoa văn loại này được thể hiện bằng hai kỹ thuật là in sáp ong và thêu chỉ mầu. - Nhóm hoa văn hình xoắn ốc: Đây là một trong những nhóm quan trọng ở đồ án hoa văn trang trí trên vải của người Mông ở Cát Cát. Các biến thể của nhóm hoa văn này thường thấy là các cặp đôi, cặp bốn; cũng có khi là những hình xoáy vuông góc 4 cạnh hay 8 cạnh được trang trí bằng cách thêu trên áo dài tay nữ, trên thắt lưng dùng trong lễ hội và trên khăn gối đầu dành cho người chết. Nhóm hoa văn này thường được thể hiện bằng kỹ thuật in sáp ở mảng hoa văn chính hoặc hình xoắn chạy xung quanh đóng khung cho mô típ hoa văn chính. Quan sát chiếc váy truyền thống của người Mông ở Cát Cát, chúng tôi thấy hoa văn này được trang trí ở phần thân váy gần sát cạp váy. 2.3.2. Hoa văn hiện thực Hoa văn hiện thực trên vải của người Mông ở Cát Cát có các mô típ cơ bản sau: - Nhóm hoa văn hình người: Mô típ hoa văn hình người trên nền vải của người Mông ở Cát Cát không được thể hiện theo lối tả thực và cũng không tả toàn bộ mà được trình bày cách điệu từng bộ phận cơ thể con người như hình tai người (sáy lảo dề) trên tạp dề, hình bàn chân trang trí trên chân váy. - Nhóm hoa văn hình gà: Loại mô típ này được trang trí trên ống tay áo, tạp dề phụ nữ. Giống như mô típ hình người, hình con gà trống cũng chỉ dừng lại ở các bộ phận như móng chân gà (lầu trâu kêx), cựa gà, mào gà… - Nhóm hoa văn hình chim (lâuk mơx nôngz): mô típ này có tần số xuất hiện nhiều trên ống tay áo, chân váy, tạp dề. Mô típ hoa văn có khi là cả một tổ hợp chạy vòng quanh ống tay áo, trang trí hai bên mép tạp dề của người Mông. Mô típ biểu hiện ở chỗ bốn cặp hình quả trám lồng vào nhau xoay quanh một ô trám ở giữa, thêu bằng chỉ màu. - Nhóm hoa văn hình con cua (lâuk cưx dênhk): nhóm hoa văn này có tần số xuất hiện khá nhiều trên áo, váy, tạp dề. Đây là mô típ hoa văn chủ đạo trong nhiều đồ án, mô típ hoa văn chạy thành hàng vòng quanh ống tay áo, cổ áo tạp dề. Hoa văn này là biểu tượng cho sấm chớp. - Nhóm hoa văn hình con ốc hay còn gọi là ốc rồng (kưx zong): nhóm hoa văn này có tần số xuất hiện nhiều trên vải của người Mông ở Cát Cát (trên thân váy, thắt lưng, tạp dề). Mô típ hoa văn con ốc là hoa văn chính trong các đồ án trang trí được thêu bằng chỉ màu và in sáp ong tạo thành từng ổ hai, bốn, tám cặp hoa văn ốc hoặc có khi chạy dài tạo thành từng băng. Hoa văn này nhiều khi còn thấy xuất hiện trên đồ trang sức và có dạng hình thoi. - Nhóm hoa văn hình hoa cúc (păngx sur nhes): Hoa cúc là biểu tượng của mặt trời theo quan niệm của đồng bào Mông nơi đây. Mô típ hoa cúc thường xuất hiện trên chân váy, tạp dề. Hoa cúc cũng là bông hoa biểu tượng cho mùa thu và là biểu trưng cho khí tiết thanh tao của các bậc cao nhân, ẩn sĩ lấy sự an nhàn ẩn dật làm thú vui, xa lánh danh lợi. Nhóm hoa văn này thêu bằng chỉ màu thành từng cặp đôi. - Nhóm hoa văn hình hoa đào (păngx txi đnô): mô típ hoa văn hoa dào xuất hiện khá nhiều trên áo, váy, tạp dề và là mô típ hoa văn chính ở trên nhiều đồ án. Hoa đào có cánh hoa, nhị hoa thêu bằng chỉ màu đỏ tươi (màu mười giờ). Cây đào là loại cây trừ tà, xát quỷ theo quan niệm của đồng bào. Đồng thời là biểu trưng của nguồn hạnh phúc, sự no đủ. - Nhóm hoa văn hình hoa bầu (păngx tâuz): mô típ hoa văn hình hoa bầu có tần số xuất hiện khá nhiều trên vải, thường được trang trí làm nền cho các mảng đồ án hoa văn chính. Nương bầu là biểu trưng cho số nhiều (hàng vạn) vì cây bầu là cây cuống dài (thời đại) và trái bầu có nhiều hạt. Quả bầu có ý nghĩa to lớn trong đời sống tâm linh của người Mông ở Cát Cát. Đó là bầu ma. Trước đây, trong nhà người Mông thường được khoét một lỗ nhỏ để hở cái bầu tròn của quả bầu ra ngoài. Họ cho rằng, đó là sự mong muốn vợ chồng, con cái vuông tròn như trái bầu. - Nhóm hoa văn hình hoa tỏi (lâuv blaiz): nhóm mô típ hoa văn hình hoa tỏi có tần số xuất hiện rất nhiều trên vải dân tộc Mông. Hoa tỏi đã trở thành mô típ hoa văn chủ đạo cảu nhiều mảng hoa văn trên vải từ váy, khăn, thắt lưng, tạp dề. Hoa văn in hình hoa tỏi thường được đóng khung bởi các mô típ hình học (hình quả trám, hình vuông). Hoa văn được thêu chỉ màu, in sáp ong. Ở gia đình người Mông nào cũng tròng một vài khóm tỏi đặt trên bàn để kỵ ma tà. - Nhóm hoa văn hình hoa dưa (pangjxđij): được cách điệu thành nhiều dáng vẻ khác nhau. Có mẫu hoa dưa chỉ điểm xuyết hoặc là những chấm nhỏ ghép lại. Nhưng dù được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, hoa dưa vẫn giữ được đặc trưng là những hình kỷ hà ghép lại thành hoa bốn cánh. - Nhóm hoa văn hình con bướm: nếu là in sáp ong thì chỉ gồm 2 tam giác quay đỉnh vào nhau. Nếu là thêu thì đường nét uốn cong theo dáng hình của con bướm. - Nhóm hoa văn hình lá cây: hình dáng các loại lá cây trang trí trên trang phục người Mông rất phong phú với nhiều hình dáng khác nhau. Có khi chỉ là những tam giác lồng vào nhau, có khi là những đường vạch chằng chịt, tuỳ theo từng loại lá cây. Có hoa văn hoá thông (blôngx sôuz), lá dương xỉ (blôngx ntông chaz)… - Nhóm hoa văn hình con tằm: thường là hình 2 vạch chéo nhau giống như hình dấu nhân. - Nhóm hoa văn hạt đậu tương (tâuv pâuz): nếu là in sáp ong thì là 3 chấm tròn nhỏ, nếu là thêu thì là hình 3 dấu nhân. - Nhóm hoa văn hình con hến (zês): có hình lục giác, trong có 3 chấm nhỏ và thường chỉ in bằng sáp ong. - Nhóm hoa văn hình con chó nằm ngủ (đêr puv): là những đường thẳng vuông góc và những đường gấp khúc kết hợp với nhau tạo thành hình gần giống hình thoi với những ngoặc lớn hướng ra ngoài. Loại hoa văn này chúng tôi cũng mới chỉ tìm thấy ở dạng in sáp ong. - Nhóm hoa văn hình con hến (zês): có hình lục giác, trong có 3 chấm nhỏ và thường chỉ in bằng sáp ong. 2.3. Nghệ thuật xử lý bố cục hoa văn Trang phục của người Mông ở Cát Cát hiện nay, bên cạnh một số (không nhiều) các loại hoa văn mới thì còn bảo lưu được khá nhiều các mẫu hoa văn cổ về cả mô típ cũng như mầu sắc hoa văn. Hoa văn của người Mông ở Cát Cát được trang trí chủ yếu trên tay áo, lưng áo, cổ áo, váy, địu trẻ em và khăn gối đầu cho người chết. Về kỹ thuật tạo hình, đồng bào sử dụng tối đa các kỹ thuật khác nhau, gồm có: thêu chỉ màu, ghép vải màu và in sáp ong. Các kỹ thuật tạo hình này được phối hợp hài hoà và hợp lý trên bộ trang phục. Chẳng hạn, trên cổ áo và tay áo, các mảng trang trí hoa văn bằng kỹ thuật thêu xoắn chỉ thì bao giờ cũng được điểm xuyết thêm những đường viền vải mầu bao quanh từng mảng hoa văn nhỏ, bao quanh cả mảng hoa văn lớn, tôn các đường nét hoa văn mầu sặc sỡ của chỉ thêu, tạo cho cả mảng hoa văn nổi bật trên nền mầu chàm sẫm. Hoa văn trên váy của dân tộc Mông có bố cục thành các dải, ở giữa có phần chuyển tiếp mà phổ biến nhất là các đường dích dắc, chân và thân váy thường có bố cục theo chiều ngang. Trong mỗi dải hoa văn, thông thường ở giữa là hoạ tiết hoa văn thêu chủ đạo khổ lớn, ngoài rìa có các dải hoa văn thêu nhỏ hẹp bao bọc. Các hình hoa 4 cánh hoặc móc câu thường được đóng khung trong ô hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình thoi. Hai cách bố cục ở đây đan xen, bổ xung lẫn nhau làm cho hoa văn trên trang phục của người Mông đã phong phú, nhiều loại hình lại càng trở lên phong phú hơn trước con mắt của những người chiêm ngưỡng. Ở phần giữa của thân váy sát chủ yếu được trang trí hoa văn bằng phương pháp in sáp ong. Nghệ thuật xử lý bố cục hoa văn ở đây trở lên độc đáo với kiểu trang trí hoa văn chạy theo những dải ngang hoặc ô của váy, với những hoạ tiết nhỏ hơn. Hoa văn in sáp ong có mầu trắng và rất phong phú về mô típ thể hiện, đó là những hoa văn hình chôn ốc, hình con hến, con bướm, con gà, hoa dưa, hoa bí, cây dương xỉ, cây thông, hạt đậu, con sâu, khuỷu chân, bờ ruộng, dãy núi… vốn là những hoạ tiết được mô phỏng theo lối tả thực hoặc cách điệu từ những hiện tượng rất đời thường và gần gũi với cuộc sống của đồng bào. Ở phần thân váy sát với gấu váy là nơi tập trung nhiều mầu sắc và phương pháp trang trí hoa văn. Phần này, hoa văn được tạo bởi kỹ thuật thêu và ghép vải. Để thêu các hoa văn trên váy, người Mông sử dụng kỹ thuật thêu chéo mũi. Cách thêu này dễ tạo ra nét mềm mại, chủ động, phóng khoáng, không bị gò bó như trong kỹ thuật thêu luồn sợi dựa theo thớ vải ngang - dọc nên nhiều phần hoa văn chỉ là những đường kỷ hà nhưng bỗng trở nên mềm mại, phóng khoáng và thoáng đạt với kỹ thuật thêu chéo mũi. Hơn nữa, kỹ thuật thêu này còn cho phép người ta có thể mở rộng đề tài và bố cục mầu sắc. Hoa văn được thể hiện bằng nhiều cách thêu trên váy thường có các hình ngôi sao, đồng tiền, hạt đậu, con tằm, cái cuốc, móng chân trâu… Cũng ở phần này, người phụ nữ Mông còn khéo léo chắp vải mầu rất dày tạo thành những đường viền bao quanh các chi tiết hoa văn thể hiện bằng phương pháp in sáp ong hay thêu chỉ mầu. Tựu chung lại, hoa văn trên trang phục của người Mông cho dù sử dụng kỹ thuật nào: in sáp ong, thêu chỉ hay ghép vải cũng đều được bố trí theo một nguyên tắc nhất quán là mỗi mảng hoa văn đều có tâm điểm, được tô điểm bởi những dải hoa văn bao quanh và hoa văn mở rộng. Tuỳ theo sự sáng tạo tài hoa của mỗi người mà tạo nên những đồ án trang trí khác nhau. Trang trí dân gian trên vải của người Mông ở Cát Cát cho thấy các đường nét, phong cách và bố cục màu sắc đều quan trọng, qua đó thể hiện được nhiều thông tin liên quan đến đời sống tinh thần của họ. Nếu như gấu váy mặc thường ngày của họ có mầu đen thì chiếc váy mặc cho người chết lại thường có phần chân váy mầu đỏ. Nó không chỉ có tác dụng tôn con người lên trước khung cảnh của núi rừng mà còn tượng trưng cho hạnh phúc, có thể chống lại các loại ma tà. Do vậy mà trước kia, nhiều gia đình người Mông ở Cát Cát thường treo một miếng vải đỏ ở trước cửa nhà mình với mong ước cầu phúc đến cho gia đình của họ [Lời thuật của cụ Má A Trư, sinh năm 1927, trú tại đội III, thôn Cát Cát]. Qua quan sát một số chiếc bộ trang phục truyền thống ở Cát Cát, chúng tôi nhận thấy các nhóm mô típ hoa văn cơ bản kể trên có những đặc điểm về mặt bố cục như sau: Một là, các mô típ hoa văn hình học hầu như chỉ có tác dụng làm nền cho các hoa văn chính và có thể ví chúng như một cái khung cho một bức tranh. Chính nhờ có các khối hoa văn hình học làm nền mà khối hoa văn chính trở lên nổi bật, rõ nét, làm rõ ý đồ chủ đạo của nghệ nhân tạo hình. Hai là, các mô típ hoa văn hình học thường được bố trí theo đường viền và mang tính liên tục, liên tục. Ở trên nền vải, người ta thường dùng hoa văn hình học để làm đường viền cho các hoa văn hình hoa cúc, hoa hướng dương, hoa đồng tiền, chữ thập... Các băng hoa văn không bị cắt khúc mà chạy liên tục khiến cho người ta có cảm giác như chúng trải dài đến vô tận. Ba là, khi thể hiện hoa văn ở thân váy bằng kỹ thuật in sáp ong (xuất hiện nhiều ở thân váy) thì người nghệ nhân tạo hình thường thể hiện ở dạng hình vuông với kỹ thuật xử lý bằng khuôn hoa văn theo các ô vuông, trong đó thường miêu tả ở các dạng ngôi sao 8 cánh, hình đồng tiền hay hình chữ thập. Bốn là, những băng hoa văn hình học thường được chạy song song tạo thành các đường diềm ở trên và dưới. Ở những mảng hoa văn như vậy, người nghệ nhân cũng xử lý khuôn hoa văn vào thành từng ô vuông để miêu tả các loại hình hoa văn. Năm là, tuyệt đại bộ phận các mô típ hoa văn hình học được sử dụng làm đường viền/diềm trên trang phục và các sản phẩm may mặc đều được xử lý theo quy luật cân đối. Sáu là, bố cục của các mô típ hoa văn hình học thường có sự kết hợp tạo thành những tổ hợp hoa văn có tần số xuất hiện tương đối nhiều trên vải, nhất là trên áo, váy. Những tổ hợp phổ biến mà chúng tôi nhận thấy được như sau: - Tổ hợp mô típ hoa văn hình trám xen với mô típ đường thẳng song song: Các băng hoa văn theo quy luật đối xứng, ở giữa là các hàng hoa văn hạt dưa, hai bên là các đường gạch dài song song ở trên cổ áo. - Tổ hợp mô típ hoa văn hình chữ S xen giữa mô típ hoa văn hình răng cưa: Tổ hợp này cũng gồm các băng hoa văn đối xứng với nhau giữa hình chữ S. Hai bên có dải hoa văn hình răng cưa. Điển hình cho tổ hợp này là được trang trí hoa văn in sáp ong ở trên thân váy. Cũng có khi, tổ hợp này được giản lược chỉ còn lại dải hoa văn hình răng cưa ở giữa, các đường thẳng song song chạy hai bên như hoa văn trên cổ áo. - Tổ hợp hoa văn hình đồng tiền xen giữa các đường gạch dài: Tổ hợp này cũng mang tính cân đối với băng hoa văn đồng tiền ở giữa. Hai bên là các đường gạch dài chạy song song như hoa văn in sáp ong trên thân váy. Ngoài các tổ hợp hoa văn cơ bản kể trên còn có một số tổ hợp hoa văn khác nhưng xuất hiện không nhiều. Bố cục hoa văn trang trí còn được thể hiện ở cách bố trí xen ghép giữa các tổ hợp hoa văn chính với các tổ hợp hoa văn làm nền. Những mảng trang trí thường là đường diềm thể hiện bằng các kỹ thuật in sáp ong, ghép vải mầu và thêu chỉ mầu. Những mảng hoa văn chính thường là rộng, nét đậm và dầy hay ghép vải với nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau nhưng hiệu quả màu sắc vẫn sáng, thoáng. Người nghệ nhân tạo hình đã cho thấy trình độ thẩm mỹ cao qua việc sử dụng khá tài tình các bảng mầu nền, các mô típ hoa văn in sáp, ghép vải và thêu cùng một lúc xuất hiện trên cùng một sản phẩm nhưng các sắc độ mầu vẫn khác nhau, các mảng sáng - tối rất hài hoà * Tóm lại, đặc điểm của hoa văn trên trang phục của người Mông ở Cát Cát là một đồ án bao gồm nhiều mô típ hoa văn khác nhau nhưng được phân ra chính - phụ rõ ràng. Ở nhiều trường hợp, trên đồ án hoa văn không chỉ có một mô típ chính mà có sự kết hợp giữa nhiều mô típ khác nhau, cùng nhau đóng vai trò chủ đạo. Tên các loại hoa văn chủ yếu được gọi theo kỹ thuật trang trí hoa văn hoặc các hiện tượng tự nhiên xung quanh khu vực mà đồng bào sinh sống. Chẳng hạn, loại hoa văn thêu jiv câuv còn được gọi là hoa văn hình con ốc (được gọi theo hiện tượng tự nhiên mà người Mông quan sát). Mặt khác, một mô típ hoa văn nhưng lại được gọi theo nhiều tên khác nhau theo quan niệm của mỗi người. Chẳng hạn, cùng một mẫu hoa văn, có người cho đó là hoa văn hình móng chân gà, có người thì lại cho là hoa văn hình móng chân trâu; cũng có loại mẫu hoa văn người chỉ giải thích là vết chân chuột, người thì nói đó là con tằm... Như vậy, sở dĩ tên gọi của các loại hoa văn (cùng một mẫu) khác nhau là do xuất phát từ cách liên hệ của mỗi người khác nhau. Riêng những dạng hoa văn được thể hiện theo lối tả thực cao độ như hoa văn hình con ốc, hoa văn hình con chó nằm ngủ, hoa văn hình hoa bí… thì cách giải thích thường có sự thống nhất. 3. Ý nghĩa của hệ thống hoa văn trên vải của người Mông ở Cát Cát Sống ở trên những vùng núi cao, gần gũi với thiên nhiên nên hoa văn trên vải của người Mông ở Cát Cát ẩn chứa và truyền tải những hình ảnh của thiên nhiên, cảnh sinh hoạt trong cuộc sống lao động hàng ngày, bao gồm cả thế giới thực vật, động vật và đồ vật. Tất cả những mô típ hoa văn trên vải của đồng bào đều được thể hiện dưới dạng hình học và hiện thực được hình thành trên cơ sở sợi ngang và kỹ thuật dệt trên khung cửi. Màu sắc hoa văn trên vải phản ánh tư duy thẩm mĩ cũng như cá tính, ước vọng của con người. Bảng màu trên trang phục của người Mông ở Cát Cát gồm có 5 màu: chàm sẫm thành đen, đỏ, vàng, trắng, xanh lơ. Trong đó, màu đỏ là màu chủ đạo vừa là màu nền trung gian vừa tạo các mô típ chính làm nên sắc màu rực rõ của hoa văn trên vải, đặc biệt là trên trang phục. Nó thể hiện ước mong của đồng bào về sự ấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoa văn trên vải của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.doc
Tài liệu liên quan