MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 3
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG 3
1.1. Khái quát về Ngân hàng Thương Mại 3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Ngân hàng Thương Mại 3
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 6
1.2. Chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại: 10
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng 10
1.2.1.2. Phân loại tín dụng: 11
1.2.2. Chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mại 14
1.2.2.1. Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu 14
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tín dụng: 15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng 27
1.3.1. Nhân tố chủ quan 27
1.3.1.1. Nội dung và phương pháp phân tích tín dụng 27
1.3.1.2. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng 28
1.3.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc phân tích tín dụng: 29
1.3.2. Nhân tố khách quan 29
1.3.2.1. Chất lượng thông tin: 29
1.3.2.2. Đạo đức của người đi vay 30
1.3.2.3. Các quy định của pháp luật 30
1.3.2.4. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật 31
1.3.2.5. Các nhân tố bất khả kháng 31
CHƯƠNG II: 33
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 33
2.1. Khái quát về Sở giao dịch - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 33
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức – Nhân sự: 35
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu: 36
2.1.3.1. Huy động vốn: 36
2.1.3.2.Cho vay vốn 38
2.1.3.3.Thanh toán quốc tế 38
2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng của Sở giao dịch 39
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch 39
2.2.2.Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại Sở giao dịch 40
2.2.2.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn: 41
2.2.2.2. Thẩm định các điều kiện vay vốn 43
2.2.2.3. Phân tích, thẩm định tín dụng: 44
2.2.2.4. Kiểm tra kết quả phân tích và đưa ra kết luận: 48
2.2.2.5. Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng: 48
2.2.2.6. Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới 49
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng phân tích tín dụng của Sở giao dịch 56
2.3.1. Kết quả đạt được: 56
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 58
2.3.2.1. Hạn chế 58
2.3.2.2. Nguyên nhân: 58
a. Nguyên nhân chủ quan: 58
b. Nguyên nhân khách quan: 59
CHƯƠNG III: 62
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 62
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng phân tích tín dụng của Sở 62
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng: 63
3.2.1. Thực hiện đầy đủ quy trình phân tích tín dụng với mọi khách hàng để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và không phát sinh nợ quá hạn 63
3.2.2. Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin phục vụ cho việc phân tích 64
3.2.3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tín dụng: 65
3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ phân tích tín dụng 67
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân vốn 69
3.2.6. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho phân tích 69
3.3. Đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phân tích tín dụng: 70
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 70
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính và cơ quan chức năng 71
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 71
3.3.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp 72
KẾT LUẬN 73
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Sở giao dịch, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng
1.3.1. Nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Nội dung và phương pháp phân tích tín dụng
Có thể nói trong quy trình phân tích tín dụng thì nội dung phân tích đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi Ngân hàng tùy thuộc vào chính sách tín dụng, vào đăc điểm hoạt động riêng, sẽ đưa ra nội dung phân tích tín dụng phù hợp và cụ thể. Để có được chất lượng phân tích tốt thì nội dung phân tích phải ngắn gọn nhưng cũng vẫn phải đầy đủ các chỉ tiêu để có thể phản ánh đúng được năng lực tín dụng, từ đó mới đưa ra quyết định đúng đắn, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh nội dung phân tích, phương pháp được các cán bộ tín dụng sử dụng để phân tích cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng. Nhưng các phương pháp phân tích phải được sử dụng một cách linh hoạt chứ không cứng nhắc chỉ sử dụng một phương pháp nhất định để phân tích đối với mọi khoản tín dụng. Các khoản tín dụng có mục đích vay khác nhau, khách hàng có đặc thù khác nhau, áp dụng trong những lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì sẽ có những phân tích khác nhau để phù hợp với nó. Việc sử dụng phương pháp phân tích nào, thực hiện ra sao đòi hỏi người phân tích phải có trình độ chuyên môn, ứng phó nhanh, biết kết hợp giữa các phương pháp để có được kết quả tốt nhất.
1.3.1.2. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng:
Chất lượng phân tích tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của người phân tích. Nếu cán bộ tín dụng có năng lực kém thì dù thông tin của doanh nghiệp có cung cấp đầy đủ, chính xác thì hoạt động phân tích cũng chỉ cho chất lượng thấp. Điều này sẽ khiến Ngân hàng đối mặt với những rủi ro lớn trong việc thu hồi những khoản nợ do không đánh giá hết được năng lực chi trả, không đánh giá đúng các khoản tài sản đảm bảo của khách hàng. Ngược lại, cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao sẽ cho kết quả phân tích nhanh chóng, chính xác hơn, góp phần tiết kiệm thời gian cũng như chi phí trong khi phân tích. Hơn nữa, với cán bộ tín dụng có trình độ tốt và nhiều kinh nghiệm, họ dễ dàng nhận ra những sai sót, gian lận trong các thông tin thu thập được về tình hình của khách hàng, từ đó có những biện pháp xử lí nhanh chóng, kịp thời, nâng cao chất lượng tín dụng.
Tín dụng là một hoạt động nhạy cảm và có nhiều rủi ro đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ có trình độ, chuyên môn cao mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, công tâm khi tiến hành phân tích. Chỉ cần cán bộ tín dụng câu kết với khách hàng, bỏ qua một vài chi tiết nhỏ nhặt cũng có thể khiến Ngân hàng rơi vào tình trạng vỡ nợ, rủi ro tín dụng là rất cao. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích tín dụng.
1.3.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc phân tích tín dụng:
Càng ngày, các yếu tố vật chất, khoa học kĩ thuật càng trở thành một nhân tố quan trọng, nhất là trong thời đại Khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Việc thu thập, xử lí và khai thác các thông tin sao cho chính xác, rút ngắn thời gian, giảm chi phí phân tích, tăng độ tin cậy yêu cầu Ngân hàng phải có một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, hiện đại, bắt nhịp với tốc độ phát triển của công nghệ. Khi cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục vụ cho công tác phân tích tín dụng nghèo nàn, lạc hậu sẽ tác động không tốt tới chất lượng của phân tích tín dụng. Hệ thống máy tính, trung tâm lưu trữ thông tin, các phần mềm quản lí, phân tích và đánh giá thông tin là những yếu tố kĩ thuật phục vụ cho quá trình phân tích. Nếu cán bộ Ngân hàng không có được sự hỗ trợ của các phương tiện này, sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn tới những nhầm lẫn, sai sót không đáng có.
1.3.2. Nhân tố khách quan
1.3.2.1. Chất lượng thông tin:
Chất lượng thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu tới việc phân tích tín dụng. Thông tin được sử dụng đòi hỏi phải chính xác, trung thực và kịp thời, phù hợp với các chỉ tiêu phân tích. Nếu Ngân hàng không nắm bắt được những thay đổi bất thường trong thu nhập hoặc hàng tồn kho… sẽ dẫn đến rủi ro rất cao. Thông tin đầy đủ, chính xác là cơ sở để cán bộ phân tích đưa ra được những kết luận đúng đắn,từ đó có quyết định phù hợp.
Tuy nhiên, cán bộ Ngân hàng không chỉ phân tích những thông tin do doanh nghiệp cung cấp mà còn cần tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau như: thông tin về doanh nghiệp đã được lưu trữ tại Ngân hàng, từ trung tâm thông tin tín dụng CIC hoặc những thông tin có được qua quá trình tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với khách hàng. Việc phân tích đạt được chất lượng cao hay thấp cũng phụ thuộc vào sự không ngoan, biết chọn lọc thông tin của cán bộ tín dụng và phải kiểm tra, xác minh tính đúng đắn của các thông tin thu thập được
1.3.2.2. Đạo đức của người đi vay
Hầu hết những thông tin Ngân hàng có được về khách hàng đều do khách hàng cung cấp, vì vậy tính chính xác, trung thực và cập nhật phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Có những thông tin sai lệch do khách hàng không cố ý như doanh nghiệp đưa ra báo cáo tài chính không chính xác vì kế toán viên có trình độ chuyên môn kém….Nhưng cũng có nguyên nhân do chính khách hàng cố ý đưa sai lệch để đạt được mục đích vay tín dụng của mình. Ví dụ: dù làm ăn thua lỗ nhưng trong báo cáo kết quả kinh doanh vẫn là số dương, hay cố tình đưa ra phương án nợ vay hợp lý nhưng thực tế lại đem số tiền Ngân hàng cho vay sử dụng vào mục đích khác có mức độ rủi ro cao hơn…Vấn đề đạo đức không phải là hiếm và cũng là một vấn đề khá khó khăn mà các Ngân hàng luôn phải đối mặt. Do vây, cán bộ tín dụng cần phải hết sức chú ý kiểm tra, xác minh tính trung thực của các thông tin do khách hàng cung cấp.
1.3.2.3. Các quy định của pháp luật
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tín dụng thì pháp luật, quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước đối với quy trình cho vay và phân tích tín dụng cũng là một nhân tố quan trọng. Các Ngân hàng thương mại khi phân tích tín dụng đều phải tuân thủ các quy định để đảm bảo có sự thống nhất về quy cách và điều kiện cho vay cũng như kết quả phân tích được trung thực chính xác. Trên thực tế nhiều Ngân hàng không tuân thủ đầy đủ các quy định trong quá trình phân tích, cố tình cho vay những khoản vay có nhiều rủi ro, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, mọi sự biến động của Ngân hàng này có thể kéo theo sự biến động của Ngân hàng khác, dẫn tới sự biến động của nền kinh tế. Vì vậy, chính sách tốt cùng quy định chặt chẽ đối với hoạt động cho vay, quy trình phân tích sẽ góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại.
1.3.2.4. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Khoa hoc kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động phân tích tín dụng của Ngân hàng. Khi áp dụng được những công nghệ mới, hiện đại, Ngân hàng sẽ có được quá trình phân tích nhanh chóng và chính xác hơn. Ngoài ra, hệ thống thông tin phát triển sẽ giúp cho việc lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp được đầy đủ hơn, giúp Ngân hàng có thể tra cứu dễ dàng, ít tốn thời gian và tiền bạc hơn. Nhờ vậy, sẽ nâng cao được chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng.
1.3.2.5. Các nhân tố bất khả kháng
Trong điều kiện các thông tin được cung cấp đầy đủ, minh bạch, chính xác, trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích tín dụng cao thì không phải lúc nào chất lượng phân tích tín dụng cũng được đảm bảo. Vì chúng ta không thể đo lường hết được các rủi ro nằm ngoài kiểm soát, những biến động bất thường của nền kinh tế. Những dự tính về phương án kinh doanh có lãi của Ngân hàng đã được cán bộ tín dụng thẩm định là khả thi nhưng do nguyên nhân nào đó dẫn đến sự biến động thị trường, hoặc thiên tai xảy ra làm doanh nghiệp mất khả năng chi trả thì Ngân hàng cũng phải gánh chịu thiệt hại nặng nề. Khi đó, chất lượng phân tích tín dụng khó có thể đảm bảo là tốt hay xấu.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Sở giao dịch - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch
Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của chính bản thân ngân hàng
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở giao dịchI không làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Tên tiếng Anh: Banking Operations Center Of Vietnam Bank For Agriculture and rural development.
Sở giao dịch hiện có 8 phòng chức năng và 3 phòng giao dịch thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại và là một trong những chi nhánh luôn dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng lớn nhất Việt Nam
2.1.2. Cơ cấu tổ chức – Nhân sự:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch gồm:
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch
Trong đó, phòng tín dụng Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được sắp xếp tổ chức theo cơ cấu như sau:
Trưởng phòng
Nhân viên
Phó trưởng phòng
Nhân viên
Nhân viên
Phó trưởng phòng
Nhân viên
Nhân viên
Bảng 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng tín dụng
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu:
2.1.3.1. Huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam tính đến 31/12/2007 tăng đáng kể so với cùng kỳ các năm trước, cụ thể, tổng nguồn vốn huy động đạt 10.990 tỷ đồng, tăng 2.770 tỷ đồng (tăng 33,7%) so với 31/12/2006. Đạt 114,5% so với chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2007 của NHNo Việt Nam giao. Trong đó, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 9.232 tỷ đồng.
- Phân tích cơ cấu theo thành phần kinh tế:
+ Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 2.615 tỷ đồng, chiếm 28,3% tổng nguồn vốn
+ Nguồn vốn của các tổ chức đạt 6.617 tỷ đồng, chiếm 71,7% tổng nguồn.
- Phân tích cơ cấu theo loại tiền huy động:
+ Nguồn vốn nội tệ đạt 7.472 tỷ đồng, chiếm 81% trong tổng nguồn vốn
+ Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi đạt 1.760 tỷ đồng (bao gồm 104,45 triệu USD và 3,1 triệu EUR), chiếm 19% tổng nguồn vốn
Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
2.1.3.2.Cho vay vốn
Tổng dư nợ đạt 4.290 tỷ đồng, tăng 1.357 tỷ đồng (tăng 46,3%) so với 31/12/2006. Đạt 114,5% so với chỉ tiêu kế hoạch NHNo Việt Nam giao. Riêng 6 tháng đầu năm 2007, tổng dư nợ đạt 3.343 tỷ đồng. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nội ngành đạt 307,5 tỷ đồng. Trong đó:
- Phân theo thời gian:
+ Dư nợ ngắn hạn: 896 tỷ đồng, chiếm 26,8% trong tổng dư nợ. Trong đó, Công ty Chứng khoán NHNo giảm 300 tỷ đồng, các doanh nghiệp ngoại ngành tăng 214,3 tỷ đồng
+ Dư nợ trung, dài hạn: 2.447 tỷ đồng, chiếm 73% tổng dư nợ
- Phân loại theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ: 1.582 tỷ đồng, chiếm 47,3% tổng dư nợ cho vay
+ Dư nợ ngoại tệ: 109,1 triệu USD (tương đương 1.760 tỷ đồng), chiếm 52,7% tổng dư nợ
+ Nợ quá hạn đến 30/6/2007 là 6,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,18% tổng dư nợ, giảm 0,03% so với đầu năm
+ Nợ xấu (nhóm 3,4,5) đến 30/6/2007 là 8,1 tỷ đồng, chiếm 0,24% tổng dư nợ. So với 31/12/2006, nợ xấu tăng 2,9 tỷ đồng (0,06%)
2.1.3.3.Thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch nói chung là tốt và có sự phát triển bền vững trong 3 năm gần đây, cụ thể:
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch
(đơn vị: triệu đồng)
Năm
2005
2006
6 tháng
Đầu 2007
Thanh toán hàng nhập khẩu
188
470,5
493,4
Thanh toán hàng xuất khẩu
14,5
37
73,92
Mua - Bán ngoại tệ
315
840
480
Chi trả kiều hối
14,75
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch
2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng của Sở giao dịch
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch
- Doanh số cho vay đến 31/12/2007 là 4.960 tỷ đồng, tăng 1.900 tỷ đồng so với 31/12/2007 (tỷ lệ tăng 62,1%). Trong đó
+ Doanh số cho vay ngắn hạn là 4.136 tỷ đồng, chiếm 83,4% trong tổng doanh số cho vay. Tăng 1.777 tỷ so với năm 2006.
+ Doanh số cho vay trung hạn, dài hạn là 824 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,6% trong tổng doanh số cho vay. Tăng 123 tỷ so với năm 2006.
+ Doanh số cho vay ngoại tệ là 1.548 tỷ đồng (tương đương 96,1 triệu USD), chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng doanh số cho vay.
+ Doanh số cho vay bằng 3.412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,8% trong tổng doanh số cho vay.
+ Doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm cả các công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần Nhà nước chiếm cổ phần chi phối) là 1.457 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,4%.
+ Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 2.204 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,4%.
+ Doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân là 1.300 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,2% trong tỏng doanh số cho vay.
- Doanh số thu nợ đến 31/12/2007 là 3.605 tỷ đồng, tăng 1.413 tỷ đồng so với 31/12/2006 (tỷ lệ tăng 65%). Trong đó doanh số thu nựo ngaọi tệ là 1.191 tỷ đồng (tương đương 74 triệu USD), chiếm tỷ trọng 33% trong tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ bằng VND là 2.414 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67% trong tổng doanh số thu nợ.
- Tổng dư nợ đến 31/12/2007 đạt 4.290 tỷ đồng, tăng 1.357 tỷ đồng so so với 31/12/2006, tỷ lệ tăng 46,3% (nếu loại trừ dư nợ cho vay doanh nghiệp nội ngành 80,6% tỷ đồng thì dư nợ cho vay ccs doanh nghiệp khác và cá nhân là 4.209 tỷ đồng (tăng 1.792 tỷ đồng so với 2006), đạt 112,4% so với kế hoạch tăng trưởng trung ương giao và Sở giao dịch giao. Bình quân dư nợ 143 tỷ đồng/CBTD. Trong đó:
+ Dư nợ cho vay ngắn han: 1.895 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,2% trong tổng dư nợ. So với 31/12/2006, dư nợ cho vay ngắn hạn giảm 976 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 34%.
+ Dư nợ cho vay trung hạn: 167 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,9% trong tổng dư nợ. So với 31/12/2006, dư nợ cho vay trung hạn giảm 86%, tỷ lệ giảm 34%.
+ Dư nợ cho vay dài hạn: 2.228 tỷ trọng 51,9 trong tổng dư nợ. so với 31/12/2006, dư nợ cho vay dài hạn tăng 167 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 26,5%.
+ Dư nợ cho vay ngoại tệ là 1.695 tỷ đồng (tương đương 105 triệu USD), chiếm tỷ trọng 39,5% trong tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước là 2.595 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,5% trong tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm cả các công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần Nhà nước chiếm chổ phần chi phối) là 2.569 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60% trong tổng dư nợ. Giảm 24 tỷ so với 31/12/2006
+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,3% trong tổng dư nợ. Tăng 745,4 tỷ so với 31/12/2006
+ Dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân là 721 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 216,7% trong tổng dư nợ cho vay. Tăng 635,5 tỷ đồng so với 31/12/2006.
2.2.2.Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại Sở giao dịch
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, quy trình phân tích tín dụng của Sở giao dịch cũng gồm 4 bước chính như đã được nêu ở chương I, nhưng để phản ánh được rõ nét và cụ thể hơn về thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại đây, ta có thể chia quy trình phân tích thành một số bước như sau:
2.2.2.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:
Khi khách hàng đến vay vốn tại Sở giao dịch, cán bộ tín dụng có trách nhiêm giải thích và hướng dẫn những quy định về cho vay cũng như việc lập hồ sơ vay vốn.
Nếu khách hàng lần đầu tiên đến vay vốn tại Sở giao dịch thì cán bộ tín dụng phải hướng dẫn đầy đủ những quy định vay của NHNo cho khách hàng, đồng thời yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để tiến hành phân tích và đưa ra quyết đinh cho mối quan hệ tín dụng.
Nếu khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng với Sở, cán bộ tín dụng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin, hoàn thiện thêm hồ sơ (nếu cần)
Thông thường để lập một bộ hồ sơ cho vay, khách hàng cần gửi đến Sở các vấn đề sau
a. Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.
- Hồ sơ pháp lý: Tùy theo loại hình doanh nghiệp nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi đến NHNo nơi cho vay các loại giấy tờ sau (bản sao có công chứng) sau:
+ Quyết định thành lập
+ Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân)
+ Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng Giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng; quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã;
+ Đăng ký kinh doanh;
+ Giấy phép hành nghề (nếu có)
+ Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
+ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh);
+ Các thủ tục về kế toán theo quy định của Ngân hàng.
- Hồ sơ kinh tế
+ Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ;
+ Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất;
- Hồ sơ vay vốn
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống
+ Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn)
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định
b. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác
- Hồ sơ pháp lý
+ Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh
+ Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác)
+ Giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có)
- Hồ sơ vay vốn
+ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản
* Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn
+ Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định ở trên)
* Giấy đề nghị vay vốn
* Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
* Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định
Ngoài các hồ sơ đã quy định ở trên, đối với:
+ Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn phải có thêm:
* Biên bản thành lập tổ vay vốn
* Hợp đồng làm dịch vụ
+ Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp, phải có thêm: Hợp đồng làm dịch vụ.
+ Doanh nghiệp vay để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân phải có thêm:
* Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán
* Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay
c. Khách hàng vay nhu cầu đời sống.
- Giấy đề nghị vay vốn
Riêng khách hàng là người hưởng lương vay vốn nhu cầu đời sống phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập. NHNo nơi cho vay có thể thỏa thuận với người vay vốn và các cơ quan quản lý nói trên về việc người vay ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trả nợ cho NHNo Việt Nam từ các khoản thu nhập
+ Hồ sơ bảo đảm quyền vay theo quy định (nếu phải thực hiện vay vốn có bảo đảm bằng tài sản)
Để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tài chính, các báo cáo tài chính phải là bản chính hoặc photo có dấu và xác nhận “sao y bản chính” của đơn vị phát hàng. Các số liệu trong báo cáo tài chính kế toán phải đảm bảo tính công bằng và phù hợp trong quan hệ với các báo cáo tài chính khác.
2.2.2.2. Thẩm định các điều kiện vay vốn
Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn
a. Kiểm tra hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn kiểm tra thêm các vấn đề như: Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các bên qua biên bản / hợp đồng liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh (nếu có); xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các chức danh trong doanh nghiệp…
b. Kiểm tra mục đích vay vốn: Cán bộ tín dụng cần kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay hay không, mục đích vay vốn có hợp pháp không bằng cách đối chiếu với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ
Điều tra thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh dự án đầu tư:
a. Với khách hàng vay vốn: Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu thêm thông tin về: ban lãnh đạo, tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, đánh giá tài sản, nợ vay… bằng cách đi thực tế tại nơi sản xuất hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng…
b. Với phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư: Cán bộ tín dụng tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm mà phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư tạo ra, khả năng quản lý và thực hiện của chủ dự án…thông qua các nhà cung cấp hàng hóa, thiết bị, các nhà tiêu thụ sản phẩm, phương tiện thông tin,…
Kiểm tra xác minh thông tin:
Cán bộ tín dụng có thể xác minh thông tin mà mình thu thập được bằng cách xem lại hồ sơ trước đây của khách hàng tại chính NHNo hay qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
2.2.2.3. Phân tích, thẩm định tín dụng:
a. Khái quát tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng thông qua các khoản mục
- Kết quả kinh doanh năm trước, quý trước, nhận xét, đánh giá về nguyên nhân lãi lỗ
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Đối chiếu với mức vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét về sự tăng giảm vốn chủ sở hữu (nếu có)
- Tình hình công nợ của doanh nghiệp: Nợ các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác.
- Tình hình thanh toán với người mua, người bán: Cán bộ tín dụng phải đi sâu phân tích những khoản phải thu từ người mua, phải trả đối với người bán để xác định phần doanh nghiệp đi chiếm dụng và phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng, khả năng giải quyết để đánh giá về thực lực tài chính của khách hàng. Cần phải đánh giá thời hạn luôn chuyển hàng tồn kho, thời hạn lưu chuyển các khỏan phải trả, phải thu.
- Tình hình thanh toán với ngân sách, chú ý thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nhận xét về tình hình doanh thu qua các năm.
b. Phân tích các chỉ tiêu tài chính:
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành tính các hệ số tài chính của doanh nghiệp theo nhóm các chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu
Công thức xác định
I. Tỷ suất tài trợ
1. Tỷ suất tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
II. Khả năng thanh toán và sự ổn định
1.Hệ số thanh toán ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn
2. Hệ số thanh toán tài sản ngắn hạn
Tổng vốn bằng tiền/Tổng tài sản ngắn hạn
3. Hệ số thanh toán nhanh
Tổng vốn bằng tiền + Các khoản tương đương tiền/tổng nợ ngắn hạn
4. Hệ số vay nợ ngắn hạn
Nợ vay ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn
5. Hệ số đầu tư
Tổng tài sản cố định/Tổng số tài sản
6. Hệ số tài sản cố định trên vốn chủ sở hữu
Tài sản cố định/Vốn chủ sở hữu
7.Hệ số điều chỉnh dài hạn
Tài sản cố định + Bất động sản đầu tư/Vốn chủ sở hữu + Vay trung, dài hạn
8. Hệ số nợ
Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu
III. Chất lượng tài sản có
1. Hiệu quả doanh thu/tài sản cố định
Tổng doanh thu thuần/Nguyên giá bình quân tài sản cố định
2. Hiệu quả lợi nhuận/tài sản cố định
Tổng lợi nhuận trước thuế/Nguyên giá bình quân tài sản cố định
3. Hiệu quả lợi nhuận/tài sản ngắn hạn
Tổng lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản ngắn hạn bình quân
4. Vòng quay tài sản có
Doanh thu thuần/Tài sản có bình quân
5. Vòng quay của tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn bình quân
6.Vòng quay của hàng tồn kho
Giá vốn bán hàng/Hàng tồn kho bình quân
7.Vòng quay của các khoản phải thu
Doanh thu/Khoản phải thu bình quân
8.Vòng quay của các khoản phải trả
Giá vốn bán hàng/Khoản phải trả bình quân
IV. Đánh giá lợi nhuận
1. Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu
2. Hệ số sinh lời từ doanh thu
Tổng lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
3. Hệ số doanh lợi của tài sản có
Lợi nhuận sau thuế/Tài sản có bình quân
4. Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sỏ hữu
5. Sức sinh lợi của tài sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Sở giao dịch, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.DOC