Cần có cách kể hấp dẫn lôi cuốn người nghe, người đọc. Kể chuyện mang dấu ấn cá nhân khá rõ. Người ta thường cho rằng chỉ những người có năng khiếu thì kể chuyện mới hay mới hấp dẫn. Điều này không sai nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể rèn luyện cho mình một phong cách kể chuyện lôi cuốn người khác. Cách kể chuyện hay do nhiều yếu tố tạo nên. Sắp xếp các tình tiết, cách mở đầu, kết thúc câu chuyện; cách lựa chọn ngôi kể, biết hóa thân nhập vai vào nhân vật; biết thắt nút mở nút đúng lúc sao cho có kịch tính; giọng điệu, phong cách, cử chỉ, nét mặt .Biết xử lí tốt các yếu tố trên thì việc trở thành một người kể chuyện có duyên là điều có thể làm được.
IV. Các kiểu bài văn kể chuyện:
1.Kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc.
2. Kiểu bài kể chuyện người thật, việc thật
Theo Chương trình Tiếng Việt Tiểu học, kiểu bài này được học ở lớp 3, 4, 5 và có sự mở rộng dần phạm vi đề tài.
+ Ở lớp 3, HS học cách kể lại những việc đơn giản như rửa ấm chén, quét nhà.
+ Lên lớp 4 HS học cách kể những chuyện xảy ra ở xung quanh như kể lại một việc tốt trong gia đình, ở trường, ở lớp
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn tập làm văn cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân vật; biết thắt nút mở nút đúng lúc sao cho có kịch tính; giọng điệu, phong cách, cử chỉ, nét mặt.Biết xử lí tốt các yếu tố trên thì việc trở thành một người kể chuyện có duyên là điều có thể làm được.
IV. Các kiểu bài văn kể chuyện:
1.Kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc.
2. Kiểu bài kể chuyện người thật, việc thật
Theo Chương trình Tiếng Việt Tiểu học, kiểu bài này được học ở lớp 3, 4, 5 và có sự mở rộng dần phạm vi đề tài.
+ Ở lớp 3, HS học cách kể lại những việc đơn giản như rửa ấm chén, quét nhà.
+ Lên lớp 4 HS học cách kể những chuyện xảy ra ở xung quanh như kể lại một việc tốt trong gia đình, ở trường, ở lớp
+ Lên lớp 5, phạm vi câu chuyện mở rộng hơn, kể những chuyện xảy ra ngoài xã hội, ở nơi công cộng.
3. Kiểu bài kể chuyện sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng
- Các loại đề bài thuộc kiểu bài kể chuyện sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng
*Kể chuyện về số phận và tâm tình của một sự vật
Một số đề bài:
- Chiếc khăn quàng đỏ của một học sinh giỏi kể về người chủ của mình.
- Một cây lúa ở cánh đồng quê em kể lại cuộc đời mình.
* Kể chuyện dựa theo một chủ đề, đề tài hoặc nhân vật cho trước Một số đề bài:
- Với bốn nhân vật: Bố, mẹ, em học sinh và cô giáo. Em hãy xây dựng một câu chuyện có nội dung học tập tốt, lao động tốt.
(Đề cho nhân vật và ý nghĩa câu chuyện, người làm bài sáng tạo ra câu chuyện, sáng tạo ra chi tiết)
-Một hôm nào đấy, em thôi không mặc chiếc áo cũ của mình tới trường nữa. Em hãy kể một vài kỉ niệm của em về tâm áo ấy.
(Đề cho đề tài, người làm bài tự sáng tạo ra câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện, chi tiết và nhân vật)
* Kể chuyện dựa theo một số cốt truyện để mở
Một số đề bài:
- Một bạn trai xin được một chú chim non mang về nuôi. Bạn ấy săn sóc chú chim chu đáo, nhưng chú chim nhỏ không chịu ăn uống, hết nằm ủ rũ lại cuống cuồng nhảy trong chiếc lồng xinh xắn
Em hãy hình dung cảnh đó để kể lại tỉ mỉ và viết tiếp phần kết thúc câu chuyện giữa người bạn trai và chú chim nhỏ.
( Đề cho cốt truyện nhưng chưa có kết thúc, người làm bài sáng tạo ra chi tiết, sáng tạo ra phần kết thúc câu chuyện)
- Ở bến xe đông khách, người ta thấy một anh thương binh chống đôi nạng, trước khi lên xe anh vẫn không ngớt lời khen và cảm ơn một em bé.
Hãy tưởng tượng xem cảnh gì đã xảy ra trước đó và kể lại
(Đề cho nhân vật và phần kết thúc câu chuyện, người làm bài phải sáng tạo ra nội dung câu chuyện, nhân vật, các chi tiết)
* Kể tiếp một câu chuyện có trước
Một số đề bài;
- Em hãy tưởng tượng và kể chuyện ông Gióng trở về
- Cháu của Trâu, của cọp, của Người gặp nhau. Chuyện gì sẽ xảy ra. Hãy kể lạ.
V. Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hành văn kể chuyện cho học sinh:
1.Bồi dưỡng lòng ham thích kể chuyện, rèn luyện kĩ năng kể chuyện và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho HS
Tăng cường dạy tôt tiết kể chuyện trong môn Tiếng Việt (Rèn kĩ năng nghe, kể, viết,)
Tổ chức thi kể chuyện, sáng tác truyện,( dựa treo phần mở truyện kể thêm diễn biến và kết thúc truyện)
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, xây dựng câu chuyện
a)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài
Tìm hiểu đề bài. Đây là một việc làm quan trọng không thể thiếu được. Nó có tác dụng giúp HS xác định được thể loại, trọng tâm, yêu cầu và giới hạn đề. Khi tiến hành GV cần yêu cầu HS đọc kĩ đề ra và tự trả lời các câu hỏi sau:
+ Đề bài thuộc thể loại gì?
+ Đề bài yêu cầu kể chuyện gì?
+Dựa vào đâu để các em kể lại hoặc tưởng tượng sáng tạo câu chuyện.
Nếu đề bài yêu cầu kể lại chuyện đã nghe, đã đọc thì cần phải bám sát vào văn bản chuyện đã nghe hoặc đã đọc. Nếu đề bài yêu cầu dựa vào bài tập đọc thì phải đọc kĩ bài tập đọc để nắm chắc nội dung bài, xác định nhân vật. Nếu là dựa vào cốt truyện cho sẵn.
b)Hướng dẫn học sinh xây dựng chuyện
Như chúng ta đã biết có ba kiểu bài văn kể chuyện. Mỗi kiểu bài đều có cách xây dựng riêng như:
*Hướng dẫn HS nắm vững câu chuyện đã nghe, đã đọc, đã học để thuật lại
Sách Tiếng Việt 4 yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện Cây tre trăm đốt, Sơn Tinh Thủy Tinh, Cô chủ không biết quý tình bạnGiáo viên yêu cầu HS đọc kĩ bản gốc các truyện này, liệt kê ra giấy các chi tiết chính tạo nên cốt truyện, các nhân vật chính của truyện. Nguyên tắc là không để thiếu các chi tiết chính, các nhân vật chính.
Sau khi nắm được các sự việc và chi tiết chính cần sắp xếp chúng theo trình tự định kể. Thường trình tự này sẽ theo trình tự ở bản gốc.
Nắm vững và sắp xếp hợp lí các sự việc và chi tiết chính của truyện định kể lại, HS sẽ có dàn ý của câu chuyện sẽ kể.
*Hướng dẫn học sinh nắm vững được diễn biến có thực của câu chuyện người thật, việc thật sẽ kể
Kể chuyện người thật, việc thật phải đảm bảo yêu cầu trung thực, chính xác của từng chi tiết và toàn bộ câu chuyện.
Để có chuyện kể, GV hướng dẫn HS:
- Xác định rõ định kể chuyện về ai? ( nhân vật )
- Làm việc gì? ( cốt truyện )
- Nhằm mục đích gì?
Xác định rõ diễn biến của câu chuyện.
Hướng dẫn HS bám theo câu chuyện đã diễn ra trong thực tế để trả lời các câu hỏi sau:
+ Chuyện bắt đầu thế nào? Diễn biến theo trình tự thời gian ra sao? Những ai có liên quan, ai là nhân vật chính? Nhân vật chính làm những việc gì, nói cái gì, kết quả ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?
+ Những việc nào, người nào làm nổi rõ mục đích của câu chuyện? Những việc nào, người nào không gắn với mục đích câu chuyện?
* Xác định rõ ý nghĩa của câu chuyện
Câu chuyện muốn hấp dẫn trước tiên phải mang một ý nghĩa nào đó. Chính ý nghĩa của câu chuyện như một chất keo dính các nhân vật, chi tiết vào với nhau. Thiếu đi ý nghĩa, mọi sự kiện, nhân vật sẽ rời rạc, thậm chí tách rời từng mảnh không tạo thành câu chuyện.
* Hướng dẫn học sinh xây dựng diễn biến câu chuyện định kể, câu chuyện tưởng tượng sáng tạo
Loại bài kể lại câu chuyện do người kể tưởng tượng ra là loại bài khó, đòi hỏi nhiều công phu sáng tạo
Đối với loại bài kể lại câu chuyện tưởng tượng, HS phải tự sáng tạo ra các sự việc chính và phụ, tự “ dựng chuyện”. Điều này rất khó đối với các em.
Ở loại bài này, GV cần hướng dẫn HS tiến hành theo hai bước: Xác định nhân vật, sự việc và mục đích câu chuyện, xác định diễn biến câu chuyện.
- Xây dựng nhân vật:
Trong chuyện phải có nhân vật. Yếu tố đầu tiên là GV phải giúp HS xác định rõ trong câu chuyện có những nhân vật nào. Hầu hết một số đề bài đã gợi ý nhân vật hoặc đã có nhân vật, các em cần đọc kĩ đề để xác định được và chỉ rõ ra trong chuyện có mấy nhân vật, tên từng nhân vật, vai trò của từng nhân vật trong từng câu chuyện. Ngoài những nhân vật chính cần xác định xem chuyện có thêm những nhân vật phụ nào.
Đã có nhân vật song các em phải cụ thể nhân vật bằng ngoại hình, lời nói, cử chỉ thể hiện trong câu chuyện. Muốn thể hiện rõ nhân vật các em phải tự đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để nắm bắt. Lúc đó nhân vật sẽ suy nghĩ như thế nào, làm gì, nói gì? Đặc biệt lưu ý các em những nhân vật là cây cối, loài vật trong câu chuyện đã được nhân hóa. Vì vậy cũng có tình cảm, suy nghĩ, lời nói, cử chỉ giống con người.
Khi miêu tả nhân vật chỉ cần một vài nét về độ tuổi, hình dáng, ăn mặc, tránh sa vào bài văn tả người. Còn lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật sẽ được thể hiện qua các tình huống câu chuyện. Miêu tả ngoại hình nhân vật cũng cần lựa chọn các chi tiết phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhân vật.
Xây dựng cốt truyện
Cốt truyện là sườn, là khung xương của câu chuyện. Tùy thuộc vào mỗi đề tài, các em phải xây dựng một cốt truyện phù hợp. Có đề đã cho sẵn cốt truyện, có đề thì cốt truyện chính là nội dung bài Tập đọc, có đề thì phải dựa vào gợi ý mà xây dựng cốt truyện cho phù hợp. Như vậy, có đề chưa có cốt truyện thì phải gợi ý, dẫn dắt để các em tìm ra được cốt truyện.
- Xây dựng các tình tiết, tình huống câu chuyện.
Khi đã có cốt truyện, cần tưởng tượng thêm các chi tiết, tình huống để câu chuyện trở nên cụ thể, sinh động giống như việc “ đắp thêm da thịt, truyền hơi thở” để khung xương trở nên sống động. Tình huống câu chuyện hiểu một cách đơn giản là những mạch, những chặng trong suốt diễn biến của câu chuyện. Tình huống càng thú vị thì câu chuyện càng hấp dẫn. Trong các tình tiết phải tạo ra các tình huống bất ngờ, giàu kịch tính mới đem đến cho người đọc sự lí thú. Các tình tiết phải đảm bảo tính hệ thống. Tình tiết nào viết trước, tình tiết nào viết sau. Tình tiết sau có thể là kết quả hoặc là bước phát triển của tình tiết trước. Qua mỗi tình tiết đa số câu chuyện tiến lại gần hơn kết cục cuối cùng. Khi sáng tạo tình tiết các em cần chú ý đến tính hợp lí của tình tiết.
Trong câu chuyện ngày xưa các em có thể tưởng tượng các yếu tố kì ảo, hoang đường. Còn những câu chuyện trong thực tế ngày nay thì không thể đưa các yếu tố thần kì vào được.
Câu chuyện hấp dẫn lí thú nhờ những chi tiết đối lập, trái ngược nhau, mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, cần hướng dẫn các em tạo các chi tiết đối lập.
+ Đối lập giữa người tốt, kẻ xấu: Người tốt thật thà, chăm chỉ, hay thương người, hay giúp đỡ người khác. Kẻ xấu độc ác, luôn tìm cách hãm hại người tốt. Người tốt bao giờ cũng chiến thắng.
+Trong những câu chuyện không có mâu thuẫn giữa kẻ xấu, người tốt, GV cần hướng dẫn học sinh biết khai thác các chi tiết đối lập nhau về hoàn cảnh, điều kiện sống của các nhân vật.
3.Biện pháp sắp xếp ý, lập dàn bài văn kể chuyện
Muốn viết được bài văn kể chuyện cần có cốt truyện. Đó là hệ thống các biến cố tạo thành bộ khung quan trọng nhất trong nội dung bài văn kể chuyện. Cốt truyện cần được sắp xếp khéo léo, hợp lí để sao có thể luôn luôn lôi cuốn và hấp dẫn người đọc, người nghe.Vai trò trung tâm của câu chuyện bao giờ cũng là các nhân vật. Cốt truyện và nhân vật bao giờ cũng có mối quan hệ rất khăng khít. Cốt truyện thật ra là “cuộc đời của các nhân vật” nhằm thể hiện nhân vật một cách rõ nét và sâu sắc. Mỗi nhân vật trong truyện bao giờ cũng có một diện mạo riêng, một đặc điểm riêng về tính cách. Vì thế, có thể nói văn kể chuyện không thể thiếu các nhân vật.
Việc xác định cho truyện một ý nghĩa xã hội nào đó cũng là một việc hết sức cần thiết khi viết bài văn kể chuyện. Ý nghĩa của chuyện toát lên từ cốt truyện, từ nhân vật. Ý nghĩa của truyện càng sâu sắc thì truyện càng có giá trị.
Từ những yếu tố trên, khi lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, chúng ta cần chia dàn ý của bài thành ba phần như sau:
- Phần mở đầu câu chuyện: Giới thiệu nhân vật, đia điểm, thời gian và những yếu tố cần thiết khác để bắt đầu câu chuyện.
- Phần phát triển của câu chuyện: Trình bày diễn biến của các sự kiện, hành động, tính cách và mâu thuẫn. Trong phần này tất cả các vấn đề đặt ra trong truyện được khơi sâu, mở rộng và triển khai một cách đầy đủ.
- Phần kết thúc câu chuyện: Làm nhiệm vụ giải quyết vấn đề đã được đặt ra, giải quyết các mâu thuẫn, giải tỏa thành công tâm lí chờ đợi của người đọc và hình thành ý nghĩa xã hội của truyện.
Dàn ý trên chủ yếu dùng để kể lại một câu chuyện từ sáng tác, nhưng cũng có thể áp dụng một cách có kết quả vào việc kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc.
Lập dàn ý có hai mức độ:
Giáo viên chữa các bài làm ở nhà của HS. Khi dạy HS lập dàn ý GV cần có dàn ý tự mình xây dựng trước. Ở lớp, GV cho HS trình bày từng phần của dàn ý để cả lớp nhận xét, sửa chữa. Điều lưu ý là mỗi HS có cách sắp xếp câu chuyện,có cách tưởng tượng, sáng tạo riêng, GV nên tôn trọng đặc điểm đó nếu dàn ý đảm bảo thể hiện nội dung của bài phù hợp yêu cầu của đề. GV chú ý nhận xét cả cách trình bày các đề mục.
Làm bài ngay tại lớp. Cuối tiết học cả lớp sẽ có một dàn bài chung. Khi hướng dẫn xây dựng dàn bài chung, GV có điều kiện hướng dẫn HS các thao tác cụ thể: Lựa chọn ý, sắp xếp và hệ thống hóa các ý.
4 Hướng dẫn học sinh sử dụng ngôi kể trong văn kể chuyện
Ngôi kể gắn với điểm nhìn của câu chuyện. Có mấy loại ngôi kể:
- Chuyện kể theo ngôi thứ nhất.
- Chuyện kể theo ngôi thứ ba.
- Chuyện kể kết hợp cả hai ngôi trên.
Ngoài ra còn có biện pháp chuyển ngôi để kể lại câu chuyện đã có
a) Giáo viên yêu cầu học sinh xác định rõ ngôi kể và nhất quán trong suốt truyện
Có những câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật chính xưng “tôi” khi kể như câu chuyện “Bài Tập làm văn”. Có nhiều câu chuyện lại được kể ở ngôi thứ ba như câu chuyện “ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”, “Hành vi hào hiệp”Ở đây mọi diễn biến thuật lại theo lời người dẫn truyện. Người dẫn truyện tức người kể thông thạo toàn bộ câu chuyện, kể cả diễn biến, tâm tư của từng nhân vật.
Khi kể chuyện cần xác định rõ xem mình định kể chuyện theo lời nhân vật nào trong truyện để câu chuyện trở nên hấp dẫn, hay hơn mà không bị nhàm chán. Kể theo lời nhân vật nào thì câu chuyện sẽ được bộc lộ rõ nét hơn, ý nghĩa câu chuyện sẽ thể hiện được sâu xa hơn.
Điều quan trọng là phải bảo đảm sự nhất quán của ngôi kể trong suốt truyện. Trong nhà trường nhất là ở Tiểu học, không đặt yêu cầu sử dụng cả hai ngôi kể trong khi kể không nên nói kĩ về vấn đề này.
Trong hai ngôi kể trên, học sinh còn lúng túng nhiều khi kể theo ngôi thứ nhất. Có lẽ vì các em không quen bộc lộ những gì của nhân vật “tôi” ra trước mọi người hoặc có sự lầm lẫn, ngộ nhận giữa nhân vật “tôi” trong truyện và bản thân người viết
Nhân vật “tôi” trong truyện và tác giả chỉ là một nếu đó là tự truyện, lời tự thuật, là hồi kí.
Còn bình thường, giữa tác giả và nhân vật “tôi” không có sự đồng nhất. Dùng ngôi thứ nhất để kể lại chuyện chính là môt thủ pháp nghệ thuật. Vì nó tạo sự khác biệt với văn bản gốc, tạo sự mới lạ khiến người đọc, người nghe hứng thú
b) Hướng dẫn học sinh chuyển đổi ngôi kể
Tiết 36, 37, 38 yêu cầu kể lại câu chuyện “Cô chủ không biết quý tình bạn” theo cách chuyển đổi ngôi kể. Trong văn bản gốc, ngôi kể là ngôi thứ ba, người dẫn truyện. Còn ở bài làm, HS phải kể ở ngôi thứ nhất, vai Cô chủ để kể lại. Sự thay đổi ngôi kể đã kéo theo một số thay đổi sau:
- Lời kể phải dùng ngôi thứ nhất (dùng các đại từ: tôi, mình, tớ)
- Có thể giải thích rõ hơn vì sao “tôi” lại đổi gà Trống lấy gà Mái, đổi gà Mái lấy Vịt Song các lí do này không được trái với mạch chung của truyện, với mục đích của truyện.
Có thể nói rõ hơn tâm sự của nhân vật “tôi” khi thấy Chó con bỏ đi nhưng vẫn phải đảm bảo không trái với mạch truyện và mục đích của truyện.
Những thay đổi này không lớn, diễn biến câu chuyện, mục đích của chuyện vẫn được tôn trọng. Ngoài vai Cô chủ, người viết có thể dùng vai gà Trống hoặc gà Mái hoặc Vịt hoặc Chó con để kể lại câu chuyện này. Tuy nhiên nhiều vai do vị trí trong truyện, không thể kể lại sinh động, hấp dẫn được.Trên thực tế, người ta thường chọn nhân vật chính, nhân vật quan trọng biết nhiều việc, nhiều người,nhiều cảnh đứng ra kể lại câu chuyện. Có như thế lời kể mới hay, hấp dẫn. Truyện “Cô chủ không biết quý tình bạn” chỉ nên dùng hai vai Cô chủ và Chó con để kể lại.
5 Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ kể chuyện và lựa chọn từ ngữ khi kể chuyện
Vốn từ ngữ kể chuyện có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn kể chuyện. Giúp học sinh tích lũy vốn từ ngữ kể chuyện là vấn đề quan tâm của mọi giáo viên.
Đầu tiên là giúp các em tích lũy vốn từ ngữ kể chuyên qua các bài Tập đọc. Nhiều bài Tập đọc là các bài văn kể chuyện hay của nhà văn. Số lượng các từ ngữ kể chuyện của các bài văn đó phong phú, cách sử dụng chúng sáng tạo. Dạy các bài Tập đọc, Giáo viên chỉ cần chỉ ra các từ ngữ kể chuyện và miêu tả, chọn một hai trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi sử dụng chúng.
Giáo viên cần giúp các em tích lũy vốn từ ngữ qua phân môn kể chuyện. Đây là phân môn gần gũi nhất với văn kể chuyện, có tác dụng hình thành, bổ sung, phát triển và làm phong phú vốn từ kể chuyện, nâng cao kĩ năng thực hành viết văn kể chuyện cho học sinh. Phân môn kể chuyện cũng có các kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc; kể chuyện đươc chứng kiến hoặc tham giaĐây là cơ sở giúp các em làm bài văn kể chuyện tốt hơn. Vì qua phân môn kể chuyện các em hình thành được những lời văn để diễn đạt lại câu chuyện, giúp các em nhớ chi tiết, nhớ cốt truyện hơn. Qua đó học sinh cũng hình thành được vốn từ ngữ và kĩ năng kể chuyện. Từ đó, giúp các em có kĩ năng triển khai và viết các bài Tập làm văn tốt hơn.
Hướng dẫn HS đọc các tác phẩm văn học và cảm thụ chúng, GV dùng hệ thống các câu hỏi, bài tập liên hệ, bài tập liên tưởng, tưởng tượng đó là câu hỏi về ý nghĩa tác phẩm, những hình ảnh đẹp để lại ấn tượng cho học sinh cũng là dịp để học sinh tích lũy vốn từ kể chuyện.
Trong các tiết học GV mở rộng các vốn từ gần nghĩa hoặc trái nghĩa. Bên cạnh đó Giáo viên cần mở rộng các vốn từ tượng thanh, tượng hình, từ láy cho HS. Vì những lượng từ này giúp HS rất nhiều trong việc kể chuyện: miêu tả hình dáng nhân vật, nội tâm, tính cách nhân vật, miêu tả ngoại cảnh diễn ra xung quanh
Khi tích lũy vốn từ HS sẽ có được số lượng vốn từ ngữ phong phú để vận dụng vào bài văn của mình một cách sinh động, sáng tạo, giàu hình ảnh.
Có vốn từ ngữ nhưng phải sử dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Muốn vậy phải coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt câu chuyện. Mỗi chi tiết, hình ảnh trong truyện thường chỉ có một số từ ngữ có tác dụng gợi hình, gợi cảm nhất. Nhưng thông thường việc xác định từ ngữ hay hình ảnh cần dùng cho một quá trình tìm tòi, chọn lọc. Cách làm thông thường khi lựa chọn từ ngữ là so sánh các từ gần nghĩa hay trái nghĩa, tìm từ nhiều nghĩa, cách đặt câu với các từ ngữ đó cho phù hợp. Cần chọn lọc các từ ngữ gợi hình ảnh và mang ý nghĩa phù hợp với nội dung câu chuyện.
6. Kĩ năng ra đề bài văn kể chuyện của Giáo viên
Dạy kể chuyện cũng như dạy miêu tả, phải chú trọng tính chân thực trong lời kể. Muốn vậy, cách ra đề cũng phải rộng rãi, mở nhiều khả năng cho học sinh chọn được một đề tài gần gũi.
Đề bài nên hướng về những hình ảnh tươi sáng, gợi những cảm xúc lành mạnh, những hành vi đúng đắn, những thái độ tích cực. Nhưng không có nghĩa là né tránh những cái xấu, cái tiêu cực trong cuộc sống, không cho các em tiếp xúc và tỏ thái độ.
Đề kể chuyện nên ra cụ thể để bảo đảm cho học sinh xác định đúng đối tượng được kể, nên tránh ra những đầu đề chung chung, thiếu cụ thể mà nên chỉ định rõ đối tượng kể cho HS để học sinh xác định ngay đối tượng cần kể để tìm hiểu.
Làm thế nào để viết được một bài văn hay
Thế nào là một bài văn hay?
Một bài văn hay phải đạt được 3 yêu cầu: nội dung, hình thức và cách trình bày
1.Nội dung
-Ý tưởng phải ăn khớp với đề bài
-Y tưởng phải đúng, mới và đặc biệt
-Ý tưởng phải súc tích (chứa nhiều ý trong một hình thức diễn đạt ngắn gọn)
-Ý tưởng phải xếp đặt có thứ tự và mạch lạc
-Ý tưởng cuối cùng (ở phần kết bài) phải khái quát được các ý đã nêu ra
2.Hình thức
-Viết đúng từ vựng (Sử dụng đúng từ ngữ)
-Viết đúng nội dung (đặt câu đúng ngữ pháp, có đủ CN, VN)
3.Trình bày
Chữ viết phải rõ ràng, ngay ngắn, đẹp, viết hoa đúng chỗ, các đoạn văn được phân bố hợp lí (không nên quá dài hoặc quá ngắn)
* Để viết được các bài văn hay, GV cần lưu ý HS các điểm sau:
1.Về cách dùng từ
-Phải dùng từ cho chính xác, lựa chọn từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu văn có hồn
VD:Tả bông hoa:
àNụ hoa chúm chím nở như hớp từng giọt sương.
àNhững cánh hoa nhỏ xíu đung đưa trong làn gió sớm.
- Muốn dùng từ được hay, các em phải luôn có sự liên tưởng các sự vật với nhau, so sánh hiện tượng, sự vật này với hiện tượng, sự vật khác để chọn được các từ ngữ có hình ảnh và gợi cảm. Các em nên sử dụng nhiều từ láy(từ tượng thanh, tượng hình) và từ ghép
2.Về cách đặt câu:
-Khi viết câu, cần linh hoạt, không nhất thiết cứ phải viết theo một công thức đơn điệu mà có thể thay đổi cách diễn đạt (dùng biện pháp đảo ngữ)
VD1: Trước mắt em là thảm lúa xanh bao la.
Có thể đổi lại là:Thảm lúa xanh bao la trải dài trước mắt em.
VD2: Hai bên đường vàng rực hoa cúc
Đổi lại là:Vàng rực hai bên đường những thảm hoa cúc.
- Muốn viết được câu hay còn phải sử dụng cách so sánh, nhân hóa.
VD:
+ Nhìn từ xa, cánh đồng như thảm lúa xanh khổng lồ.
+ Những bông hoa ngả nghiêng cười đùa hớn hở.
*Một yêu cầu cuối cùng khi viết văn đối với học sinh giỏi là phải hết sức tránh sự cẩu thả về chữ viết, về cách trình bày, tránh các sai sót về chính tả. Muốn thế, trong khi viết, chúng ta phải hết sức chú ý suy nghĩ và vận dụng cho đúng, trình bày cho sáng sủa. Đặc biệt, khi viết xong bài, phải dành thời gian đọc lại để sửa lại những sai sót (nếu có thể)
* Một bài văn hay là một bài văn phải có cách sắp xếp ý chặt chẽ. Mặc dù MB, TB, KB là ba phần riêng biệt song chúng phải có một sự thống nhất về ý ( đều nhằm giải quyết vấn đề được nêu ra ở đề bài)
Phần MB giống như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với người khách đến thăm “vườn văn” của mình. Lời mời chào ấy phải hấp dẫn, gợi mở (cởi mở), gây được những ấn tượng ban đầu và nêu được ý muốn diễn đạt ở phần TB (giới thiệu được đối tượng cần nói đến ở TB).
Ta có thể dùng cách MB trực tiếp (giới thiệu ngay đối tượng) hoặc MB gián tiếp(nói chuyện khác - liên tưởng - giới thiệu đối tượng).
VD về MB trực tiếp:
Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng tinh mơ, nó đã ra bừ sông tập chạy. ( Kể chuyện Rùa và Thỏ)
Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Màu sông lúc nào cũng đỏ màu gạch non của đất phù sa. Dòng sông hẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với tuổi thơ ấu của chúng em. Với em, con sông đã trở nên vô cùng thân thiế (Tả con sông)
VD về MB gián tiếp:
Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn naijawts thành công. Câu chuyện Rùa và Thỏ chứng minh điều đó.( Kể chuyện Rùa và Thỏ)
Bây giờ em đã quen rồi cuộc sống nơi thành thị đầy bụi bậm và huyên náo. Nhưng cứ mỗi buổi chiều, khi gấp hết sách vở rồi ngồi thừ bên cửa sổ để nhìn từng dòng người cuồn cuộn di chuyển, những ngôi nhà đổi màu theo thời gian, lòng em lại nôn nao nhớ về mảnh vườn quê.(Tả một khoảng vườn mà em nhìn thấy)
Lưu ý: Với những đề văn có lời dẫn ở phần đề bài, có thể hướng dẫn học sinh sử dụng một phần đề làm phần mở cho bài văn.
VD: Đề bài: Mỗi khi tết đến, xuân về, dưới cái mưa phùn của mùa xuân, trong cái màu xanh mướt mát của chồi non, lộc biếc, thôn xóm em như bừng lên một cảnh sắc mới trong ngày 30 tết. Em hãy tả lại những hình ảnh đáng nhớ đó.
Với đề văn này, ta có thể MB như sau:
Mỗi khi tết đến, xuân về, dưới cái mưa phùn của mùa xuân, trong cái màu xanh non của lộc biếc, vàng tươi của quýt, hồng tươi của đào, tiếng cười nói xôn xao khắp ngả, cả thôn xóm em như bừng lên một cảnh sắc tươi mới.
2. Hướng dẫn viết phần kết bài :
Nếu như phần MB giống như một lời mời chào thân ái thì phần kết bài giống như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của mình. Để tạo cho khách sự quyến luyến không muốn rời xa, cuộc tiễn đưa ấy phải thật tình cảm và chân thành. Muốn vậy, khi viết phần KB, cần hướng dẫn các em phải viết thật cô đọng, ngắn gọn và súc tích, tránh kết thúc một cách đơn điệu, tẻ nhạt và cộc lốc. Kết bài chính là kết lại, khép lại nội dung vừa trình bày ở phần TB. Vì vậy cần khép bài một cách khéo léo để nó đọng lại và mở ra trong lòng người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà chúng ta đã miêu tả, đã kể trong bài văn của mình.
Lưu ý: Mỗi một câu văn khi đọc lên đều tạo ra những âm hưởng cao thấp khác nhau, lúc trầm lúc bổng. Với câu cuối cùng, cần hướng dẫn các em nên tìm cách diễn đạt cho câu văn của mình trùng xuống, nếu không tìm được cách diễn đạt trùng xuống thì phải tìm cách diễn đạt cho âm hưởng của nó lướt lên , tạo cho câu văn có tiếng vọng, không nên để giọng văn ngang ngang khi kết bài. Nếu không làm được điều đó, âm thanh sẽ bị cụt , gây mất thiện cảm với người đọc
VD cho đoạn kết:
- Tre gắn bó và đi vào cuộc sống của người dân quê tôi. Người làng tôi dẫu có đi xa tận chân trời góc bể, trong tâm trí vẫn luôn nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn, nhớ về những luỹ tre. (Âm thanh bị cụt, chưa có tiếng vọng)
-Tre gắn bó và đi vào cuộc sống của người dân quê tôi. Người làng tôi dẫu có đi xa tận chân trời góc bể, trong tâm trí vẫn luôn nhớ về quê hương , nhớ về cội nguồn, nhớ về những luỹ tre thân thuộc quê mình. (Thêm cụm từ này để câu văn trùng xuống, tạo ra tiếng vọng)
- Tre gắn bó và đi vào cuộc sống của người dân quê tôi. Người làng tôi, mỗi khi đi xa lâu ngày, hình bóng gợi nhớ quê hương nhiều nhất chính là luỹ tre làng xanh mát yêu thương. (Cụm từ này làm câu văn lướt lên, tạo cho âm hưởng kéo dài ra)
Ta có thể dùng 2 cách kết bài: Kết bài tự nhiên (Cho biết kết thúc, không có lời bình luận thêm) và kết bài mở rộng (nói lên tình cảm, cảm xúc của mình, liên tưởng và có thêm lời bình luận ). Cũng có thể hướng dẫn học sinh sử dụng lối viết theo kiểu Đầu cuối tương ứng để viết phần MB và KB.
VD: Hãy tả lại vẻ đẹp nơi em ở vào một mùa trong năm.
MB: Các bạn thích mùa nào? Cái giá lạnh của mùa đông hay cái ấm áp của mùa xuân? Cũng có thể các bạn lại thích mùa thu với sự mát lành của nó. Riêng tôi, tôi lại thích cái nóng nực của mùa hè đấy các bạn ạ!
KB: Các bạn thích cảnh đẹp của mùa nào? Có thể các bạn thích cảnh giá lạnh của mùa đông, cảnh mát mẻ của mùa thu hoặc cảnh ấm áp của mùa xuân. Riêng tôi, tôi vẫn thích mùa hè...
3.H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUYÊN ĐỀ tập làm văn.doc