Chuyên đề Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX XUÂN MAI 3

1. Thông tin chung về công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai 3

2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 5

2.1. Thành lập 5

2.2. Quá trình phát triển 5

3. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị 7

3.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần và xây dựng Vinaconex Xuân Mai 7

3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty 11

4. Chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức phòng ban trong công ty . 13

5. Đặc điểm của lao động 17

5.1. Số lượng và cơ cấu lao động 17

5.2. Công tác đời sống và thực hiện chính sách đối với người lao động. 18

6. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty . 20

6.1. Doanh thu 20

6.2. Chi phí 21

PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX XUÂN MAI 23

1. Tài sản và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần bê tông xây dựng Vinaconex Xuân Mai 23

1.1. Khái niệm tài sản 23

1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty 25

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai 25

2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản 26

2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 28

3. Phân tích thực trạng sử dụng tài sản tại công ty 29

3.1. Đánh giá chung 29

3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại Công ty 38

3.2.1. Công tác quản lý tài sản cố định 42

3.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 43

3.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động tại công ty 47

3.3.1. Công tác quản lý tài sản cố định 47

3.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 48

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty. 54

4.1. Nhân tố con người 54

4.2. Kế hoạch kinh doanh của công ty 55

4.3. Năng lực tài chính của doanh nghiệp 55

4.4. Các nhân tố kết quả hoạt động kinh doanh( doanh thu, lợi nhuận ) 55

5. Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản của Công ty 56

5.1. Đánh giá chung 56

5.2. Thành công 60

5.3. Hạn chế 64

5.4. Nguyên nhân 65

PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CPBT & XD VINACONEX XUÂN MAI 68

1. Phương hướng kế hoạch của Công ty trong nhưng năm tới 68

2. Yêu cầu sử dụng tài sản 70

3. Giải pháp đối với công ty 70

3.1. Nhóm giải pháp chung 71

3.1.1. Tăng cường huy động vốn 71

3.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 74

3.1.3. Thực hiện quản lý và sử dụng các khoản chi phí một cách tiết kiệm và có hiệu quả 75

3.1.4. Chú trọng vấn đề phân tích tài chính 76

3.1.5. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và công nhân 77

3.1.6. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các tài sản, vật tư không cần dùng 78

3.1.7. Nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản 79

3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiểu quả sử dụng TSCĐ 80

3.2.1. Thực hiện công tác lập kế hoạch đâu tư vào TSCĐ 80

3.2.2. Tăng cường hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp tài sản cố định 81

3.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 83

3.3.1. Quản lý sử dụng có hiệu quản tiền mặt 83

3.3.2. Quản lý sử dụng có hiệu quả các khoản phải thu 85

3.3.3. Quản lý tốt hàng tồn kho 87

4. Kiến nghị với cấp trên 91

4.1. Hỗ trợ vốn tín dụng, lãi xuất 91

4.2. Cải cách thủ tục hành chính của nhà nước và tổ chức tín dụng. 92

KẾT LUẬN 93

 

doc100 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu suất này cũng giảm nó chỉ đạt 3,8684 đồng doanh thu trên một đồng TSCĐ bỏ ra, giảm so với năm 2006 là 0,298 đồng tương ứng với mức giảm là 7,1%. Nhưng đến năm 2008 thì hiệu suất này lại tăng lên 16% đạt 3,92941 đồng doanh thu trên một đồng TSCĐ bỏ ra. Tóm lại, trong bốn năm vừa qua thì hiệu suất sử dụng TSCĐ của năm 2005 đạt giá trị lớn nhất nhưng nhìn một các tổng thể thì hệ số vẫn còn thấp các năm đều duy trì dưới con số 5 và cụ thể năm 2005 đạt giá trị cao nhất chỉ đạt 4,25025 đồng. Điều này cũng phản ánh đúng sự biến động của TSCĐ trong bốn năm vừa qua năm 2005 và năm 2006 Công ty đã khai thác sử dụng được hết các công suất của TSCĐ nên hiệu suất đạt được là mức cao nhất. Năm 2007 và năm 2008 thì Công ty có tiến hành thanh lý và và mua sắm TSCĐ nên hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh không cao và có thể phát huy trong những năm tới. Hàm lượng tài sản cố định: cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đơn vị TSCĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này là khá cao điều này cho thấy công tác quản lý TSCĐ của Công ty chưa đạt được sự tối ưu. Qua các năm thì để tạo ra một đồng doanh thu thì phải cần tới 0,23 đến 0,2258 đơn vị tài sản. Ta có thể hiểu có điều này là do năm tài sản sử dụng lâu nên hàm lượng tài sản cố định chiếm tỷ lệ lớn để tạo nên doanh thu. Trong năm 2008 với một số đầu tư cho tài sản và hứa hẹn mang lại hiệu quả trong những năm sắp tới. Hiệu quả sử dụng TSCĐ( Sức sinh lợi của TSCĐ ): cho biết với mỗi đơn vị TSCĐ khi đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các năm đều tăng. Cụ thể như năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,033 đồng và đạt giá trị là 0,09148 đồng lợi nhuận sau thuế trên một đồng TSCĐ bỏ ra. Năm 2007 thì hiệu suất này đạt 0,17665 đồng lợi nhuận sau thuế trên một đồng tài sản bỏ ra tăng 0.0852 đồng so với năm 2006 tương đương mức tăng tương đối là 93,1%. Tiếp năm 2008 thì hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty tiếp tục tăng đạt giá trị tuyệt đối là 0,27605 đồng lợi nhuận sau thếu trên một đồng tài sản, tăng hơn so với năm 2007 là 0,0994 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 56,3%. Có thể nói Công ty đã có những chiến lược sử dụng tài sản cố định hợp lý. Cho dù hiệu suất sử dụng tài sản cố định có sự suy giảm, nhưng nó không có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ. Hiệu suất này vẫn tăng đều qua các năm cùng với sự tăng trưởng về mặt giá trị của tài sản cố định. Ta có thể khẳng định được công tác sử dụng tài sản cố định của Công ty là vẫn tốt, kết hợp với việc giảm các chi phí không cần thiết ở các khâu, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, cộng với sự thanh lý và mua sắm các thiết bị mới cho Công ty đã làm phù hợp hơn với sản xuất mới. Và nó giúp Công ty hoạt động tốt hơn trong những năm tới. Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể thấy được công tác quản lý tài sản cố định của Công ty là có hiệu quả. Các chỉ tiêu vẫn duy trì ở mức cho phép, đặc biệt khi Công ty hoạt động trong một ngành có nhiều đặc thù. Công ty đã biết tận dụng lượng máy móc, thiết bị tạo ra những lợi thế xây dựng cho mình một uy tín nhất định trong ngành, cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng. Để Công ty duy trì và phát triển hơn nữa thì Công ty vẫn cần chú trọng công tác quản lý tài sản, luôn luôn đổi mới công tác quản lý sao cho hiệu quả sử dụng đạt được là kinh tế nhất. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý cán bộ quản lý và vận hành máy móc, nâng cao khả năng sáng tạo trong công việc. Do vậy vấn đề đạt ra với ban lãnh đạo và quản lý luôn đảm bảo sự phối hợp nhịp nhành giữa các yếu tố với nhau để hiệu quả đạt được là tốt nhất. Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động tại công ty Công tác quản lý tài sản cố định Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản. Trong năm 2005 tài sản lưu động chiếm 69,9% và trong năm tiếp theo là 65,5% , năm 2007 là 71,7% và năm 2008 là 74,7%. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoàn thành nhiệm vụ của công ty. Như đã nêu ở trên tài sản lưu động là nhưng tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh, thưởng thể hiện ở các bộ phận như: Tiền mặt, phải thu khách hành, hàng tồn kho, và các chứng khoán thanh khoản cao. Đối vơi Công ty việc quản lý các loại tài sản cố định này rất quan trọng. Vì ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất, mục tiêu của Công ty. Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản lưu động Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai TSLĐ của Công ty bao gồm: Tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác. Trong đó thì các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị TSLĐ. Qua bảng số liệu ta thấy các khoản phải thu của Công ty qua các năm được hạn chế dần và nó chiếm càng ít trong tổng TSLĐ, cụ thể như năm 2005 thì nó chiếm tới 38,34% thì đến năm 2006 chỉ còn chiếm 28,14% và hai năm 2007, 2008 chỉ cón chiếm 23,56%, 21,81%, Công ty đã nhận thấy việc để cho các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ là không tốt cho Công ty. Công ty đã có chính sách để hạn chế lượng tiền bị chiếm dụng này và làm cho lượng tiền này được giảm qua các năm, tận dụng số tiền thu được đưa vào quá trình luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Lượng hàng tồn kho của Công ty tăng giảm không đều. Năm 2006 tăng nhưng đến năm 2007 thì lại giảm và chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2008 là 70,84% trong tổng TSLĐ. Lượng hàng tồn kho này cũng có thể cho doanh nghiệp, việc dự trữ giúp cho doanh nghiệp trước những biến động thất thường của giá cả nguyên vật liệu, nhưng việc dự trữ cũng làm cho doanh nghiệp mất một khoản chi phí về lưu kho và bảo quản. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm được những nhà cung cấp cho Công ty về nguồn cung giá cả ổn đinh, hạn chế được lượng hàng tồn kho trong TSLĐ giảm được chi phí. Nhưng nhìn chung về tổng TSLĐ qua các năm đều tăng đều qua các năm. Nó cũng phản ánh đúng về tình hình Công ty trong nhưng năm vừa qua với nhu cầu về lượng vốn cho sản xuất. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Do TSLĐ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của Công ty cho nên Công ty cần hết sức chú trọng công tác đánh giá hiệu quả của công tác quản lý qua từng năm. Để tài sản lưu động phát huy tốt nhất trong quá trình kinh doanh của Công ty thì Công ty cần có chính sách đúng đắn để duy trì tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành lên TSLĐ. Để xem xét hiệu quả sủ dụng tài sản lưu động ta sẽ phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của Công ty. Bảng 2.8: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty ( Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bánh/ Tồn kho bình quân) Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần. Cụ thể trong năm 2005 số vòng quay hàng tồn kho luân chuyển được 2,62 vòng. Năm 2006 thì luân chuyên được 2,58 vòng giảm xấp xỉ 0,04 vòng so với năm 2005 giảm tương đương với 1,35%. Đến năm 2007 thì số vòng quay đạt được là 2,1 vòng giảm so với năm 2007 là 0,48 vòng tương ứng mức giảm là 18,45% về số tương đối, trong năm 2008 thì vòng quay giảm 0,45 vòng đạt 1,65 vòng tương ứng mức giảm về số tương đối là 21,73%. Nguyên nhân của việc giảm số vòng quay hàng tồn kho này là do tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng tồn kho bình quân. Và giá trị vòng quay của công ty chỉ đạt 1,65 đến 2,62 vòng cũng là do đặc điểm kinh doanh của Công ty. Các khoản chi phí vốn, hàng tồn kho có giá trị lớn. Khi các sản phẩm được hoàn thành thì được bàn giao lại cho chủ đầu tư, không phải mất chi phí cho việc marketing, chi phí quản lý. Tuy cũng có một số sản phẩm Công ty cần quảng cáo đưa thông tin tới khách hàng nhưng sản phẩm này chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Do đó hàng tồn kho thường được bán hoặc nếu có các công trình đang thì công hoặc mới ký kết thì sẽ được chuyển qua để tiếp tục sử dụng. Chỉ tiêu này còn cho thầy các hoạt động của Công ty là khá ổn định, khoảng thởi gian công tiến hành công tác dự trữ hay thanh lý đều đặn và không có nhiều thay đổi. Bảng 2.9: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – 2008 công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai Tổng số ngày trong kỳ = 360 ngày Kỳ thu tiền bình quân: cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu, chỉ tiêu này được tính bằng. Trong đó: Qua bảng số liệu ta thấy kỳ thu tiền bình quân có sự tăng giảm xen lẫn nhau từ năm 2006 đến năm 2008. Cụ thể, năm 2006 cần 66,711 ngày để thu các khoản phải thu. Sang đến năm 2007 thì chỉ cần có 65,08 ngày đã giảm đi 1,631 ngày so với năm 2006 tương đương với mức giảm số tương đối là 2,45%. Mặc dù kỳ thu tiền bình quân có giảm nhưng số giảm là còn quá ít. Năm 2008 thì kỳ thu tiền bình quân đạt 78,663 ngày tăng lên so với năm 2007 là 13,584 ngày tương đương với tốc độ tăng là 20,87%. Nguyên nhân việc tăng giảm không đều này là do vòng quay phải thu cũng có sự biến đổi không đều trong ba năm. Trong năm 2007 thì vòng quay có sự tăng lên từ 5,396 của năm 2006, 5,532 của năm 2007. Nhưng đến năm 2008 thì giảm xuống đạt 4,576 giảm so với năm 2007 là 17,27%, sự thay đổi không đều này có tác động tới kỳ thu tiền bình quân. Mà như chúng ta đã biết kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì càng có lợi cho doanh nghiệp, kỳ thu tiền bình quân nhỏ nó phán ánh tính thanh khoản tốt tài sản lưu động. Do vậy để giảm được số ngày thu tiền bình quân trong năm tới Công ty cần có biện pháp nâng cao doanh thu bán hàng và bình ổn các khoản phải thu. BẢNG 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sủ dụng tài sản lưu động Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Phòng tài chính kế toán Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (vòng quay TSLĐ) chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra một đồng TSLĐ vào tham gia kinh doanh thì nó tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng TSLĐ của Công ty có chiều hướng giảm. Năm 2006 cứ một đồng TSLĐ thì tạo ra được 1,763 đồng doanh thu, thì đến năm 2007 thì số doanh thu được tạo ra chỉ còn đạt 1,397 đồng giảm 0,366 đồng tương đương với tốc độ giảm là 20,8%. Đến năm 2008 thỉ hiệu suất tiếp tục giảm từ 1,397 đồng xuống còn 1,032 đồng doanh thu trên một đồng TSLĐ bỏ ra tương ứng với mức giảm là 26,1%. Tốc độ suy giảm ngày càng tăng điều này cho thấy trong hoạt động kinh doanh công ty có gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng về doanh thu chậm hơn tốc độ gia tăng của TSLĐ, theo ban, điều này làm cho chỉ tiêu này giảm đi. Trong năm 2007 và năm 2008 công ty cũng tiến hành triển khai xây dựng dự án lớn và các dự án này đang ở trong giai đoạn thi công, và đang hoàn thành nên TSLĐ cần cho sản xuất lớn và doanh thu chưa thể thu về được điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của TSLĐ, nó có thể được cải thiện trong nhưng năm tới. Mức đảm nhiệm tài sản lưu động: Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu thuần công ty cần sử dụng bao nhiêu đơn vị tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng có lợi cho Công ty. Trong năm 2006 để đạt được một đồng doanh thu thì cần tới 0,567 đồng TSLĐ. Sang năm 2007 thì để làm một đồng doanh thu cần 0,761 đồng TSLĐ tăng lên 0,149 đồng so với năm 2006 tương đương với tốc độ tăng là 26,2%. Đến năm 2008 thì chỉ số này tiếp tục tăng lên đạt 0,969 đồng tài sản lưu động tăng so với năm 2007 là 0,253 đồng tương đương với mức tăng là 35,3%. Ta thấy chỉ số trên của Công ty tăng dần qua các năm, điều này cho thấy chi phí tài sản lưu động trong một đơn vị doanh thu là cao, đặc biệt là năm 2008 khi chỉ số này đặt 0,969 đồng. Một con số khá cao, điều này chứng tỏ công tác quản lý tài sản lưu động của ty trong nhưng năm nhưng năm gần đây có dấu hiệu đi xuống. Vấn đề đặt ra cho Công ty cần xem xét lại các khâu trong công tác quản lý từ đó có thể biết chính xác khâu nào còn yếu kém để có điều chỉnh kịp thời. Nó đặc biệt quan trọng khi mà việc quản lý ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ phản ánh mỗi đơn vị TSLĐ đem lại bao nhiêu lợi nhuận sau thuế, chỉ tiều này càng cao càng tốt đối với Công ty. Nhìn chung thì hiệu quả trên của Công ty qua các năm đều tăng trưởng hơn so với năm trước. Cụ thể trong năm 2006 một đơn vị TSLĐ tạo ra là 0,039 đồng đơn vị lợi nhuận sau thuế, Nhưng đến năm 2007 một đơn vị TSLĐ tạo ra được 0,064 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 64,8% so với năm 2006, sang năm 2008 thì tiếp tục tăng lên là 0,073 tăng so với năm 2007 là 0,009 đồng tương đương với tốc độ tăng 13,7%. Chỉ tiêu tăng đều qua các năm nhưng chỉ tiêu này của Công ty còn thấp, Công ty cần cải thiện trong nhưng năm tới. Để làm được điều này Công ty cần quan tâm hơn tới công tác quản lý, sử dụng tài sản lưu động trong nhưng năm tới để đạt được hiệu quả trong những năm tới. Qua các chỉ tiêu tài chính trên ta thấy việc quản lý sử dụng tài sản lưu động của Công ty là khá tốt có chỉ tiêu tăng, có chỉ tiêu giảm nhưng các chỉ tiêu cơ bản đều tăng và duy trì ở mức cho phép. Nhưng về mặt giá trị thì các chỉ này còn hơi thấp, và chưa được hiệu quả về mặt tài chính. Do đó Công ty cần tìm ra những nguyên nhân và đưa ra nhưng giải pháp kịp thời để cải thiện được hiệu quả sử dụng trong nhưng năm tới. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Trên thực tế bất kỳ một vấn đề nào cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố mỗi một yếu tố có những tác động khác nhau. Và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cũng thế. Yếu tố quản lý tài sản có thể chịu nhiều yếu tố như con người, kế hoạch và chính sách sử dụng, tài chính...vv. Ta có thể xét một số tác động chính tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty như sau: Nhân tố con người Con người là một yếu tố quan trọng trong một tổ chức, đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh con người luôn là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được. Con người sẽ định hướng, lên kế hoạch, sẽ thực hiện các kế hoạch từ đó xây dựng và phát triển tổ chức doanh nghiệp của mình. Đối với công tác quản lý tài sản của Công ty con người cũng có vai trò rất quan trọng, từ việc lên kế hoạch mua sắm, quản lý, đào tạo tay nghề, lập kế hoạch phân phối sử dụng thì con người luôn đóng vai trò chủ đạo và ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Do vậy việc thường xuyên nâng cao kiến thức quản lý, trình độ tay nghề cho người quản lý, lao động là quan trọng và cần phải được tiến hành thường xuyên. Ngược lại nếu không đảm bảo duy trì được một đội ngũ cán bộ quả lý, sử dụng tốt thì hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty sẽ không hiệu quả và đạt lợi ích kinh tế tốt nhất. Kế hoạch kinh doanh của công ty Đây là một nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Đặc biệt trong nhưng năm sắp tới với những mục tiêu phát triển của Công ty trong những năm tới. Việc đề ra được một kế hoạch kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn, cân đối được các dự án Công ty đang triển khai, tiết kiệm được chi phí. Quản lý tốt hơn công tác khấu hao các tài sản cố định của Công ty trong từng giai đoạn, phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Năng lực tài chính của doanh nghiệp Tài chính quyết định tới việc trang bị tài sản cho doanh nghiệp. Nếu có được tiềm lực tài chính tốt Công ty đầu tư cho mình những máy móc hiện đại và nâng cao được khả năng trúng các gói thầu lớn. Công ty cũng đã tiến hành cổ phần được khá lâu nên có lượng vốn cổ phần tương đối lớn. Đây cũng là một lợi thế giúp Công ty có thể chủ động trong việc đầu tư mua xắm tài sản để phục vụ sản xuất kinh doanh. Các nhân tố kết quả hoạt động kinh doanh( doanh thu, lợi nhuận ) Có thể nói kết quả hoạt động kinh doanh chính là nhân tốt phản ánh rõ nhất hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty. Ở trên ta cũng đã phân tích chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận để thấy được tác động của hai yếu tố này với việc quản lý tài sản của Công ty. Công tác sử dụng tài sản ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty thông qua số lượng sản phẩm được sản xuất ra, chất lượng, giá cả các sản phẩm dịch vụ. Do vậy thì Công ty không chỉ coi trọng công tác quản lý mà còn phải đảm bảo sao cho không ảnh hưởng tới chi phí trong Công ty. Ngoài ra cũng còn nhiều nhân tố tác động tới công tác quản lý của Công ty như là trình độ trang bị sản xuất, yếu tố thông tin…vv cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản của Công ty Đánh giá chung Là một đơn vị thành viên của tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam. Trong những năm qua Công ty đã được sự quan tâm của Bộ xây dựng và sự chỉ đạo sâu sát Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai đã vươn lên trong lĩnh vực xây dựng, Công ty đã tạo lập cho mình một uy tín và đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng trên 2 lĩnh vực chính là sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp. Với hơn 2000 cán bộ công nhân viên, Công ty đã và đang tham gia thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông…trọng điểm trong phạm vi toàn quốc. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và được nhà nước khen thưởng và các giải thưởng khoa học công nghệ. Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Phòng tài chính kế toán công Ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai Theo bảng số liệu ta thấy. Đầu tiên vê giá trị sản lượng của Công ty. Ta thấy giá trị sản lượng qua các năm đều tăng lên so với nhưng năm trước đó. Năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 111.014 triệu đồng tăng 143,7% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì tổng giá trị sản lượng tăng lên là 394.729 tăng so với năm 2006 là 70.452, tăng 119,3%. Tiếp tục trong năm 2008 giá trị sản lượng tăng so với năm 2007 là 63.960 triệu đồng tăng 114,7%. Giá trị sản lượng liên tục tăng nhưng trong năm 2007 và năm 2008 tốc độ tăng trưởng là có sự giảm xút không bằng so với năm 2006 đây không hẳn là điều đang ngại khi nền cả nền kinh tế có sự đi xuống đặc biệt sau cuộc khủng hoảng năm 2008, công ty cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng nhất đinh. Việc giữ được tăng trưởng như trên nói lên sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong Công ty để đảm bảo duy trì sự phát triển Công ty. Doanh thu của Công ty cũng có sự tăng trưởng nhưng qua bảng ta thấy tốc độ tăng trưởng về doanh thu qua các năm có sự giảm xút đi rõ rệt. Trong năm 2006 tốc độ tăng này đạt 87.771 triệu đồng so với năm 2005 tương đương với mức tăng trưởng là 136,4%. Nhưng đến năm 2007 thì tốc độ này giảm xuống chỉ đạt 119,9% về số tuyệt đối là 65.527 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 thì doanh thu đạt 432.828 triệu đồng tăng 38.099 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 109,7%. Ta thấy tốc độ gia tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng giá trị sản lượng. Tuy nhiên để đạt được mức gia tăng như trên đó cũng là sự nỗ lực cả toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty trong nhưng năm vừa qua. Nó cũng là động lực thúc đẩy của công ty. Tổng chí phí của Công ty của Công ty bỏ ra trong năm 2005 là 32.372 triệu đồng. Năm 2006 tổng chi phí của công ty là 36.931 triệu đồng, tăng so với năm 4.559 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 114,1%. Trong năm 2007 thì tổng chi phí tăng 126% đạt 46.521 triệu đồng tăng 9.590 triệu đồng. Đặc biệt trong năm 2008 tổng chi phí Công ty có sự gia tăng đột biến tăng 158,4% đạt giá trị cao nhất trong bốn năm là 73.691 triệu đồng. Sự gia tăng của chi phí có nhiều nguyên nhân, do số lượng dự án thực hiện của Công ty có sự gia tăng, giá trị các công trình thực hiện cũng tăng lên. Để đảm thực hiện cho các dự án trên Công ty đầu tư khoản chí phí lớn để thực hiện. Để đảm bảo hiệu quả công ty cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí hơn. Nầng cao khả năng cạnh tranh về giá của Công ty. Lợi nhuận sau thuế Công ty gia tăng qua các năm sự gia tăng là khá cao. Trong năm 2006 và năm 2007 mức gia tăng đạt giá trị cao nhất 217,8% và 249.4% tuy tốc độ tăng cao nhưng mặt giá trị hơi thấp. Đến năm 2008 mức giá trị gia tăng đạt 168,7% nhưng về mặt giá trị là khá cao đạt 30.407 triệu đồng. Thuế thu nhập của Công ty phải nộp cũng có sự gia tăng, sự gia tăng này cũng tăng theo thu nhập của Công ty. Đây cũng là khoản đóng góp của Công ty cho nhà nước thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty. Tài sản bình quân của Công ty qua các năm có sự tăng lên rõ dệt đây cũng là yếu tố đặc thù của ngành xây dựng đòi hởi việc mua xắm đâu tư thiết bị phục vụ cho yêu cầu sản xuất của Công ty, đáp ứng được được các gói thầu lớn...vv cụ thể ta thấy tính tới năm 2008 thì tài sản bình quân của Công ty đã tăng hơn hai lần so với năm 2005 đạt 566.464 triệu đồng. Đây điều kiện thuận lợi của Công ty so với Công ty khác về điều kiện trang bị thiết bị công nghệ trong sản xuất. Về cơ cấu tài sản của Công ty ta thấy tài sản ngắn hạn của Công ty có sự tăng lên nhanh chóng so với tài sản dài hạn. Đây cũng phản ánh đúng tình hình sản xuất hiện nay của Công ty. Với nhiều dự án lớn tiến hành xây dựng từ nhưng năm trước và những dự án ký kết trong năm 2008 thì để có thể đảm bảo tiến hành sản xuất thì lượng vốn lưu động mà Công ty cần là rất lớn do vốn của Công ty không đáp ứng được và cũng do khoản bị chiếm dụng vốn của Công ty lớn nên việc đi vay để đảm bảo được nguồn vốn sản xuất trước mắt là khó tránh khỏi. Thu nhập bình quân đầu người của Công ty trong năm 2005 là 1,605 triệu đồng/người/tháng và nó cũng tăng đều qua các năm. Năm 2006 đặt 1,822 triệu đồng. Đến năm 2007 đặt 1,872 triệu đồng và năm 2009 đạt 1,905 triệu đồng/người/tháng đây là một mức thu nhập khá cao trong lĩnh vực xây dựng. Cái quan trọng là Công ty đảm bảo được công việc và mức lương ổn định cho người lao động trong Công ty. Đây là tín hiệu tốt và là một nhần tố làm cho người lao động gắn bó và công hiến cho Công ty nhiều hơn trong những năm tới. Để làm được điều này Công ty trong nhưng năm tới cũng cần có nhiều chính sách hỗ trợ, quan tâm hơn tới người lao động. Ta thấy, trong bốn năm vừa qua Công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ. Một Công ty hay một doanh nghiệp nào hoạt động cũng đặt ra cho mình những mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này đòi hởi sự cố gắng của tất cả thành viên trong Công ty. Trong quá trình thực hiện mục tiêu thì Công ty cũng gặp phải một số những khó khăn thuận lợi nhất định. Doanh nghiệp cần phải tìm ra được khó khăn vướng mắc để giải quyết. Điểm mạnh cần phát huy để hoàn thành tốt mục tiêu của Công ty. Thành công Tài sản là tư liệu lao động của công ty, là một yếu tố quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất của công ty. Đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Do vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Công ty có ý nghĩa thiết thực, nhận thức điều này Công ty có nhiều sự quan tâm tới công tác quản lý và đã đạt được một số thành công như sau: Các chỉ tiều sử dụng tài sản của Công ty có sự tăng lên đó là do sự cố gắng lỗ lực của cán bộ trong Công ty. Công ty đã đầu tư được lượng máy móc cấn thiết để phục vụ cho sản xuất, đồng thời Công ty cũng đã mở rộng quy mô cũng như lĩnh vực sản xuất của mình đê doanh thu và lợi nhuận của Công ty luôn có sự gia tăng. Công tác kiểm kê tài sản luôn được thực hiện kịp thời, nắm bắt được tình hình tài sản Công ty để có những chính sách đúng đắn trong những năm tới. Công suất sử dụng của máy móc cũng được nâng cao qua từng năm, kết hợp với việc có sự liên hệ cho thuê hạn chế thời gian không sử dụng. Về cơ bản các chỉ tiêu tài sản đều có sự tăng trưởng, có nhưng chi tiêu tăng nhẹ. Tuy vậy vẫn có chỉ tiêu biến đổi không đều nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều tới công tác sử dụng tài sản của Công ty. Trong năm 2007 Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 18/3/2007 Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Hội đồng quản trị đã triển khai thành công việc tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ lên 100 tỷ đồng, cho cổ đông là cán bộ công nhân viên, cổ đông hiện hữu, cán bộ chủ chốt, tài năng trẻ. Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu tập trung tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 20/12/2007. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán này tạo điều kiện cho Công ty trong việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh. Cũng nhờ việc niêm yết đã giúp Công ty có thể công khai hoạt động kinh doanh của Công ty tạo lòng tin với nhà đầu tư nên công sẽ có nhiều thuận lợi khi kêu gọi đầu tư, huy động vốn. Trong năm 2007, Hội đồng quản trị Công ty cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư 05 dự án với tổng mức vốn đầu tư : 548,51 tỷ, bao gồm các dự án như: Dự án đầu tư thiết bị tấm sàn rỗng, với mức vốn đầu tư 4,98 tỷ đồng, dự án đầu tư 02 xe rơ mooc mức vốn đầu tư : 4,935 tỷ đồng, dự án đầu tư thiết bị thi công năm 2007: 4,895 tỷ, Dự án đầu tư Xưởng CKBTDƯL tại Chi nhánh Vĩnh Phúc với mức vốn đầu tư: 9,7tỷ đồng, Dự án đầu tư khu chung cư Ngô Thị Nhậm: 524tỷ đồng. Điều này đã khẳng định đội ngũ quản lý Công ty rất chú trọng trong công tác đổi mới trang thiết bị phục vụ thi công, quan tâm tơi chất lượng và thời gian thi công của công trình. Điều này đã tạo nên sự tin tưởng của các nhà đầu tư dành cho Công ty. Và trên thực tế Công ty đã trúng thầu nhiều Công ty trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giao thông thì có: Cầu vượt Ngã Tư Sở năm 2005-2006, Cầu vượt Bãi Cháy năm 2003-2006, Cầu vượt Sài Gòn đường Láng Hoà Lạc. Trong lĩnh vực xây dựng công ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC
Tài liệu liên quan