LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4
1.1. Một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 4
1.1.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách nhà nước 4
1.1.2. Khái niệm của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 5
1.2. Sự cần thiết và nội dung hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và tỉnh 6
1.2.1. Sự cần thiết phân cấp ngân sách nhà nước 6
1.2.2. Nội dung cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa trung ương đối với tỉnh 9
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 22
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIỮA TỈNH, HUYỆN, XÃ Ở BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2004-2007 24
2.1. Khái quát tình hình phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2004-2007 24
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bắc Ninh 24
2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh 24
2.1.3. Tình hình thực hiện ngân sách ở tỉnh Bắc Ninh 29
2.2. Thực trạng của phân cấp quản lý ngân sách trung tỉnh, huyện Bắc Ninh 35
2.2.1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giưa tỉnh, huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh 35
2.2.2. Quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách địa phương ở Bắc Ninh 43
2.2.3. Đánh giá Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở Bắc Ninh 44
2.2.4. Nguyên nhân hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách ở tỉnh Bắc Ninh 57
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIỮA TỈNH, HUYỆN, XÃ ĐỐI VỚI TỈNH BẮC NINH 59
3.1. Các quan điểm cần quán triệt trong hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 59
3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tổ chức quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách tỉnh đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong phát triển KT-XH ở Bắc Ninh 59
3.1.2. Bảo đảm hiệu quả KT- XH cao trong sử dụng ngân sách nhà nước 60
3.1.3. Bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng trong phân công trách nhiệm, quyền hạn, đấy là đòi hỏi khách quan xuất phát từ hiệu quả, hiệu lực của quản lý 60
3.2. Phương hướng quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ ổn định 2007-2010 61
3.2.1. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006- 2010 của Bắc Ninh 61
3.2.2. Một số giải pháp chính 70
3.2.3. Phương hướng quản lý ngân sách địa phương ở Bắc Ninh giai đoạn 2007-2010 73
3.3. Phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đối với tỉnh Bắc Ninh 88
3.3.1. Sớm khắc phục trùng lặp thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp 88
3.3 2, phân cấp quản lý ngân sách theo hướng phân cấp nhiều hơn cho huyện, xã nhằm phát huy quyền làm chủ , năng động, sáng tạo của từng địa bàn trong tỉnh 88
3.3.4. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính- ngân sách trung và dài hạn 89
3.4. Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đối với tỉnh Bắc Ninh 89
3.4.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy của HĐND tỉnh Bắc Ninh 89
3.4.2. Nhà nước nên có quy định thống nhât về quản lý tài chính ở thôn. 90
3.4.3. Hoàn thiện hệ thống cơ cấu, định mức trong lập và phân bổ dự toán ngân sách 90
3.4.4. Cần tăng tỷ lệ điều tiết cho huyện, xã để địa phương tiến tới tự cân đối thu chi, chủ động 91
3.4.5. Một số khoản thu, chi cần điều chỉnh lại như sau: 92
KẾT LUẬN 94
96 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007 - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cho phát triển kinh tế- xã hội trong những năm qua
- Nguồn thu ngân sách của từng cấp được gắn liền với trách nhiệm quản lý, khai thác nguồn thhu, thống nhất thu của cấp đó và tỉ lệ điều tíêt các khoản thu được ổn định trong 3năm đã kích thích các cấp tăng thu ngân sách để đáp ứng các nhu cầu chi cho phát triển kinh tế- xã hội . Cụ thể là:
+ Tổng thu NSNN nội địa trên địa bàn toàn tỉnh ( không kể tiền sử dụng đất) trong 3 năm bình quân là 19.7%/ năm, nếu cả tiền sử dụng đất là 33,3%/năm
+ Tổng thu ngân sách nội địa giao cho huyện , xã quản lý thu( không kể tiền sủ dụng đất ) trong 3 năm bình quân là 14,2%
Trong khi đó các khoản thu có quy mô lơn, có tỷ lệ điều tiết chủ yếu cho huyện, xã đã khai thác mạnh như:
. Thuế VAT từ khu vựckinh tế ngoài quốc doanh tăng bình quân 37,5%/năm, thuế TNDN từ khhu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng bình quân 20,2%/năm
. Một số khoản thu nhỏ lẻ khó thu được giao cho cấp xã hưởng 100% đã đựơc khai thác tăng thu, tăng quy mô đáng kể như: thuế chuyển quyền sử dụng đất số thu bình quân 3 năm 2004-2006 so với bình quân 3 năm trứơc đó tăng 187,5%, thuế tài nguyên ngoài quốc doanh tăng là 416%. Đặc biệt khoản thu tiền sử dụng đất đã được các cấp chính quyền rất quan tâm chú ý khai thác, bình quân 3 năm 2004-2006 ước đạt 350 tỷ đồng/ năm chiếm gần 41% tổng thu nội địa trên địa bàn, so với 3 năm trước đó tăng 634%
- Nhiệm vụ chi đựơc phân cấp cụ thể gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế của từng cấp, từng ngành đã tạo điều kiện cho các cấp sử dụng ngân sách hiệu quả hơn, chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ đươc giao, cơ cấu chi ngân sách đã có sự chuyển biến tích cực. Chi cho đầu tư phát triển trong chi cân đối NSĐP tăng bình quân 3 năm là 43,9% và đạt cơ cấu trong tổng chi cân đối ngân sách địa phương là 33%. Đặc biệt là do chủ động ngân sách, các cấp huyện, xã đã tăng cường cho đầu tư phát triển từ các nguồn tăng thu và chủ yếu là khai thác từ quỹ đất… Các khoản chi thường xuyên từng cấp, từng ngành được đáp ứng hiệu quả hơn, phục vụ tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời chủ động dành nguồn theo quy định để thực hiện tốt chính sách cải cách tiền lương và các nhu cầu tăng chi thường xuyên.
- Cân đối ngân sách ở từng cấp đã đảm bảo tích cực hơn. Ngân sách tỉnh phát huy được vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng. Ngân sách cấp huyện, xã được tăng cường đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và bộ máy chính quyền cơ sở trong phạm vi quản lý. Xu hướng phấn đấu tăng thu để đáp ứng nhu cầu chi được biểu hiện rõ nét ở các cấp, hạn chế sự bị động, trông chờ vào ngân sách cấp trên
Cụ thể về những kết quả đạt được như sau, tính trong thời kỳ ổn đinh ngân sách 2004-2006 và năm 2007
Nguồn thu ngân sách từng cấp ngân sách và tỷ lệ điều tiết các khoản thu được ổn định trong thời kỳ ngân sách theo từng địa bàn từng huyện đã kích thích các cấp tăng thu ngân sách đáp ứng nhu cầu chi của cấp mình. Tổng thu nội địa toàn tổng tăng bình quân 3 năm 2004-2006 trên 30%, nếu không kể tiền sử duịng đất là khoản thu không ổn định thì tăng bình quân là 19,7%/năm. Đối với thu nội địa giao cấp huyện, xã quản lý thu không kể tiền sử dụng đất tăng bình quân 3 năm 2004-2006 là 14,2%/năm. Đáng chú ý là các khoản thu có quy mô lớn, tỷ lệ điều tiết chủ yếu cho cấp huyện, xã đã được khai thác mạnh như thuế VAT của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng bình quân 37,5%/năm, thu nhập doanh nghiệp là 20,2%/năm.Một số khoản thu giao cho cấp xã hưởng 100% đã tăng cả quy mô và tỷ lệ tương đối như: Thuế chuyển quyền sử dụng đất số thu bình quân 3 năm 2004-2006 tăng 187,5% so với bình quân năm trứơc đó, thuế tài nguyên ngoài quốc doanh là 416%
Nhiệm vụ chi được phân cấp cụ thể gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội từng cấp tạo điều kiện cho các cấp chủ động trong thực hiện nhiệm vụ hiệu quả. Chi đầu tư phát triển đã được chú trọng tăng bình quân 3 năm 2004-2006 là 43,9%/năm chiếm 35% trong tổng chi Ngân sách địa phương
Xu hướng tăng thu để đáp ứng nhu cầu chi được biểu hiện rõ các nét ở các cấp ngân sách,hạn chế sự bị động, trông chờ vào ngân sách cấp trên bổ sung
Chi ngân sách địa phương cho các nhiệm vụ chi cụ thể được phân cấp theo quy định của luật ngân sách nhà nước. Nội dung, cơ cấu các khoản chi ngân sách địa phương là sự phản ánh những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Cơ cấu các khoản chi đựơc phân loại theo các tiêu thức khác nhau nhằm đạt đựơc những mục tiêu nhất định.
Trong những năm qua, cơ cấu chi ngân sách địa phương tỉnh Bắc Ninh về cơ bản phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng các nhiệm vụ của địa phương và đúng theo các chính sách, pháp luật của Nhà nước
Theo cách phân loại thông dụng nhất là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên thì cơ cấu chi ngân sách địa phương tỉnh Bắc Binh năm 2004-2007 như sau:
Bảng 5:
Đơn vị tính : %
Nội dung
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1. Chi đầu tư phát triển
30,3
29,5
34,6
43,6
48,3
46,7
42
2. Chi thường xuyên
69,7
70,5
65,4
56,4
51,7
53,3
58
Qua số liệu trên cho thấy sự biến đổi cơ cấu chi rõ rệt qua các thời kỳ ổn định ngân sách. Thời kỳ từ năm 2003 về trước là thời kỳ ổn định ngân sách được kéo dài từ năm 1997.Thời kỳ 2004-2006 là thời kỳ ổn định ngân sách đầu tiên khi thực hiện luật ngân sách nhà nước bổ sung, sửa đổi. Thực tế một số huyện thành phố( ví dụ như Từ Sơn, TP bắc Ninh) có số tăng thu đột biến đặc biệt là thu tiền sử dụng đất trên các địa bàn này có điều kiện về nguồn để bố trí XDCB. Cơ cấu chi đầu tư phát triển tăng lên qua hai thời kỳ ngân sách ở địa phương là do các yếu tố chi phối như sau:
- Chính sách, pháp luật của nhà nước có sự thay đổi: Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã phân cấp cho địa phương mạnh hơn: Nhiều nhiệm vụ chi, đặc biệt là một số chương trình mục tiêu quốc gia, một số nhiệm vụ mục tiêu trước đây là kinh phí uỷ quyền đã được phân cấp cho địa phương trong cân đối ngân sách địa phương hoặc bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương
- Quy mô ngân sách địa phương được cải thiện rõ rệt do tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách của địa phương liên tục ở mức cao: Thời kỳ 2001-2003 quy mô ngân sách địa phương bình quân 680 tỷ đồng/năm đến thời kỳ 2004-2006 bình quân là 1.550.tỷ đồng/năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu tăng chi cho đầu tư phát triển. Toàn bộ tăng thu ngân sách hàng năm ngoài phần dành làm lương theo quy định được tập trung toàn bộ cho chi đầu tư phát triển
- Chi đầu tư từ nguồn để lại có sự tăng đột biến: Thời kỳ 2001-2003 nguồn để lại theo nghị quyết của Quốc Hội bình quân 50 tỷ đồng/năm, thời kỳ 2004-2006 nguồn tiền sử dụng đất để lại đâù tư bình quân 366tỷ đồng/ năm. Trong thơi kỳ 2004-2006 tỉnh Bắc Ninh đã tập trung chỉ đạo thực hiện viẹc khai thác quỹ đất sử đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngoài việc cấp đất dãn dân, cho cán bộ…, tỉnh đã triển khai hàng chục dự án tập trung xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê và các dự án đấu giá đất.
- Các khoản chi đầu tư phát triển từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ mục tiêu của Trung ương cho địa phương được cải thiện rõ rệt, tăng đáng kể góp phần phần cơ cấu chi đầu tư phát triển trong ngân sách địa phương
- Các chính sách của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác nguồn thu, thu hút vốn đầu tư phát triển: Tỉnh đã có một loạt các chính sách hỗ trợ vốn mồi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở cấp xã ( Giao thông nông thôn hỗ trợ 40%, kiên cố hoá kênh mương hỗ trợ 50%, xây dựng trường học hỗ trợ 20%, trụ sở xã 30%...) đã thu hút một lượng tiền đáng kể từ nguồn nhân dân đóng góp đặc biệt là các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng theo nghị quyết của HĐND cấp xã được hạch toán vào ngân sách nhà nước theo quy định của luật ngân sách nhà nước: Các khoản đóng góp này bình quân các năm 2001-2003 là 35 tỷ đồng/ năm, bình quân các năm từ 2004 trở lại đây là 120 tỷ đồng/năm.
- Sức ép về nhu cầu đầu tư phát triển để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội của địa phương là rất lớn, đặc biệt là việc địa phương quyết định đầu tư một số công trình trọng điểm có tổng mức vốn đầu tư rất lớn. Vì vậy , địa phương đã phải huy động vôn theo Khoản 3- Điều 8 của Luật ngân sách nhà nước. Từ năm 2004 đến nay dư nợ vay huy động vốn dao động theo từng thời điểm khác nhau từ 55 tỷ đến 185 tỷ đồng.
- Việc quản lý đầu tư XDCB ở cấp cơ sở được chú trọng. Từ năm 2004 tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quy định về quản lý tài chính thôn trong đó có một phần là khoản thhu- chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách xã nhưng xã không quản lý được mà để lại cho thôn quản lý đã được hạch toán vào ngân sách làm tăng chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi ngân sách địa phương, Khoản này từ 2004 đến nay dao động từ 50 đến 100 tỷ đồng/ năm.
- Việc quýêt định ngân sách mỗi cấp là do HĐND cấp đó quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Vì vậy cơ cấu chi đầu tư phát triển còn phụ thuộc vào quan điểm nhận thức chỉ đạo của các cấp trong việc phân bổ ngân sách. Trong những năm qua, nhận thức của các cấp ưu tiên chi đầu tư phát triển, tiết kiệm tối đa chi thường xuyên đã được nâng lên rõ rệt. Khi quyết đinh phân bổ ngân sách các cấp đã tôn trọng tốc độ đầu tư phát triển phải cao hơn tăng chi thường xuyên, sử dụng đúng các nguồn để lại, nguồn tăng thu cho chi đầu tư phát triển
Bảng 6:Tổng Hợp Cơ Cấu Chi NSĐP Bắc Ninh Theo Ngành KTQD 2004-2006
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
STT
Ngành KTQD
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Cơ cấu
Số tiền
Có cấu
Số tiền
Cơ cấu
Tổng Số
1.180.459
100
1.638.080
100
1.828.762
100
1
Nông- lâm nghiệp, thuỷ lợi
85.137
7,2
109.263
6,7
102.346
5,6
2
Thuỷ sản
2.594
0,2
3.527
0,2
3
Công nghiệp khai thác
80
160
4
Công nghiệp chế biến
196
60
3.380
0,2
5
CNSX,phân phối điện nước
8.138
0,7
12.694
0,8
6.250
0,3
6
Xây dựng
2.590
0,2
6.757
0,4
10.925
0,6
7
Thương nghiệp, SC động cơ
1.000
8
Khách sạn, Nhà hàng, du lịch
450
324
442
9
GTVT, kho bãi và TTLL
129.400
11,0
170.621
10,4
181.645
9,9
10
Tài chính, tín dụng
153.682
13,0
221.906
13,5
334.307
18,3
11
KHCN và môi trường
15.788
1,3
17.240
1,1
8.906
0,5
12
Kinh doanh TS,DV tư vấn
10.225
0,9
10.295
0,6
9.775
0,5
13
QlNN,ANQP và ĐBXH
179.599
15,2
254.826
15,6
224.907
12,3
14
Giáo dục-Đào tạo
292.786
24,8
393.742
24,0
445.970
24,4
15
Y tế và hoạt động xã hội
86.077
7,3
131.173
8,0
185.6889
10,2
16
Hoạt động VH và TT
52.197
4,4
82.730
5,1
75.350
4,1
17
Hoạt động Đảng, đoàn thể, hội
60.584
5,1
75.460
4,6
81.187
4,4
18
HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng
100.936
8,6
146.302
8,9
135.325
7,4
19
Hoạt động bảo vệ môi trường
16.265
0,9
20
HĐ công nghệ thông tin
6.093
0,3
Qua cơ cấu trên cho thấy về cơ bản các lĩnh vực chi biến động không nhiều. Cơ cấu chi theo ngành KTQD trước tiên phụ thuộc vào định mức phân bổ chi thường xuyên được địa phương quy định trên cơ sở định mức phân bổ của Trung ương và thực tế của địa phương. Mặt khác phụ thuộc vào định hướng, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, ngoài việc ưu tiên cho giáo dục- đào tạo, y tế, tỉnh Bắc Ninh quan tâm đến các chính sách đảm bảo xã hội, phát triển công nghiệp dịch vụ, phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông.. Một số lĩnh vực đáng chú ý là:
-Chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất( 24-24,8%): Mặc dù cơ cấu chi ổn định nhưng do quy mô ngân sách hàng năm tăng đáng kể, vì vậy tốc độ tăng chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo vẫn rất lớn ( bình quân 18,6%/năm) đã thể hiện đúng định hướng ưu tiên chi cho lĩnh vực giáo dụng- đào tạo, đáp ứng nhuh cầu về phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Tuy nhiên chi sự nghịêp giáo dục- đào tạo cho mầm non , tiểu học, THCS được phân cấp cho ngân sách cấp huyện. Mức chi cho từng huyện được phân bổ cho đầu năm thời kỳ ổn định ngân sách theo định mức phân bổ. Những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định và bố trí chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của từng huyện phụ thuộc cơ bản vào mức độ tăng thu ngân sách của huyện đó. Vì vậy những huyện khó khăn tăng thu ít thì chi sự nghiệp giáo dục sẽ không được cải thiện ( không đảm bảo được mức tăng chung sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả tỉnh theo chỉ tiêu pháp lệnh của trung ương) mà không thể điều hoà nguồn tiền từ huyện có số tăng thu cao cho huyện có số tăng thu thấp.
- Chi quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng và đảm bảo xã hội cơ cấu chi có xu thế giảm. Tuy nhiên, nội dung cơ cấu chi trong lĩnh vực chi này có sự tăng giảm khác nhau: Chi quản lý Nhà nước có xu thế giảm do chi đầu tư XDCB trong lĩnh vực này giam dần do đầu tư xây dựng các trụ sở dần đi vào ổn định, Chi thường xuyên quản lý nhà nước vẫn tăng do cải cách tiền lương, chi đảm bảo xã hội và an ninh quốc phòng vẫn tăng hàng năm đáng kể, đặc biệt là chi đảm bảo xã hội tăng bình quân 2004-2006 42%/năm, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong lĩnh vực đam bảo xã hội.
- Chi lĩnh vực y tế: Cơ cấu chi ngân sách liên tục tăng đáng kể từ 7,3% năm 2004 lên 10,2% năm 2006, đạt tốc độ tăng bình quân 45%/năm, đáng chú ý là tăng chi cho đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế và tăng cường cho y tế cơ sở.
- Chi hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng chiếm tỷ trọng khá cao( 7,4-8,9% tổng chi) chủ yếu là các hoạt động về giao thông nội thị, công viên, vỉa hè, cấp thoát nước,chiếu sáng…Thể hiện sự tập trung của NSĐP cho phát triển, nâng cấp đô thị.
- Chi lĩnh vực giao thông vận tải chiếm tỷ trọng từ 9,9-11% tổng chi cũng thể hiện sự tập trung cho công tác xây dựng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông của địa phương nhằm tạo đà cho phát trỉên kinh tế- xã hội.
- Chi lĩnh vực tài chính, tín dụng chiếm tỷ trọng lớn và có xu thế tăng qua các năm phản ánh chủ yếu việc chi trả nợ vay các khoản huy động trong nước.
- Cơ cấu chi cho lĩnh vực nông- lâm-thuỷ lợi có xu thế giảm từ 7,2 năm 2004 xuống 6,7 năm 2006, điều này cũng thể hiện sự phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, công trình thuỷ lợi, đê điều ngày càng được củng cố ổn định hơn. Tuy vậy, số tuyệt đối vẫn không thể hiện sự quan tâm rất đúng mức đến lĩnh vực nông nghiệp nhằm ổn định kinh tê- xã hội ở nông thôn.
Bảng 7:
Theo cách phân loại chi thường xuyên NSĐP theo nội dung các khoản chi thường xuyên NSĐP tỉnh Bắc Ninh 2004-2006 như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng, %
STT
Nội dung khoản chi
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Cơ cấu
Số tiền
Cơ cấu
Số tiền
Cơ cấu
1
Nhóm 1: Thanh toán cá nhân
266.885
35,6
375.762
38,8
481.477
40,8
2
Nhóm 2: Chuyên môn nghiệp vụ
124.676
16,7
188.020
19,4
202.997
17,2
3
Nhóm 3: Mua sắm sửa chữa
160.819
21,5
140.646
14,6
117.375
10,0
4
Nhóm 4: Chi khác
196/129
16,2
262.696
27,2
376.738
32,0
Qua trên ta thấy nhóm 1 chi cho con người cơ cấu có xu thế tăng lên chủ yếu là do cải cách tiền lương, thực hiện cơ chế khoản chi tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức. Tuy nhiên cơ cấu chi cho con người vẫn chưa tương xứng trong tổng cho thường xuyên, tỷ lệ phải đạt từ 50-60% mới cải thiện được đời sống cán bộ, công chức, viên chức. Chi chuyên môn nghiệp vụ và chi khác cũng có xu hướng tăng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phục vụ các nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị. Riêng chi mua sắm, sửa chữa có xu thế giảm phản ánh trang thiết bị, phương tiện làm việc ngày càng được hoàn thiện và các thể chế, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước về lĩnh vực này đã được tôn trọng thực thi.
Theo cách phân loại chi NSĐP theo các cấp ngân sách thì cơ cấu chi NSĐP Bắc Ninh 2004-2006 như sau:
Bảng 8:
Đơn vị tính :%
STT
Cấp ngân sách
2004
2005
2006
1
Ngân sách cấp tỉnh
53
50
46
2
Ngân sách cấp huyện
30
32
36
3
Ngân sách cấp xã
17
18
18
Cơ cấu này thể hiện vai trò chủ đạo của ngân sách tỉnh trong NSĐP đồng thời cũng phán ánh việc tăng cường phân cấp các nhiệm vụ chi cho cấp dưới, cơ cấu chi ngân sách cấp huyện, xã có xu hướng tăng lên, ngân sách tỉnh giảm, ngân sách cấp dưới được khuyến khích chủ động khai thác các nguồn lực theo phân cấp để đáp ứng cao hơn các nhiệm vụ chi được phân cấp.
Tóm lại cơ cấu chi ngân sách địa phương Bắc Ninh thời gian qua đã phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương, hầu hết các lĩnh vực đều phát triển, cải thiện tương đối toàn diện. Các nhân tố chi phối và thực tế cơ cấu chi ngân sách địa phương đã thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và các mục tiêu kinh tế- xã hội của địa phương
2.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh
Tuy nhiên qua thực tiễn điều hành ngân sách 2004-2006 ở địa phương tỉnh Bắc ninh, công cụ này đã bộc lộ một số hạn chế cần phải có giải pháp khắc phục.
Một là -Tỷ lệ % phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp xã thống nhất theo địa bàn từng huyện phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội từng huyện đã không đảm bảo điều hoà ngân sách của ngân sách huyện cho các xã. Do chênh lệch lớn về số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giữa các huyện, thành phố và đặc biệt là số thhu lại tập trung vào một số xã có vị trí địa lý thuận lợi về khai thác đất đai,các cụm khu công nghiệp,làng nghề…Vì vậy có xã bội thu mà không thể điều hoà để có nguồn bổ sung cho các xã khó khăn có nguồn thu thấp. Cần phaỉ có sự điều chỉnh tỷ lệ % cho cấp xã theo phân loại các nhóm xã,phường, thị trấn có nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khác nhau nhằm đảm bảo cân đối và công bằng hơn giữa ngân sách các xã,phường, thị trấn trên địa bàn cả tỉnh.
Hai là . Khoản thu tiền sử dụng đất là các khoản thu khá lớn ở địa phương những năm qua và hiện nay và đồng thời không mang tính bền vững, phân bố không đồng đều giữa các địa bàn, và vậy cần có sự điều hoà hợp lý hơn. Việc phân chia thụ hưởng tiền sử dụng đất được phân biệt theo 3 loại:
- Thu tiền sử dụng đất khi mà nhà nước giao đất cho cán bộ công chức, gia đình, các nhân bao gồm cả trường hợp đấu giá được thống nhất một tỷ lệ điều tiết theo địa bàn từng huyện. Tuy nhiên ở mỗi huyện này lại chi tập trung ở một số xã, phường, thị trấn có vị trí đất thuận lợi giá trị cao, thu hồi nhiều diện tích nên có khối lượng tiền sử dụng đất lớn( bội thu ngân sách xã) nhưng nếu hạ tỷ lệ điều tiết để điều hoà thì rất khó khăn khi thu hồi đất. Vì vầy tỷ lệ điều tiết vẫn được giữ nguyên ổn định nhưng cần quy định khống chế mức trần tuyệt đối mà ngân sách mỗi cấp huyện được hưởng( chẳng hạn ngân sách cấp xã được hưởng tối đa đến 1.500triệu đồng/xã, phần điều tiết vượt lên được đưa vào ngân sách cấp trên)
- Thuế sử dụng đất từ đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với quỹ đất sử dụng để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây là khoản thu tập trung ở một vài địa phương vì vậy cần sự điều hoà.Toàn bộ tiền thu được sau khi trừ hạ tầng của chính dự án, phải dành 20% để điều hoà chung cho các địa bàn khác, còn lại 80% để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn có đất đấu giá gồm cả các chương trình của tỉnh, của huyện, và của xã. Việc phân bổ từng dự án này do UBND huyện phối hợp với cơ quan kế hoạch đầu tư, tài chính trình UBND tỉnh quyết định đảm bảo điều hoà các cấp ngân sách.
- Thu tiền sử dụng đất từ các dự án tập trung xây dựng nhà dể bán hoặc cho thuê, dự án khu đô thị mới được nộp vào ngân sách tỉnh 100% để đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn đó là chính và chủ yếu là các công trình cấp tỉnh quản lý để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng lớn của tỉnh
Ba là. Khoản thu thuế GTGT, TNDN các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khoản thu lớn khá ổn định và có xu thế phát triển mạnh. Thực tế hiện nay do phát triển các khu, cụm công nghiệp làng nghề nên số thu này có xu thế tập trung vào một số địa bàn và tăng rất lớn. Mặc dù tỷ lệ điều tiết đã phân biệt theo nhóm xã nhưng vẫn gây mất cân đối cục bộ: Số thu tập trung vào một số xã( Tỷ lệ điều tiết 50% nhưng có xã được hưởng nhiều tỷ đồng) nên không thể điều hoà nguồn thu cho các xã khác, địa bàn khác. Trong khi trung ương cân đối cho địa phương trên cơ sở thu chi toàn tỉnh, dẫn tới mất cân đối ngân sách cấp tỉnh. Nếu dự toán năm 2008 vẫn áp dụng tỷ lệ điều tiết theo quy định thì đối với các khoản thu này ngân sách cấp tỉnh sẽ mất cân đối gần 100tỷ đồng. Chưa kể không đủ nguồn làm lương ở cấp tỉnh trong khi các huyện , xã đó lại thừa nguồn làm lương mà không thể điều hoà được. vì vậy cần thiết phải có sự điều chỉnh mức trần tuyệt đối năm 2008 đối với số thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do cục thuế quản lý thu trên địa bàn phân chia cho các cấp ngân sách huyện, xã theo tỷ lệ quy định đến 125% dự toán đã giao ổn định năm 2007. Phần tăng thu trên 125% dự toán đã giao ổn định 2007 được điều tiết về ngân sách tỉnh.
Một số chỉ tiêu thu quá cao không khả thi, thậm chí không thể hoàn thành nhưng vẫn không thể điều chỉnh do trung ương giao:
- Thu phí xăng dầu: Thực hiện năm 2005, 2006 đều không đạt so dự toán đầu năm do phí xăng dầu phụ thuộc vào khối lượng bán ra chứ không thu trên doanh số nên giá xăng dầu càng cao thì khối lượng tiêu thụ giảm do với hướng sử dụng tiết kiệm. Tuy vậy, số giao thu phí xăng dầu trung ương giao năm sau vẫn cao hơn năm trứơc
Năm 2004 giao 10.500 triệu đồng, thực hiện đạt 14.669 triệu, đạt 139,7% dự toán
Năm 2005 giao 18.000 triệu đồng, thực hiện 14.581 triệu đồng dật 81% dự toán
Năm 2006 giao 18.000 triệu đồng, thực hiện 11.700 triệu đồng, đạt 65% dự toán
- Thu từ doanh nghiệp trung ương quản lý là khoản thu NSNN trên địa bàn, tuy nhiên số thu từ khu vực này cũng khó thực hiện do kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các tổng công ty như sản lượng thuốc lá của công ty thuốc lá Bắc sơn, sản lượng điện của công ty điện lực..
Năm 2004 giao 182.600 triệu đồng, thực hiện 183.4337 triệu đồng đạt 100,5% dự toán
Năm 2005 giao 199.500 triệu, thực hiện 172.611 triệu đồng, đạt 86,5% dự toán
Năm 2006 giao 201.000 triệu, thực hiện 165.000 triệu, đạt 82,1% dự toán
Bốn là . Phân cấp chi sự nghiệp y tế 2004-2006 chưa đáp ứng được yêu cầu điều hoà ngân sách: Các hoạt động của bệnh viện đa khoa huyện và trung tâm y tế dự phòng huyện phân cấp chi ngân sách huyện. Nên không có sự ăn khớp về mặt bố trí kinh phí huyện với bố trí cán bộ, giường bệnh và các điều kiện khác. Khi tăng giảm biên chế, giường bệnh.. thì ngân sách huyện bị động trong việc bố trí kinh phí và không thể điều hoà kinh phí của ngành y tế. Mặt khác, khi phân cấp cho cấp huyện thì tổng kinh phí của ngành y tế bị xé nhỏ cho các huyện,không đáp ứng được nhu cầu nâng cấp trang thiết bị dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Nếu bố trí tập trung theo ngành thì sẽ có một khoản lớn để thực hiện cuốn chiếu đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hiện nay và điều hoà kinh phí phù hợp với tình hình phát triển ở từng địa bàn. Vì vậy cần có sự điều chỉnh phân cấp chi sự nghiệp y tế tuyến huyện theo ngành dọc.
Tương tự một số nội dung chi của sự nghiệp giáo dục- đào tạo, văn hoá, xã hội cũng cần có điều chỉnh tương tự
Về định mức phân bổ ngân sách năm đầu năm thời kỳ ổn định:
Qua thực tế thực hiện 2004-2006 công cụ này cũng bộc lộ một số vấn đề hạn chế cần khắc phục như sau:
-Do chính sách chế độ của Nhà nước thay đổi nhiều như các chế độ cải cách tiền lương, đảm bảo xã hội và trượt giá.. đáp ứng nhu cầu và chủ động cho ngân sách từng cấp, từng đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội mỗi thời kỳ khác nhau vì vậy cần xác định định mức phân bổ đảm bảo kinh phí tăng cho các lĩnh vực, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn mới của địa phương.
- Do từng địa phương, từng lĩnh vực chi có những đặc thù riêng vì vậy định mực phân bổ 2004-2006 cũng cần phải cải tiến phù hợp hơn.
- Xác định tỷ lệ có cấu một số khoản chi để tập trung ở Ngân sách tỉnh để thực hiện điều hoà ngân sách
Cơ cấu chi ngân sách địa phương còn bộc lộ một số hạn chế,vướng mắc sau:
- Cơ cấu chi đầu tư phát triển ở địa phương phụ thuộc lớn vào thu tiền sử dụng đất( nguồn để lại 44,1%), đây không phải là nguồn thu ổn định và lâu dài vì quỹ đất của Bắc Ninh đang dần hạn hẹp. Thực tế khi thị trường bất động sản đình trệ, thu tiền sử dụng đất ở địa phương không đảm bảo kế hoạch cân đối đã ảnh hưởng lớn đến tiến bộ đầu tư các công trình dự án từ nguồn tiền đất. Trong khi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và các công trình mục tiêu, nhiệm vụ của Trung ương chiếm tỷ trọng thấp được phân bổ theo quy đinh của Chính phủ. Nguồn tăng thu ngân sách địa phương hàng năm dành 50% làm lương nên phần còn lại bố trí tăng đầu tư vào xây dựng cơ bản cũng có hạn, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển cũng bị hạn chế bởi mức vay ( 30% vốn đầu tư hàng năm), thị trường vay,lãi suất, thời gian vay…Vì vậy việc hoạch định mục tiêu cơ cấu chi đầu tư phát triển trong NSĐP tính khả thi kém, không ổn định, phát sinh nợ đọng, thi công kéo dài..
- Cơ cấu chi sự nghiệp giaó dục- đào tạo hàng năm được ổn định trong dự toán theo chỉ tiêu pháp lệnh của Chính phủ có một số vấn đề bất hợp lý : Để đảm bảo một cơ cấu chung của toàn quốc trên tổng chi ngân sách cả nước nê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007 - Thực trạng và giải pháp.DOC