Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của ĐCSVN
trong công tác hoàn thiện lý luận và tổ chức thi hành các chính sách
thúc đẩy công lý
Một là, thúc đẩy và bảo vệ CL cần phải được khẳng định một
cách dứt khoát là một bộ phận cấu thành quan trọng trong đường lối
lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đó, đoạn 2 khoản 1 Phần IV Cương
lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (sửa đổi, bổ sung
năm 2011) cần bổ sung, ghi nhận CL là một giá trị tiêu biểu của dân
chủ và tiến bộ xã hội.
Hai là, các báo cáo chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội, nghị quyết, chỉ thị và các văn kiện quan trọng khác của Đảng cần
tiếp tục chú trọng triển khai các giá trị của CL, nhất là trong quá trình
hoàn thiện NNPQ và nền KTTT định hướng XHCN.
Ba là, với sự đúng đắn của đường lối chính sách về CCTP từ
năm 2002 đến nay với việc ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW và
Nghị quyết số 49-NQ/TW với lộ trình đến năm 2020, cần tiếp tục
công cuộc CCTP cũng như đưa ra những định hướng đột phá trong
lĩnh vực này cho giai đoạn đến năm 2030
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công lý và sự thể hiện công lý trong hiến pháp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò của Hiến pháp trong thể hiện
và phát huy các giá trị CL bao gồm Dẫn nhập nghiên cứu pháp luật
về hiến pháp của Albert Venn Dicey, Nxb Mac Milan and Co (1885),
bài viết How does the constitution establish justice (Hiến pháp thiết
lập CL như thế nào) của Abram Chayes, Harvard Law Review,
Vol.101:1026 (1988), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sửa đổi,
bổ sung Hiến pháp năm 1992 do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên,
Nxb Khoa học xã hội (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
việc xây dựng và ban hành hiến pháp của GS.TS Trần Ngọc Đường,
Ths. Bùi Ngọc Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia (2013).
Nhóm các nghiên cứu về vai trò của tòa án và thực tiễn bảo vệ
CL bao gồm Nền dân trị Mỹ của Alexis de Tocqueville, Nxb Tri thức
5
(2006), CL dân sự trong khủng hoảng của Adrian A.S. Zuckerman,
Nxb Oxford (1999); CL trong thế kỷ 21 của Hon Russell Fox AC QC,
Nxb Cavendish Publishing (2000), Bàn về hệ thống tranh tụng và CL,
Nxb Bronaugh (1978), Martin P.Golding, “TA Việt Nam trong bối
cảnh xây dựng NNPQ” do Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Nxb Đại
học quốc gia (2012), Tiếp cận CL và các nguyên lý của NNPQ, Vũ
Công Giao, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009).
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu
1.2.1. Những kết quả đạt được
Bước đầu đã có sự thống nhất về vai trò; các thành tố thiết yếu,
các đặc điểm và hình thức tồn tại cơ bản của CL; phần nào phân tích
được sự thể hiện của CL trong Hiến pháp, nhất là vai trò của TA
trong bảo vệ CL, đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy
và bảo vệ CL.
1.2.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu chưa làm rõ được bản chất chung và
tính đặc thù của khái niệm CL; chưa đánh giá đầy đủ và thấu đáo vai
trò của CL trong cấu thành đường lối cách mạng; các phương diện
thể hiện của CL trong các chế định cơ bản của hiến pháp, đặc biệt là
Hiến pháp năm 2013 còn chưa được nghiên cứu đầy đủ; chưa làm rõ
vai trò của TAND là nhánh quyền lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CL;
chưa phân tích đầy đủ thực trạng bảo vệ CL thông qua hoạt động xét
xử; các giải pháp thúc đẩy và bảo vệ CL còn chưa toàn diện.
1.3. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Cơ sở lý thuyết
Làm rõ khái niệm CL, thành tố, đặc điểm và các hình thức CL?
6
Vai trò của hiến pháp và sự thể hiện của CL trong các chế định của
hiến pháp? Thực trạng thể hiện CL trong một số chế định cơ bản của
hiến pháp và thực tiễn bảo vệ CL qua hoạt động xét xử của TA tại
Việt Nam? Phương hướng, giải pháp hoàn thiện các chế định hiến
pháp trong thể hiện CL là gì?
Giả thuyết đặt ra trong nghiên cứu: CL là một giá trị thiết yếu
trong xã hội; Thực trạng thể hiện và phát huy các giá trị CL của hiến
pháp Việt Nam còn một số vướng mắc; Cần tiếp tục hoàn thiện Hiến
pháp nhằm thúc đẩy và bảo vệ CL.
Lý thuyết nghiên cứu được sử dụng là Lý thuyết CL của
Aristoste.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và
một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp hệ thống, phương
pháp phân tích và tổng hợp
7
CHƢƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG LÝ VÀ SỰ
THỂ HIỆN CỦA CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP
2.1. Khái niệm công lý
“Công lý là giá trị xã hội giúp các thành viên xã hội hợp tác,
phát triển và là căn cứ đạo lý, đúng đắn để chính quyền tổ chức, quản
lý xã hội và tòa án giải quyết các xung đột, tranh chấp, tạo sự đồng
thuận, ổn định và trật tự xã hội”.
2.2. Cơ sở kinh tế - xã hội, các thành tố thiết yếu, đặc điểm
cơ bản và phân loại công lý
2.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành CL là sự xuất
hiện chế độ tư hữu và sự phân hóa, khác biệt, bất bình đẳng giữa các
thành viên xã hội.
2.2.2. Các thành tố thiết yếu của công lý
Cách thứ nhất cho rằng CL có ba thành tố là hướng tới người
khác, nghĩa vụ và quyền và sự bình đẳng. Cách thứ hai cho rằng CL
gồm bốn khía cạnh cơ bản là “Sự xứng đáng”, “Sự công bằng” , “Sự
bình đẳng” và “Sự chính trực đạo đức”.
2.2.3. Đặc điểm cơ bản của công lý
Thứ nhất, CL là một giá trị căn bản của xã hội văn minh.
Trong xã hội sơ khai, các xung đột được giải quyết dựa “bạo lực”.
Khi xã hội phát triển, các cá nhân phải gắn bó, liên kết, hợp tác,
không được tự ý định đoạt khu xử. Trật tự xã hội phải được thiết lập
trên cơ sở ổn định, hòa bình và CL.
Thứ hai, CL là một luân lý đạo đức mang tính tương hỗ và
giáo dục sâu sắc. CL có nhiệm vụ định hướng cho con người trong
8
mối quan hệ với một người khác và có tính giáo dục sâu sắc giúp mỗi
cá nhân tự tiết chế và kiểm soát hành vi.
Thứ ba, CL là một cơ chế tổ chức và quản lý xã hội, là cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước. CL là cơ chế dàn xếp những mâu
thuẫn, là giá trị nền tảng để quản lý xã hội, chống lại sự tha hóa của
quyền lực nhà nước.
Thứ tư, CL là phẩm hạnh xã hội mang tính thể chế và chính
trị sâu sắc. Tính chính đáng, chính nghĩa của một chính quyền thường
được đánh giá thông qua việc nhà nước đó có thừa nhận, bảo vệ và
bảo đảm việc thực thi CL hay không.
Thứ năm, CL có quan hệ chặt chẽ với pháp luật, là nền tảng
để ban hành chính sách, luật pháp.
Thứ sáu, CL luôn gắn với yêu cầu các tòa án xét xử công
bằng, là quyết định trí tuệ và hợp lý bởi một bên thứ ba vô tư, không
thiên vị với đặc trưng là sự tìm kiếm các phương án mạnh mẽ để giải
quyết các vụ việc tranh chấp.
Thứ bảy, CL đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa sự xứng đáng
và quyền năng. CL đòi hỏi mọi người phải được đặt đúng vị trí, đó
chính là sự kết hợp giữa sự xứng đáng và sự ghi nhận của pháp luật.
Thứ tám, CL yêu cầu công bằng trong các giao dịch tự nguyện
và hợp tác.
Thứ chín, CL luôn gắn với yêu cầu tôn trọng phẩm giá và
quyền con người, gắn liền với quyền được xét xử công bằng và công
khai bởi một TA độc lập và khách quan .
Thứ mười, nội hàm của CL mang tính giai cấp. Do CL có mối
quan hệ chặt chẽ với ý thức chính trị nên trong xã hội có giai cấp, giai
9
cấp thống trị sẽ có biện pháp là định hình lại các giá trị xã hội, trong
đó có những giá trị của CL.
Mười một, CL có mối liên hệ chặt chẽ với CBXH. Ở một khía
cạnh, CL phân phối là một cơ chế của CBXH.
2.2.4. Phân loại công lý
Có nhiều cách phân loại nhưng phổ biến nhất là cách phân
loại CL thành “CL phân phối” và “CL cải tạo”.
Lý thuyết CL là công bằng trong phân phối đưa ra nhiều cơ
chế phân phối như phương pháp “mục đích luận” của Aristoste,
phương pháp “tìm kiếm hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất”
của chủ nghĩa công lợi...
Lý thuyết CL cải tạo phát triển mối hệ giữa sai phạm và hình
phạt từ nguyên tắc “quan hệ qua lại”, thành nguyên tắc “tổng hạnh
phúc xã hội” của chủ nghĩa công lợi và nguyên tắc “tự do của con
người” của Immanuel Kant và John Rawls.
2.3. Quá trình hình thành, tƣ tƣởng và lý luận về công lý
tại Việt Nam
Tại Việt Nam, CL được phát triển từ “tư nhân phục cừu” sang
chế độ “thục kim” và cuối cùng là chế tài hình sự. Trên cơ sở các giá
trị Nho giáo, hương ước, đoàn kết cộng đồng và tâm thức làng xã,
quan niệm về CL có tính chất “hòa mục” phù hợp với tinh thần tương
thân, tương ái của dân tộc.
Trong Nhà nước cách mạng nhân dân, nội hàm CL đã được
bổ sung, hoàn thiện qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn năm 1945, quan
niệm CL mang tính pháp lý tự nhiên. Năm 1946, CL gắn chặt với
yêu cầu tôn trọng luật lệ bảo đảm tự do cá nhân. Từ năm 1950, nội
10
hàm giai cấp của CL lúc này là “loại bỏ không khoan nhượng mọi
hình thức bóc lột giữa người với người”. Từ năm 1960, CL tập trung
vào các giá trị tập thể. Từ năm 1986, CL được ghi nhận và khẳng
định trở lại mạnh mẽ và đến Hiến pháp năm 2013 đã lần đầu tiên
định danh “CL”. Như vậy, quan niệm về CL tại Việt Nam mang tính
giai cấp sâu sắc và chủ yếu tập trung trong hoạt động tư pháp xét xử.
2.4. Vai trò của hiến pháp và nội dung thể hiện công lý
trong hiến pháp
2.4.1. Vai trò của hiến pháp
(i) Hiến pháp có vai trò khai mở cho một giai đoạn phát triển
lịch sử của một dân tộc và là biểu tượng của nền độc lập, (ii) Hiến
pháp tuyên ngôn các giá trị cơ bản là cơ sở để thực hiện đồng thuận
xã hội, (iii) Hiến pháp có vai trò là nền tảng của quyền lực nhà nước
và trật tự pháp luật.
2.4.2. Nội dung thể hiện công lý trong hiến pháp
Một là, tuyên ngôn CL là giá trị chung của cộng đồng xã hội.
Hai là, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền
được xét xử công bằng. Ba là, xác lập nền kinh tế tự do, bình đẳng và
cơ chế phân phối bảo đảm CBXH. Bốn là, xác lập mô hình NNPQ,
mô hình tối ưu để phát huy các giá trị CL. Năm là, thiết lập quyền tư
pháp và xác lập Tòa án là thiết chế trung tâm bảo vệ CL. Sáu là, xác
lập cơ chế bảo vệ hiến pháp, qua đó góp phần bảo vệ CL ở tầm chính
trị cao nhất.
11
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THỂ HIỆN CÔNG LÝ TRONG
HIẾN PHÁP VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ CÔNG LÝ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực trạng thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt Nam
3.1.1. Hiến pháp định danh và tuyên ngôn CL là một giá trị cơ
bản của cộng đồng xã hội Việt Nam. Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp
năm 2013 đã lần đầu tiên định danh tên gọi “CL”, đồng thời gián tiếp
tuyên ngôn về vai trò giá trị nền tảng của CL trong tổ chức, quản lý
xã hội.
3.1.2. Hiến pháp khẳng định CL, qua đó khẳng định tính
chính nghĩa của cuộc cách mạng giành chính quyền, đồng thời góp
phần khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò chính đáng là “lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội” của ĐCS Việt Nam tại Khoản 1 Điều 4
Hiến pháp năm 2013.
3.1.3. Hiến pháp bảo vệ các quyền con người, quyền công
dân, đặc biệt là các quyền trong tố tụng như quyền bình đẳng trước
TA; quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một TA; quyền
được suy đoán vô tội, không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại
chính mình.
3.1.4. CL yêu cầu Hiến pháp thiết lập mô hình NNPQ XHCN
- mô hình tổ chức nhà nước nhấn mạnh các giá trị bình đẳng, đặc biệt
là bình đẳng giữa nhà nước và cá nhân, là cơ chế tối ưu để phát huy
và bảo vệ các giá trị của CL.
3.1.5. Hiến pháp thiết lập cơ chế cơ bản của CL phân phối
công bằng thông qua chế định về nền KTTT định hướng XHCN.
12
3.1.6. Hiến pháp thiết lập chế định về Quốc hội và Chính phủ,
các cơ quan thúc đẩy giá trị CL ở tầm vĩ mô, chính sách, thông qua
chức năng cơ bản như ban hành, tổ chức thi hành Hiến pháp, luật;
giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và quyết định những
vấn đề quan trọng của đất nước.
3.1.7. Hiến pháp thiết lập quyền tư pháp và giao Tòa án
nhiệm vụ bảo vệ CL, đồng thời, giao VKSND nhiệm vụ thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
Hiến pháp năm 2013 đã chính thức xác định “bảo vệ CL” là
nhiệm vụ hàng đầu, xuyên suốt của TAND, đồng thời xác lập quyền
tư pháp độc lập, quy định chặt chẽ các nguyên tắc tố tụng, nguyên tắc
nghề nghiệp, yêu cầu liêm chính cũng như hiến định “tranh tụng” là
nguyên tắc xét xử của các TA.
Hiến pháp giao VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp nhằm góp phần bảo đảm thượng tôn của pháp luật,
công bằng và khách quan, chống sai sót, tùy tiện, lạm quyền, đảm
bảo sự chính xác của cả CL nội dung và CL thủ tục trong hoạt động
tư pháp.
3.1.8. Hiến pháp xác lập vị trí luật cơ bản của hiến pháp và
thiết lập cơ chế bảo vệ hiến pháp với quy định “Mọi hành vi vi phạm
Hiến pháp đều bị xử lý” và “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”.
3.2. Thực trạng bảo vệ công lý ở Việt Nam
3.2.1. Thực trạng thẩm quyền thụ lý xét xử của các tòa án
Thời gian qua, việc từ chối thụ lý của TA còn khá tùy tiện.
Hoạt động xét xử của các TA phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện
của luật pháp thành văn. “Thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc
13
lập và chỉ tuân theo pháp luật”, tức là TA chỉ thụ lý, xét xử những
tranh chấp khi đã có pháp luật quy định về quan hệ đó. Trên cơ sở
Hiến pháp năm 2013, những tồn tại này đã từng bước được khắc
phục với sự cho phép áp dụng tập quán hay áp dụng tương tự pháp
luật, án lệ, lẽ công bằng.
3.2.2. Thực trạng mức độ chính xác trong phán quyết của các
TA
Số vụ án để quá hạn luật định do lỗi chủ quan còn nhiều, điển
hình như năm 2014 là 156 vụ (0,04%), năm 2015 là 144 vụ (0,03%),
năm 2016 là 67 vụ (0,02%).
Số bản án tuyên không rõ còn khá lớn, năm 2014 là 560
trường hợp (0,14%), năm 2015 là 295 trường hợp (0,07%).
Số lượng các vụ án phải xét xử lại theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm ngày càng có chiều hướng giảm nhưng còn nhiều.
Trong 05 năm, đã thụ lý 35.556 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm,
giải quyết 30.774 đơn/vụ, đạt 86,5%, trong đó, trả lời cho đương sự
không có căn cứ kháng nghị 20.665 vụ, kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm 4.394 vụ.
Nhiệm kỳ 2006-2010 có 05 trường hợp xét xử oan sai, nhiệm
kỳ 2011-2015 có 03 trường hợp xét xử oan sai.
Trong 05 năm, tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan
của Thẩm phán là 0,8% (giảm 0,4% so với nhiệm kỳ trước), hủy do
lỗi chủ quan là 0,95% (giảm 0,85% so với nhiệm kỳ trước).
Chất lượng công tác xét xử được nâng lên, tỷ lệ án bị hủy, sửa
do lỗi chủ quan có xu hướng giảm, cụ thể, năm 2011 là 2,14%, năm
14
2012 là 1,83%, năm 2013 là 1,71%, năm 2014 là 1,61% và năm 2015
là 1,35%, năm 2016, là 1,27% và năm 2017 là 1,3%.
3.2.3. Thực trạng cảm nhận xã hội
Báo cáo về phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính
phủ cho thấy gần 40% đánh giá mức độ tham nhũng trong ngành TA
và kiểm sát là phổ biến, 17% cho biết họ sử dụng các phương tiện
khác, vì tình trạng “chạy án”, tham nhũng tại TA quá cao. Báo cáo
triển vọng phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy độc lập tư
pháp tại Việt Nam xếp thứ hạng thấp do còn phụ thuộc rất lớn vào
các thiết chế khác và do còn chịu nhiều áp lực về chính trị và hành
chính. Báo cáo Chỉ số CL của Hội Luật gia Việt Nam lưu ý là do
thiếu tin tưởng vào các định chế nhà nước nên một tỷ lệ rất nhỏ người
dân tìm đến TA để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự, chỉ chiếm
3,3%. Báo cáo mức tín nhiệm các nền kinh tế thế giới của Ngân hàng
Thế giới đánh giá việc bảo đảm thực thi hợp đồng thông qua việc giải
quyết tranh chấp của các toà án tại Việt Nam xếp hạng 69/190 nền
kinh tế. Báo cáo chỉ số tiếp cận CL của Dự án CL thế giới cho thấy
có đến 7% số vụ việc một bên sẽ sử dụng bạo lực để giải quyết và chỉ
có 9% nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền hoặc bên thứ ba. Báo cáo
chỉ số pháp quyền của Dự án CL thế giới cho thấy chỉ số pháp quyền
của Việt Nam đạt điểm 50/100 xếp hạng 74/113 quốc gia, trong đó
chỉ số CL dân sự đạt yếu 44/100, xếp thứ 92/113 quốc gia và chỉ số
CL hình sự đạt yếu 49/100, xếp hạng 52/113 quốc gia.
15
CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ
BẢO VỆ CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Yêu cầu thúc đẩy và bảo vệ công lý
4.1.1. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa
4.1.1.1. Yêu cầu xây dựng xã hội trật tự, ổn định trên cơ sở nền
tảng của luật pháp, công lý
Để bảo đảm trật tự, ổn định xã hội, Hiến pháp và các đạo luật
phải có vị trí tối cao trong việc điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, năng lực, hiệu quả xét xử
của các TA - hoạt động trực tiếp bảo vệ CL, bảo vệ hiệu lực và sức
mạnh của pháp luật cần tiếp tục được tập trung nâng cao hơn nữa.
4.1.1.2. Yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân
và phẩm giá con người
Bảo đảm CL cũng chính là một khía cạnh của quyền con
người, quyền công dân, đặc biệt là từ khía cạnh về địa vị pháp lý bình
đẳng, về thực hiện các nghĩa vụ cũng như quyền lợi trong phân phối,
thụ hưởng, về cơ hội được xét xử công bằng bảo đảm cả CL thủ tục
và CL nội dung.
4.1.1.3. Yêu cầu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh
Một trong những đặc trưng quan trọng của NNPQ XHCN là sự
tồn tại của một thiết chế xét xử độc lập, liêm chính, công bằng, bảo
vệ CL một cách hữu hiệu. Dó đó, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là
hoạt động xét xử của các TA phải được tiến hành có hiệu quả và hiệu
lực cao.
16
4.1.2. Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện nền KTTT định
hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế
4.1.2.1. Yêu cầu hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN
Nhà nước tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình
đẳng, hợp tác, đồng thời, thiết lập nguyên tắc cơ bản của CL phân
phối bảo đảm công bằng trong thụ hưởng các thành quả của tăng
trưởng kinh tế.
4.1.2.2. Yêu cầu hội nhập quốc tế
Việt Nam cần chủ động, sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện cần
thiết đảm bảo cho hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng, đặc biệt là
thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm các chuẩn mực quốc tế trong đó
có những chuẩn mực về thúc đẩy và bảo vệ CL.
4.1.3. Xuất phát từ thực trạng hoạt động bảo vệ công lý
4.1.3.1. Yêu cầu về củng cố vai trò lãnh đạo của ĐCSVN
Nguy cơ giảm sút của tính chính đáng cầm quyền của ĐCSVN
vẫn còn hiện hữu và là một trong những vấn đề cấp bách, thách thức
vai trò lãnh đạo của Đảng. Một trong những tồn tại trong công tác
lãnh đạo của Đảng là sự yếu kém trong việc sử dụng quyền lực thúc
đẩy và bảo vệ CL.
4.1.3.2. Tồn tại, hạn chế trong một số chế định của Hiến pháp
và thực tiễn hoạt động bảo vệ công lý thời gian qua
Tồn tại, hạn chế trong một số chế định của Hiến pháp năm
2013 bao gồm: Giá trị của CL mới được gián tiếp phản ánh qua các
quy định về TAND hoặc một số chính sách về bình đẳng, CBXH;
Việc ghi nhận CL của Hiến pháp tại Chương VIII TAND, VKSND
đã làm cho các giá trị CL thu lại trong phạm vi hẹp, chỉ đơn thuần là
17
một “giá trị tư pháp” của các cơ quan tư pháp; Sự chủ động từ phía
công dân tham gia phát huy và bảo vệ các giá trị của CL còn chưa
được chú trọng đúng mức; Quyền tiếp cận CL chưa được chính thức
ghi nhận là một quyền cơ bản; Nội hàm, phạm vi, phương thức của
hoạt động kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp còn chưa được làm rõ, tiềm ẩn nguy cơ vi phạm
các giá trị CL; Còn quá chú trọng vào vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước, tạo sự bất bình đẳng trong hợp tác, trao đổi và cạnh tranh giữa
các thành phần kinh tế; Các nguyên tắc cơ bản về CL phân phối chưa
được thể hiện rõ ràng; Các giá trị của CL cần được thể hiện rõ hơn
trong các quyền lập pháp, hành pháp; Các quy định về độc lập tư
pháp cần tiếp tục có sự nghiên cứu, ghi nhận thấu đáo hơn; Cơ bảo vệ
hiến pháp còn bỏ ngỏ.
Tồn tại, hạn chế trong thực tiễn bảo vệ CL bao gồm: Chưa
khắc phục triệt để tình trạng các vụ án quá hạn giải quyết theo quy
định do lỗi chủ quan; Số lượng các loại vụ án và đơn đề nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm mà các TA phải thụ lý, giải quyết còn rất lớn, số
đơn chưa giải quyết còn nhiều; Niềm tin của người dân vào bản án,
quyết định của TA còn chưa cao; Còn trường hợp kết án oan sai
người không có tội; Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi
chủ quan chưa giảm mạnh, một số trường hợp TA cấp phúc thẩm sửa
bản án, quyết định sơ thẩm còn thiếu căn cứ thuyết phục; Thẩm phán
còn hạn chế về năng lực, trình độ và bản lĩnh nghề nghiệp; tinh thần
trách nhiệm; thiếu cẩn trọng; Một số Thẩm phán còn mang nặng chủ
nghĩa cá nhân, thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng, lối sống; Trong tố
18
tụng hành chính, các Thẩm phán còn rất hạn chế về kiến thức quản lý
kinh tế xã hội và còn có biểu hiện ngại va chạm.
4.2. Các quan điểm thúc đẩy và bảo vệ công lý
4.2.1. Tăng cường và giữ vững vai trò lãnh đạo của ĐCSVN
Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ CL phải
bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, đúng định hướng XHCN
phù hợp với điều kiện đất nước trong từng giai đoạn, giữ vững sự ổn
định chính trị và bản chất NNPQ XHCN.
4.2.2. Bảo đảm đồng bộ và có lộ trình, bước đi thích hợp
Thúc đẩy và bảo vệ CL là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp thiết
vừa lâu dài, các giải pháp thúc đẩy và bảo vệ CL phải thận trọng, có
trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm có lộ trình cụ thể, dự tính đầy đủ các
điều kiện bảo đảm với những bước đi phù hợp, vững chắc.
4.2.3. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế kết hợp với kế
thừa truyền thống pháp lý đất nước
4.2.3.1. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế
Bảo đảm tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, kinh nghiệm của
nhân loại phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và yêu cầu chủ
động hội nhập quốc tế.
4.2.3.2. Kế thừa truyền thống pháp lý Việt Nam
Trong quá trình tiếp thu, lựa chọn kinh nghiệm thế giới, cần
hết chú ý đến các yếu tố về văn hóa, truyền thống pháp luật bản địa
tại Việt Nam như mối quan hệ giữa luân lý, đạo đức và luật pháp hay
tục lệ coi luật pháp của nhà nước là cái đối lập.
19
4.3. Các giải pháp thúc đẩy và bảo vệ công lý
4.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của ĐCSVN
trong công tác hoàn thiện lý luận và tổ chức thi hành các chính sách
thúc đẩy công lý
Một là, thúc đẩy và bảo vệ CL cần phải được khẳng định một
cách dứt khoát là một bộ phận cấu thành quan trọng trong đường lối
lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đó, đoạn 2 khoản 1 Phần IV Cương
lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (sửa đổi, bổ sung
năm 2011) cần bổ sung, ghi nhận CL là một giá trị tiêu biểu của dân
chủ và tiến bộ xã hội.
Hai là, các báo cáo chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội, nghị quyết, chỉ thị và các văn kiện quan trọng khác của Đảng cần
tiếp tục chú trọng triển khai các giá trị của CL, nhất là trong quá trình
hoàn thiện NNPQ và nền KTTT định hướng XHCN.
Ba là, với sự đúng đắn của đường lối chính sách về CCTP từ
năm 2002 đến nay với việc ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW và
Nghị quyết số 49-NQ/TW với lộ trình đến năm 2020, cần tiếp tục
công cuộc CCTP cũng như đưa ra những định hướng đột phá trong
lĩnh vực này cho giai đoạn đến năm 2030.
Bốn là, lãnh đạo hoàn thiện lý luận về CL trong NNPQ XHCN
với một số nội dung cơ bản sau: Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tiến tới
thống nhất nhận thức khái niệm CL; xác định đúng đắn vị trí, vai trò
của CL trong NNPQ XHCN; xác định đúng đắn mối quan hệ giữa
CL, luật tự nhiên và pháp luật thực định; Nhận thức đúng đắn vai trò
của pháp luật
20
Năm là, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức triển khai đường
lối lãnh đạo của Đảng, bao gồm: Tổ chức quán triệt sâu rộng, vận
dụng, đề ra mục tiêu, phương hướng, các biện pháp tổ chức thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả chủ trương và nghị quyết của Đảng về thúc đẩy
và bảo vệ CL; Phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và
trách nhiệm của các tổ chức khác của hệ thống chính trị trong triển
khai đường lối của Đảng về thúc đẩy và bảo vệ CL; Định hướng tư
tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong
chấp hành việc triển khai đường lối của Đảng về thúc đẩy và bảo vệ
CL.
4.3.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện các chế định của Hiến
pháp năm 2013 về công lý và bảo vệ công lý
- Nhóm giải pháp về hoàn thiện một số chế định của Hiến pháp
năm 2013
Một là, CL cần được trực tiếp ghi nhận trực tiếp tại Phần Lời
nói đầu hoặc tại Chương I về Chế độ Chính trị Hiến pháp.
Hai là, tiếp tục phát triển quan điểm về NNPQ XHCN của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đề nghị tiếp tục duy trì Điều 2
Chương I. Chế độ chính trị Hiến pháp năm 2013.
Ba là, tiếp tục làm rõ nội hàm, phạm vi, phương thức, đối
tượng của kiểm soát quyền lực trong Hiến pháp năm 2013 tại Khoản
3 Điều 2 Chương I Chế độ chính trị Hiến pháp năm 2013.
Bốn là, cần khẳng định quyền tiếp cận CL là quyền cơ bản
của con người tại Khoản 1 Điều 31 Chương II Hiến pháp năm 2013
Năm là, cần bổ sung kinh tế tư nhân là một động lực quan
trọng của nền kinh tế Khoản 1 Điều 51 Chương 3 về Kinh tế, xã hội,
21
văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Hiến pháp
năm 2013, đồng thời cần làm rõ hơn các nguyên tắc cơ bản của CL
phân phối trong xã hội.
Sáu là, tiếp tục nghiên cứu, tiến tới hoàn thiện thiết chế bảo vệ
hiến pháp phù hợp với nền chính trị - pháp lý XHCN Việt Nam.
Bảy là, tiếp tục hoàn thiện chế định về TAND, trong đó tập
trung vào một số nội dung cơ bản: Làm rõ nội hàm hoạt động kiểm
soát tư pháp; Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về thẩm
quyền thụ lý vụ theo hướng hiến định hóa nguyên tắc áp dụng án lệ,
lẽ công bằng trong giải quyết tranh chấp; nâng cao tính độc lập tư
pháp ở tầm hiến pháp; bảo đảm sự nghiêm chỉnh chấp hành bản án,
quyết định của các TAND.
Thứ năm, duy trì chế định VKSND tại Hiến pháp năm 2013
(Điều 107, Điều 108 và Điều 109) nhằm góp phần bảo vệ hiệu quả
hơn CL thông qua hoạt động xét xử.
- Nhóm giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong thực tiễn
bảo vệ công lý
Một là, tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản
pháp luật triển khai hoạt động thúc đẩy và bảo vệ CL theo tinh thần
của Hiến pháp năm 2013, tạo khung khổ, hành lang pháp lý vững
chắc, đồng bộ, toàn diện trong hoạt động thúc đẩy và bảo vệ CL.
Hai là, tiếp tục bảo đảm thực hiện tốt hơn nguyên tắc độc lập
tư pháp như không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; bảo đảm khách
quan trong chế độ bổ nhiệm thẩm phán; bảo đảm tính lâu dài, ổn định
của nhiệm kỳ thẩm phán...
22
Ba là, tiếp tục cải cách mạnh mẽ các t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_ly_va_su_the_hien_cong_ly_trong_hien_phap_viet_nam.pdf