Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Nhà máy May 3 – Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu và nội dung 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3

1.1. Tiền lương, các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương 3

1.1.1. Khái niệm, bản chất và chức năng cơ bản của tiền lương 3

1.1.1.1. Khái niệm về tiền lương 3

1.1.1.2. Khái niệm về công tác quản lý tiền lương 3

1.1.1.3. Bản chất của tiền lương 4

1.1.1.4. Các chức năng của tiền lương 6

1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 7

1.1.2.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương 7

1.1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 8

1.2. Các hình thức trả lương chủ yếu 10

1.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 10

1.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian 13

1.3. Quỹ tiền lương 14

1.3.1. Khái niệm, phân loại quỹ tiền lương 14

1.3.2. Lập kế hoạch quỹ tiền lương 16

1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý tiền lương 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY MAY 3 – TCTCPDMHN 19

2.1. Một số đặc điểm của nhà máy ảnh hưởng đến công tác quản lý tiền lương 19

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội và của Nhà máy may 3 19

2.1.2. Đặc điểm về bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 21

2.1.3. Cơ sở kỹ thuật, quy trình công nghệ của Nhà máy 24

2.1.4. Đặc điểm về lao động 26

2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy 30

2.2. Phân tích tình hình quản lý quỹ tiền lương của nhà máy may 3 hiện nay 31

2.2.1. Phương pháp xây dựng quỹ lương khoán 32

2.2.2. Quỹ tiền lương thực hiện và đánh giá mức độ thực hiện quỹ tiền lương 39

2.3. Phân tích tình hình áp dụng các hình thức trả lương của nhà máy may 3 42

2.3.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 42

2.3.1.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 42

2.3.1.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 57

2.3.2. Hình thức trả lương theo thời gian 60

2.4. Phân tích hiệu quả của công tác tiền lương tại nhà máy may 3 65

2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý tiền lương của nhà máy 67

2.5.1. Những mặt đạt được 67

2.5.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY MAY 3 70

3.1. Phương hướng phát triển của Nhà máy May 3 giai đoạn 2008-2010 70

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương 71

3.2.1. Hoàn thiện công tác phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc 71

3.2.2. Hoàn thiện công tác định mức lao động và công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc (TC và PVNLV) 75

3.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực 79

3.2.4. Hoàn thiện công tác, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm 81

3.2.5. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác lao động – tiền lương 84

3.2.6. Một số biện pháp khác 85

KẾT LUẬN 88

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5624 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Nhà máy May 3 – Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quỹ tiền lương kế hoạch. Hệ số này được tính căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu khác. Theo quyết định của Tổng công ty tăng 3% giá trị sản lượng thì quỹ tiền lương kế hoạch tăng 1%, tăng 2% NSLĐ thì QTL kế hoạch tăng 0,5% Bảng 2.6 : Bảng kế hoạch, thực hiện quỹ tiền lương năm 2006-2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 KH TH KH TH 1 Giá trị tổng sản lượng (GTTSL) Tr.đồng 66998,75 69612,24 68377 71278,62 2 Quỹ tiền lương Tr.đồng 7152,4067 7438,503 7556,42449 7700,9157 3 Số lao động Người 403 404 404 402 4 NSLĐ Tr.đ/người/năm 166,25 172,31 169,25 177,31 Nguồn: Tổ nghiệp vụ Từ bảng 3 ta tính được mức tiết kiệm (vượt chi ) tuyệt đối quỹ tiền lương năm 2006, 2007 như sau: Bảng 2.7: Mức tiết kiệm ( vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương năm 2006-2007 STT Chỉ tiêu 2006 2007 TH-KH % tăng giảm TH-KH % tăng giảm 1 Quỹ tiền lương 268,0963 4,0 144,49121 1,91 2 GTTSL 2613,49 3,90 2901,62 4,24 3 NSLĐ 6,06 3,65 8,06 4,76 Qua bảng số liệu trên ta thấy cả hai năm 2006 và 2007 quỹ tiền lương đều vượt chi. Năm 2006 vượt chi quỹ tiền lương là Ttđ2006 = 268,0963 triệu đồng, năm 2007 vượt chi quỹ tiền lương Ttđ2007 = 144,49121 triệu đồng. Năm 2006 mức vượt chi cao hơn so với năm 2007 là do năm 2006 cả số lao động và tiền lương bình quân đều cao hơn so với năm 2005, năm 2007 số lao động không tăng, quỹ tiền lương tăng là do tiền lương bình quân tăng. Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương. Dựa vào bảng số liệu trên ta có k20062,21 % k2007 2,603 % Mức (tiết kiệm) vượt chi tương đối năm 2006 và 2007 là Ttgđ2006 = 7438,503 - 7152,4067 x (1 + 2,21%) =128,028(triệu đồng) Ttgđ2007 = 7700,9157 - 7556,42449 x (1 +2,603 % ) = 52,2025(triệu đồng) Năm 2006 mức vượt chi tương đối quỹ tiền lương Tổng Công ty cho phép nhà máy là 150000, thực tế nhà máy vượt chi 128,028 (triệu đồng), mức này vẫn trong mức cho phép của TCT. Năm 2007 mức cho phép của TCT là 120000 triệu, thực tế nhà máy đã vượt chi 52,2025 (triệu đồng), ở mức cho phép của TCT. Như vậy, có thể thấy mức vượt chi tuyệt đối và tương đối quỹ tiền lương của nhà máy năm 2007 đều cao. Vậy nguyên nhân là do đâu? Năm 2007 khối lượng công việc đã tăng lên so với kế hoạch nhất là vào cuối năm, để đảm bảo giao hàng cho khách hàng đúng tiến độ thì nhà máy phải huy động cán bộ, công nhân trong nhà máy làm thêm giờ và nhờ sự hỗ trợ của một số công nhân ở các nhà máy khác, số công đi làm bình quân đi làm tăng, thu nhập bình quân của người lao động cũng được tăng lên. Điều này thể hiện mặt tích cực trong công tác tiền lương của nhà máy và đời sống cho người lao động. 2.3. Phân tích tình hình áp dụng các hình thức trả lương của nhà máy may 3 Ở nhà máy may 3 tiền lương được trả theo chất lượng, hiệu quả công tác, giá trị cống hiến của cá nhân trong lao động đồng thời gắn thu nhập của người lao động với tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hiệu quả, kết quả, lợi nhuận của công ty. Hiện tại nhà máy đang áp dụng hai hình thức trả lương là hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. 2.3.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm Là một nhà máy trực tiếp sản xuất với số công nhân chiếm 94% thì hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương chủ yếu mà nhà máy áp dụng, ở hình thức này thì nhà máy áp dụng hai chế độ trả lương: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp và chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp. 2.3.1.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Đối tượng áp dụng Nhà máy áp dụng chế độ trả lương này đối với tổ trưởng các tổ và công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm công nhân may, hoàn thành, cắt, chất lượng, phục vụ, đóng kiện. Ở đó tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản phẩm thực tế hoàn thành, đơn giá sản phẩm kết hợp với phân hạng thành tích trong tháng. Để áp dụng được chế độ trả lương này thì các công đoạn sản xuất ra sản phẩm của từng mã hàng của công nhân phải được định mức cụ thể, rõ ràng. Định mức lao động này được cán bộ kỹ thuật của nhà máy xây dựng thông qua phương pháp định mức sản phẩm chuẩn, thống kê kinh nghiệm và được phổ biến cho từng công nhân. Cách tính lương sản phẩm trực tiếp cá nhân Tiền lương thực lĩnh của người lao động được xác định theo công thức sau: Tiền lương hệ số 1 Cách tính lương hệ số 1 của người lao động theo chế độ này phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng, hệ số thu nhập cá nhân ( hệ số cấp bậc công việc), số điểm mà người lao động đạt được mỗi ngày, mức chi lương sản phẩm * Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng của công nhân được công nhân ghi trong sổ sản lượng cá nhân hàng ngày được tổ trưởng và cán bộ thống kê sản lượng của nhà máy duyệt. Dưới đây là mẫu ghi sản lượng cá nhân và ví dụ về sản lượng cá nhân của công nhân Giang ngày 8/3/2008 Bảng 2.8: Sổ ghi sản lượng cá nhân Ngày8/3/2008 SP chuẩn ( điểm) :9,1 Lũy kế sản phẩm chuẩn TT Mã hàng Cỡ TTCĐ Công đoạn Mã CĐ HSPT Số lượng(sp) 1 10PG08-493 X 1 Xén đũng trước 0,099 12,8 2 10PG08-493 2 Xén đũng sau 0,099 12,8 3 10PG08-493 6 Xén dọc 0,099 12,8 4 10PG08-493 7 Xén giàng 0,075 70,0 Công nhân Tổ trưởng Thống kê sản lượng Trong đó TTCĐ : Thứ tự công đoạn HSPT : Hệ số phức tạp Mã CĐ : Mã cố định Để sản xuất ra một sản phẩm thì phải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, trung bình có 63 công đoạn, quá trình sản xuất của nhà máy có tính chuyên môn hóa rất cao, mỗi người lao động chỉ thực hiện 2-3 công đoạn phù hợp với khả năng của mình. Do đặc điểm của nhà máy là sản xuất các mặt hàng dệt thoi nội địa và xuất khẩu, chủ yếu là gia công theo các đơn hàng. Mỗi đơn hàng có thể có nhiều mã hàng khác nhau, vì thế mà mỗi tháng công nhân sản xuất nhiều sản phẩm ứng với các mã hàng khác nhau, mỗi loại sản phẩm này được so sánh với sản phẩm quy chuẩn (SPQC) thể hiện hệ số phức tạp của sản phẩm. Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng của công nhân chính là tổng sản phẩm quy đổi (TSPQĐ). TSPQĐ được tính theo sản phẩm quy chuẩn Tổng sản phẩm quy đổi = SPQC trong giờ1+SPQC tăng ca ngày1,5+SPQC tăng ca chủ nhật2+SPQC ca đêm1,45+ SPQC tăng ca đêm1,75 (*) Tổng sản phẩm quy chuẩn được tính bằng tổng sản phẩm chuẩn ( điểm) các ngày trong tháng của công nhân. Để xác định được điểm của từng ngày của mỗi công nhân thì đối với mỗi mã hàng phải có định mức lao động cho từng công đoạn. Công tác định mức do phòng kỹ thuật đảm nhiệm, kết hợp giữa định mức quy chuẩn và thống kê kinh nghiệm, thực hiện bấm giờ đối với công đoạn mới. Dưới đây là ví dụ về định mức lao động cho mã hàng: 10PG08 - 003 / 20070450-01/02/03 Bảng 2.9: Định mức lao động Mã hàng: 01/02/0310PG08 - 003 / 20070450-01/02/03 Stt CÔNG ĐOẠN TG (s) ĐM (s) HSPT 1 Trải vải, cắt quần + đánh số 90 280 0.357 2 Trải mex, cắt mex cạp trước 2 15750 0.006 2.1 Cắt viền 4 6300 0.016 3 Kiểm phôi, đánh số phôi 60 420 0.238 4 Tách túi trước phải đi thêu 25 1008 0.099 5 Kiểm thêu, xếp số 50 504 0.198 6 Sang dấu thân trước 45 560 0.179 6 Sang dấu thân sau 42 600 0.167 6 Sang dấu BTP cạp 40 630 0.159 7 Xếp mex 35 720 0.139 7.1 Ép mex cạp trước 15 1680 0.060 8 Là TP túi trước 70 360 0.278 8 Là TP túi sau 70 360 0.278 9 Sang dấu cạp sườn, sửa đầu moi 25 1008 0.099 10 Đục OZE bằng tay 70 360 0.278 10.1 Đục OZE bằng máy 20 1260 0.079 10.2 Sang dấu OZE 25 1008 0.099 10.3 Nhét OZE vào lỗ bằng tay 28 900 0.111 11 Sang dấu dây dệt ốp trong xẻ gấu 25 1008 0.099 … Nguồn: Tổ kỹ thuật Trong đó TG : Thời gian thực hiện công đoạn (Đơn vị tính: Giây). ĐM : Định mức tổng thời gian cần thiết để hoàn thành mã hàng ĐM = 25200 / TG HSPT: Hệ số phức tạp của công đoạn sản phẩm HSPT = 100/ ĐM Dựa vào hệ số phức tạp của từng công đoạn và số sản phẩm mỗi công nhân làm ra tương ứng với từng công đoạn của mỗi ngày, ta tính được sản phẩm quy chuẩn (điểm) từng công nhân của từng công làm việc theo công thức sau Điểm 1 công = SLi : số lượng sản phẩm sản xuất thực tế của công đoạn i HSPTi : Hệ số phức tạp của công đoạn i Dựa vào ví dụ bảng 1 thì sản phẩm quy chuẩn( điểm) của công nhân Giang ngày 8/3/2008 là: 0,09912,8+0,09912,8+0,09912,8+0,07570,0 = 9,1(điểm) Tổng sản phẩm quy chuẩn của công nhân làm được trong tháng là tổng điển của tất cả các ngày trong tháng. - Hàng tháng cán bộ lao động của nhà máy sẽ tổng hợp tổng công đi làm của từng công nhân dựa vào bảng chấm công1. Phụ lục 3: Bảng chấm công VD: Trong tháng 1, công nhân Chu Ngọc Anh có công đi làm và tổng sản phẩm quy chuẩn như sau: Công kế hoạch: 20,0 Công tăng ca ngày: 1,7 Tổng sản phẩm quy chuẩn = 254,3(sản phẩm) Từ số liệu trên tính được các chỉ tiêu sau Tổng công đi làm = Công kế hoạch + công tăng ca ngày = 20,0+1,7=21,7(công) Điểm bình quân 1 công = Tổng sản phẩm quy chuẩn / Tổng công đi làm = 254,3/21,7 = 11,7(điểm) SPQC trong giờ = điểm bình quân 1 công công kế hoạch = 20,01,7=234,4 SPQC tăng ca ngày = điểm bình quân 1 công công tăng ca ngày = 1,711,7=19,9 Thay vào công thức (*), số lượng sản phẩm sản xuất (TSPQĐ) trong tháng của chị Anh là: TSPQĐ = 234,4+19,91,5 = 264,3(sản phẩm) - Đối với tổ trưởng các tổ, tổng sản phẩm quy đổi tính dựa vào sản phẩm nhập kho quy chuẩn của tổ trong tháng theo công thức sau: Trong đó sản phẩm nhập kho quy chuẩn của tổ trong tháng được tính như sau Sản phẩm nhập kho của tổ là tổng sản phẩm các cá nhân trong tổ tương ứng với từng mã hàng. Hệ số phức tạp quy chuẩn của các mã hàng do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Sản phẩm định mức 1 ngày của tổ được tính là :660 sản phẩm/1ngày/1 tổ Công huy động là tổng công đi làm được tính dựa vào thành viên có tổng công cao nhất, tuy nhiên tổng công cao nhất này chỉ được tính khi nhà máy huy động cả tổ đi làm mà không tính khi một vài thành viên của tổ đi làm. VD: Trong tháng 1/2008, tổ may 1 có các số liệu sau Sản phẩm nhập kho quy chuẩn: 31078 sản phẩm, công huy động của tổ: 39,2 công. Từ đó tính được TSPQĐ của chị Võ Thị Thanh Nga là tổ trưởng tổ may 1 có tổng công đi làm là 22 như sau Tổng sản phẩm quy đổi = 264,3 (sản phẩm) Đơn giá lương sản phẩm quy chuẩn Đơn giá Lương TTKH HSTN Lương TTKH HSTN lương ---------------------------- ---------------------------- Sản phẩm 26 ĐM năng suất 26 10 Quy chuẩn Ở nhà máy cách quy đổi là: Hoàn thành 100% kế hoạch thì được tính là 10 sản phẩm quy chuẩn, còn đối với nhà máy may 1 và may 2 thì tính là 17 sản phẩm quy chuẩn.Tăng ca ngày tính hệ số 1,5; tăng ca ngày chủ nhật tính hệ số 2; tăng ca ngày lễ tính hệ số 3. - HSTN: Hệ số thu nhập là hệ số theo từng chức danh công việc. Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu trình độ chuyên môn đảm nhiệm công việc để xác định hệ số thu nhập cho từng chức danh * Hệ số lương tối thiểu cho từng chức danh được quy định trong hệ thống thang bảng lương của tổng công ty. Ở nhà máy may 3 thì hệ số lương tối thiểu của từng chức danh như sau Bảng 2.10: Hệ số lương tối thiểu CHỨC DANH HSLTT T3-T12/2007 T1/2008 trở đi Giám đốc nhà máy 1,4 1,5 Phó giám đốc nhà máy 1,3 1, 4 Khối Kỹ thuật, Nghiệp vụ 1,1 1,2 Khối công nhân 1,00 1,00 Nguồn: Quy chế phân phối thu nhập và tiền lương năm 2007,2008 phòng QTNS Qua bảng trên ta thấy HSLTT của các chức danh đã được Tổng Công ty điều chỉnh tăng lên theo thời gian. * Mức chi lương sản phẩm: Được điều chỉnh hàng tháng dựa vào kết quả sản xuất và việc thực hiện chi phí lương khoán của nhà máy, nhà máy sẽ cân đối mức chi lương hàng, mức chi lương sản phẩm có thể từ 1,0-1,1, riêng đối với Giám đốc nhà máy có thể điều chỉnh trong khoảng từ 0,95-1,15. Ví dụ : Trong tháng 1/2008 chị Nguyễn Thị Nhung là tổ trưởng tổ may 4 có hệ số thu nhập là 2,75 và có kết quả sản xuất thực hiện như sau: Tổng sản phẩm quy đổi là : 419,5 Mức chi lương sản phẩm là 1,00 Hệ số lương tối thiểu: 1,00 Vậy tiền lương hệ số 1 của chị Nhung là: 2750951,92 (đồng) Tiền lương của tổ trưởng các tổ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm nhập kho quy chuẩn của cả tổ nên có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của các tổ trưởng, quan tâm đến kết quả làm việc của từng thành viên trong tổ của mình, giám sát, đôn đốc, động viên các thành viên làm việc có hiệu quả, thúc đẩy nâng cao hiệu quả chung của cả tổ. Tương tự ta có được tiền lương hệ số 1 của một số công nhân của tổ may 4 tháng 1/ 2008 ở bảng trên với mức chi lương sản phẩm là 1,00 và hệ số lương tối thiếu là 1,00 như sau STT Tên TỔNG SL QUY ĐỔI (sản phẩm) HSTN Đơn giá SP quy chuẩn (đồng) Tiền lương hệ số 1 (đồng) 1 Hải 491,4 2,2 5246,154 2577960,08 2 Thủy 501,4 2,31 5508,462 283134,95 3 Thanh 599,5 1,65 3934,615 2358801,69 4 Luyến 454,4 1,6 3815,385 1733710,94 5 Anh 265,7 1,65 3934,615 1045427,21 6 Bang 560,9 1,65 3934,615 2206925,55 Bảng 2.11: Tiền lương hệ số 1 tháng 1/2008 của một số công nhân may tổ may 4 Tiền thưởng Tiền thưởng hàng tháng mà công nhân nhận được dựa vào phân hạng thành tích trong tháng. Phân hạng thành tích đối với công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào 4 chỉ tiêu sau Chỉ tiêu sản lượng Loại A: Đạt 90% kế hoạc sản lượng trở lên được 5 điểm Loại A2: Đạt từ 85 đến < 90% kế hoạc sản lượng được 4 điểm Loại B: Đạt từ 80 đến < 85% kế hoạc sản lượng được 3 điểm Đối với công nhân mới tuyển dụng: Hưởng lương sản phẩm phân loại như sau Tháng 2,3: % HTKH35% Loại A1 30% HTKH < 35% Loại A2 20% HTKH < 30% Loại B Tháng 4,5,6: % HTKH 45% Loại A1 40% HTKH < 45% Loại A2 30% HTKH < 40% Loại B Tháng 7,8,9: % HTKH 60% Loại A1 50% HTKH < 60% Loại A2 40% HTKH < 50% Loại B Tháng 10,11,12: % HTKH 75% Loại A1 65 % HTKH < 75% Loại A2 55% HTKH < 65% Loại B Từ tháng 13 tính như công nhân may bình thường Chỉ tiêu chất lượng và thao tác Căn cứ theo tỷ lệ định mức phẩm cấp của ngành sản xuất và phân loại thao tác Loại A: Đạt 95-100% sản phẩm loại I được 5 điểm Loại B: đạt từ 80 – dưới 95% sản phẩm loại I được 4 điểm Chỉ tiêu an toàn tiết kiệm Loại A: đạt 100% chỉ tiêu được 5 điểm / tháng Loại B: có vi phạm nhỏ nhưng chưa đến mức kỷ luật được 4 điểm Chỉ tiêu ngày giờ công: Quy định ngày giờ công được xét phân loại và được hưởng lương theo hệ số thu nhập cuả các chức danh hoặc đơn giá lương sản phẩm (đối với khối hưởng lương sản phẩm) có hệ số điều chỉnh lương hàng tháng - Ngày công thực tế làm việc, đi công tác - Ngày công tăng ca, quay ca có lệnh huy động của Tổng Giám đốc và Giám đốc - Trường hợp đi nghĩa vụ quân sự nếu trong tháng có công đi làm thì được tính lương có hệ số điều chỉnh cho những công đi làm với phân loại thành tích đạt loại A - Đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do yêu cầu công tác của Tổng Công ty thì được phân hạng thành tích như đi làm * Ngày công vắng mặt được xét để phân loại thưởng hàng tháng và được tính lương CBBT hoặc lương tối thiểu của nhà nước theo quy định - Ngày công đi học, đi ôn thi học tại chức, học ngoại ngữ theo nguyện vọng cá nhân ( được sự đồng ý của công ty) nếu đạt kết quả học tập từ trung bình trở lên, những ngày ngừng việc (P), nghỉ tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động ( tối đa 10 công/ tháng) thì được phân loại tháng theo thành tích của những ngày đi làm - Ngày nghỉ phép, lễ, nghỉ mát, du lịch, nghỉ an dưỡng, điều dưỡng ( theo chỉ tiêu) - Ngày nghỉ việc riêng có lương theo chế độ được tính 3 ngày (kết hôn, bố, mẹ, vợ, chồng, con bị chết), được nghỉ một ngày (con kết hôn) * Ngày công vắng mặt được loại trừ để phân loại thành tích hàng tháng. Ngày công nghỉ để thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình * Quy định ngày công nghỉ trong tháng để phân loại thành tích hàng tháng LOẠI ĐỐI VỚI CBCNV ĐI 3 CA VÀ CÔNG NHÂN MAY ĐÔI VỚI CNCNV CÒN LẠI Nữ có con trên 36 tháng và các đối tượng còn lại Nữ có con nhỏ dưới 36 tháng Nữ có con trên 36 tháng và các đối tượng còn lại Nữ có con nhỏ dưới 36 tháng A Ngày công trong tháng thấp hơn công KH 1 công trong đó số công đêm phải đủ so với công KH Ngày công trong tháng thấp hơn công KH 2 công trong đó số công đêm phải đủ so với công KH Ngày công trong tháng bằng công kế hoạch Ngày công trong tháng thấp hơn 1 công kế hoạch 1 công B Ngày công trong tháng thấp hơn công KH 2 công trong đó số công đêm thấp hơn công KH 1 công Ngày công trong tháng thấp hơn công KH 3 công trong đó số công đêm thấp hơn công KH đêm 1 công Ngày công trong tháng thấp hơn công kế hoạch 1 công Ngày công trong tháng thấp hơn công kế hoạch 2 công * Tiêu chuẩn phân loại hàng tháng theo chỉ tiêu ngày giờ công Loại A: 5 điểm Loại B: 4 điểm Có thể thấy rằng, các chỉ tiêu dùng để đánh giá công nhân trực tiếp sản xuất khá đầy đủ và chi tiết, đánh giá công nhân trên hầu hết các khía cạnh cần thiết về số lượng, chất lượng sản phẩm cần hoàn thành, ý thức trách nhiệm an toàn tiết kiệm. Nêu ra cụ thể công nhân cần đạt được những điều kiện nào mới đủ tiêu chuẩn xếp loại. * Các tiêu chuẩn phân loại thành tích trong tháng Loại A1: Tổng điểm là 20 điểm Loại A2: Tổng điểm là 18 đến 19 điểm Loại B: Tổng điểm từ 17 đến dưới 18 tuổi Loại C: Tổng điểm dưới 17 điểm * Công thức tính tiền thưởng theo phân hạng thành tích trong tháng Loại A1 = Tiền lương hệ số 1 25% Loại A2 = Tiền lương hệ số 1 20% Loại B = Tiền lương hệ số 1 10% Loại C :Không có tiền thưởng Việc gắn thu nhập của người lao động với hạng thành tích trong tháng đã có tác dụng lớn đến người lao động, khuyến khích họ nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra. Trong tháng nếu đạt được thành tích tốt thì tiền thưởng họ nhận được chiếm 20-25% tiền lương hệ số 1. Đối với lao động xếp loại C, không có tiền thưởng chưa thật sự có tác dụng khuyến khích và tăng cường ý thức kỷ luật của lao động bởi họ không nhận được tiền thưởng nhưng cũng không bị phạt khi bị phạm nhiều lỗi Các khoản khác gồm - Nghỉ theo chế độ (F, Nc, R, L) và Ngừng việc (E,P) - Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm (phụ cấp trách nhiệm) - Phụ cấp kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể * Nghỉ theo chế độ Tiền lương cho những công nghỉ theo chế độ được tính dựa trên lương cấp bậc bản thân và chế độ nghỉ nhà máy theo quy định chung của Tổng công ty và tuân theo quy định của bộ luật lao động, cụ thể công thức tính lương như sau: Những ngày nghỉ phép (F), nghỉ lễ (L), nghỉ việc riêng, nghỉ mát (R) được hưởng nguyên lương cấp bậc bản thân Trong đó: Lương CBBT: Lương cấp bậc bản thân Lương CBBT = Tnn Hệ số cấp bậc bản thân ( Tnn từ 1/1/2008 là 540000 đ) Nghỉ Rc (nghỉ nửa ngày chủ nhật áp dụng đối với khối hành chính và được thanh toán = 70% lương cấp bậc bản thân) *Ngừng việc: Gồm nghỉ E ( sự cố về điện, nước, thiên tai bão lụt), nghỉ P (nghỉ do lỗi của nhà sản xuất) * Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm Mức tiền cho phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp kiêm nhiệm được quy định trong quy chế phân phối tiền lương và thu nhập của Tổng Công ty, cụ thể quy định mức phụ cấp cho năm 2008 theo hai bảng sau: Bảng 2.12: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm Tt Chức danh Hệ số phụ cấp (HSPC) Mức tiền phụ cấp = Tnn *HSPC I PHỤ CẤP CHỨC VỤ 1 Giám đốc nhà máy 0,6 324000 2 Phó Giám đốc nhà máy 0,5 270000 II PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM 1 Trưởng ca sản xuất 0,3 162000 2 Tổ trưởng các tổ công nghệ, bảo toàn bảo dưỡng 0,2 108000 3 Tổ trưởng tổ kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ bảo vệ 0,2 108000 4 Tổ trưởng các tổ bảo vệ còn lại 0,1 54000 5 Thủ quỹ, nhân viên bảo vệ 0,1 54000 Nguồn: Quy chế phân phối thu nhập và tiền lương năm 2008, phòng QTNS Bảng 2.13: Phụ cấp kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể TT Chức danh Mức tiền phụ cấp Ghi chú 1 Bí thư đảng bộ nhà máy 150000 2 Chủ tịch công đoàn 200000 3 Bí thư liên chi đoàn 120000 4 Bí thư chi đoàn trực thuộc 70000 Nguồn: Quy chế phân phối thu nhập và tiền lương năm 2008, phòng QTNS Các khoản khấu trừ Khấu trừ 5 % BHXH = Lương CBBT 5% Khấu trừ 1% BHYT = Lương CBBT 1% Công ty đóng 15% BHXH và 2% BHYT cho người lao động. Như vậy những người nghỉ không lương thì phải nộp BHYT, BHXH là 25% lương cấp bậc bản thân Khác như thuế thu nhập, theo quy định hiện hành Tiền lương để tính cho người lao động căn cứ vào hệ số thu nhập được xác định cho từng chức danh nghề. Trường hợp mức lương hệ số thu nhập < lương cấp bậc bản thân sẽ được hưởng bảo lưu chênh lệch giữa lương cấp bậc công việc với lương hệ số 1 VD: Tiếp ví dụ 3, tính tiền lương thực lĩnh của chị Nhung, với các số liệu bổ sung sau: Phụ cấp trách nhiệm : 54000 đồng, nghỉ F:1 công, nghỉ L: 1,0 công, Trong tháng xếp loại A., hệ số cấp bậc bản thân 2,9 Từ các số liệu trên, tính được các chỉ tiêu Tiền lương hệ số 1 = 2750951,92 (theo ví dụ 3) Tiền thưởng= TL hệ số 1 25% = 2750951,92 0,25 = 687737,98 (đồng) Tiền lương nghỉ F, nghỉ L = 120461,54 (đồng) BHXH = (540000 2,9) 5% = 78300 (đồng) BHYT = (540000 2,9) 1% = 15660 (đồng) Như vậy tiền lương thực lĩnh của Chị Nhung tháng 1/2008 là: 2750951,92 + 687737,98 + 54000 + 120461,54 – (78300 + 15660) = 2900191,44 (đồng/ tháng) Nhận xét chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp Do tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm thực tế hoàn thành nên đã thúc đẩy người lao động tích cực làm việc, phấn đấu nâng cao năng suất lao động cá nhân cũng như hiệu quả công việc, tạo ra nhiều sản phẩm từ đó nâng cao tiền lương sản phẩm. Định mức năng suất, hệ số phức tạp của từng công đoạn được phổ biến đến từng người lao động, do đó mà họ có thể nắm rõ được thời gian tiêu chuẩn để hoàn thành một công đoạn, từ đó cố gắng hoàn thành vượt mức thời gian tiêu chuẩn, nâng cao sản phẩm chuẩn của từng công làm việc. Tiền lương đảm bảo được tính rõ ràng, công bằng đối với mọi người nên người lao động yên tâm làm việc và tạo điều kiện cho họ không ngừng phấn đấu, học tập để nâng cao trình độ tay nghề thúc đẩy nâng cao năng suất cá nhân cũng như năng suất lao động chung của toàn nhà máy. Về cơ bản nhà máy áo dụng chế độ trả lương cho tổ trưởng các tổ và công nhân trực tiếp sản xuất là khá hợp lý. Xuất phát từ tính chất hoạt động của nhà máy là sản xuất sản phẩm với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ lệ đa số trong tổng cán bộ công nhân viên của toàn nhà máy, dây chuyền sản xuất liên tục, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các thành viên trong tổ nhưng đồng thời dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa rất cao, mỗi sản phẩm được chia ra rất nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công nhân chỉ thực hiện một số công đoạn phù hợp với khả năng của mình. Hoạt động của mỗi cá nhân tương đối độc lập, kết quả lao động của mỗi người có thể xác định một cách chính xác nên đã quán triệt được nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Công tác định mức năng suất còn dựa nhiều vào thống kê kinh nghiệm nên định mức chưa thật chính xác. Đồng thời do áp dụng mức quy chuẩn nên tất cả các mã hàng đều áp dụng mức lao động giống nhau. Thực tế mức này là khá cao đối với công nhân, công nhân khó có thể hoàn thành định mức, gây ảnh hưởng đến mức độ chính xác trong công tác trả lương và công tác phân phối tiền lương và thu nhập của nhà máy. Quy trình tính lương khá phức tạp, sản phẩm da dạng với hệ số phức tạp khác nhau đòi hỏi phải có bước trung gian qua sản phẩm chuẩn. Bên cạnh đó một sản phẩm được chia ra nhiều công đoạn, mỗi người chỉ thực hiện lặp đi lặp lại một số ít công đoạn cũng có thể gây nên sự nhàm chán trong công việc làm ảnh hưởng đến năng suất lao động cá nhân. 2.3.1.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp Chế độ trả lương này áp dụng cho công nhân phục vụ sản xuất (công nhân quét nhà, thu rẻo, lau nhà, lấy nước; công nhân trông xe, vệ sinh xí tắm; công nhân vận chuyển trong và ngoài chuyền; công nhân đóng kiện ), tổ bảo toàn, tổ chất lượng là những tổ không trực tiếp tạo sản phẩm Tiền lương thực lĩnh của người lao động được tính như chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. Theo chế độ này thì tiền lương hệ số 1 của những công nhân tính bằng phần trăm hoàn thành kế hoạch của khu vực may và khu vực là baogói Điểm bình quân 1 công = ∑ (Đ’BQC của TT 4 tổ may + Đ’BQC của TP 4 tổ may + Đ’BQC của TT hoàn thành + Đ’BQC của TP hoàn thành) / (tổng số TT, TP 4 tổ may và TT,TP hoàn thành ) Trong đó: Đ’BQC : Điểm bình quân công TT : Tổ trưởng TP : Tổ phó Sản lượng tính lương = điểm bình quân công tổng công đi làm trong tháng Hàng tháng căn cứ vào hiệu quả công việc, chất lượng công tác để tính lương, nếu cá nhân nào yếu kém thì sẽ bị trừ điểm sản lượng Chức danh Số lượng Đ’BQC TT may 1 1 12,0 TP may 1 2 12,0 TT may 2 1 12,2 TP may 2 2 12,2 TT may 3 1 12,1 TP may 3 2 12,1 TT may 4 1 11,3 TP may 4 2 11,3 TT hoàn thành 1 12,0 TP hoàn thành 2 12,0 Tổng 15 178,8 VD: Trong tháng 1/ 2008, điểm bình quân 1 công của các tổ trưởng, tổ phó 4 tổ may và tổ trưởng, tổ phó tổ hoàn thành như sau: Như vậy điểm bình quân công nhân các tổ phục vụ, bảo toàn, chất lượng là Điểm bình quân công=11,92 (điểm) Tiền thưởng, các khoản khác, các khoản khấu trừ được tình tương tự như đối với lao động hưởng lương theo chế độ sản phẩm trực tiếp cá nhân như đã trình bày ở phần trên. VD: Minh họa cách tính lương sản phẩm gián tiếp Tính lương tháng 1/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Nhà máy May 3 – TCTCPDMHN.DOC