MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT 3
PHẢI TĂNG TĂNG CƯỜNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3
1.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng. 3
1.1.1. Khái niện, đặc điểm và tác dụng của thuế giá trị gia tăng. 3
1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 5
1.1.2.1. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: 5
1.1.2.2. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: 6
1.1.2.3. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: 6
1.1.2.4. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: 7
1.1.2.5.Hoàn thuế giá trị gia tăng. 7
1.2. kinh tế ngoài quốc doanh và sự cần thiết tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 8
1.2.1. Đặc điểm của kinh tế ngoài quốc doanh: 9
1.2.2. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta: 10
1.2.3. Quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 11
1.2.3.2. Quy trình xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế: 12
1.2.3.3. Quy trình xử lý miễn thuế, tạm giảm thuế: 13
1.2.3.4. Quy trình xử lý quyết toán thuế: 13
1.2.4. Sự cần thiết tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 14
CHƯƠNG 2 16
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG TRONG THỜI GIAN QUA 16
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng: 16
2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội và sự phát triển của các DN NQD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: 16
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế và của Tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Cao Bằng: 18
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng: 18
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 20
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: 21
2.2.1 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế: 21
2.2.2. Công tác quản lý các căn cứ tính thuế: 23
2.2.2.1. Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ: 23
2.2.2.2. Công tác quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào: 25
2.2.3. Công tác hoàn thuế, quyết toán thuế giá trị gia tăng: 27
2.2.3.1.Công tác hoàn thuế GTGT: 27
2.2.3.2. Công tác quyết toán thuế: 29
2.2.4. Công tác kiểm tra chống thất thu thuế: 30
2.2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: 31
2.2.5.2.Những mặt tồn tại trong công tác quản lý: 32
CHƯƠNG 3 36
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH 36
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN 36
TỈNH CAO BẰNG 36
3.1.Phương hướng nhiệm vụ của Cục Thuế Cao Bằng trong thời gian tới: 36
3.2.Một số kiến nghị nhằm tăng cường chính sách thuế GTGT: 37
3.2.1. Biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế: 38
3.2.2.2.Công tác quản lý kê khai thuế GTGT: 40
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra. 42
3.2.4. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ: 43
3.2.5. Một số kiến nghị khác. 43
3.2.5.1. Hoàn thiện chính sách thuế. 43
3.2.5.2. Đẩy mạnh công tác thi đua tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế: 44
3.2.5.3. Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống tin học: 44
Kết luận 46
Tài liệu tham khảo 47
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến nhằm tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích cực cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức. Nền kinh tế bước đầu có tích luỹ, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện. Tuy là một tỉnh vùng cao biên giới còn hạn chế về giao thông (duy nhất chỉ có đường bộ) nhưng có lợi thế về cửa khẩu. Trong 3 cửa khẩu lớn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, thì cửa khẩu Tà Lùng thuộc huyện Phục Hoà là cửa khẩu Quốc gia. Những năm qua, giao lưu hàng hoá giữa Cao Bằng với Trung Quốc không ngừng tăng lên, đã góp phần thúc đẩy thương mại, du lịch phát triển. Là một tỉnh miền núi Cao Bằng có nguồn tài nguyền khoáng sản, nguồn tài nguyên rừng khá phong phú có nguồn nước mặt tương đối dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn thuỷ điện tại chỗ góp phần điện khí hoá nông thôn. Ngoài ra Cao Bằng còn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá như: Thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh, khu di tích lich sử hang Pác Bó là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khu rừng Trần Hưng Đạo… là những tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Song bên cạnh những thuận lợi, những thế mạnh sẵn có về địa lý và tự nhiên thì Cao Bằng còn có những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Đó là một tỉnh miền núi, xa trung tâm Thủ đô cũng như các tỉnh lân cận, cho nên vấn đề giao lưu kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu nghèo nàn, trình độ dân trí chưa cao… Những điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như ngoài nước vào Cao Bằng. Đó là những trở ngại không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng trên địa bàn tỉnh.
* Sự phát triển của các DN NQD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng:
Từ đại hội đảng lần VI (1986) với chủ trương đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển nền kinh tế nước ta theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Sau đó tại các đại hội Đảng VII, VIII đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế tiếp tục được khẳng định.
Từ đó, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (gồm kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hộ kinh doanh) phát triển mạnh. Kinh tế ngoài quốc phát triển còn góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương khác của Đảng và nhà nước như: chủ trương xoá đói giảm nghèo, phân bố lại cơ cấu kinh tế, xoá dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược.
Từ năm 1990 khi quốc hội thông qua Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng. Cao Bằng từ năm 1990 đến năm 1999 số lượng các doanh nghiệp chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng. Nhưng từ năm 2000 đến nay với việc thực hiện luật doanh nghiệp mới chỉ trong 5 năm số lượng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã tăng lên 8 lần (161 Doanh ngiệp) so với năm 1990 đến năm 1999 và quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp này ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, do mới hình thành và phát triển nên phần lớn các cơ sở kinh doanh còn ở quy mô vừa và nhỏ. So với các Doanh nghiệp thuộc thanh phần kinh tế Nhà nước, trình độ công nghệ và trình độ quản lý của họ còn thấp, năng suất lao động chưa cao...
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế và của Tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Cao Bằng:
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng:
Cục Thuế Cao Bằng là một trong 61 Cục Thuế trong cả nước được thành lập theo quyết định số: 314 TC/QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ Tài Chính về việc thành lập Cục Thuế Nhà nước. Cục Thuế Cao Bằng ngoài đặc điểm là thực thực hiện nguyên tắc song trùng lãnh đạo (vừa đựơc sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Thuế về chuyên môn cũng như về chỉ tiêu giao thực hiện trong năm, vừa được sự lãnh đạo về nhiêù mặt của UBND tỉnh nơi Cục Thuế đóng trụ sở).
Khi mới thanh lập toàn ngành thuế Cao Bằng có hơn 200 cán bộ công chức, trong đó: trình độ đại học có 7 công chức, trình độ trung cấp có 42 công chức, số còn lại là công chức từ bộ đội chuyển ngành sang chưa qua đào tạo.Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển đến nay Ngành Thuế Cao Bằng có 311 Công chức trong đó: Trình độ đại học chiếm 29%; Trình độ trung cấp chiếm 68,75% Số chưa qua đào tạo chủ yếu ở bộ phận phục vụ chiếm 2,25%, cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh, từ văn phòng Cục đến các Đội Thuế đều có trụ sở làm việc cán bộ công chức yên tâm công tác và ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Công tác kiên toàn bộ máy luôn đựơc ngành quan tâm, Cục Thuế có 8 phòng chức năng chuyên môn hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ có 13 Chi cục Thuế Huyện, Thị xã,và hơn 100 Đội Thuế xã, phường luôn theo dõi tình hình kinh doanh trên địa bàn, trực tiếp tham mưu cho cho lãnh đạo các cấp về công tác quản lý thu thuế.
*Bộ máy lãnh đạo cục bao gồm:
-- 01 cục Trưởng : có nhiệm vụ chỉ đạo chung ngoài ra còn phụ trách trực tiếp phòng: Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng tổng hợp và dự toán; Phòng Hành chính quản trị.
-- 02 Cục phó được phân công như sau:
+ Phó Cục Trưởng I: Phụ trách khối thu: Phòng Quản lý doanh nghiệp; Phòng tuyên truyền và hỗ trợ.
+ Phó Cục Trưởng II: Phụ trách phòng Thanh tra; Phòng ấn chỉ; Phòng tin học và xử lý dữ liệu
*Sơ đồ bộ máy Cục Thuế Cao Bằng:
P.ấn chỉ
P.Thanh tra
P.Tuyên truyền & hỗ trợ
Cục Trưởng
Phòng tin học và xử lý dữ liệu
P.Quản lý doanh nghiệp
Phó cục TrưởngII
Phó cục Trưởng I
P.Tổ chức cán bộ
P.Tổng hợp & dự toán
P.Hành chính quản trị tài vụ
UBND Tỉnh
Tổng Cục Thuế
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Trước năm 2003, Tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng trực thuộc Phòng Nghiệp vụ chính sách thuế nay trực thuộc các chi cục.
Công việc của Tổ được bố trí như sau:
+ Tổ trưởng là người chỉ đạo chung trong tổ, có nhiệm vụ:
Báo cáo quyết toán, báo cáo công tác của tổ cho ban lãnh đạo chi cục và các phòng có liên quan.
Tổng hợp tờ khai thuế hàng tháng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế.
Tham mưu cho Chi cục trưởng giải quyết các chế độ chính sách thuế.
+ Tổ phó có nhiệm vụ:
- Làm công tác tổng hợp, báo cáo số thu tồn đọng của các doanh nghiệp thuộc tổ quản lý.
- Trực tiếp quản lý một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Lãnh đạo tổ giải quyết các công việc khi Tổ trưởng đi vắng.
- Tham gia trực tiếp thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế tại cơ sở.
+ Các cán bộ có nhiệm vụ: mỗi người quản lý một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, theo dõi, quản lý đối tượng nộp thuế, tiếp nhận và xử lý tờ khai đôn đốc đối tượng nộp thuế, xử lý hoá đơn, chứng từ , quyết toán thuế và thực hiện công tác thanh tra kiểm tra tại doanh nghiệp.
Qua cách bố trí, tổ chức cán bộ của Tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho thấy đã có sự phân công bố trí từng công việc cho từng cán bộ tương đối hợp lý, từng cán bộ được giao nhiệm vụ cụ thể. Chính vì vậy, công tác quản lý đối tượng nộp thuế được chặt chẽ, do đó hạn chế thất thu cho Ngân sách Nhà Nước và cùng góp phần phát huy được hết khả năng của từng cán bộ để hoàn thành kế hoạch được giao.
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng:
2.2.1 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế:
Muốn đạt thành tích tốt thì trước tiên phải quản lý tốt, chính vì vậy quản lý đối tượng nộp thuế là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình quản lý thuế. Nó có ý nghĩa quyết định đến nguồn thu ngân sách nhà nước và đến công tác kiểm tra tình hình thực hiện đúng pháp luật của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Ngay từ khâu đầu tiên nếu chúng ta quản lý tốt đối tượng nộp thuế sẽ là nền móng cho các khâu tiếp theo và sẽ làm tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước đồng thời làm giảm được con số thất thu về thuế do quản lý tốt đối tượng nộp thuế.
Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì tất cả các doanh nghiệp kinh doanh phải có nghĩa vụ đến cơ quan thuế để đăng ký, kê khai thuế, để qua đó cơ quan thuế sẽ nắm bắt được số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Đối với các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, sau khi luật doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực cùng với cơ chế mới được sửa đổi, nhiều cá nhân đã bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh thành lập doanh nghiệp để hoạt động. Hiện nay có hơn 300 doanh nghiệp đăng ký, kê khai nộp thuế (do phòng quản lý doanh nghiệp thuộc Văn phòng cục quản lý).Trong đó có 161 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Trong năm 2003 đến cuối năm 2004, Cục Thuế tỉnh Cao Bằng đã triển khai công tác kê khai đăng ký và cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cụ thể:
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
Số đơn vị thực tế kinh doanh
142
161
Số đơn vị đăng ký kinh doanh
154
165
Số đơn vị được cấp mã số thuế
145
165
Qua số liệu trên ta thấy: Số đơn vị đăng ký kinh doanh bằng với số đơn vị được cấp mã số thuế, điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã thực hiện đúng luật thuế giá trị gia tăng tức là khi doanh nghiệp nào đứng ra kinh doanh thì đồng thời doanh nghiệp đó cũng phải đăng ký thuế để nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước, do khi thành lập doanh nghiệp để được kinh doanh theo đúng pháp luật quy định thì phải hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục để Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh cấp phép thì mới được kinh doanh. Qua đó ta thấy được đã có sự phối hợp tốt giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với Cục thuế tỉnh, giữa Tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các phòng chức năng, như phòng tuyên truyền và hỗ trợ, phòng tổng hợp dự toán.
Cũng qua số liệu trên chúng ta thấy: trong năm 2003 số đơn vị đăng ký kinh doanh là 145 doanh nghiệp nhưng số doanh nghiệp thực tế kinh doanh chỉ là 142 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lớn hơn số doanh nghiệp thực tế kinh doanh là 3. Sang năm 2004 thì số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đã tăng lên 165 doanh nghiệp đồng thời số doanh nghiệp thực tế kinh doanh cũng tăng lên là 161 doanh nghiệp nhưng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vẫn lớn hơn số doanh nghiệp thực tế kinh doanh là 4
Qua quá trình đi thực tế tại đơn vị cùng sự phối hợp với các đội thuế của huyện, thị, các cơ quan chức năng khác, nguyên do số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lớn hơn số doanh nghiệp thực tế kinh doanh là do khi doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh nhưng chưa bước vào kinh doanh ngay mà xin nghỉ đến sang năm và do khi doanh nghiệp mới thành lập, do đặc điểm của ngành nghề xây dựng không phải lúc nào cũng được chọn làm thầu, hoặc trúng thầu chính vì vậy mà doanh nghiệp xin nghỉ để được xét giảm thuế, miễn thuế. Cũng có một số doanh nghiệp nghỉ kinh doanh để chuyển hướng kinh doanh hay khi doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề lĩnh vực hoạt động không tiến hành kê khai đăng ký lại, những doanh nghiệp kinh doanh với quy mô nhỏ lại chuyển lĩnh vực kinh doanh rất nhanh nên khó quản lý, nếu cơ quan thuế phát hiện họ mới chịu kê khai, đăng ký thuế và một số nguyên nhân khác.
Trong thực tế vẫn có những doanh nghiệp xin nghỉ kinh doanh để không phải nộp thuế nhưng thực tế doanh nghiệp đó vẫn tiến hành kinh doanh bình thường đó là các doanh nghiệp có trụ sở ở các huyện vùng sâu, vùng xa mà các cán bộ thuế trong tổ chưa có điều kiện đi hạch sát thực tế được, mặt khác cũng do có sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa cán bộ Cục và cán bộ Chi Cục Thuế huyện trong quản lý, kiểm tra, đôn đốc đối tượng nộp thuế, chính vì vậy đã làm thất thoát nguồn thu cho Ngân sách Nhà Nước.
2.2.2. Công tác quản lý các căn cứ tính thuế:
2.2.2.1. Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ:
Một trong những ưu điểm cơ bản của luật thuế GTGT là tác động, bắt buộc các doanh nghiệp tự giác thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ, không có hoá đơn mua bán hàng thì không được khấu trừ thuế đầu vào.
Từ năm 1999, khi thực hiện hai luật thuế mới nhu cầu sử dụng hoá đơn chứng từ của các doanh nghiệp đã tăng lên rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng phát sinh những vi phạm nghiêm trọng như :
- Sử dụng hoá đơn in giả mẫu của bộ tài chính để kinh doanh trốn thuế hoặc dùng để thanh toán, quyết toán tài chính trong các doanh nghiệp.
- Lập hoá đơn ghi liên 2 (là liên giao cho khách hàng) cao hơn liên 1 (liên được giữ lại đơn vị) sau khi bán hàng để chiếm đoạt tiền thuế thanh toán, quyết toán tài chính.
- Bán hóa đơn khống.
- Lập hoá đơn khống ( thực tế là không có giao dịch mua bán) thông đồng với đơn vị xuất khẩu để kê khai hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu.
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ, việc lập giao hoá đơn cho khách hàng của các cơ sở còn tuỳ tiện, không giao hoặc giao hoá đơn thì đòi nâng giá hoặc giao hoá đơn không hợp pháp để kinh doanh trốn thuế.
- Lợi dụng việc nhà nước tạo thuận lợi trong cấp giấy phép kinh doanh đã xuất hiện một số doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép thành lập, đã đăng ký thuế, mă số thuế và mua bán hoá đơn tại cơ quan thuế để sử dụng nhưng lại mang hoá đơn đi bán.
- Mua hoá đơn bán hàng dùng để kê khai khấu trừ khống tỷ lệ phần trăm thuế GTGT đầu vào.
Điển hình là một số doanh nghiệp như: Công ty TNHH Xuân Lý làm và sử dụng hoá đơn giả để kinh doanh trốn thuế; Công ty Xây dựng 1- 5 ...
Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ là một công việc thường xuyên và quan trọng của Tổ. Vì vậy muốn quản lý tốt công việc này đòi hỏi phải có sự kiểm tra, thực tế. Chính vì vậy mà hàng tháng Tổ đã cử cán bộ phối hợp với Phòng ấn chỉ trực tiếp xuống cơ sở để hướng dẫn ghi hoá đơn giá trị gia tăng, mở sổ và ghi sổ kế toán, tập hợp chứng từ vào bảng kê, hàng hoá vật liệu mua vào, bán ra và kê khai số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước, ngoài ra Cục thuế tỉnh còn phát các tài liệu có liên quan đến thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng nộp thuế đồng thời hướng dẫn cho họ biết cách quản lý sử dụng. Vì địa bàn kinh doanh nhỏ hẹp cùng với sự chấp hành quy định về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp kinh doanh, các chế độ về hoá đơn chứng từ đã được các doanh nghiệp chấp hành tốt, chính vì vậy mà trong năm 2004, tổng số hoá đơn đã nhận và gửi đi xác minh là 72 quyển, đã có kết quả xác minh là 58 quyển với tổng số tiền phạt hành chính là 56.850.000 đồng.
Nguyên nhân của việc vi phạm chế độ hoá đơn chứng từ là do phía cơ quan quản lý thu thuế, quản lý ấn chỉ hoá đơn chưa có quy trình chặt chẽ, công tác kiểm tra xác minh hoá đơn còn tiến hành chậm, không phát hiện kịp thời các sai phạm của đối tượng nộp thuế cùng với việc các doanh nghiệp đã không trung thực trong kê khai số thuế đầu ra, đầu vào được khấu trừ vì vậy đã làm thất thu cho Ngân sách Nhà Nước.
2.2.2.2. Công tác quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào:
Các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có trách nhiệm tự kê khai, xác định mức thuế phải nộp đúng theo quy định và chủ động nộp thuế vào kho bạc nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế.
Do đặc điểm của lĩnh vực xây dựng là khá phức tạp cùng với tính tự giác của doanh nghiệp chưa cao nên việc kê khai thuế đầu ra đầu vào là chưa hợp lý. Thực tế cho thấy có rất nhiều dấu hiệu tiêu cực đã xảy ra, vì ai cũng muốn lợi cho riêng mình mà bất chấp thủ đoạn, bên mua, bên bán cấu kết với nhau, bên bán cần có hoá đơn có số thuế thấp, bên mua cần có hoá đơn có số thuế cao, hoặc có trường hợp mua hàng hoá về không sử dụng cho mục đích kinh doanh nhưng vẫn kê khai sử dụng cho mục đích kinh doanh để được khấu trừ.
Dưới đây là một số doanh nghiệp điển hình vi phạm trong kê khai thuế đầu ra, đầu vào:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tên doanh nghiệp
Năm 2003
Năm 2004
Thuế GTGT đầu ra
Thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT phải nộp
Thuế GTGT đầu ra
Thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT phải nộp
DN XD Xuân Chung
204
280
- 76
300
428
- 128
Công ty TNHH Phú Quý 6
172
135
37
280
147
133
Khách Sạn Huy Hoàng
532
416
116
613
462
151
CTy XD Miền Đông
1233
871
326
901
1365
- 464
DN XD Trung Thành
238
235
3
546
528
18
Qua bảng số liệu trên ta thấy có một số doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra như: doanh nghiệp xây dựng Xuân Chung, trong năm 2003 có số thuế phải nộp là (- 76 triệu đồng), trong năm 2004, doanh nghiệp này có số thuế phải nộp là ( - 128 triệu đồng). Theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng thì những đơn vị có số thuế dầu vào lớn hơn số thuế đầu ra trong 3 tháng liên tục thì sẽ được xét hoàn thuế. Qua điều tra của cơ quan thuế thì thấy doanh nghiệp xây dựng Xuân Chung có số thuế phải nộp là ( - 76 triệu đồng) năm 2003 và ( - 128 triệu đồng) năm 2004 nhưng không phải trong 3 tháng liên tục nên không được hoàn thuế mà được khấu trừ vào các tháng tiếp theo tức là sẽ được trừ vào số thuế phải nộp của các tháng tiếp theo.
Ngoài ra còn có một doanh nghiệp nữa có số thuế đầu vào lớn hơn đầu ra là Công ty xây dựng Miền Đông thuế đầu vào là 1365 triệu đồng, thuế đầu ra là 901 triệu đồng, số thuế phải nộp là ( - 464 triệu đồng ).
Qua điều tra thì thấy doanh nghiệp này có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra trong 3 tháng liên tiếp nên doanh nghiệp này đã được hoàn thuế. Số tiền được hoàn là ( - 464 triệu đồng) còn Công ty TNHH Phú Quý 6 và Doanh nghiệp Trung Thành , Khách Sạn Huy Hoàng đều có số thuế giá trị gia tăng đầu ra lớn hơn số thuế giá trị gia tăng đầu vào, và số thuế mà 3 doanh nghiệp này nộp cho nhà nước mỗi năm đều tăng. Cụ thể đối với doanh nghiệp Phú Quý 6 năm 2004 thuế phải nộp là (133 triệu đồng), Khách Sạn Huy Hoàng năm 2004 số thuế phải nộp là (151 triệu đồng) doanh nghiệp Trung Thành năm 2004 thuế phải nộp là (18 triệu đồng), điều này chứng tỏ doanh nghiệp mỗi năm đều có doanh thu tăng nên số thuế nộp cho nhà nước càng cao.
Nhìn chung công tác quản lý kê khai thuế đầu ra, đầu vào để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi cán bộ thuế phải có chuyên môn cao, bên cạnh đó còn phải đi sâu tìm hiểu thực tế để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các sai phạm trong quy trình quản lý thuế.
2.2.3. Công tác hoàn thuế, quyết toán thuế giá trị gia tăng:
2.2.3.1.Công tác hoàn thuế GTGT:
Hoàn thuế giá trị gia tăng là một khâu quan trọng của luật thuế giá trị gia tăng trong việc khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng.
Thực hiện luật thuế GTGT và thông tư số: 93/1999/TT-BTC ngày 28/7/1999 của bộ tài chính hướng dẫn về hoàn thuế GTGT trong 5 năm 2000 2004 của cục thuế Cao Bằng đã giải quyết hoàn thuế GTGT cho 88 lượt đơn vị, với số tiền hoàn trên 12.493,6 triệu đồng .
Cụ thể:
Tình hình hoàn thuế GTGT từ 2000 - 2004 của Cục Thuế Tỉnh Cao Bằng
Chỉ tiêu
số DN có hồ
sơ đề nghị hoàn thuế
Số tiền đề nghị hoàn thuế (triệu đồng)
Số DN đã
được hoàn
thuế
Số tiền đã
hoàn thuế (triệu đồng)
Năm 2000:- Doanh nghiệp QD
- Doanh nghiệp NQD
2
0
43.505
0
2
0
43.505
0
Năm 2001:- Doanh nghiệp QD
- Doanh nghiệp NQD
3
2
103,2
2.839,4
3
2
103,2
2.839,4
Năm 2002:- Doanh nghiệp QD
- Doanh nghiệp NQD
13
16
2.367,59
1.580,41
13
14
2.367,59
1.580,41
Năm 2003: - Doanh nghiệp QD
- Doanh nghiệp NQD
12
24
2.543,2
3.018,5
12
21
2.410.142
174.789
Năm 2004: - Doanh nghiệp QD
- Doanh nghiệp NQD
13
8
4.077.618
1.115.659
13
8
4.077.618
1.115.659
Để đảm bảo hoàn thuế cho các Doanh nghiệp được kịp thời và chặt chẽ đúng chính sách, Cục Thuế Cao Bằng đã phổ biến công khai Quy trình hoàn thuế và đối tượng hoàn thuế để các doanh nghiệp được biết và thực hiện, nhìn ,chung tình hình hoàn thuế GTGT cho các Doanh nghiệp thời gian qua được tiến hành đúng quy định, không gây phiền hà cho các Doanh nghiệp.
Hàng năm thông qua công tác thẩm định hồ sơ xin hoàn thuế, Cục thuế sẽ trả lại hồ sơ chưa đủ điều kiện. Trong năm 2000 đến năm 2004 số dơn vị do phòng quản lý thu quản lý có 93 hồ sơ, trong đó 8 hồ sơ chưa đủ điều kiện bị trả lại với số tiền xin hoàn là 682,4 triệu đồng, đối với các hồ sơ đã dủ thủ tục theo quy định cơ quan thuế đã giải quyết hoàn thuế trong 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ xin hoàn thuế.
Việc tổ chức hoàn thuế giá trị gia tăng đã thúc đẩy doanh nghiệp tổ chức việc hạch toán kế toán chính xác hơn số thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào với từng mức thuế suất khi mua bán hàng hoá vật liệu, vì vậy các doanh nghiệp đã chú ý quan tâm nhiều hơn đến hoá đơn, chứng từ, các chỉ tiêu trên hoá đơn giá trị gia tăng để được quyền khấu trừ và hoàn thuế.
Trong thời gian từ năm 2000 đến 10/2003 việc xử lý hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo trình tự “Hoàn thuế trước – Kiểm tra sau”. Việc quy định như vậy đã tạo ra kẽ hở cho đối tượng nộp thuế không trung thực, lợi dụng rút tiền của Ngân sách Nhà Nước. Nếu không bị phát hiện thì đơn vị sẽ chiếm đoạt tiền của Ngân sách Nhà Nước.Do vậy để tránh thất thoát Ngân sách, Cục Thuế đã chỉ đạo các phòng quản lý thu thực hiện một số biện pháp tăng cường quản lý và hạn chế tối đa thất thoát về thuế như: Yêu cầu đơn vị được hoàn thuế gửi toàn bộ hoá đơn, chứng từ đầu vào và đầu ra để xác minh kiểm tra sau hoàn thuế. Trong5 năm 2000 - 2004 Cục thuế đã tiến hành kiểm tra sau hoàn thuế, qua kiểm tra phát hiện và đã thu hồi 55,8 triệu đồng, các dạng vi phạm chủ yếu là bán hàng không xuất hoá đơn, để tồn kho khống không kê khai thuế đầu ra đầy đủ dẫn đến số thuế phải nộp âm để được hoàn thuế hoặc kê trùng thuế đầu vào, mua bán khống hoá đơn để hợp thức hoá đầu vào, ghi giá bán thấp hơn giá thực tế...
Qua kết quả kiểm tra sau hoàn thuế đã phát hiện ra 2 doanh nghiệp vi phạm, đó là các doanh nghiệp xây dựng: Công ty xây dựng Công trình Miền Đông số truy hoàn là 464.000.000 đ, Công ty Thương mại Thu Công số truy hoàn là 27.19200 đ, sau khi kiểm tra, cán bộ thuế thấy hoá đơn kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào của một số mặt hàng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng và một số mặt hàng không rõ nguồn gốc vì vậy sau khi tiến hành điều tra và thẩm định lại kết quả đã thu hồi lại 24.340.000 đ của Công ty xây dựng Công trình Miền Đông và 17.078.980 đ của Công ty Thương Mại Thu Công . Hiện nay vẫn có các doanh nghiệp lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế của Nhà Nước và hiện tượng dùng hoá đơn giả để xin hoàn thuế vẫn còn xảy ra… Việc kiểm tra xác minh hoá đơn chỉ được phần nào cho nên công tác hoàn thuế hiện đang là vấn đề nan giải, làm thế nào để vừa hoàn thuế đúng, đủ, vừa không gây thất thu cho Ngân sách Nhà Nước là một câu hỏi lớn đối với ngành thuế.
2.2.3.2. Công tác quyết toán thuế:
Theo quy định thì các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ tự quyết toán thuế khi năm tài chính kết thúc. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm, doanh nghiệp kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà Nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp ở kỳ tiếp theo. Năm 2003, Tổ đã nhận được gần hết các báo cáo quyết toán của các doanh ngoài quốc doanh nhưng số còn phải nộp vẫn còn tương đối lớn dù doanh nghiệp đã có tự giác hơn trong việc kê khai và nộp thuế. Cụ thể:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
Số đơn vị
142
161
Số thuế phải nộp
9.240
10.120
Số đã nộp
5.980
8.247
Số còn phải nộp
3.260
1.873
Tỷ lệ %
35,28
18,51
Năm 2003 kết quả kiểm tra 142 doanh nghiệp quyết toán thuế đã xác định số thuế phải thu thêm 3.260 trđ. Tỷ lệ % là (35,28 ). Sang năm 2004 kết quả kiểm tra 161 doanh nghiệp xác định số thuế phải thu thêm là 1.873 trđ, tỷ lệ % (18,51 ). Qua con số trên ta thấy tỷ lệ % số còn phải nộp có chiều hướng giảm nhưng không đáng kể . Điều này cho thấy các doanh nghiệp bắt đầu nâng cao được ý thức trong việc nộp thuế giá trị gia tăng và luật thuế giá trị gia tăng đang dần đi vào nề nếp.
2.2.4. Công tác kiểm tra chống thất thu thuế:
Quy trình quản lý mới, quy trình tự tính, tự khai và tự nộp thuế vào kho bạc nhà nước đòi hỏi tính tự giác cao của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo luật định. Do vậy mà vai trò của công tác thanh tra thuế trở nên hết sức quan trọng, buông lỏng công tác thanh tra sẽ dẫn tới thất thu thuế và không thể ngăn chặn được các hành vi trốn thuế.
Trọng tâm của công tác kiểm tra, thanh tra các đối tượng nộp thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng gồm: Kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra sau hoàn thuế, miễn giảm thuế, và kiểm tra thực hiện hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong năm 2004 kiểm tra được 19 doanh nghiệp ngoài quốc doanh truy thu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và phạt là 207,356 triệu đồng. Kiểm tra sau hoàn thuế 25 doanh nghiệp thu hồi số tiền hoàn là 28,5 triệu đồng.
Tuy nhiên nhiều chi cục vẫn chưa quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra như : Chi Cục thuế Hà Quảng, Trùng Khánh... nên hiệu quả quản lý và kết quả thu còn thấp, tình trạng thất thoát thuế còn sảy ra, chất lượng ghi chép sổ sách chưa đạt yêu cầu. Số lượng cán bộ thanh tra của toàn ngành thuế chiếm khoảng 10% tổng số cán bộ, với số lượng như vậy để có thể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a19.doc