Khi những trận mưa tháng sáu trút xuống khắp các thảm rừng, người Hà Nhì các bản lại tổ chức ăn Tết mùa mưa. Đây cũng là lúc các đám nương đã được gieo hạt và đang vào kỳ làm cỏ đại trà. Với người Hà Nhì, nguồn thu từ nông nghiệp luôn được xem là nguồn sống chính quyết định tới sự ổn định và phồn vinh của cộng đồng; mà trong nông nghiệp nương rẫy, nước mưa luôn đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, Tết mùa mưa là một trong những lễ hội nông nghiệp lớn nhất trong năm của đồng bào nhằm cầu mong các thế lực siêu nhiên phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi.
253 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tập quán quản lý và khai thác các tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tết một lần
Họ cúng lớn ngày tết bằng con trâu đẹp
Người La Hủ không ăn, họ ăn tết một lần
Họ ăn bằng con sóc
Họ với người Hà Nhì chúng ta không cùng một mẹ sinh ra
Người Hà Nhì chúng ta sinh ra không đầy sọt nhưng vẫn đi vẫn đến
Không cùng một mẹ, không yêu quý nhau mấy
Ngựa trâu không cùng một mẹ với nhau thì
Con dê, con cừu không cùng chuồng rồi
Người Hà Nhì chúng ta cúng ở giữa
Bây giờ Hà Nhì tỉnh dậy không thay đổi được, chúng ta ăn tết
Người Hà Nhì, một lần ăn cùng nhau thì
Lấy con gà đẹp để cúng ngày tết mới đúng lý
Hà Nhì ba bản ở giữa ăn đi cúng trong nhà
Đi lấy cây đu vui năm ngày thôi
Hà Nhì ba bản ở giữa ăn đi cúng trong nhà
Năm ngày vui vẻ rồi ăn tết
Đi lấy cây đu vui năm ngày rồi
Bây giờ Sì Hùng ruộng to, cỏ tốt nên lúa trên qua rồi
Cỏ là cỏ gà gì, cỏ là cỏ tàu bay
Cỏ là cỏ chân gà là cỏ cánh gà rồi
Mọc dễ giống như ngón chân gà
Hôm nay lý không biết làm thế nào rồi, mười hai (cái lý)
Bẩy mươi năm không biết làm gì rồi
Tết mùa mưa, ăn năm ngày vui vẻ thì
Sì Hùng ruộng to cỏ tốt trên lúa lúa thì
Bây giờ bàn tay người yêu trải xuống
Bàn tay người yêu ngừng trải thì
Lúa dậm thì trải sạch đi làm thôi
Lược trải lúa dậm trải xuôi đi thôi
Bẩy mươi trải sạch đi làm bây giờ lúa dậm cỏ
Cỏ búi muốn ném qua dưới nương rồi
Búi cỏ cạnh nương con hoẵng cho nhảy đi thì
Một ngày làm nương đẹp, lưng ngựa chưa ra
Mười ngày làm thì nương đẹp, lưng ngựa ra rồi
Một ngày làm thì nương to, thành ra hình tròn nơi làm cỏ
Mười ngày làm thì nương làm cỏ thành vòng tròn rồi
Bây giờ Sì Hùng ruộng to, nhìn xung quanh bãi rừng
Nhìn mặt người yêu đẹp dưới ánh trăng
Sì Hùng ruộng to, lúa ngàn thì không sợ đói cơm nữa rồi
Người yêu đẹp nhất nhìn thì dưới trăng càng xinh hơn
Bây giờ lúa tốt trên cao hơn cỏ rồi
Sì Hùng rộng to, lúa tốt hơn cỏ rồi thì
Đến tháng bảy không ra bông không có loại lúa nào
Đến tháng mười không vàng không có loại dưa nào là không chín
Bây giờ con chim gõ kiến mẹ mổ hai cái thì
Đến tháng con Tú Po[32] kêu rồi, con O Ma [33] kêu
Đến tháng bảy giã trấu thóc ra, đến mùa nước đục rồi
Đến tháng mười muốn đi lấy củi về đun rồi
Tổ chim gõ kiến không nhìn thấy đường đi ở tốt rồi
ở chỗ con chim gõ kiến ra, muốn bẫy nó đi
Của cải làm ra rồi, đường không to lớn
Của cải làm được rồi, ở khe suối cạn
Hôm nay có nhiều chỗ để kiếm ăn con chim gõ kiến kêu như thế
Chim O Ma kêu nhìn thấy của cải, bông lúa ra rồi kêu như thế
Đồi núi to lớn không cho mất con dà huỳ kêu như thế
Dù đầu gối có ướt con cháu cũng đeo cho
Bông lúc dài nhưng không cho thêm hạt thừa kêu như thế
Nhìn thấy chim gõ kiến mẹ làm được tổ, không muốn chết
Con chim O Ma kêu có nhìn thấy sự phát triển ấy không
Trước kia chim gõ kiến suýt chết mà vẫn làm được tổ
Con ve chết thay vỏ con ve
Hôm nay chim gõ kiến kêu vui vẻ thoải mái
Con O Ma kêu, lúa trồi bông rồi kêu
Có sắt liềm muốn rồi ông thợ rèn họ Pờ làm
Người Hán rèn liềm cong muốn rồi
Hôm nay sắt làm liềm muốn thì thợ rèn họ Pờ làm
Quả cạnh ruộng, không thì không được nói rồi quả sổ rơi
Nơi Sì Hùng đi và về trong ngày không được
Người Hán rèn liềm cong muốn thì
Ha Sa nước trong sáng đi chiều không về thì không được rồi
Bây giờ lúc này thì ở Sì Hùng không muốn nghỉ
Ha Sa nước trong sáng đi chiều không về thì không được rồi
Từ ngày xưa người Hà Nhì bám trụ ở á D'lé Ché Tho rồi từ đó mà sinh ra
Hôm nay người Hà Nhì sinh ra được nhiều của cải thì
Người á Nhuý rèn liềm cong được rồi thì
Bố thả mười ba con chó đi ra cùng một lúc
Mẹ thả mười ba con lợn đi ra cùng một lúc
Mẹ lúa gặt quay xung quanh, rải lúa ra rồi
Hái một lần thì đi mười bước cũng không nói
Ngắt mười lần thì được ba thùng đấy
Hái ba lần thì được lúa nhiều nhiều đấy
Ngắt mười lần thì con mình nhiều như thế
Bây giờ bó lúa to như lợn rừng lợn cúng rồi
Đống lúa đứng rồi như con trâu con
Sau khi lời hát khấn kết thúc, mọi người bắt đầu vào cuộc chơi. Hầu hết những người tham gia đu quay và đu dây đều là thanh niên chưa lập gia đình. Những người khác đứng ở bên ngoài hò reo tán thưởng cho những đôi đu cao, đu tít. Cách chơi hai loại đu này như sau:
Đu dây (A gừ): người nữ đứng hai chân lên bàn đu. Người nam đứng trên phiến đá có sẵn lấy đà, bước hai chân lên bàn đu, dùng sức nhún hai chân đẩy người lên thẳng đu sẽ bay cao. Khi lên cao cũng làm ngược lại. Để giữ cho nhịp đu luôn đều và đẩy dần độ cao lên, hai người đu phải thay nhau nhún đều đặn, nhịp nhàng, ăn ý. Một người nhún thì người kia vươn thẳng người. Cứ như thế cho đến khi nào không muốn chơi nữa thì hãm lại bằng cách cả hai đứng thẳng người, không nhún nữa, đu sẽ tự chậm lại rồi dừng hẳn; đôi khác tiếp tục chơi.
Với các cặp nam nữ Hà Nhì, đây là dịp để tìm hiểu ý tứ của người mình thích bằng cách rủ người kia cùng tham gia đu với mình và nếu người bạn đồng ý cùng đu có nghĩa là họ cũng thích mình; vì vậy mỗi đôi vào cuộc đu thường bao giờ cũng là một nam, một nữ.
Đu quay (A quý): là trò chơi chủ yếu dành cho nam giới. Những người chơi chia làm hai đội. Mỗi đội bốn người đứng đối diện nhau quay theo chiều kim đồng hồ. Có hai cách chơi phổ biến như sau:
Cách chơi thứ nhất: tay những người chơi bám vào cầu đu, phần mềm của bụng áp vào cầu đu. Cả hai bên đều dùng chân đẩy mạnh xuống đất từ 4 đến 6 bước sao cho cầu đu quay tròn. Một bên ghìm xuống đất bằng tầm chân, một bên ôm chặt cầu đu trong khi đang được đu bổng lên cao. Khi hết đà, hai bên đảo lại vị trí, bên cao hạ xuống thấp, bên thấp lại được đẩy lên cao, vừa đẩy vừa quay tròn. Khi chơi, nếu hai bên khoẻ như nhau thì cầu đu thăng bằng quay tít. Như vậy cả hai bên đều có tài và người ta cho rằng các thần linh sẽ phù hộ cho dân bản một vụ mùa được mưa thuận gió hoà.
Cách chơi thứ hai: cả hai tốp ngồi trên cầu đu (mỗi bên một đội), hai chân xoạc ra hai bên ép vào cầu đu, người đằng sau ôm chặt thắt lưng người đằng trước. Người ngồi đầu phải nắm chắc cột an toàn của cầu đu. Một tốp con trai, con gái (khoảng hơn chục người trở lên) đứng dưới chân trụ cột cầu đu dùng hết sức đẩy thật mạnh cho cầu đu quay tròn theo hướng xuôi theo chiều kim đồng hồ sao cho cầu đu quay càng nhanh càng tốt. Cả hai đội chơi phải ngồi sao cho vững để không bị rơi. Đội nào không chịu được phải đầu hàng coi như thua. Hình phạt cho đội thua là bị tròng nghẹo, bị véo tai và phải thổi kèn ống rơm - loại kèn dành cho trẻ con chơi nên đội thua lúc này bị trêu là trẻ con.
Cuộc vui cứ thế kéo dài cho đến 5 ngày của Tết mùa mưa. Ngoài ra, vào những ngày này, còn diễn ra nhiều trò chơi khác như: nhảy dây, ném còn (à ha xa hu tì), đánh quay/cù (đồ lô tì) - là những trò chơi dành cho trẻ con. Buổi tối, nam nữ tổ chức hát giao duyên (há pà dí) tại gốc cây to đầu bản. Trong những ngày này, mọi người thường đến chơi uống rượu ở nhà nhau. Trong các đám rượu thường có nhảy múa dân gian với các điệu múa phổ biến là mỳa trống chiờng (Puỳ ly nhe), mỳa ỳp chiờng (Puỳ ly luy sũ) là hai điệu mỳa phối hợp nam nữ, mỳa cầm giỏ đựng cơm là điệu mỳa dành cho phỏi nữ, mỳa trống (Lựng tựng tựng xộ xe) là điệu mỳa dành cho nam giới). Ngoài ra, điệu mỳa xoố (Puy ly nhe) hiện cũng khá phổ biến trong các bản Hà Nhì vào Tết mùa mưa. Sau 5 ngày vui chơi, mọi người trở lại các hoạt động sản xuất mưu sinh. Riêng hai cây đu vẫn được để đó, ai thích thì vẫn có thể chơi. Sau 15 ngày kể từ ngày khai hội hai cây đu mới được chặt hạ.
3.3. Một số nghi lễ gia đình của người Hà Nhì ở Mường Tè trong việc khai thác rừng, đất đai và nguồn nước
3.3.1. Một số nghi lễ trong canh tác nông nghiệp
- Lễ cúng rừng (Só sò mí h'ló):
Các gia đình người Hà Nhì ở Mường Tè cứ vào tháng Giêng hàng năm lại tổ chức cúng rừng. Ngày cúng rừng thường vào ngày hôm trước ngày phát rừng làm nương. Vì vậy, các gia đình trong bản không cúng vào cùng một ngày mà tuỳ thuộc vào từng gia đình cụ thể. Só sò mí h'ló là một lễ cúng nhỏ trong phạm vi từng gia đình diễn ra trong khoảng vài giờ nhằm cầu mong những người chết xấu trong rừng đừng về quấy phá mùa vụ làm ăn. Người cúng thường là gia chủ hoặc có thể mời thầy cúng (mồ p'hí) về cúng hộ. Địa điểm tổ chức bao giờ cũng là tại mảnh đất được chọn để phát nương. Đối tượng cúng là các ma chết xấu (Xa xí). Đồ cúng gồm có: 1 con gà đen (à ha na), 1 mảnh đồng (k'hừ dze), 1 mảnh sắt (súng dze), 1 dúm cám gạo (k'hà pừ), 1 dúm tro bếp (k'hà né), 1 sợi chỉ vàng (kho sư), 1 sợi chỉ đỏ (kho ni). Tất cả đồ cúng được đặt trên đàn cúng (dựng ở cạnh nương), gia chủ (hoặc thầy cúng) ngồi trước đàn cúng, mặt quay vào đàn cúng và bắt đầu khấn. Nội dung bài khấn là:
So lo ha na mồ lò, bị
K'hừ dze, súng dzẹ, k'hà pừ, k'hà né
Trzí mừ à sụ úng mò kho sư, kho ni, bị
Dịch nghĩa:
Dâng lễ một gà đen
Mảnh đồng, mảnh sắt, trấu, gio bếp
Chỉ vàng, chỉ đỏ phụ nữ dùng
Sau đó, gia chủ lấy con gà đứng dậy dang tay ném thật mạnh xuống dưới hủm rồi ngồi xuống khấn tiếp:
Trù ma mí khó lè đụ
Mí ma tà gồi te lè đụ
Nhu-ú chạ chà đị mà dza
Ca hụ phuỳ ca số mí ú nẹ
Chạ chà dza mà xì
Tì lo th'lu tì ố mà xì
Xuỳ xí gà pạ xà ố mà xì
Nga ự há úng lạ kho sì trzò tạ-e
Trị đị giụ trzò thà xá
No gó tró chò thà lụ
Cừ go giẹ né xẹ súng gò
Pừ gó zhi né xè khà né
Truỳ mồ giò dó à gá ụ
Pứ la giò xè gá xè
Dịch nghĩa:
Nếu có mỏ đất xấu
Nếu có đồi cỏ may
Bây giờ cái xấu không biểu hiện
Ngày xưa tổ tiên có hay không
Cái xấu xưa kia có thể có
Không biết có đập đá hay không
Không biết có ngã vách đá hay không
Chúng tôi làm nương bằng bàn tay sấp ở đây
Tối đừng đòi ngủ chung
Ngày đừng xin ở cùng
Cho ông mảnh đồng đây
Cho ông nhúm trấu đấy
Quan ở đâu thì về ở đấy
Mặt trời chiếu đâu thì chiếu đấy
Cúng xong, gia chủ gói gém các đồ dâng cúng còn lại ra về, đàn cúng được để nguyên trạng.
- Lễ cúng các khu vực thiêng:
Trong miếu vạn thần của người Hà Nhì, ngoài các vị thần linh tối cao có vai trò là những đấng sáng tạo vũ trụ; các vị thần linh sáng tạo ra các nghề thủ công: rèn, mộc...; các vị thần linh có vai trò bảo trợ cho cuộc sống của con người còn có các vị thần làm chủ các địa danh mà theo đồng bào đó là những vùng thiêng như: mỏ muối, mó nước đùn, hang tôm, dòng suối cong, những phiến đá xù xì, những đỉnh núi có hình thế võng yên ngựa... Vì vậy, nếu gia đình nào làm nương tại những nơi ấy, người ta sẽ phải làm cúng vào ngày trước ngày gieo hạt để xin các ma này đừng quấy phá vụ mùa của gia đình. Mọi nghi thức, lễ vật dâng cúng, diễn biến cũng như nội dung bài khấn cũng giống như lễ cúng rừng. Chỉ khác là ở lời bài cúng người ta sẽ gọi tên chủ của các khu vực thiêng về hưởng lễ và cầu xin được chấp thuận. Một số gia đình người Hà Nhì ở xã Mù Cả hàng năm đều phải cúng nương tại một số khu vực cụ thể như sau:
+ Cúng ở khu vực đầm lầy:
Theo quan niệm của người Hà Nhì, thần cai quản ở các đầm lầy là một con ếch tên là ứ Na Mì Tò. Lời khấn mời gọi ứ Na Mì Tò như sau:
Ló k'hà k'hà p'hà lạ lì
Ló soóng ứ Na Mì Tò
Khó tri ló truỳ nhuý mó go bụ
Sò lo trzì p'huý p'hú ne mồ lò, bị
Lí tò mà xa p'huý trzé, bị
Trzì tá mà nho p'á tù, bị
Zhé p'hú nó nạ khù nò, bị
Xì p'hú a ụ kha sự, bị
Zhí trzuý sù mừ á dze, bị
Sì Hùng chạ xá lạ ké, bị
P'hù dze dze ní p'hù mừ á dze, bị
Trà mồ pạ so ne trzí, bị
Dịch nghĩa:
Con ếch tay ngắn ở khe suối
Là chủ của ao tên là ứ Na Mì Tò
Quan ngự ở giữa ao xanh thăm thẳm
Dâng đồ lễ là một gà trống trắng
Tiền không cân bằng cân, cho
Cuộn vải không cắt bằng kéo, cho
Bát gạo, cho
Quả trứng trắng mới đẻ, cho
Rượu ngon êm say, cho
Chè nấu bằng nước Sì Hùng, cho
Hoa đỏ ngắm đẹp, cho
Hoa trà mồ mầm non lá thon, cho
+ Cúng ở mó nước đùn:
Theo quan niệm của người Hà Nhì, các mó nước được cai quản bởi một nam thần tên là à Gó tạo ra rồi giao cho hai vợ chồng thần á Pứ và á Lò trông coi. Nhưng cũng có truyền thuyết kể rằng các mó nước đùn là nơi ẩn náu của hai vợ chồng con rồng. Lời bài khấn mời gọi chủ a mó nước Pá Pe về hưởng lễ như sau:
Pá Pe à Gó ứ lụ soòng phà
Già mì hlu xa á Pứ
à mó hlu xa á Lò
Sò lo trzì p'huý p'hú ne mồ lò, bị
Lí tò mà xa p'huý trzé, bị
Trzì tá mà nho p'á tù, bị
Zhé p'hú nó nạ khù nò, bị
Xì p'hú a ụ kha sự, bị
Zhí trzuý sù mừ á dze, bị
Sì Hùng chạ xá lạ ké, bị
P'hù dze dze ní p'hù mừ á dze, bị
Trà mồ pạ so ne trzí, bị
Dịch nghĩa:
Nam thần tạo ra mạch nước đùn Pá Pe là à Gó
Nữ thần đá xù xì là á Pứ
Nam thần đá xù xì là á Lò
Dâng đồ lễ là một gà trống trắng
Tiền không cân bằng cân, cho
Cuộn vải không cắt bằng kéo, cho
Bát gạo, cho
Quả trứng trắng mới đẻ, cho
Rượu ngon êm say, cho
Chè nấu bằng nước Sì Hùng, cho
Hoa đỏ ngắm đẹp, cho
Hoa trà mồ mầm non lá thon, cho
+ Lễ cúng tại mỏ muối (trzí trù):
Tại các vùng người Hà Nhì sinh sống có rất nhiều mỏ muối (những nơi có mạch nước mặn chảy ra từ núi đá). Đồng bào quan niệm mỏ muối được cai quản bởi cặp thiên thần á Pứ và á Lò. Lời bài khấn mời gọi chủ mỏ muối về hưởng lễ như sau:
Già mì trzí trzù á Pứ
à mó trzí trzù á Lò
Sò lo trzì p'huý p'hú ne mồ lò, bị
Lí tò mà xa p'huý trzé, bị
Trzì tá mà nho p'á tù, bị
Zhé p'hú nó nạ khù nò, bị
Xì p'hú a ụ kha sự, bị
Zhí trzuý sù mừ á dze, bị
Sì Hùng chạ xá lạ ké, bị
P'hù dze dze ní p'hù mừ á dze, bị
Trà mồ pạ so ne trzí, bị
Dịch nghĩa:
Nữ thần mỏ muối là á Pứ
Nam thần mỏ muối là á Lò
Dâng đồ lễ là một gà trống trắng
Tiền không cân bằng cân, cho
Cuộn vải không cắt bằng kéo, cho
Bát gạo, cho
Quả trứng trắng mới đẻ, cho
Rượu ngon êm say, cho
Chè nấu bằng nước Sì Hùng, cho
Hoa đỏ ngắm đẹp, cho
Hoa trà mồ mầm non lá thon, cho
+ Cúng tại dòng nước cong (ụ ló):
Theo tiếng Hà Nhì, ụ ló có nghĩa là dòng cong. Người ta cho rằng những dòng nước cong do xưa kia xuất hiện một trận thuỷ tặc do con rồng gây ra mới kéo đất xuống làm cho đất sạt bịt lại dòng chảy của suối. Lâu ngày mới hình thành một dòng chảy khác cong nên tạo ra hiện tượng suối cong. Cai quản những đoạn suối cong ấy là cặp chị em nữ thần Ló Sừ (chị) và Ló Dze (em). Lời bài khấn mời gọi chủ dòng nước cong về hưởng lễ như sau:
ụ ló già mì Ló Sừ, Ló Dze
Sò lo trzì p'huý p'hú ne mồ lò, bị
Lí tò mà xa p'huý trzé, bị
Trzì tá mà nho p'á tù, bị
Zhé p'hú nó nạ khù nò, bị
Xì p'hú a ụ kha sự, bị
Zhí trzuý sù mừ á dze, bị
Sì Hùng chạ xá lạ ké, bị
P'hù dze dze ní p'hù mừ á dze, bị
Trà mồ pạ so ne trzí, bị
Dịch nghĩa:
Nữ thần dòng cong là hai chị em Ló Sừ, Ló Dze
Dâng đồ lễ là một gà trống trắng
Tiền không cân bằng cân, cho
Cuộn vải không cắt bằng kéo, cho
Bát gạo, cho
Quả trứng trắng mới đẻ, cho
Rượu ngon êm say, cho
Chè nấu bằng nước Sì Hùng, cho
Hoa đỏ ngắm đẹp, cho
Hoa trà mồ mầm non lá thon, cho
+ Cúng khu vực có nhiều phiến đá nhô xù xì (Gà ma mứ):
Người Hà Nhì quan niệm thiên thần tạo ra những phiến đá vôi xù xì là á Tư; còn chủ cai quản những khu vực đó là cặp chị em nữ thần Ló Nhù, Ló Dze cai quản. Lời bài khấn mời gọi chủ hang tôm về hưởng lễ như sau:
Gà Ma mí ló già mì Ló Nhù, Ló Dze
Dze troòng già mì troòng só á Tư
Hlu puỳ puỳ pu á Tư
Sò lo trzì p'huý p'hú ne mồ lò, bị
Lí tò mà xa p'huý trzé, bị
Trzì tá mà nho p'á tù, bị
Zhé p'hú nó nạ khù nò, bị
Xì p'hú a ụ kha sự, bị
Zhí trzuý sù mừ á dze, bị
Sì Hùng chạ xá lạ ké, bị
P'hù dze dze ní p'hù mừ á dze, bị
Trà mồ pạ so ne trzí, bị
Dịch nghĩa:
Suối Gà Ma Mứ là hai chị em Ló Nhù, Ló Dze
Nữ thần của Dze Troòng tên là á Tư
á Tư là chủ của đá vôi
Dâng đồ lễ là một gà trống trắng
Tiền không cân bằng cân, cho
Cuộn vải không cắt bằng kéo, cho
Bát gạo, cho
Quả trứng trắng mới đẻ, cho
Rượu ngon êm say, cho
Chè nấu bằng nước Sì Hùng, cho
Hoa đỏ ngắm đẹp, cho
Hoa trà mồ mầm non lá thon, cho
+ Cúng đỉnh núi võng yên ngựa (Mò khô gạ ló):
Người Hà Nhì quan niệm những đỉnh núi võng yên ngựa do hai chị em cặp nữ thần Ló Nhù, Ló Dze cai quản. Những đỉnh núi ấy là những địa thế xấu có tác hại kìm hãm sự phát triển. Vì vậy, khi làm nương, người ta phải cúng để hai vị nữ thần phù hộ cho mùa vụ của họ được phát triển bình thường. Lời bài khấn như sau:
Mò khô gạ ló già mì Ló Nhù, Ló Dze
Sò lo trzì p'huý p'hú ne mồ lò, bị
Lí tò mà xa p'huý trzé, bị
Trzì tá mà nho p'á tù, bị
Zhé p'hú nó nạ khù nò, bị
Xì p'hú a ụ kha sự, bị
Zhí trzuý sù mừ á dze, bị
Sì Hùng chạ xá lạ ké, bị
P'hù dze dze ní p'hù mừ á dze, bị
Trà mồ pạ so ne trzí, bị
Dịch nghĩa:
Nữ thần eo Mò Khô là hai chị em Ló Nhù, Ló Dze
Dâng đồ lễ là một gà trống trắng
Tiền không cân bằng cân, cho
Cuộn vải không cắt bằng kéo, cho
Bát gạo, cho
Quả trứng trắng mới đẻ, cho
Rượu ngon êm say, cho
Chè nấu bằng nước Sì Hùng, cho
Hoa đỏ ngắm đẹp, cho
Hoa trà mồ mầm non lá thon, cho
- Lễ cúng bệnh cho lúa:
Theo quan niệm của người Hà Nhì ở Mường Tè, khi cây lúa trên nương bị sâu bệnh là do các ma xấu làm hại. Vì vậy, gặp trường hợp ấy, chủ nương sẽ phải mời thầy cúng về cúng mời tổ tiên về hưởng lễ vật do con cháu dâng và đuổi những ma xấu làm hại cho lúa. Cách bài trí không gian cúng giống trong lễ cúng rừng. Đồ lễ dâng cúng gồm có 1 con gà trống đỏ, tiền, 1 miếng vải trắng, 1 bát gạo, 1 chén rượu, 1 bát nước trắng, 1 quả chuối, 1 dóng mía, 1 bông hoa trà mồ, 1 bông hoa phù dze, 1 ít vôi, 1 lá trầu không, 1 lá lúa. Lời bài khấn trong lễ cúng như sau:
à p'huỳ ù ma hlé hừ hlé trzó
à p'huỳ ù p'hu hlé hừ hlé trzò
Là lọ mà xá go đu nhè ư trzì gạ
Lư no mà xá gọ nẹ tro ự trzì gạ
Ha dze khò đu xá mò zhì é trzó ự zhì gạ
Sò lo trzì p'huý ui nẹ mò lò bị
Lí tò mà xa p'huy trzé bị khá
Zhì ta mà nho p'há tù bị k'há
Zhé phu nó lạ khùng lò bị k'há
Xì p'hu á ụ kha sự bị k'há
Trzí trzuý sò mừ á dzẹ bị k'há
Sì Hùng chạ xa lạ k'é bị k'há
Trò te há xà nga mạ à cu bị k'há
P'hò truý á lọ trzuý nò bị k'há
Phù dze dze ni hu mừ bị k'há
Trà mồ pạ so ne zhí bị k'há
Hlu hlé gạ dzà ú nò bị k'há
Pà so be ló pạ chà bị k'há
Sò nẹ trzư chí á nị pạ chà bị k'há
Mồ bị ứ nọ bi gó
Chà gạ ứ nọ bi thù
Zhé bè zhì de tru
Zhé tru zhì mồ tạ
Mồ tạ khứ tạ
Mồ lọ khứ lọ chí
Go nuỵ gó ẹ thà ky
K'há trụ pó e thà q'uỳ
Gò trzuỳ chà ự chá lý
Sì p'hí tó ư á hò lý
Sứ thọ già mừ k'há nẹ trù ự lý
Dịch nghĩa:
Tổ tiên trên trời tạo gió to
Tổ tiên trên trời làm gió to
Kẻ không tốt lấy tay bóp bông lúa
Kẻ ác ý lấy kim châm
Một kẻ cưỡi ngựa cạnh nương [34]
Dâng đồ lễ một con gà trống đỏ
Tiền không lấy cân để cân cho đấy
Cuộn vải không lấy kéo để cắt cho đấy
Một bát gạo cho đấy
Quả trứng trắng mới đẻ cho đấy
Rượu ngon êm say cho đấy
Chè nấu bằng nước đất tổ cho đấy
Quả chuối ngon nhất rừng cho đấy
Dóng mía ngọt mềm cho đấy
Hoa đỏ nhìn đẹp cho đấy
Hoa trắng lá thon búp non cho đấy
Vôi làm óc lợn con cho đấy
Lá dài hai ngấn đẹp cho đấy
Trầu không cả ngọn cả dây cả lá cho đấy
Hưởng đồ lễ thật vui
Cứ ăn uống cho đủ
Mười ong cùng hút một hoa
Mười người dùng chung một lễ
Đồ lễ chung vào tất cả
Đồ lễ ở đây hết cả
Đừng làm hại cây lúa
Đừng làm hại hoa màu
Đồ quan ăn ở đây đấy nhé
Thầy cúng dâng lễ cúng này
Là đồ của con cháu tốt mang về nuôi đấy
Sau đó, thầy cúng nhổ một túm lông gà đặt lên mâm lễ rồi khấn tiếp:
Nhù ú hùng ẹ mò đẹ ga ẹ, mù xí khừ la a
Ha xà mà mo dụ xu thà thú
Ha trzá mà mo dụ ùng thà thạ
Dịch nghĩa:
Bây giờ sống đang đi, chết đến rồi
Thịt gà chưa chín ngủ đừng dậy
Canh gà chưa chín ngủ đừng tỉnh
Sau đó, con gà sẽ được gia chủ mang đi thịt và luộc chín. Khi thịt gà đã chín. Thầy cúng lấy thịt đầu, thịt đùi, thịt lườn, gan, lòng phèo của con gà - mỗi thứ một ít cho vào một cái bát đặt lên mâm cúng rồi khấn tiếp:
Nhù ú ha xà mo á dụ xú thu gà á
Ha trzá mo á dụ nuỳ tha lá gà á
Sò lo trzì p'huý ui nẹ mò lò bị
Lí tò mà xa p'huy trzé, bị khá
Zhì ta mà nho p'há tù, bị k'há
Zhé phu nó lạ khùng lò, bị k'há
Xì p'hu á ụ kha sự, bị k'há
Trzí trzuý sò mừ á dzẹ, bị k'há
Sì Hùng chạ xa lạ k'é, bị k'há
Trò te há xà nga mạ à cu, bị k'há
P'hò truý á lọ trzuý nò, bị k'há
Phù dze dze ni hu mừ, bị k'há
Trà mồ pạ so ne zhí, bị k'há
Hlu hlé gạ dzà ú nò, bị k'há
Pà so be ló pạ chà, bị k'há
Sò nẹ trzư chí á nị pạ chà, bị k'há
Mồ bị ứ nọ bì gó
Chà gạ ứ nọ bì thùng
Zhé bè zhì de tru
Zhé tru zhì mồ tạ
Mồ tạ khứ tạ
Mồ lọ khứ lọ chí
Go nuỵ gó ẹ thà ky
K'há trụ pó e thà q'uỳ
Gò trzuỳ chà ự chá lý
Sì p'hí tó ư á hò lý
Sứ thọ già mừ k'há nẹ trù ự lý
Cù nẹ k'hư p'u cha trụ là nhẹ trzừ é ụ
Hla gò tó trọ đa é ụ
Ha zhe p'ò đi xá mò trzì é ụ
Trzuỳ mò dzọ cho ga ẹ ụ
Pứ đụ dọ chè ga ẹ zhè
Dịch nghĩa:
Bây giờ thịt gà chín rồi ngủ dậy đi
Canh gà chín rồi tỉnh ngủ đi
Dâng đồ lễ một con gà trống đỏ
Tiền không lấy cân để cân, cho đấy
Cuộn vải không lấy kéo để cắt, cho đấy
Một bát gạo, cho đấy
Quả trứng trắng mới đẻ, cho đấy
Rượu ngon êm say, cho đấy
Chè nấu bằng nước đất tổ, cho đấy
Quả chuối ngon nhất rừng, cho đấy
Dóng mía ngọt mềm, cho đấy
Hoa đỏ nhìn đẹp, cho đấy
Hoa trắng lá thon búp non, cho đấy
Vôi làm óc lợn con, cho đấy
Lá dài hai ngấn đẹp, cho đấy
Trầu không cả ngọn cả dây cả lá, cho đấy
Hưởng đồ lễ thật vui
Cứ ăn uống cho đủ
Mười ong cùng hút một hoa
Mười người dùng chung một lễ
Đồ lễ chung vào tất cả
Đồ lễ ở đây hết cả
Đừng làm hại cây lúa
Đừng làm hại hoa màu
Đồ quan ăn ở đây đấy nhé
Thầy cúng dâng lễ cúng này
Là đồ của con cháu tốt mang về nuôi đấy
Lần theo sợi chỉ trắng mà về
Leo cánh gà cài bụng lau mà về
Cưỡi hai bông lau cạnh nương mà về
Quan ở đâu về ở đấy
Mặt trời chiếu đâu thì chiếu đấy
- Lễ cúng khi bị sét đánh vào nương:
Khi có tia sét đánh vào nương, người Hà Nhì cho rằng đó là điều không may mắn. Vì vậy, người ta phải làm cúng để thần sét (á Hừ) đừng đánh sét xuống đây nữa. Người cúng thường là gia chủ hoặc cũng có thể mời thầy cúng. Địa điểm cúng, cách bài trí không gian cúng giống lễ cúng rừng. Đồ cúng trong lễ cúng này là một con gà trống gáy thạo:
à p'huỳ ù ma p'è ní p'ò cự tà nẹ, đụ
Nhù trzè dzé nạ à tó k'hái
Mè tụ súng zhó tì p'hù bạ
Tì nọ ạ xú lạ nẹ tì
Tì nọ ạ gó lạ tì á Hừ nẹ tì
Soòng ma ca trụ nhì nè dzè
Hlụ mạ ca trị nhì pa pí
ứ mạ ca trụ nhì zhé dụ
Mí mạ ca trụ nhì puỵ hu
Hla mạ ca trụ nhì pạ pí lé mà thà
Dịch nghĩa:
Tổ tiên trên trời thả sấm chớp vì có
Lưỡi cày nghiêng cánh thả xuống
Cầm đầu lưỡi cày búa sắt nhọn
Đập do tay ai đập
Đập do tay ông thần sét tên á Hừ đập
Sét xuống cây to bị chẻ đôi
Sét xuống đá to chia hai mảnh
Sét xuống nước to đụng hai bờ
Sét xuống đất thủng hai lỗ
Sét xuống không có lý nương chia hai mảnh
3.3.2. Một số nghi lễ trong săn bắt thú
- Cúng cái xấu ngoài hiên:
Khi một người nào đó đi rừng về mà bị ốm, đồng bào cho rằng đó là do người ấy gặp ma chết xấu trong rừng mà bị ma đó làm hại, nếu không làm cúng nhanh thì sẽ chết. Vì vậy, gặp trường hợp này, gia đình sẽ đến nhờ thầy cúng bói xem có đúng như vậy không. Nếu kết quả bói đúng là do ma chết xấu trong rừng làm hại thì gia đình sẽ chuẩn bị đồ cúng và mời thầy cúng về cúng giúp.
Do quan niệm các ma chết xấu trong rừng không được vào nhà bởi nếu không chúng sẽ ở làm hại mọi người trong nhà nên mâm cúng trong nghi lễ này thường được đặt ở ngoài hiên. Đồ cúng gồm có 1 con gà, 1 con lợn, 1 miếng vải trắng,, 1 sợi chỉ vàng, 1 sợi chỉ đỏ... Bước vào lễ cúng, thầy cúng ngồi trước mâm cúng và đọc lời khấn:
Trzì p'huỳ p'huỳ p'hà, trạ nẹ chạ zhà
Trzì kho mi mạ, trạ nẹ chạ zhà
Ló la ứ pú, trạ nẹ chạ zhà
Trzuỳ xí gạ pạ, trạ nẹ chạ zhà
Ka xí nó xừ, trạ nẹ chạ zhà
Ló p'ú ma xí, trạ nẹ chạ zhà
Hlu no hlu tì, trạ nẹ chạ zhà
Tá mó hlà k'ho, trạ nẹ chạ zhà
Tù ma tù tì, trạ nẹ chạ zhà
Mà mừ xa xí, trạ nẹ chạ zhà
Nhù ú chạ lỳ mà po
Cá hu thuỳ ca sú mí úng ne chạ lỳ
Nú xí dà nò mà po
Xa xí to lo mà lụ
Nú xí dà nò mà po
Xa xí to lo mà lụ
Trzo lo kỳ o gạ ma né ni, bị k'há
Trzí mự à ma úng mồ p'a sư p'a ni, bị k'há
Mồ bị ư nọ bị go
Trzà gạ ứ nọ bi thù
Zhé bè zhì ẹ trụ
Zhé trụ zhì mò tạ
Sì Hùng k'há trụ bì ma
Dzà duy thoóng trự bì xá
Nhú trzó zhè tru bi trừ
Dịch nghĩa:
Tổ tiên ơi tổ tiên, cái xấu làm hại
Vùng trời vùng đất, cái xấu làm hại
Ma chết trôi suối, cái xấu làm hại
Rơi xuống vách đá, cái xấu làm hại
Ngã gãy cổ, cái xấu làm hại
Khúc cây trôi nước, cái xấu làm hại
Đá lăn đá đập, cái xấu làm hại
Sào tre nứa, cái xấu làm hại
Khúc gỗ đập, cái xấu làm hại
Ma hồn không tốt, cái xấu làm hại
Bây giờ không có cái xấu
Ngày xưa không biết tổ tiên có cái xấu không
Chết ngoài rừng không có lợn gà ở đám tang
Chết xấu không có vải niệm
Chết ngoài rừng không có lợn gà ở đám tang
Chết xấu không có vải niệm
Con lợn nuôi được, cho đấy
Vải vàng vải đỏ phụ nữ dùng, cho đấy
Đồ lễ lấy cho vui vẻ
Cứ ăn uống cho đầy đủ
Mười ong hút chung một hoa
Mười người dùng chung một lễ
Lương thực nơi xa cho tốt
Con cháu nghìn đời mạnh khoẻ
Gia súc chăn nuôi ở nhà cho phát triển
- Cúng giải đen trong săn bắt:
Với những người đi săn bắt lâu ngày không được thú, người ta cho là có sự cản trở nào đó và để giải toả sự cản trở ấy, những người đi săn sẽ làm cúng giải đen. Lễ cúng này đơn giản, không lễ vật, không lập đàn lễ, không mời thầy cúng. Người ta dùng 3 cây ọ mé, 1 cây đặt nằm ngang dưới đất, 2 cây đặt chéo sao cho chân mỗi cây nối với 2 đầu của cây nằm ngang, đầu của 2 cây chéo chạm vào nhau - tạo thành 1 hình tam giác cân - khối biểu tượng này được gọi là Tu khà pứ (nghĩa là giải cái vướng mắc ở cổng). Một người đại diện đặt súng/nỏ bên cạnh đọc lời khấn, mọi người quỳ phía sau. Lời bài khấn như sau:
Ngà ự xà lè gò đụ kho nhi chí i chì nọ
Cá khè luy tụ à hú
Cá khó mé ma tu đị
Cá khó mé ma tu lì
Chị ly ha mà thà khà
No no pứ ma thà khà
Phu soòng gà soòng thà khà
Phu ma g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tri thức dân gian về bảo vệ rừng, đất rừng, nguồn nước của người Hà Nhì ở Mường Tè, Lai Châu.doc