MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 3
1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4
1.2 Hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Tổng quan về Doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
1.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.2.2 Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 12
1.2.2.1 Khái niệm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
1.2.2.2 Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 13
1.2.2.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ so với các đối tượng khác 16
1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 17
1.2.2.5 Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 20
1.2.3 Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 24
1.2.3.1 Khái niệm mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 24
1.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thươn mại 24
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 27
1.3.1 Nhân tố chủ quan 27
1.3.2 Nhân tố khách quan 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TECHCOMBANK – HAI BÀ TRƯNG 37
2.1 Khái quát về Techcombank – Hai Bà Trưng 37
2.1.1 Giới thiệu chung về Techcombank 37
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Techcombank – Hai Bà Trưng 42
2.1.3 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Techcombank – Hai Bà Trưng trong năm 2008 và 2009 44
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 44
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn 45
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank – Hai Bà Trưng trong hai năm 2008 – 2009 49
2.2 Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank – Hai Bà Trưng 51
2.3 Đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank – Hai Bà Trưng 57
2.3.1 Kết quả 57
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 59
2.3.2.1 Hạn chế 59
2.3.2.2 Nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TECHCOMBANK – HAI BÀ TRƯNG 63
3.1 Định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank – Hai Bà Trưng 63
3.1.1 Định hướng phát triển của Techcombank – Hai Bà Trưng 63
3.1.2 Định hướng cho vay DNVVN tại Techcombank – Hai Bà Trưng trong năm 2010 64
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay DNVVN tại Techcombank – Hai Bà Trưng 65
3.2.1 Nhận thức đúng về việc mở rộng cho vay đối DNVVN 65
3.2.2 Đổi mới quy trình cho vay đối với DNVVN 66
3.2.3 Đào tạo cán bộ chuyên sâu về doanh nghiệp vừa và nhỏ 69
3.2.4 Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng 69
3.3 Kiến nghị 70
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 70
3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 71
3.3.2 Kiến nghị với doanh nghiệp vừa và nhỏ 73
3.2.4 Kiến nghị vơí Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7098 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo ra tính khác biệt cho sản phẩm ngân hàng để củng cố và mở rộng thị phần, duy trì khả năng cạnh tranh của chính ngân hàng mình.
Thông tin tín dụng
Là tất cả các thông tin về tài chính, quan hệ tín dụng, đảm bảo tiền vay, tình hình tín dụng và thông tin pháp lý của khách hàng có quan hệ với ngân hàng. Hệ thống thông tin tín dụng được đưa ra nhằm hình thành cơ sở dữ liệu về khách hàng để phục vụ cho quá trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng. Mục đích quan trọng nhất của nó là tìm kiếm và phát hiện ra sớm các khoản tín dụng có vấn đề để đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ đồng thời dự báo trước khả năng một khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu.
Trên cơ sở thông tin thu được, ngân hàng sẽ quyết định được một cách đúng đắn hơn trong quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng. Chất lượng của thông tin tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến khoản cho vay. Khi thông tin tín dụng đầy đủ, chính xác sẽ góp phần hạn chế và ngăn ngừa được phần nào rủi ro tín dụng, rủi ro lựa chọn đối nghịch do thiếu thông tin không cân xứng về đối tượng đầu tư từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động tín dụng.
Thông tin tín dụng có thể khai thác từ các nguồn khác nhau. Có thể nguồn bên trong hay bên ngoài hệ thống; chính thức hay phi chính thức. Việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, đầy đủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng từ đó ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN.
Trình độ cán bộ công nhân viên
Trình độ của cán bộ làm công tác cho vay có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM. Khi các cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng thì sẽ có thể phân tích và nắm bắt được tình hình của khách hàng và từ đó đưa ra được quyết định tín dụng chính xác. Ngược lại, khi các cán bộ tín dụng yếu kém về năng lực lao động, chưa được đào tạo một cách đầy đủ thì sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh giá một cách chính xác về khách hàng vay vốn, không bao quát được các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc các sai sót trong hồ sơ vay vốn của khách hàng nên từ đó đem ra những quyết định thiếu chính xác, gây nên những hậu quả xấu cho ngân hàng.
Nhân tố khách quan
Từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ
Năng lực tài chính của DNVVN
Năng lực tài chính của DNVVN là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì tình hình tài chính sẽ vững mạnh từ đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng và có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Năng lực tài chính được thể hiện ở khối lượng vốn chủ sở hữu và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn kinh doanh của DNVVN. Vốn chủ sở hữu này sẽ phản ánh khả năng tự chủ tài chính, khả năng chống chọi với hoàn cảnh bất lợi của DN. Khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp càng nhỏ chi phí vốn vay càng lớn và đó có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh doanh thua lỗ và mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng của doanh nghiệp.
Hiện nay, các DNVVN muốn vay vốn ngân hàng thì phải đảm bảo là có một phần vốn tự có nhất định tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, nếu như vốn sở hữu thấp nhưng nhu cầu đầu tư lớn cũng khó có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.
Phương án sản xuất kinh doanh:
Đây là một vấn đề liên quan đến tính hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó. Khi tiến hành phương án sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tính toán doanh thu thu được, các chi phí liên quan và lỗ lãi. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định là có tiến hành thực hiện các dự án hay không.
Đây là một trong những điều kiện vay vốn hàng đầu của DNVVN. Để đảm bảo thu hồi được vốn vay từ các doanh nghiệp, ngân hàng phải chọn những phương án khả thi, có khả năng thực hiện được và thực sự có hiệu quả để tiến hành đầu tư. Do vậy, việc doanh nghiệp có khả năng vay vốn của ngân hàng phụ thuộc một phần vào phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khả thi hay không.
Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ:
Khi một doanh nghiệp có đội ngũ quản lý tốt thì sẽ có được chiến lược kinh doanh tốt, khả năng kinh doanh cao và có thể quản lý vốn tôt. Nó được thể hiện ở cách thức tổ chức hoạt động chung, tổ chức hoạt động sổ sách kế toán, quản lý tài chính hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, môi trường kinh doanh. Nó còn thể hiện ở trình độ nhận định thị trường để có được chiến lược kinh doanh năng động và các biện pháp nhằm chống chọi lại những biến động bất lợi của thị trường. Năng lực quản lý này nó ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, đến sản phẩm của doanh nghiệp, đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, mối quan hệ với các đối tác.. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định có cho DNVVN vay vốn hay không và nếu vay thì với hạn mức là bao nhiêu.
Đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp:
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của DNVVN và đây chính là thiện chí trả nợ của chủ DNVVN. Đạo đức kinh doanh của DNVVN thể hiện ở việc doanh nghiệp trung thực, sử dụng vốn đúng mục đích, quản lý tốt, báo cáo thật, đảm bảo hoạt động kinh doanh được lành mạnh, đảm bảo trả nợ được cho ngân hàng.
Các DNVVN luôn muốn có thể tiếp cận được nhiều hơn tới nguồn vốn của ngân hàng. Nếu các DNVVN báo cáo một cách đầy đủ, minh bạch, sử dụng vốn đúng mục đích kinh doanh, thực hiện vay và trả tốt thì có thể tiếp cận được nhiều hơn đối với nguồn vốn đó. Tuy nhiên, nếu các DNVVN cố tình báo cáo sai lệch các thông tin, sử dụng vốn sai mục đích.. thì sẽ không thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. Các ngân hàng sẽ mất dần niềm tin đối với các DNVVN từ đó sẽ thắt chặt các biện pháp đảm bảo tiền vay. Như vậy thì sẽ càng hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các DNVVN.
Từ môi trường bên ngoài
Chính sách phát triển kinh tế của đất nước:
Chính sách phát triển kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN. Sự thay đổi các chính sách vĩ mô của nhà nước sẽ gây nên những biến động lớn đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.
Dựa trên cơ sở các đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước thì các doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu kinh doanh của mình, cân đối tài chính để xác định nhu cầu vay vốn ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu này để xác định cơ cấu tín dụng của mình một cách có hiệu quả nhất.
Hiện nay, các chủ trương chính sách vĩ mô của nhà nước thay đổi nhanh chóng đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu cũng tác động mạnh đến quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý là một hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến toàn bộ các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi một hệ thống pháp luật đồng bộ thì sẽ tạo ra được một hành lang an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng, nó như một hành lang pháp lý tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, an toàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh tế và có tính chất bắt buộc đối với tất cả các chủ thể kinh tế đó. Khi mà hệ thống pháp luật rắc rối, không đồng bộ thì sẽ gây ra những khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện các hợp đồng tín dụng và sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế.
Môi trường chính trị xã hội
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định đối với các nhà đầu tư. Khi nền chính trị ổn định thì nó sẽ tạo ra được sự tin tưởng lớn đối với các nhà đầu tư đặc biệt là đầu tư dài hạn. Khi đầu tư tăng lên, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh từ đó hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.
Những biến động bất ổn về chính trị- xã hội không những sẽ làm hạn chế đầu tư, hạn chế các khoản vay mới mà còn tác động tiêu cực đến những khoản vay cũ thông qua những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với hoạt động của các DNVVN và của ngân hàng.
Bên cạnh đó, các quan niệm xã hội về sự ưa thích cá nhân, về các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, sự biến động của môi trường có thể làm thay đổi các triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế nó sẽ ảnh hưởng đến họat động tín dụng của doanh nghiệp đó.
Thái độ của các cơ quan chính quyền cũng có ảnh hưởng lớn đến họat động của các DNVVN. Nó được thể hiện qua cách xử sự cũng như tinh thần phục vụ và hỗ trợ cho DNVVN. Thái độ của các phương tiện thông tin đại chúng cũng đóng góp tích cực vào sự chuyển biến thái độ tâm lý xã hội đối với các DNVVN.
Như vậy, khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNVVN chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố, không chỉ từ phía ngân hàng, từ phía DNVVN mà còn các yếu tố như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính trị, xã hội…chính vì vậy, để có thể tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN thì cần phải có sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn và chặt chẽ giữa tất cả các phía trong tổng thể đó.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TECHCOMBANK – HAI BÀ TRƯNG
2.1 Khái quát về Techcombank – Hai Bà Trưng
2.1.1 Giới thiệu chung về Techcombank
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - tên giao dịch quốc tế là Vietnam Technological and Commercial joint stock Bank - Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép số 0040/NH-GP cấp ngày 6 tháng 8 năm 1993 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỉ đồng, được chia thành 4000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu mệnh giá 5 triệu đồng. Cổ đông lớn nhất của ngân hàng là hãng hàng không Việt Nam với tổng số vốn góp là 6 tỉ đồng. Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp Nhà nước như Tổng công ty Da giầy, tổng công ty Dệt may và một số cá nhân...Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, ngân hàng đã từng bước xây dựng được lòng tin của dân chúng, các tổ chức, kinh tế trong và ngoài nước. Hội sở chính hiện nay của ngân hàng tại 70-72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Những mốc lịch sử quan trọng của Techcombank
Từ năm 1994 đến năm 1995, Techcombank tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng đồng thời thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn. Sang năm 1996, thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội, thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh, đồng thời tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng. Đến năm 1998 trụ sở chính của Techcombank được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. Và tháng 10 năm 1998 Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
Bước sang năm 1999 Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng và khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội. Đến năm 2000, Techcombank thành lập phòng giao dịch Thái Hà tại Hà nội. Sang năm 2001, tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Năm 2002, thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội. Cùng với đó là việc thành lập thêm 3 chi nhánh tại 3 thành phố lớn là: Chi nhánh Techcombank Hải Phòng tại Hải Phòng, Chi nhánh Techcombank Thanh Khê tại Đà Nẵng, Chi nhánh Techcombank Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2002 này, Techcombank tự hào là Ngân hàng Cổ phần Thương Mại có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Đồng thời cũng trong năm này vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng. Và chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng.
Năm 2003, Techcombank có ba mốc sự kiện quan trọng là: Thứ nhất Techcombank đã chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. Thứ hai, đã triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.Thứ ba đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động. Vốn điều lệ đã tăng lên 180 tỷ vào ngày 31/12/2003.
Năm 2004 có bốn mốc sự kiện đáng nhớ của Techcombank. Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng. Đến ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng, ngày 02/8/2004: tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng, ngày 26/11/2004: tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng, ngày 13/12/2004: ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.
Năm 2005, Techcombank mở rộng hoạt động đến một số Tỉnh và Thành phố trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 12/02 thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu. Sau đó 01 tháng, đúng vào ngày 12/02 Techcombank đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội). Tiếp đến ngày 21/07/2005, rồi ngày 28/09/2005, và 28/10/2005, Techcombank lần lượt tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng. Đến ngày 29/09/2005, khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus. Ngày 03/12/2005, nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.
Năm 2006, Techcombank đã tự hào nhận hai giải thưởng từ trong nước đến quốc tế. Đầu tiên là giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia, trao tặng ngày 15/01/2006. Đến tháng 2/2006, trong dịp tế Nguyên đán cổ truyền Việt Nam, Techcombank đã đón chào năm mới 2006 bằng việc cho phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân. Tiếp đến vào tháng 5/2006, Techcombank được nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao. Đây là một giải thưởng cao quý đối với tất cả cán bộ nhân viên của Techcombank, là một niềm tự hào, hãnh diện của Techcombank.
Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7. Đây là hai loại hình mới về lĩnh vực chăm sóc và giao tiếp với khách hàng, được Techcombank đầu tư để nâng cao hơn nữa. Đến tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s. Tiếp đến tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ.Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ. Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng. Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.
Năm 2007, có thể nói đây là năm phát triển mạnh mẽ nhất của dịch vụ thẻ, với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ với các loại. Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD và trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007. Cùng với đó, HSBC đã tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank. Năm này có một điểm đáng chú ý về cơ cấu tổ chức trong khối kinh doanh và tín dụng của Techcombank, với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân. Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06.
Đây là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng. Thông qua đó Ngân hàng có thể phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Năm này Techcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. Triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” đánh giá chất lượng dịch vụ của các giao dịch viên và điểm giao dịch của Techcombank.
Ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới: như các chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ nhà cung cấp; các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay. Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng.
Năm 2008, với nhiều mốc lịch sử quan trọng Techcombank đang dần khẳng định vị thế của họ trên thị trường NHTM tại Việt Nam. Đầu tháng 02/2008, nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn. Sau đó tháng 03/2008, ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit, tháng 05/2008, triển khai máy gửi tiền tự động ADM đồng thời triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC.
Tiếp đến từ tháng 06 đến tháng 10 là hàng loạt các sự kiện nhằm đánh bóng tên tuổi của Techcombank trên thị trường Việt nam. Tháng 06/2008 tài trợ cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2008, tháng 08/08/2008, ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC, tháng 09/2008, nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng, cùng với đó tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC tăng từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng. Tháng 09/2008, ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa.Ngày 19/10/2008, nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng.
Năm 2008 đã qua đi, với rất nhiều các sự kiện đáng nhớ và tự hào của Techcombank, bước sang năm 2009, Techcombank đang dần hoàn thiện hơn và nâng cao vị thế trên thị trường Ngân hàng. Năm 2009 với hai mốc sự kiện đáng chú ý, ngày 27/6/2009, Techcombank đã tăng vốn điều lệ đợt 1 năm 2009 lên 4.337 tỉ đồng, chưa đầy ba tháng sau, ngày 16/9/2009, tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2009 lên 5400,416710 tỉ đồng. Đồng thời phát hành 2.100 tỷ đồng trái phiếu.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Techcombank – Hai Bà Trưng
Sơ đồ tổ chức
Ban giám đốc gồm:
Giám đốc và 1 phó giám đốc chi nhánh
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng ngân quỹ
Phòng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp
Phòng dịch vụ ngân hàng cá nhân
Phòng giao dịch định công
Nhân viên hành chính nhân viên kế toán, tổ bảo vệ
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng gồm các giao dịch viên và kế toán giao dịch, thực hiện các giao dịch về tiền gửi, huy động tiết kiệm, các dịch vụ thẻ và tài khoản, phát vay sổ tiết kiệm.
Phòng ngân quỹ
Thực hiện thu chi tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ; giám định tiền thật, tiền giả; chuyển tiền mặt, séc du lịch; quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá; điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ ngân hàng.
Phòng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp
Đối tượng phục vụ: là tất cả các doanh nghiệp và công ty (gọi chung là khách hàng pháp nhân)
Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét thẩm tra để trình cấp có thẩm quyền quyết định về các khoản vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn, thực hiện các khoản bảo lãnh, thanh toán quốc tế và các hợp đồng mua bán ngoại tệ cho khách hàng pháp nhân.
Phòng có trách nhiệm thực hiện công tác phát triển và chăm sóc khách hàng bao gồm các hoạt động tiếp thị sản phẩm tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế với khách hàng pháp nhân, công tác điều tra thị trường về nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với nhóm khách hàng này, thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng theo yêu cầu của Ban Tổng giám đốc và Ban Giám đốc chi nhánh.
Phòng dịch vụ ngân hàng cá nhân
Đối tượng phục vụ: là tất cả các khách hàng cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể (gọi chung là khách hàng thể nhân)
Phòng chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp thị khách hàng và là đầu mối thực hiện các dịch vụ đối với các đối tượng trên , bao gồm
+ Các hoạt động tín dụng, bảo lãnh
+ Các dịch vụ phát triển thẻ, phát triển đại lý chấp nhận thẻ
+ Tiếp thị các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước
+ Các dịch vụ bán lẻ khác
Phòng có trách nhiệm phối hợp với các phòng, ban liên quan tại Hội sở và các Khối/ Chi nhánh/ Trung tâm trong công tác nghiên cứu thị trường và phát triển các sản phẩm mới về dịch vụ ngân hàng cá nhân của Techcombank, tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng và phát triển hệ thống các dịch vụ ngân hàng cá nhân tại chi nhánh.
Phòng giao dịch Định Công
Phòng trực thuộc chi nhánh Hai Bà Trưng và thực hiện các công việc của phòng dịch vụ khách hàng, ngân quỹ và phòng dịch vụ ngân hàng cá nhân.
Nhân viên hành chính, nhân viên kế toán và tổ bảo vệ
Nhân viên hành chính thực hiện quản lý cán bộ nhân viên trong ngân hàng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên của chi nhánh, thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ nhân viên; quản lý các nhiệm vụ về công tác hành chính; quản lý, mua sắm trang thiết bị cho chi nhánh; trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, telex, in ấn và fax
Nhân viên kế toán: quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác.
Tổ bảo vệ: thực hiện quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh, phục vụ, bảo vệ ngân hàng
2.1.3 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Techcombank – Hai Bà Trưng trong năm 2008 và 2009
Chi nhánh Techcombank – Hai Bà Trưng được thành lập và hoạt động từ năm 2008, đã và đang đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực của ngân hàng. Sau đây là một vài chỉ tiêu để đánh giá về hoạt động của Techcombank – Hai Bà Trưng :
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng, giúp ngân hàng mở rộng quy mô và chiếm lĩnh thị trường. Techcombank – Hai Bà Trưng cũng đang có những chuyển biến tích cực để huy động vốn đạt hiệu quả.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Techcombank – Hai Bà Trưng (theo loại tiền)
Đơn vị: Triệu VND
Năm
Tổng vốn huy động (VND )
Tỷ trọng (VND )
Tổng vốn huy động ( USD )
Tỷ trọng (USD)
2008
199,379.22
100%
82,221.43
100%
2009
166,128.40
83.3%
11,041.39
13.4%
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2008 – 2009 của Techcombank – Hai Bà Trưng
Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy, năm 2008 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Techcombank – Hai Bà Trưng là hơn 199 tỷ đồng. Đạt và vượt mức chỉ tiêu của Techcombank đưa ra là 150 tỷ đồng. Theo đó, có thể thấy rằng, hoạt động huy động vốn năm 2008 phát triển tốt, bởi đây là năm phát triển mạnh mẽ nhất của dịch vụ ngân hàng. Hoàng loạt các ngân hàng không chỉ riêng Techcombank đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội gửi tiền vào ngân hàng, như các dịch vụ tư vấn mua nhà, mua xe oto, thanh toán qua thẻ…Tuy nhiên, sang năm 2009 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh lại không đạt được chỉ tiêu đề ra, tổng nguồn vốn huy động bằng VND năm 2009 chỉ bằng 83.3% so với năm 2008, và với USD thì chỉ bằng 13.4%. Sự suy giảm về tổng nguồn vốn huy động có thể được giải thích bới tác động chính là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng phải cắt giảm các khoản vay, đồng thời NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến các NHTM gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn nhàn rỗi.
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Trong hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng thì Tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng cũng như nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường. Chi nhánh Techcombank – Hai Bà Trưng luôn chú trọng đến các sản phẩm cho vay có thời hạn ngắn và quy mô nhỏ. Đồng tiền cho vay chủ yếu là VND
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Hai Bà Trưng.doc