Chuyên đề Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đà Nẵng trong hai năm

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 2

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 2

I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2

1. Khái niệm: 2

2. Đặc điểm: 2

3. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại: 2

3.1 Nghiệp vụ tài sản nợ: 2

3.2 Nghiệp vụ tài sản có: 3

3.3 Nghiệp vụ trung gian: 4

II. TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 4

1. Khái niệm tín dụng: 4

2. Khái niệm Tín dụng Ngân hàng: 5

3. Các nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng 5

4. Phân loại tín dụng: 5

4.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay: 5

4.2 Phân loại theo hình thức đảm bảo: 5

4.3 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn: 6

4.4 Phân loại theo hình thái giá trị tín dụng; 6

4.5 Phân loại theo thành phần kinh tế: 6

5. Vai trò của tín dụng ngân hàng: 6

III. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 7

1. Khái niệm về DNVVN 7

2. Ưu thế của DNVVN 7

2.1. DNVVN năng động, nhạy bén và dể thích ứng với sự thay đổi của thị trường. 8

2.2. DNVVN tạo lập dể dàng, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp. 8

2.3. DNVVN tạo điều kiện duy trì tự do cạnh tranh, hạn chế độc quyền. 8

2.4. DNVVN có thể phát huy được tiềm lực của từng địa phương. 8

2.5. DNVVN góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng lãnh thổ trên một quốc gia. 8

3. Hạn chế của DNVVN 9

3.1. Khả năng tài chính của DNVVN hạn chế. 9

3.2. DNVVN thiếu thông tin, trình độ quản lý, điều hành thường bị hạn chế. 9

3.3. DNVVN bị bất lợi trong việc mua nguyên vật liệu, trang bị máy móc thiết bị và tiêu thụ sản phẩm. 9

3.4. DNVVN ít có khả năng thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi. 10

3.5. Hoạt động của DNVVN thiếu vững chắc. 10

4. Vai trò và sự cần thiết tăng cường hoạt động cho vay đối với DNVVN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 10

CHƯƠNG II: 13

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN 13

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 13

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG. 13

A. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG. 13

I. VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐT & PT ĐÀ NẴNG. 13

II. MỘT SỐ QUI ĐỊNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN. 14

2. Đối tượng cho vay: 14

3. Mức cho vay: 14

4. Cách thu nợ gốc và lãi: 14

III. QUI TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG. 15

B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG. 15

I KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NH ĐT&PT ĐÀ NẴNG. 15

1. Tình hình huy động vốn qua hai năm 2003, 2004. 15

2. Tình hình cho vay chung tại NH ĐT&PT Đà Nẵng . 17

3. Kết quả kinh doanh. 18

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNVVN TẠI TP ĐÀ NẴNG. 19

III. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NH ĐT&PT ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA 20

1. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN nói chung . 20

2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp 22

3. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo ngành kinh tế. 24

4. PT tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo hình thức đảm bảo tiền vay. 25

IV. NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NH ĐT&PT ĐÀ NẴNG. 28

CHƯƠNG III: 29

NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG 29

CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG 29

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG 29

1. Những thuận lợi và cơ hội: 29

2. Những khó khăn, thách thức 30

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA NH ĐT&PT ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN 31

1. Phương hướng hoạt động chung của Ngân hàng trong thời gian đến. 31

2. Phương hướng hoạt động đối với mảng cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại hội sở. 32

III. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN DN DÂN DOANH THỜI GIAN ĐẾN. 33

1. Tình hình cạnh tranh 33

2. Triển vọng mới của mảng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN hiện nay. 33

IV. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG 34

A. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG: 34

TẠO VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC DNVVN: 34

1. Tăng cường huy động vốn ngắn hạn, dài hạn trong các tổ chức kinh tế và dân cư. 34

1.1. Hoàn thiện các hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư: 34

1.2. Đa dạng hoá các công cụ huy động vốn của ngân hàng: 34

1.3. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng. 35

1.4. Đẩy mạnh việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán 35

1.5. Mở rộng các dịch vụ ngân hàng 35

2. Phát triển thị trường vốn để thu hút vốn: 35

3. Khuyến khích các hộ tư nhân bỏ vốn đầu tư phát triển: 36

MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN 37

1. Mở rộng cho vay vốn trung và dài hạn để giúp các DNVVN đổi mới công nghệ thiết bị. 37

2. Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ mục tiêu chiến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 38

3. Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng bảo đảm an toàn vốn và hạn chế rủi ro. 38

4. Đổi mới cơ chế tín dụng ngân hàng phù hợp các đặc điểm các DNVVN: 41

4.1. Sửa đổi, bổ sung thể lệ cho vay: 41

4.1.1. Về nguyên tắc tín dụng: 41

4.1.2. Mở rộng đối tượng tín dụng: 41

4.1.3.Đổi mới phương thức cho vay: 41

4.2. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng 43

4.3. Thực hiện chính sách lãi suất hỗ trợ cho các DNVVN 43

4.4. Xác lập và hoàn thiện điều kiện và môi trường cho tín dụng ngân hàng hỗ trợ DNVVN phát triển: 44

B. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC. 44

C. ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG. 45

KẾT LUẬN 48

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 49

Nhận xét của đơn vị thực tập 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3915 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đà Nẵng trong hai năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của phương án sản xuất kinh doanh không cao, hầu hết các DNVVN không đủ tài sản đảm bảo khi vay vốn... dẫn đến không ít các DNVVN làm ăn thua lỗ, phá sản hay giải thể... Tất cả các nguyên nhân trên có thể giải thích tại sao doanh số cho vay ngắn hạn đối với loại hình DNVVN chiếm tỷ trọng thấp và tốc độ tăng trưởng không cao. DSCV năm 2004 đạt mức 37.528 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 4,33%. Về phía các ngân hàng, hầu như đa số các ngân hàng đều đặt mục tiêu an toàn trong cho vay cao hơn là mục tiêu tăng trưởng hoạt động tín dụng. Do đó yêu cầu thu hồi vốn nhanh, đúng tiến độ kéo theo yêu cầu chặc chẽ, khắc khe trong điều kiện vay vốn, bảo đảm tiền vay... cũng làm cho hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này có phần hạn chế. Hơn nữa, cơ cấu cho vay truyền thống của hầu hết các NHTM chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các Doanh nghiệp Nhà nước. Ví như các NHTM quốc doanh, do bản thân là của Nhà nước, lại ra đời từ rất sớm ngay khi đất nước còn chưa tiến hành đổi mới nên khách hàng truyền thống của các ngân hàng này các DNNN là điều tất yếu. NH ĐT&PT Đà Nẵng là một NHTM quốc doanh nên số dư nợ của DNNN chiếm hơn 70% tổng dư nợ cho vay. Điều này chứng tỏ định hướng đầu tư cúa NH tập trung chủ yếu vào DNNN Tuy nhiên, hướng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay thực hiện bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế với nhiều chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh... nên đa phần các NHTM mà điển hình là NH ĐT&PT Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực vượt qua những khó khăn để chuyển hướng hoạt động sang phục vụ các DNVVN. Mặc dù cho vay với loại hình DNVVN có xuất hiện tình trạng NQH nhưng bằng khả năng và sự nhiệt tình trong công tác của cán bộ, nhân viên NH đả duy trì tỉ lệ NQH ở mức có thể chấp nhận được. 2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp Bảng 5: Tình hình cho vay ngắn hạn theo loại hình các DNVVN năm 2003, 2004. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch ST % ST % ST TL(%) 1. Doanh số cho vay 35.251 100 37.528 100 2.277 6,46 - Công ty Cổ phần 7.659 21,73 6.098 -16,25 -1.561 -20,38 - Công ty TNHH 18.882 53,56 21.492 57,27 2.610 13,82 - DN Tư nhân 5.479 15,54 6.631 17,67 1.152 21,03 - Loại hình DN khác 3.231 9,17 3.307 8,81 76 2,35 2. Doanh số thu nợ 20.499 100 21.624 100 1.125 5.49 - Công ty Cổ phần 4.753 23,17 4.167 19,27 -586 -12,33 - Công ty TNHH 10.807 52,72 12.112 56,01 1.242 11,49 - DN Tư nhân 3.389 16.53 3.780 17,48 391 11,37 - Loại hình DN khác 1.550 7,58 1.565 7,24 15 0,97 3. Dư nợ bình quân 16.480 100 16.992 100 512 3,11 - Công ty Cổ phần 2.993 18,16 2.421 14,25 -572 -19,11 - Công ty TNHH 9.324 56,58 10.209 60,08 885 9,49 - DN Tư nhân 2.874 17,44 2.453 18,44 -421 -14,65 - Loại hình DN khác 1.289 7,82 1.909 7,23 620 40,10 (Nguồn: Trích báo cáo dư nợ ) Qua bảng phân tích có thể nhận thấy cùng với sự tăng trưởng về số lượng lẫn về quy mô của loại hình DNVVN trên địa bàn Thành phố thì quy mô tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh cũng có bước tăng trưởng lớn, trong đó đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng đối với các CTy TNHH. Về tỷ trọng, trong khi cho vay đối với các CTy TNHH luôn chiếm tỷ trọng lớn (đến trên 50% tổng doanh số cho vay...) và có xu hướng ngày càng tăng lên trong tương lai; các Cty CP, DN Tư nhân với mức vay cũng chiếm tỷ trọng khoảng từ 15% đến 20% doanh số và các loai hình DNVVN khác như : Cty Hợp danh, các văn phòng chi nhánh đại diên cũng chiếm tỷ trông nhỏ trông doanh số cho vay, mặt khác tốc độ tăng trưởng trong vay vốn cũng đang có xu hướng giảm xuống trong năm 2004. Cụ thể: Đối với các Cty CP, tuy có bước tăng trưởng cả về doanh số cho vay, dư nợ cho vay... nhưng thực tế cho thấy tỷ trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này ngày càng giảm. Nguyên nhân là hoạt động cổ phần hoá diễn ra ngãy càng sôi nổi nên một số các Cty CP đã được tiếp nhận vốn nhiều hơn từ cổ đông làm cho doanh số hoạt động cho vay đối với loại hình kinh doanh này có phần giảm xuống. Các CTy TNHH, với số lượng đông đảo nhất hiện nay trên địa bàn, trong những năm qua đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển chung của thành phố, do đó đây là đối tượng doanh nghiệp có số dư tín dụng tại chi nhánh nhiều nhất. Hơn nữa, do trước sự cạnh tranh căng thẳng đối với khối DNNN, chi nhánh đã chủ động sắp xếp lại cơ cấu nợ vay. Ngoài việc giữ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống là các DNNN, các doanh nghiệp lớn, chi nhánh đã mở rộng đầu tư cho vay đối với các DNVVN... vì thế, doanh số cũng như dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp này không ngừng tăng trưởng trong các năm qua (DSCV tăng 13,82%, DNBQ tăng 9,49%).Mức tăng trưởng nhanh cộng với tỷ trọng trong cơ cấu cho vay cũng có xu hướng tăng lên hứa hẹn đây là khách hàng tiềm năng của chi nhánh trong những năm sắp tới. Cùng với các Cty CP, dư nợ cho vay đối với các DNTN cũng đã có phần giảm xuống trong cơ cấu cho vay tại chi nhánh trong 2 năm qua. Điều này cũng dể giải thích bởi lẽ hiện nay các DNTN đang là đối tượng còn mắc nhiều hạn chế nhất trong hoạt động kinh doanh, đó là + Năng lực tài chính rất thấp, quy mô sản xuất nhỏ, thủ công, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào những dự án lớn thấp kéo theo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, vấn đề tài sản đảm bảo nợ vay phần lớn các DNTN không đủ tài sản thế chấp, các tài sản không đủ giấy tờ pháp lý... vì vậy, mức độ rủi ro là rất lớn, hạn chế nhiều đến quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng đối với thành phần này. + Ngoài ra, năng lực kinh doanh, trình độ quản lý của các chủ DNTN hiện nay là rất thấp, quan hệ cũng như khả năng nắm bắt thông tin kém, khả năng cạnh tranh không cao... một số doanh nghiệp còn có biểu hiện kinh doanh không lành mạnh, “lách luật”, lừa đảo, thành lập các công ty “ma”... trong những năm qua, do đó rất khó để tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. Với những nội dung phân tích trên cho thấy, việc đầu tư cho vay các DNVVN tại NH ĐT&PT Đà Nẵng trong những năm qua ngày càng được mở rộng theo hướng không phân biệt đối xử đối với thành phần kinh tế dân doanh, khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhằm huy động mọi nguồn lực vào quá trình phát triển chung của toàn thành phố... Tuy nhiên, nhìn vào tỷ trọng cho vay thì loại hình Cty TNHH vẩn đang còn chiếm tỷ trọng cao nhất vì vậy Ngân hàng cần có sự điều chỉnh cơ cấu như tăng DSCV đối với các doanh nghiệp tư nhân, để các DNTN có cơ sở cũng như những điều kiện cần thiết nhất nhằm khẳng định vai trò và vị thế của mình trên thị trường. 3. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo ngành kinh tế. Bảng 6: Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo ngành kinh tế. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch ST % ST % ST TL(%) 1. Doanh số cho vay 35.251 100 37.528 100 2.277 6,46 1 . Thương nghiệp 17.488 49,61 19.957 53,18 2.469 14,12 2. CN - Xây dựng 9.352 26,53 10.163 27,08 811 8,67 3. GTVT 1.529 4,34 859 2,29 -670 -43,82 4. Các ngành khác 6.882 19,52 6.549 17,45 -333 -4,84 2. Doanh số thu nợ 20.499 100 21.624 100 1.125 5.49 1 . Thương nghiệp 10.530 51,37 11.725 55,14 1.195 11,35 2. CN - Xây dựng 4.573 22,31 4.163 19,58 -410 -8,97 3. GTVT 1.043 5,09 982 4,62 -61 -5,85 4. Các ngành khác 4.353 21,23 4.394 20,66 41 0,94 3. Dư nợ bình quân 16.480 100 16.992 33,74 512 3,11 1 . Thương nghiệp 7.797 47,31 8.406 49,47 609 7.81 2. CN - Xây dựng 4.061 24,64 4.256 25,05 195 4,80 3. GTVT 837 5,08 705 4,15 -132 -15,77 4. Các ngành khác 3.785 22,97 3.625 21,33 -160 -4,23 (Nguồn: Trích báo cáo dư nợ ) Qua bảng số liệu ta thấy, ngành Thương nghiệp là ngành có doanh số cho vay cũng như dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất (DNBQ: 49,97% du nợ toàn ngành) trong cơ cấu cho vay tại chi nhánh. Cùng với DSCV, DSTN và DNBQ cũng của nhóm ngành này cũng có bước tăng trưởng rất nhanh. Điều này cũng dể hiểu bởi lẽ hiện nay phần lớn các DNVVN Thành phố đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành này (DNVVN ngành thương mại chiếm75-80% tổng mức bán lẻ toàn Thành phố), nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên, một hạn chế là các doanh nghiệp trong ngành hoạt động với mức vốn đầu tư thấp quy mô còn nhỏ, thời gian quay vòng vốn nhanh, nhu cầu vay vốn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động... do đó các doanh nghiệp có khuynh hướng vay mượn nhiều. Xét về trách nhiệm hoàn trả nợ vay ở gốc độ ràng buộc về tài sản và uy tín kinh doanh cũng không cao. Đây là điều đấng ngại khi Ngân hàng có xu hướng nâng cao dư nợ cho vay đối với ngành này Chiếm tỷ trọng sau ngành thương nghiệp là ngành CN-XD có sự gia tăng về dư nợ theo tốc độ tăng của nhóm ngành này( GTSX Công nghiệp dân doanhThành phố tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2003) .Ngành Xây dựng là một trong những ngành rất phát triển hiện nay ở nước ta cũng như ở địa bàn Thành phố nói riêng. Năm qua, tốc độ Đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng ở Thành phố diễn ra tấp nập, khẩn trương cùng với đó là việc giải toả đền bù và bố trí tái định cư cho người dân... làm cho nhu cầu vốn đầu tư trong xây dựng rất lớn. Chính thực trạng phát triển hết sức khả quan trên của ngành CN-XD Thành phố như trên trong những năm qua đã có tác động không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực này của chi nhánh. Cho vay ngắn hạn đối với DNVVN ngành vận tải chưa chiếm tỷ trọng lớn trong DSCV nhưng năm 2004 DSCV, DNBQ đối với ngành này đật tốc độ tăng trướng là do năm 2004 Thành phố có chủ trương tiếp tục hoàn thiện, mở rộng và xây dựng những tuyến đường mới. Để hoàn thành tuyến đường này các đơn vị thi công phải vay vốn ngắn hạn của NH để trả lương cho công nhân và mua vật liệu phục vụ cho quá trình thi công. Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư tín dụng vào các ngành trên Ngân hàng còn đầu tư vào các ngành như :ngành Nông-Lâm-Thủy sản, dịch vụ...tuy cũng có bước tăng trưởng nhưng luôn là nhóm ngành chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân trực tiếp khiến hoạt động cho vay đối với nhóm ngành này giảm xuống là do trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành gặp rất nhiều khó khăn, từ điều kiện thời tiết phức tạp, sâu hại, dịch bệnh, tình hình giá cả thị trường biến động phức tạp, sự thiếu thông tin, kinh nghiệm trong kinh doanh... Ví như các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa, rồi đến con tôm ở thị trường Mỹ đã làm không ít các doanh nghiệp trong ngành phải điêu đứng. Với những khó khăn và thực trạng kinh doanh trên thì việc tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng là điều vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này. Khó khăn là như vậy, tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng của cả hai phía, ngân hàng và các doanh nghiệp, đặc biệt một số doanh nghiệp vay vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nên doanh số cho vay của chi nhánh đối với các doanh nghiệp này cũng đã có bước tăng trưởng nhất định với doanh số cho vay năm 2004 cũng đạt tới hơn 37.528 triệu đồng. 4. PT tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo hình thức đảm bảo tiền vay. Bảng 7: Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo hình thức đảm bảo tiền vay năm 2003, 2004. ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch ST % ST % ST TL(%) 1. Doanh số cho vay 35.251 100 37.528 100 2.277 6,46 1. Cầm cố 11.753 33,34 13.608 36,26 1.855 15,78 2. Thế chấp 13.777 37,95 14.035 37,40 658 4,92 3. TS hình thành từ vốn vay 7.529 21,36 8.286 22,08 757 1,00 4.. Bảo lãnh 2.591 7,35 1.599 4,26 -992 -38,29 2. Doanh số thu nợ 20.499 100 21.624 100 1.125 5.49 1. Cầm cố 6.617 32,28 7.804 36,09 1.187 17,94 2. Thế chấp 8.409 41,02 7.780 35,98 -629 -7,48 3. TS hình thành từ vốn vay 4.739 23,12 5.561 25,72 822 17,34 4.. Bảo lãnh 734 3,68 479 2,91 -255 -34,74 3. Dư nợ bình quân 16.480 100 16.992 100 512 3,11 1. Cầm cố 5.438 33,00 5.976 35,17 538 0,09 2. Thế chấp 6.712 40,73 6.205 36,52 -507 -0,07 3. TS hình thành từ vốn vay 3.672 22,28 4.292 25,26 620 -0,20 4. Bảo lãnh 658 3,99 519 3,05 -139 (Nguồn: Trích báo cáo dư nợ ) Đảm bảo tiền vay luôn là vấn đề được các NH hiện nay quan tâm và coi đó như là một trong những nguyên tắc quan trọng của một HĐTD. Nếu công tác thẩm định, xử lý, định giá tài sản đảm bảo tiền vay không tốt, NH nhiều khả năng sẽ là người bị thiệt hại trong hoạt động kinh doanh của mình Nhìn vào cơ cấu cho vay trên dể nhận thấy hình thức cho vay không đảm bảo bằng tài sản đối với các DNVVN trong những năm qua là không được áp dụng ở NH mặc dù hình thức cho vay này vẫn chiếm một phần đáng kể trong cơ cấu cho vay chung. Điều này có thể giải thích dựa trên thực trạng phát triển không ổn định hiện nay của các DNVVN làm cho NH chưa dám thực hiện cho vay tín chấp đối với DNVVN. Hơn nữa, về phía ngân hàng, do mục tiêu hoạt động an toàn vẫn đặt lên trên mục tiêu tăng trưởng hoạt động tín dụng do đó ngân hàng đã không quá mạo hiểm cho vay dựa trên uy tín của DNVVN (thường làm ăn không hiệu quả) do đó có thể nói, hiện nay toàn bộ doanh số cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh đều phải được thực hiện dưới hình thức có đảm bảo bằng tài sản. Trong các hình thức đảm bảo đang áp dụng cho các DNVVN tại NH thì chiếm tỷ trọng nhiều nhất (trên 70% DSCV cũng như DNBQ) là hình thức đảm bảo bằng chính tài sản của khách hàng: cầm cố, thế chấp; kế đến là đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay; chiếm tỷ trọng thấp nhất là hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. DSCV theo hình thức báo lãnh của bên thứ ba năm 2004 cũng chỉ là 1.599 triệu đồng (4,26%). Như vậy là DSCV theo hình thức này giảm cả về tỷ trọng lẫn độ tăng trưởng. Nguyên nhân là do hầu như chưa có một tổ chức chính thức nào chấp nhận đứng ra bảo lãnh cho các DNVVN để họ có thể có thể vay vốn ngân hàng. Các bên thứ ba bảo lãnh cho DNVVN hiện nay chủ yếu là các tổ chức do các doanh nghiệp tự giới thiệu mà ngân hàng thì có quá ít thông tin về họ, quá trình thẩm định lại gặp phải nhiều khó khăn... Ngoài ra, các doanh nghiệp được bảo lãnh thường có tâm lý ỷ lại vào sự bảo lãnh do đó sẽ không nỗ lực, cố gắng trong hoạt động kinh doanh để trả nợ... Thực tế trên làm cho việc giải ngân cũng từ đó gặp nhiều trở ngại. Cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay trong những năm qua, chính nhờ sự linh hoạt tăng quy mô hoạt động cho vay theo hướng này nên DSCV tại NH có bước tăng trưởng khá lớn, giúp cho chi nhánh đa dạng hóa được hoạt động đầu tư, hạn chế rủi ro kinh doanh. Như đã nói, hình thức đảm bảo tiền vay bằng chính tài sản của khách hàng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng hoạt động cho vay DNVVN và cả hai đều gắn liền với hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH . Như vậy, cơ cấu cho vay giữa hai hình thức này qua hai năm đã cho thấy một sự thay đổi lớn. Tuy về lượng giá trị, DSCV bằng hình thức cầm cố vẫn có phần nhiều hơn tuy nhiên về tốc độ, cho vay bằng hình thức thế chấp đã có bước tăng trưởng nhanh chóng; đặc biệt, tỷ trọng cho vay hình thức này trong cơ cấu cho vay chung đối với DNVVN đã dần dần tăng lên. Sở dĩ DSCV thế chấp trong những năm qua thường thấp hơn cho vay dưới hình thức cầm cố là do tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản như đất đai, nhà xưởng... Tuy nhiên thực trạng các DNVVN vốn dĩ gặp nhiều khó khăn trong vần đề đất đai, mặt bằng kinh doanh, do phần lớn là đi thuê, diện tích nhỏ hẹp, giá trị không cao... vì thế đã gây khó khăn cho các DNVVN trong việc đáp ứng các thủ tục, giấy tờ cũng như giá trị tài sản đảm bảo cần thiết để được vay vốn; trong khi đó, với hình thức cầm cố mà đa số là các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, dây chuyên sản xuất, hàng hóa... với số lượng nhiều sẽ là nguồn đảm bảo dể dàng cho các DNVVN để được giải ngân từ các ngân hàng. Hiện nay tỷ trọng cho vay theo hình thức cầm cố giảm đi trong khi cho vay thế chấp lại tăng lên là do: Trong hoạt động cho vay cầm cố; các tài sản chủ yếu là các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa... khi cầm cố quyền sử dụng tài sản nhiều khả năng thuộc về người đi vay, mặt khác tài sản này là động sản nên dể dàng bị mất, hư hỏng, hao mòn, giá cả biến động lớn... đó là chưa kể nhiều bên đi vay có thể làm thay đổi một số chi tiết trên tài sản nhằm thu lợi khi phát mãi tài sản, NH không thể kiểm soát được. Ngược với hình thức cầm cố, thế chấp hiện nay là biện pháp an toàn hơn đối với hoạt động của ngân hàng khi ngân hàng được nắm giữ các giấy tờ liên quan về tài sản của khách hàng, hơn nữa các tài sản thế chấp thường là bất động sản nên có thể khắc phục được hầu hết những nhược điểm của hình thức cầm cố, mặt khác các khoản chi phí bỏ ra để bảo quản tài sản thế chấp vì thế cũng thấp hơn. Vẫn biết rằng cho vay có đảm bảo bằng tài sản của khách hàng sẽ đem lại sự an toàn và hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho ngân hàng, tuy nhiên trước thực trạng các DNVVN hiện nay, việc dùng tài sản của bản thân các DNVVN để thế chấp là vấn đề khó khăn. Đây là mâu thuẩn lớn nhất và cũng là khó giải quyết nhất trong hoạt động cho vay đối với DNVVN ở NH. Hơn nữa, do công tác định giá tài sản đảm bảo hiện nay còn quá nhiều bất cập, khung định giá tài sản đã quá cũ do đó giá trị tài sản thế chấp của doanh nghiệp chỉ còn khoảng 60% đến 70% giá trị thực tế, ngoài ra tỷ lệ vay lại chỉ khoảng 70% giá trị tài sản thế chấp do đó số tiền thực tế vay được của các DNVVN chỉ là từ 40% đến 50% giá trị tài sản thế chấp. Thực trạng này đã gây khó khăn cho các DNVVN khi tìm đến nguồn vốn của ngân hàng, làm hạn chế quy mô hoạt động của NH trong lĩnh vực đầy tiềm năng này. IV. NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NH ĐT&PT ĐÀ NẴNG. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của đất nước tương đối ổn định và ngày càng tăng trưởng, phát triển. Hoà nhịp với tình hình chung của đất nước, các doanh nghiệp-đặc biệt là DNVVN làm ăn ngày càng có hiệu quả, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng tăng...Để làm được điều đó, họ cần phải có được nguồn vốn, có thể là tự có hoặc là đi vay của các ngân hàng. Bên cạnh sự gia tăng nhu cầu về vốn, thì đồng thời sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần...cũng diễn ra không kém phần gay gắt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Trong bối cảnh đó, NH ĐT&PT Đà Nẵng không ngừng đổi mới phương pháp cách thức làm việc, để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Hiện nay, cho vay ngắn hạn là hoạt động sôi nổi nhất đang diễn ra tại NH. Tuy nhiên hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNVVN vẫn chưa tực sự sôi động như các lĩnh vực khác. Bởi vì Ngân hàng vẫn còn e ngại đối với những khó khăn và tồn tại của thành phần DN này trong việc cho vay. Trong năm tới, với kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận cao, hoàn trả nợ và lãi vay đúng hạn...của các DN dân doanh,chi nhánh sẽ cò những hoạt động cho vay hỗ trợ đối với các DN này. Như vậy, để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường và cạnh tranh được với các Ngân hàng khác như hiện nay thì NH ĐT&PT Đà Nẵng cũng đã xác định cho mình phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay” bảo đảm hoạt động kinh doanh có lãi. Song bất cừ hình thức hoạt động nào thì cũng tồn tại song hai mặt đó là mặt tốt và mặt xấu, mặt làm được và mặt chưa làm được. Do đó, trong hai năm qua bên cạnh những thành quả đạt được thì Ngân hàng cũng còn những tồn tại nhất định. CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG 1. Những thuận lợi và cơ hội: Trước hết đối với cán bộ tín dụng quy trình cho vay ngắn hạn được xem như là cẩm nang trong công việc kinh doanh của mình, giúp cán bộ tín dụng vận dụng những điều kiện và quy chế cho vay của ngân hàng phù hợp với thực tế, nắm sâu nghiệp vụ cho vay, ứng với từng loại khách hàng , từng loại cho vay để có hướng đúng đắn nhất, nhanh nhất trong mọi tình huống góp phần tạo an toàn cho ngân hàng và tạo thuận lợi cho khách hàng. Nguồn vốn huy động phần lớn là tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn, do vậy lãi suất thấp, chi phí bỏ ra ít... qua đó tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng về lãi suất cho vay chung cũng như đối với các DNVVN nói riêng. Đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, đầy năng lực, có nhiều kinh nghiệm trong công việc, có phong cách giao tiếp và thường xuyên được đào tạo với công nghệ tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của công nghệ ngân hàng hiện đại... tạo lợi thế và tăng thêm niềm tin cho khách hàng đối với NH ĐT&PT Đà Nẵng. Việc thực hiện trình tự quy trình cho vay ngắn hạn giúp mỗi cán bộ tín dụng cũng như lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình khách hàng xin vay, thông qua các báo cáo, đánh giá được thực chất vấn đề xin vay của khách hàng đối với ngân hàng từ đó dẫn đến quyết định trong hoạt động cho vay. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của thành phố. Quy mô và chất lượng các DNVVN cũng có bước tăng trưởng đáng kể, các DNVVN ngày càng tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động do đó nhu cầu vốn kinh doanh là rất lớn. Đây là thị trường đầy tiềm năng mà chi nhánh đã và đang khai thác rất có hiệu quả. Đà Nẵng là một thành phố sôi động nhất và là trung tâm kinh tế dịch vụ của khu vực miền Trung. Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của Thành phố có nhiều chuyển biến tích cực: Hoạt động văn hóa xã hội nhiều tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, cơ sơ hạ tầng không ngừng được hoàn thiện... từ đó tạo điều kiện cho các DNVVN kinh doanh hiệu quả, mở rộng sản xuất, làm cho nhu cầu vay vồn của DNVVN cũng không ngừng tăng lên. Đồng thời, các cơ chế, quy chế tín dụng được tiếp tục hoàn thiện và đơn giản hóa tạo điều kiện cho các DNVVN dể dàng tiếp cận nguồn vốn hơn. Về phía Nhà nước, nếu như trước đây việc phân định là DNVVN còn chưa rõ ràng thì hiện nay trước sự phát triển cũng như tầm quan trọng của DNVVN trong nền kinh tế,... đã cho ra đời hàng loạt các văn bản hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích phát triển các DNVVN như: Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN, Quyết định số 248/2002/NĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc hình thành Ban quản lý dự án tài trợ DNVVN, Quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các DNVVN, Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN... Gần đây, Dự án tài chính cho các DNVVN của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) hợp tác với NHNN Việt Nam đã chính thức được thực hiện. Các nỗ lực trên đã tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh cho các DNVVN, từ đó tác động tích cực đến chính sách mở rộng hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này của chi nhánh. 2. Những khó khăn, thách thức Bên cạnh những thuận lợi nêu trên cũng như những cơ hội ngân hàng có thể nắm bắt được để tăng cường hoạt động tín dụng đối với các DNVVN thì hiện nay bản thân chi nhánh cũng còn gặp phải không ít khó khăn, thách thức sau: Nguồn vốn huy động trong những năm qua mặc dù đã có sự tăng trưởng mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động cho vay tại chi nhánh, vẫn còn phải vay vốn từ NHTƯ. Chính điều này nhiều lúc đã làm chi nhánh bỏ lỡ đi một số các dự án đầu tư lớn, có hiệu quả. Với chỉ có một trụ sở tại Quận Hải Châu, chưa có một chi nhánh cấp hai nào đã gây khó khăn và làm hạn chế quy mô mở rộng hoạt động tín dụng cũng như khả năng huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt đối tượng cần thu hút là các DNVVN với tính chất phân bố trên phậm vi rộng khắp. Bởi lẽ xu thế hướng tới sự thuận tiện của khách hàng nói chung cũng như các DNVVN nói riêng sẽ làm cho họ thường tìm đến với những ngân hàng mà theo họ là thuận lợi nhất và thường đó là những ngân hàng gần trụ sở hoạt động của họ, mặc dù mức phí có thể “nhỉnh” hơn. Hiện nay trên địa bàn thành phố với khoảng gần 20 chi nhánh NHTM, lại chủ yếu có cùng trụ sở trong Quận Hải Châu do đó áp lực cạnh tranh là rất khốc liệt. Đặc biệt, hầu như các ngân hàng đều nhận thấy được tầm quan trọng của khối DNVVN trong việc mở rộng hoạt động tín dụng, đều xem DNVVN là khách hàng tiềm năng... Do đó mỗi ngân hàng đều có một chiến lược, chính sách khác nhau để giành giật thị trường, thị phần. Đối với các DNVVN, dù đã có sự phát triển đáng kể, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, một thực trạng “cố hữu” là đa phần các DNVVN vốn tự có thấp, hiệu quả hoạt động còn thấp, thông tin tài chính thiếu rõ ràng, minh bạch... Một mâu thuẫn lớn hiện nay là các doanh nghiệp nói chung đặc biệt là các DNVVN xuất hiện nhiều hiện tượng ghi giảm lợi nhuận kinh doanh nhằm giảm mức nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp cho Nhà nước nhưng bên cạnh đó lại muốn chứng tỏ năng lực tài chính tốt, lợi nhuận cao đối với Ngân hàng để được cho vay... Chính sự không rõ rà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTC0004.doc
Tài liệu liên quan