Chuyên đề Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 3

1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM) 3

1.1.2. Hoạt động của NHTM 3

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 4

1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 6

1.1.2.3. Hoạt động khác 8

1.2. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 10

1.2.1 Khái niệm ngân hàng điện tử 10

1.2.2. Các dịch vụ ngân hàng điện tử: 12

1.2.2.1. Các điểm chấp nhận thanh toán( EFTPOS- Electronic Fund Transfer At Point Of Sale) 12

1.2.2.2. Hệ Thống máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine- ATM) 13

1.2.2.3. Ngân hàng qua điện thoại (Phone & mobile-Banking) 14

1.2.2.4. Ngân hàng tại nhà (Homebanking) 15

1.2.2.5. Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) 16

1.2.3. Sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 16

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngân hàng điện tử: 18

1.2.4.1. Vấn đề về vốn: 19

1.2.4.2. Vấn đề về công nghệ 19

1.2.4.3.Vấn đề an toàn bảo mật: 20

1.4.4.Vấn đề quản trị và phòng ngừa rủi ro 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 22

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG 22

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 24

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 25

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn 26

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng: 26

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 27

2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh thẻ. 28

2.1.3.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 29

2.1.3.6. Hoạt động kinh doanh chứng khoán (thông qua công ty con- công ty chứng khoán VCB VCBS) 29

2.2. THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ EBANKING TẠI VCB 30

2.2.1 Những dịch vụ E-Banking mà VCB đang cung cấp 30

2.2.1.1 Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán của VCB 30

2.2.1.2 VCB iB@anking 34

2.2.1.3.SMS Banking 35

2.2.1.4 VCB Money 36

2.2.2. Đánh giá về khả năng phát triển. 42

2.2.2.1.Quan hệ đối với khách hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước 42

2.2.2.2. Các kế hoạch triển khai sản phẩm mới 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG 52

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN E-BANKING 52

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 53

3.2.1. Vốn đầu tư. 54

3.2.2. Hạ tầng cơ sở và giải pháp công nghệ 56

3.2.3. Nguồn nhân lực trình độ cao. 60

3.2.4. Hỗ trợ về mặt pháp lý, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. 61

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Paris. 3 Công ty liên doanh (Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank – VCBF, Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina, Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành). Hoạt động của VCB còn được Sự hỗ trợ của mạng lưới các ngân hàng đại lý lên tới con số 1300 tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2008, với sự thay đổi về cơ cấu sở hữu, chuyển từ một ngân hàng thương mại quốc doanh thành một ngân hàng cổ phần, VCB sẽ đạt được những bước tiến trong việc quản trị ngân hàng hiện địa theo hướng quốc tế hóa, đầu tư vào công nghệ ngân hàng mở rộng các loại hình kinh doanh, phát triển các sản phầm và dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, hướng đến mục tiêu là trở thành một tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu của khu vực trong giai đoạn 2015-2020. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Theo điều lệ của VCB,cơ cấu tổ chức của VCB bao gồm: - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của VCB, nhiệm kì của hội đồng quản trị là 05 năm. Hội đồng quản trị gồm có 07 thành viên, trong đó có chủ tịch hội đồng quản trị, 01 thành viên hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc, 01 thành viên hội đồng quản trị kiêm trưởng ban kiểm soát. - Ban kiểm soát: thực thi chức năng kiểm toán và kiểm soát nội bộ. Ban kiểm soát gồm có 6 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban, 03 thành viên chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm (một thành viên do bộ trưởng bộ tài chính giới thiệu, một thành viên do thống đốc NHNN giới thiệu). - Tổng giám đốc, ban điều hành và bộ máy giúp việc: tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của VCB, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ. 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn Trước những biến động về giá huy động vốn trên thị trường, VCB đã chủ động áp dụng lãi suất linh hoạt trên cơ sở đánh giá tình hình cung và cầu trên thị trường, tích cực cỉa thiện chênh lệch giữa lãi suất cho vay – huy động và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh, cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn đồng thời phát triển thêm nhiều công cụ huy động mới như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo an, chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang...) Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong chính sách lãi suất đối với khách hàng cả cá nhân lẫn doanh nghiệp, bằng đồng Việt Nam cũng như bẳng ngoại tệ đã góp phần làm giảm thiểu tác động của biến động thị trường đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử sụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, thị phần huy động vốn của VCB chiếm 18,2% tổng huy động vốn toàn ngành. Vốn huy động năm 2006 đạt trên 152.000 tỷ VND, tăng 21.5% so với 2005 và 37,52% so với năm 2004. Năm 2006 cũng là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn từ kênh phát hành giấy tờ có giá bao gồm các loại kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tăng hơn 66.87% so với năm 2005, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không thể tách rời của thị trường tài chính. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng: Trong giai đoạn 2001-2006, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002. Dự nợ tín dụng trung bình tăng 32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được quan tâm hàng đầu. VCB đã sử dụng một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đã liên tục giảm. Đến 31/12.2006, tỷ lệ này còn 2,28% so với tỷ lệ 2,44% của năm 2005 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Nhìn chung cơ cấu tín dụng của VCB được phân bố khá hợp lý Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng lĩnh vực đầu tư lớn nhất của VCB chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10% Khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế phát triển Mảng tín dụng bán lẻ đã được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư... VCB tiến hành phân loại nợ theo quyết định 493, nợ xấu của VCB bao gồm nợ từ nhóm 3 trở lên là 1.624.004 triệu VND,chiếm 2.66% tổng dư nợ nội bảng. Do đó tổng số dự phòng rủi ro mà VCB phải trích lập nếu tính theo thời điểm 31/12/2006 là 1.871.569 VND, bao gồm 1.011.436 triệu VND dự phòng cụ thể và 860.133 triệu VND là dự phòng chung. Để xử lý tổng số rủi ro lũy kế từ năm 1996 đến 31/12/2006, VCB đã sử dụng khoảng 4.467 tỷ VND, trong đó nợ tín dụng là 4.195 tỷ VND, L/C quá hạn từ thời bao cấp 146 tỷ đồng, rủi ro khác 126 tỷ. 2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động thế mạnh truyền thống của VCB. TRong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, tạo điều kiện để hoạt động thanh toán quốc tế của VCB phát triển. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB năm 2006 đạt 22,8 tỷ USD tăng 31,3% so với năm 2005, chiếm thị phần 27,4% so với kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Hoạt động thanh toán quốc tế của VCB đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn 2004-2006, VCB duy trì tỷ trọng 28.32% tổng kim ngach thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước với mức tăng bình quân 18.31%/năm. 2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh thẻ. VCB cũng được coi như là một ngân hàng tiên phong đi đầu cho việc triển khai các dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Đồng thời VCB cũng có tốc độ phát triển của hoạt động này rất nhanh.Tốc độ phát triển thẻ ghi nợ nội địa connect24 liên tục ở mức 200-300%/năm trong những năm gần đây. Năm 2006 tốc độ phát triển tuy có giảm sút nhưng vẫn duy trì ở mức cao 63%. Tốc độ phát hành thẻ quốc tế cũng tăng trưởng nhanh. VCB cũng gia tăng việc liên kết với các nghành kinh tế chủ lực khác như điện lực, viễn thông, hàng không, bảo hiểm... cho phép gia tăng tiện ích cho người sử dụng. VCB hiện đang tiên phong dẫn đầu trong việc phát triển các tiện ích gia tăng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như dịch vụ thẻ connect 24 và dịch vụ thương mại điện tử VCB-P cho phép khách hàn mua thẻ internet, thẻ điện thoại, thẻ game, thanh toán tiền điện, cước internet, phí bảo hiểm, cước phí điện thoại cố định và di động qua hệ thống máy ATM. VCB hiện đang là đối tác chiến lược tin cậy hàng đầu tại Việt Nam với các tổ chức thẻ hàng đầu trên thế giới như Visa card, Master Card, Amerrica Express, ICB, Diners Club. VCB hiện là ngân hàng phát hành đọc quyền thẻ Amex tại Việt Nam. 2.1.3.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong vài năm gần đây có nhiều thuận lợi như kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào, tỷ giá giữa USD và VND tương đối ổn định. Doanh os mua bán ngoại tệ trong nước tăng mạnh từ xấp xỉ 12 tỷ USD năm 2004 lên 19 tỷ USD vào năm 2006, mức tăng trung bình là 26%/năm. Doanh số mua và bán khá cân bằng. Các tổ chức kinh tế và các cá nhân bán một lượng ngoại tệ chiếm 85% tổng số ngoại tệ VCB mua vào và lượng ngoại tệ cá nhân và tổ chức kinh tế bán ra chiếm 90% tổng lượng VCB bán ra. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng từ mức 207 tỷ VND năm 2004 lên 274 tỷ VND năm 2006. 2.1.3.6. Hoạt động kinh doanh chứng khoán (thông qua công ty con- công ty chứng khoán VCB VCBS) Công ty chứng khoán VCB được thành lập năm 2002 theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ là 60 tỷ VND, do VCB sở hữu 100% vốn. Năm 2006, Vốn điều lệ của công ty chứng khoán VCB tăng lên 200 tỷ VND do VCB cấp thêm vốn. Hoạt động của công ty chứng khoán VCB bao gồm môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp... Công ty chứng khoán VCB hoạt động có hiệu quả sau 5 năm và đạt được tốc độ tăng trưởng cao về quy mô cũng như hiệu quả. Tính đến 31/12/2006 quy mô tổng tài sản của công ty chứng khoán VCB đạt 2.545 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt 309 tỷ VND. 2.2. THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ EBANKING TẠI VCB 2.2.1 Những dịch vụ E-Banking mà VCB đang cung cấp Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng đi đâu trong việc phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Hiện nay ngân hàng đang triển khai các sản phẩm ngân hàng điện tử bao gồm Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán Của VCB. Dịch vụ truy vấn thông tin qua kênh ngân hàng trực tuyến VCB iB@anking Dịch vụ truy vấn thông tin qua điện thoại di động SMS Banking Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money 2.2.1.1 Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán của VCB Thị trường thẻ tại Việt Nam hiện nay được đánh giá là còn rất tiềm năng. Với việc nhiều ngân hàng tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực thẻ thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới. Trong biểu đồ dưới đấy ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của số lượng thẻ được phát hàng từ năm 2003 đến quý I năm 2007. Biểu đồ 2.1. Số lượng thẻ thanh toán Nguồn : Báo cáo của Ngân hàng nhà nước Đối với máy quẹt thẻ (POS) và máy ATM cũng có sự gai tăng đáng kể trong thời gian qua Biểu đồ 2.2. POS Nguồn: Báo cáo của ngân hàng nhà nước. Hiện nay VCB đang là ngân hàng hiện có hệ thống máy ATM lớn nhất cả nước với số lượng máy ước tính vào khoảng 900 máy, riêng khu vục thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm tới 305 máy. Tổng số thẻ phát hành cũng lên tới ba triệu thẻ. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến hết tháng 3/2007, tổng số thẻ thanh toán nội địa và quốc tế được các ngân hàng phát hành tại Việt Nam đạt 6,2 triệu thẻ, ta có thể thấy là số lượng thẻ của VCB chiến tới gần một nửa tổng lượng thẻ đang lưu hành. Tổng số lượng máy ATM vào khoảng 3800 máy thì VCB với 900 máy cũng đã chiếm gần một phần tư số lượng này. Biểu đồ 2.3. Số lượng máy ATM Ngoài việc sở hữu một hệ thống mạnh về cơ sở vật chất như vậy, VCB cũng hiện đang làm chủ quản liên minh thanh toán thẻ bao gồm 20 ngân hàng. Liên minh này đã thành lập ra dịch vụ thẻ Smartlink kết nối thẻ của tất cả các ngân hàng trong cùng liên minh. Smartlink ra đời với chức năng chính là cung cấp các dịch vụ liên quan tới thẻ thanh toán, quản lý và vận hành mạng thanh toán thẻ toàn liên minh và phát triển các phương thức thanh toán điện tử. SmartLink sẽ cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng của các ngân hàng thành viên. Thông qua mạng thanh toán SmartLink, chủ thẻ của ngân hàng này có thể sử dụng ATM và POS của ngân hàng khác trong liên minh, đem lại sự tiện lợi cho khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho các ngân hàng thành viên. Cùng với các ngân hàng thành viên và đối tác, SmartLink cũng cung cấp tới khách hàng các dòng sản phẩm tiên tiến như dòng sản phẩm thẻ SmartLink trả trước bao gồm thẻ quà tặng, thẻ thanh toán điện tử, thẻ du lịch... Mảng quan trọng nhất của SmartLink là phát triển các kênh thanh toán điện tử kết nối các ngân hàng thành viên với các nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ. Mạng thanh toán điện tử SmartLink còn cho phép khách hàng thực hiện mua sắm hàng hóa dịch vụ, trả cước phí điện thoại, tiền điện, nước qua các kênh giao dịch điện tử như internet, điện thoại di động, ATM và POS. Việc đẩy mạnh các phương thức thanh toán điện tử sẽ thúc đẩy khách hàng dịch chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang các công cụ thanh toán điện tử, từng bước giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần xây dựng hạ tầng thanh toán văn minh, hiện đại - một trong những trọng tâm phát triển kinh tế của Chính phủ trong quá trình hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và hội nhập quốc tế Hiện Smartlink đang vận hành một mạng lưới thanh toán gồm 25 ngân hàng thành viên, trong đó 17 ngân hàng đã triển khai kết nối thành công và hoạt động ổn định với công suất xử lý trung bình của hệ thống đạt 300.000 giao dịch/ ngày, số lượng thẻ phát hành đạt 3 triệu thẻ và được chấp nhận thanh toán tại hơn 1.500 ATM và 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn Việt Nam. Ngoài việc tham gia là thành viên chủ đạo trong hệ thống thanh toán Smartlink, các loại thẻ của riêng VCB cũng có những lợi thể kachs biệt. Một sản phẩm điển hình mới xuất hiện của VCB là VCB Connect24 Visa. Đây là sản phẩm kết hợp giữa VCB và tên tuổi lớn trong lĩnh vực thanh toán là Visa. Chủ thẻ Vietcombank Connect 24 Visa có thể rút tiền mặt tại hơn 1.000 máy ATM của Vietcombank và chi tiêu, sử dụng dịch vụ trên toàn cầu theo phương thức trừ trực tiếp vào tài khoản. Đây là tấm thẻ ngân hàng có tính năng ưu việt với nhiều tiện ích nhất trên thị trường hiện nay kèm theo độ an toàn bảo mật hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Thẻ Vietcombank Connect 24 Visa là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tài chính là Vietcombank và Visa International. Tấm thẻ Ngân hàng hiện đại này được xây dựng trên nền tảng thẻ Connect 24 của Vietcombank với thương hiệu Visa. Thẻ Vietcombank Connect 24 Visa phát huy tối đa những tính năng ưu việt sẵn có của thẻ Vietcombank Connect 24 như kết nối trực tiếp vào tài khoản của khách hàng, thực hiện các giao dịch truy vấn thông tin tài khoản, rút tiền mặt miễn phí, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ qua hệ thống máy ATM của Vietcombank cùng các ngân hàng liên minh. Khi kết hợp với Visa, thẻ Vietcombank Connect 24 Visa được nâng lên tầm quốc tế, giúp cho chủ thẻ có thể chi tiêu tại hơn 30 triệu điểm chấp nhận thẻ Visa trên toàn cầu. 2.2.1.2 VCB iB@anking Dịch vụ ngân hàng VCB iB@nking là một chương trình phần mềm cho phép khách hàng thực hiên truy vấn thông tin về tài khoản của mình của Internet. thời gian cung ứng của dịch vụ này là 24/24 và 7 ngày trong tuần. Để được sử dụng dịch vụ này chỉ cần khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có tài khoản tiền gửi tại VCB. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy vấn thông tin về tỷ giá, lãi suất, biểu phí, số dư tài khoản, sao kê tài khoản theo thời gian, thông tin thẻ tín dụng và thanh toán các hóa đơn hàng hóa dịch vụ. Trong VCB iB@anking còn có dịch vụ cho phép khách hàng thanh toán tự động các loại dịch vụ điện nước, viễn thông, bảo hiểm, truyền hình, học phí, du lịch... Loại dịch vụ này được gọi chung là V-CBP. Khách hàng khi đăng kí dịch vụ được cấp tên truy cập, đối với khách hàng cá nhân chỉ được cấp 1 tên truy cập, đối với khách hàng tổ chức chỉ được cấp tối đa là 3 tên truy cập và chỉ được đăng kí số lượng tên truy cập ngay lần đầu đăng kí sử dụng dịch vụ. Mật khẩu chương tình được tự động tạo và gửi vào địa chỉ email mà khách hàng đăng kí. Đối với khách hàng tổ chức, chương trình sẽ chỉ tạo một mật khẩu chung cho các tên truy cập. Mật khẩu bắt buộc phải có 10 kí tự bao gồm 5 chữ cái và 5 chữ số. Khách hàng được yêu cầu đổi mật khẩu ngay trong lần đầu tiên sử dụng dịch vụ 2.2.1.3.SMS Banking SMS Banking là dịch vụ truy vấn thông tin ngân hàng qua hình thức gửi tin nhắn bằng điện thoại di động. Loại dịch vụ này được cung cấp cho các khách hàng là cá nhân có sử dụng dịch vụ của ngân hàng của VCB, yêu cầu các khách hàng phải sử dụng dịch vụ điện thoại di động của Mobifone, Vinafone hoặc của Viettel. Dịch vụ SMS Banking chỉ được sử dụng để khách hàng truy vấn thông tin về tỷ giá, lãi suất, điểm giao dịch, điểm mđặt máy ATM, số dư, sao kê, hạn mức thẻ tín dụng Nguyên tắc chung của dịch vụ SMS Banking, tên truy cập là số điện thoại di động của khách hàng. Dịch vụ không yêu cầu có password khi sử dụng và mỗi khách hàng chỉ được đăng kí duy nhất 01 số điện thoại để sử dụng dịch vụ. Khi muốn truy vấn các thông tin, khách hàng soạn tin nhắn theo cú pháp đã quy định của ngân hàng rồi gửi đến số 8170 để nhận được tin nhắn trả lời từ máy trả lời tự động. Các cú pháp được sử dụng để truy vấn thông tin qua SMS Bankinh rất đơn giản và dễ sử dụng. Chẳng hạn như soạn tin nhắn “vcb atm ” để truy vấn địa điểm đặt máy ATM “vcb pgd ls” để truy vấn lãi suất “ vcb sd” để truy vấn số dự tài khoản “vcb gd” để liệt kê 5 giao dịch được thực hiện gần nhất... Việc đăng kí SMS Banking là rất đơn giản, có thể được thực hiện tại bất kì một máy ATM nào. Sau khi đăng nhập vào tài khoản của mình, khách hàng chọn đăng kí dịch vụ, lựa chọn SMS Banking rồi làm theo hướng dẫn. Ngay sau khi đăng kí xong, khách hàng sẽ nhận được 1 tin nhắn thông báo đăng kí thành công và khách hàng có thể bắt đầu sử dụng dịch vụ SMS Banking. 2.2.1.4 VCB Money Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB-Money là một hệ thống phần mềm do ngân hàng Ngoại Thương cung cấp cho phép khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng thông qua một hệ thống mạng đã được bảo mật. Các giao dịch của khách hàng thông qua hệ thống này cũng được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống phần mềm kế toán để đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách an toàn, chính xác Bảng 2.4.Quá trình triển khai dịch vụ VCB-Money 4/2001 Triển khai VCB-Money cho KH là TCTD tại Hà Nội 1/2006 áp dụng công nghệ bảo mật SecureID RSA Token 3/2007 triển khai dịch vụ báo có oline trong toàn hệ thống, dịch vụ thanh toán UNT 2001 2003 2006 2007 11/2001 triển khai dịch vụ VCB-Money cho KH là TCTD tại HCM 11/2003 triển khai thí điểm cho là KH là TC kinh tế tại 5 chi nhánh: HN, HCM, SGD, Đà nẵng, Tân thuận 3/2006 triển khai mở rộng cho KH là TCKT 11/2206 triển khai dịch vụ báo có online cho citibank HN Dịch vụ VCB-Money chủ yếu được cung cấp cho khách hàng là TCTD, tổ chức kinh tế có tài khoản tiền gửi giao dịch tại VCB. Sử dụng dịch vụ VCB-Money khách hàng có thể truy vấn thông tin về tỷ giá, lãi suất, biểu phí, xem số dư tài khoản, sao kê các giao dịch, báo nợ, báo có, sử dụng để thanh toán UNC, UNT, chuyển tiền ra nước ngoài, trả lương cho nhân viên và mua bán ngoại tệ. VCB Money là hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử có tính bảo mật cao. Hệ thống bảo mật sử dụng cho VCB Money là hệ thống mã hóa theo tiêu chuẩn quốc tế 228 SSL. Hệ thống này có chức năng quản lý người sử dụng, quản lý máy tính và số điện thoại kết nối vào hệ thống của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Mã truy cập được kiểm soát chặt chẽ bởi công nghệ SecureID RSA Token. Công nghệ bảo mật SecureID là phương pháp quả lý dựa trên 2 yếu tố là mật khẩu/ số PIN và dãy số trên thông báo thương mại điện tử (Passcode). Passcode là một dãy số động thay dổi theo thuật toán xác định. Nó có chu kì thay đổi 60 giây/lần và không lặp lại do đó mà chỉ người giữ mới biết được dãy số sau khi nhập mã PIN. Sử dụng công nghệ SecureID làm cho hệ thống có tính an toàn bảo mật cao. Hình 2.5 Mẫu của cổng kết nối RSA secureID. Ví dụ như tại thời điểm kết nối với VCB RSA SecureID hiện thị passcode là 832849 và mã PIN của khách hàng là 1234 thì phải nhập đồng thời 1234832849 vào ô connect thì kết nối mới được thực hiện, đảm bảo an toàn cao cho giao dịch. Với dịch vụ VCB Money khách hàng được cung cấp một hệ thống các dịch vụ đa dạng và phong phú phù hợp với như cầu sử dụng chứ không chỉ đươn thuần là truy vấn thông tin như dịch vụ SMS Banking hay trả các hóa đơn tự động như V-CBP. Đối với việc truy vấn thông tin, khách hàng có thể được cung cấp các thông tin đầy đủ về lãi suất, tỷ giá, biểu phí của ngân hàng, sao kê tài khoản và số dư tài khoản, ngoài ra còn có tiện ích khác là báo có online Đối với hoạt động thanh toán, VCB Money được sử dụng để thanh toán lương tự động, chuyển tiền trong hệ thống VCB, chuyển tiền ngoài hệ thống, thanh toán điện tử liên ngân hàng IBPS, chuyển tiền ra nước ngoài, mua bán ngoại tệ và đặc biệt trong năm 2007 VCB đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ ủy nhiệm thu qua hệ thống VCB Money. Ngoài ra còn có các tiện ích khác được cung cấp quan VCB Money như cung cấp thư điện tử trên VCB Money, khách hàng có thể quản lý tập trung vốn, ví dụ như hiện nay tổng công ty dầu khí Việt Nam đnag sử dụng hệ thống này để quản lý số dư tại tài khoản của các đơn vị thành viên, do đó mà kiểm soát được lưu lượng và nhu cầu vốn giữa các thành viên với nhau mà có sự luân chuyển vốn cho hợp lý. Ngoài ra hệ thống VCB Money còn có một tiên ích khác là kiểm soát được trang thái của giao dịch. Đối với các phương thức thanh toán thông thường, khách hàng không thể biết lệnh của mình đang ở trạng thái nào mà luôn phải gọi điện tới ngân hàng để kiểm tra. Với VCB Money, khách hàng có thể kiểm soát khi nào giao dịch của mình được thực hiện, giao dịch nào đang chờ thực hiện và những giao dịch nào không hợp lệ cần phải bổ xung sửa đổi... Các trạng thái của lệnh giao dịch: Pending: lệnh vừa được kế toán viên lập, chờ duyệt. Waiting for approve: lệnh đã được kế toán viên xác nhận Waiting to send: lệnh đã được chủ tài khaorn duyệt Waiting to response: lệnh đã được gửi tới ngân hàng Accepted: lệnh đã được ngân hàng chấp nhận Not Accepted 1: ngân hàng từ chối vì sai định danh (sai tên chủ tài khoản, passcode hoặc mã PIN) Not Accepted 2: ngân hàng từ chối vì nhập lệnh sai. Not receive: ngân hàng không nhận được lệnh Time out: lệnh đã được gửi tới ngân hàng nhưng chương trình không cập nhập được trang thái của lệnh. Mức phí để khách hàng tham gia dịch vụ là rất hấp dẫn, việc cài đặt dịch vụ, cài đặt chương trình là hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra đối với phí sử dụng thường niên và phí nâng cấp sửa chữa chương trình tại thời điểm này cũng đnag cung cấp miễn phí cho khách hàng, dự kiến sẽ thu trong vài năm tới. Do vạy hiên nay khách hàng chỉ phải trả duy nhất một loại phí là phí tính trên giao dịch. Quy trình giao dịch của VCB Money và trách nhiệm của từng bộ phận. Quy trình xử lý lệnh giao dịch KH lập và gửi lệnh đến ngân hàng thông qua hệ thống VCB Money Hệ thống tự động kiểm tra định danh khách hàng (thông qua passcode, PIN, số điện thoại và số IP của máy tính kết nối) Lệnh giao dịch được chuyển đến trung tâm xử lý VCB Money Tại trung tâm xử lý VCB Money, lệnh giao dịch được sử lý theo yêu cầu của khách hàng. Hệ thống tự động tạo giao dịch IBT Online, hạch toán các bút toán mua bán, chuyển đổi ngoại tệ... cho các chi nhánh liên quan và tạo giấy báo nợ, báo có cho khách hàng hoặc báo nợ, báo có cho tài khoản trung gian để làm chứng từ hạch toán chuyển tiếp. Nội dung lệnh giao dịch và nội dung hạch toán được lưu lại tại trung tâm xử lý VCB Money. Trách nhiệm của các bộ phận, dựa trên quyết định 184/QĐ-VCB, được phân định như sau: Chi nhánh (bộ phận quan hệ khách hàng, kế toán, vi tính) có trách nhiệm giới thiệu, quản bá dịch vụ, tiếp nhận cà xử lý yêu cầu của khách hàng, kiểm tra, định danh đúng khách hàng, kiểm tra đối chiếu nghiệp vụ đảm bảo số liệu đúng, chính xác. Trung tâm xử lý VCB Money: có trách nhiệm tạo mã truy cập và chữ kí điện tử cho khách hàng, xử lý lệnh giao dịch theo yêu cầu của khách hàng, thu các khoản phí theo quy định, phối hợp với chi nhánh và các phòng liên quan thu thập thông tin và đề xuất nâng cấp đổi mới. Trung tâm tin học hội sở chính: có trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống hoạt động chính xác, an toàn, ổn định; đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống, xử lý các vấn đề kĩ thuật liên quan đến hệ thống, tiến hành hỗ trợ kĩ thuật đối với khách hàng của hội sở chính. 2.2.2. Đánh giá về khả năng phát triển. 2.2.2.1.Quan hệ đối với khách hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước Biểu đồ 2.6. Số lượng khách hàng của VCB iB@king và SMS banking tính đến cuối 2007 Biểu 2.7. Tỷ trọng sử dụng các dịch vụ trong VCB iB@nking Nguồn: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Qua biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy khách hàng khi sử dụng dịch vụ VCB iB@aking chủ yếu dử dụng để truy vấn thông tin, việc sử dụng các tiện ích đi kèm như V-CBP để thanh toán là chưa nhiều. Về phía ngân hàng thì việc các dịch vụ như SMS Banking hiện nay mới chỉ cung cấp cho khách hàng khả năng truy vấn thông tin cũng là một hạn chế. Đối với việc phát hành thẻ và hệ thống mày ATM thì hiện nay VCB là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực phát hành thẻ thanh toán. Ngoài ra trong việc hợp tác với các tổ chức nước ngoài, VCB cũng đã có những cam kết, thảo thuận hợp tác mà tiêu biểu là giữa VCB và Visa International để phát hành thẻ VCB connect24 Visa, VCB cũng là Trung tâm xử lý giao dịch (3rd-party processor) cho tất cả các Tổ chức thẻ Quốc tế tại Việt Nam như Visa, MasterCard, American Express, China Union Pay, JCB, Diners Club. Theo đó, các giao dịch thẻ quốc tế sẽ được xử lý ngay tại hệ thống của VCB, giải quyết triệt để bài toán hiệu quả kinh tế trong mạng lưới thanh toán thẻ. Ngoài ra VCB cũng có kế hoạch liên kết với các mạng thanh toán thẻ nội địa của các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia…để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ. Tuy nhiên, đối với các dịch vụ sử dụng máy ATM vẫn còn nhiều bất cập, chẳng hạn như là sự phân bổ hệ thống máy ATM hiện nay còn nhiều điểm bất hợp lý, nhiều địa điểm có khá nhiều máy trong khi số lượng giao dịch tại khu vực đó không thực sự cao, còn tại một số khu vực thì rất khó khăn để tìm ra được một máy ATM. Ngoài ra ,máy ATM thường xảy ra 1 số vấn đề về mặt kĩ thuật và đôi khi là việc máy ATM hết tiền mặt đã gây ra bất tiện cho nhiều khách hàng. Hiện nay, VCB đang thực hiện việc cho phép khách hàng thanh toán tiền điện nước thông qua hệ thống máy ATM, tuy nhiên việc này chỉ thực hiện được ở một số khu vực, những khu vực còn lại thì vẫn nằm trong giai đoạn chờ triển khai. Nguyên nhân là do thiếu sự kết nối giữa ngân hàng và chi nhánh điện, nước của khu vực. Hệ thống máy tính tại các công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2785.doc
Tài liệu liên quan