Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015

Trong giai đoạn 2011 - 2015, công tác chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch có sự đột phá mạnh mẽ so với giai đoạn 2006 - 2010, điều đó thể hiện rõ ở việc đã chủ động triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tính liên ngành đã được thể hiện rõ trong các quy hoạch, kế hoạch, biểu hiện cụ thể là công việc của các bộ, ngành, các cơ quan rất chi tiết, cụ thể, từ đó khắc phục sự chồng chéo giữa quy hoạch ngành du lịch với các ngành khác, khắc phục sự thiếu liên kết trong quy hoạch. Khi xây dựng xong đã ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện rất cụ thể, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, rất thuận lợi để triển khai đến các bộ, ngành, các cơ quan liên quan. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch vẫn còn tồn tại những hạn chế.

doc24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. Hoạt động du lịch góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, phát triển du lịch ở các vùng biên giới, hải đảo đã góp phần tích cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và đất liền, đồng thời tạo ra hệ thống phòng thủ từ xa cho đất nước. 2.1.1.2. Tác động của tình hình thế giới, khu vực đối với phát triển du lịch ở Việt Nam Những tác động tích cực: Một là, hòa bình, hợp tác, phát triển và hội nhập quốc tế là xu thế lớn trên thế giới; hai là, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ; ba là, khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát triển năng động. Những tác động tiêu cực: Một là, kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; hai là, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn. 2.1.1.3. Tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, thách thức của du lịch Việt Nam Tiềm năng, thế mạnh của du lịch Việt Nam Tài nguyên du lịch Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên du lịch, trong đó, nổi trội là tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú đa dạng, tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn. Những thuận lợi khác từ điều kiện kinh tế xã hội Sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế; Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam; Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị du lịch như: Hệ thống giao thông, hệ thống điện và cấp, thoát nước, tuy chưa thật sự đầy đủ, song về cơ bản, có thể đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Những khó khăn, thách thức của du lịch Việt Nam Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội còn có yếu kém. Những điều đó mang đến những khó khăn đối với phát triển kinh tế, xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng. 2.1.1.4. Thực trạng Đảng lãnh đạo phát triển du lịch trước năm 2006 Ưu điểm: Đảng đã hình thành, từng bước bổ sung hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách; quan tâm chỉ đạo phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng; du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội. Hạn chế: Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng chưa được quan tâm tương xứng với vai trò của nó. Đại hội VII của Đảng xác định phát triển du lịch là cần thiết và quan trọng nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên, từ năm 1991 đến năm 1994 chưa triển khai thực hiện, đến năm 1995, mới xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam lần đầu tiên. Năm 2001 Đảng xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, song chưa có kế hoạch triển khai thực hiện; hiệu quả chỉ đạo một số nội dung phát triển du lịch còn hạn chế. 2.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển du lịch (2006 - 2010) Chủ trương phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 thể hiện rõ ở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 do Đại hội IX (2001) thông qua; Văn kiện Đại hội X (2006) và các hội nghị Trung ương của Đảng trong giai đoạn 2006 - 2010. Nội dung chủ trương phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 - 2010 của Đảng thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau: 2.1.2.1. Mục tiêu Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sớm đạt tới trình độ là quốc gia phát triển về du lịch của khu vực. 2.1.2.2. Phương hướng Thứ nhất, mở rộng, nâng cao chất lượng và phát triển mạnh du lịch Thứ hai, nâng cao chất lượng và hiệu quả du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử. Thứ ba, phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế. 2.1.2.3. Nhiệm vụ và giải pháp Thứ nhất, chú trọng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch. Thứ hai, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước. Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch. Thứ tư, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ở trong nước và quốc tế. Thứ năm, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. 2.2. Đảng chỉ đạo phát triển du lịch (2006 - 2010) 2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Theo tinh thần Đại hội X (2006) của Đảng, phải đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch theo hướng đặc biệt coi trọng các chỉ tiêu và biện pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, phát huy tối đa lợi thế so sánh, nguồn lực của quốc gia, của mỗi vùng và mỗi địa phương, gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược, quy hoạch với kế hoạch, công tác quy hoạch, kế hoạch, đồng bộ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch cụ thể. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác quy hoạch phát triển du lịch theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 và Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002, Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010. Để công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 - 2010 đảm bảo đúng định hướng, tập trung, thống nhất, Luật Du lịch 2005 đã xác định những nguyên tắc về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch du lịch. Đại hội X (2006) của Đảng xác định: Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh và nguồn lực của quốc gia, của mỗi vùng và mỗi địa phương, đồng thời, khắc phục tình trạng chồng chéo giữa quy hoạch ngành. Trên cơ sở đó, nhằm tiếp tục cụ thể hóa Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006, Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 - 2010. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, ngày 05/02/2007 đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW, xác định chủ trương, chính sách lớn mà các bộ, ngành phải thực hiện để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Triển khai Nghị quyết đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007, xác định Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Tiếp đó, Quyết định số 564/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9/2007, Ban hành Chương trình Hành động của ngành du lịch thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2007-2012. 2.2.2. Khai thác các nguồn lực đầu tư, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Đảng chỉ đạo đầu tư phát triển du lịch tập trung vào đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, các vùng núi, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng về du lịch với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP, ngày 16/01/2006, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006, xác định trọng tâm đối với phát triển du lịch năm 2006 là thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch. Đồng thời Chính phủ đã giao cho Tổng cục Du lịch xây dựng đề án khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm quốc gia, báo cáo Chính phủ trong quý II năm 2006. Xây dựng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các điểm, khu du lịch có qui mô vừa và nhỏ, báo cáo Chính phủ vào quý IV năm 2006. Để chỉ đạo đầu tư phát triển kinh tế và đầu tư phát triển du lịch có sự thống nhất, chặt chẽ, ngày 12/9/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg, Về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010. Quyết định xác định cơ chế phân bổ vốn đối với cơ sở hạ tầng du lịch, bao gồm đối tượng được hỗ trợ, nội dung, nguyên tắc và mức hỗ trợ. Ngày 26/9/2007, Quyết định số 1290/QĐ-TTg, Về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2010, nêu rõ danh mục các dự án du lịch kêu gọi đầu tư nước ngoài, bao gồm tổng cộng 22 dự án xây dựng các khu du lịch quốc gia trên phạm vi cả nước. Tiếp đó, Chương trình Hành động của ngành du lịch khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 - 2012, xác định mục tiêu cụ thể về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn này. Chỉ đạo đầu tư phát triển du lịch của Đảng đạt được những kết quả quan trọng. 2.2.3. Phát triển đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch Đảng tập trung chỉ đạo phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch bao gồm; phát triển sản phẩm du lịch tại các vùng du lịch, khu du lịch quốc gia, tuyến du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Triển khai chủ trương đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các loại hình và sản phẩm du lịch do Đại hội X (2006) của Đảng xác định, Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 - 2010 chỉ rõ, một trong những vấn đề chủ yếu để phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 - 2010 là: Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Trong những năm 2007 - 2008, Chính phủ tiếp tục triển khai định hướng đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, biển đảo. Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19/01/2007, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007, khẳng định: Trong năm 2007, Tổng cục Du lịch và các bộ, ngành liên quan, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tập trung chủ yếu vào việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chất lượng cao. Trong những năm 2008 - 2010, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch tiếp tục được Chính phủ xem là một trong những vấn đề quan trọng triển khai thực hiện. Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 19/01/2008, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2008 nêu rõ: Chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hoá gắn với phát triển du lịch để phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hoá dân tộc. Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/01/2010, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 tiếp tục nhấn mạnh: Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, gắn kết giữa du lịch với văn hóa, tín ngưỡng, du lịch về cội nguồn. 2.2.4. Xúc tiến, quảng bá du lịch Đảng đã chỉ đạo toàn diện về xúc tiến, quảng bá du lịch từ quy chế, quy định, nội dung, phương pháp tiến hành, từ tiến hành xúc tiến, quảng bá du lịch trên báo, tạp chí, truyền hình, trên mạng internet, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, các kênh truyền hình quốc tế. Xúc tiến, quảng bá du lịch trong giai đoạn 2006 - 2010 đã được triển khai chủ động, đóng góp thiết thực vào việc thu hút khách du lịch, tạo đòn bẩy để du lịch phát triển. Tiếp tục triển khai công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 theo hướng: đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành;... Trong những năm 2006 - 2010, xúc tiến, quảng bá du lịch là một trong những nội dung chủ yếu mà Chính phủ, các bộ, ban, ngành tập trung thực hiện. Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP, ngày 16/01/2006, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006, xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với phát triển du lịch năm 2006 là: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP, ngày 19/01/2007, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007, chỉ rõ: Trong năm 2007, các bộ, ngành, cơ quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tập trung chủ yếu vào việc đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam. Năm 2009, Quyết định số 122/2009/QĐ-TTg, ngày 09/10/2009, Ban hành quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2009 - 2010, xác định các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch được hỗ trợ kinh phí. Năm 2010, Nghị quyết số 03/NQ-CP, ngày 15/01/2010, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, tiếp tục chỉ rõ: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Thực hiện điều đó, Quyết định 2323/QĐ-BVHTTDL, ngày 05/7/2010, Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia năm 2010, đã nêu rõ nội dung xúc tiến trong năm 2010. 2.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Theo tinh thần Đại hội X (2006) của Đảng, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tập trung vào phát triển cơ sở đào tạo du lịch, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo hướng chuẩn hoá, đồng thời, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch, thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp du lịch và hợp tác quốc tế để đào tạo du lịch. Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP, ngày 16/01/2006, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006, xác định trọng tâm đối với phát triển du lịch năm 2006 là đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 - 2010 nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ chủ yếu để phát triển du lịch là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Chương trình Hành động của ngành du lịch sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2007-2012 khẳng định: Nhiệm vụ trọng tâm để phát triển du lịch là tăng cường năng lực đội ngũ lao động trong Ngành. Theo đó, nhiệm vụ cụ thể được xác định là xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng thời, còn chỉ rõ các công việc, thời gian phải hoàn thành đối với việc xây dựng và triển khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Kết luận chương 2 Trong những năm 2006 - 2010, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đan xen cả những thuận lợi, thách thức đối với phát triển du lịch. Đảng đã từng bước hoàn thiện chủ trương, chính sách phát triển du lịch, trong đó, mục tiêu xuyên suốt của Đảng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của đất nước. Đảng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 - 2010, đồng thời tập trung chỉ đạo trên các lĩnh vực: Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; đầu tư phát triển du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch... Du lịch Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010, còn một số hạn chế cần được tiếp tục tháo gỡ trong giai đoạn tiếp sau. Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (2011 - 2015) 3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng về phát triển du lịch (2011 - 2015) 3.1.1. Những yếu tố mới tác động đến phát triển du lịch ở Việt Nam (2011 - 2015) 3.1.1.1.Tác động của tình hình thế giới, khu vực Những tác động tích cực: Một là, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn; khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ; hai là, du lịch tiếp tục là ngành kinh tế phát triển nhanh trên thế giới, khách du lịch có xu hướng chuyển dần sang châu Á - Thái Bình Dương; ba là, hợp tác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ngày càng tăng cường, tạo cơ hội hợp tác du lịch nội khối. Những tác động tiêu cực: Một là, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, bất ổn chính trị, tranh chấp chủ quyền,... diễn ra ở nhiều nơi; hai là, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, các tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế; ba là, tranh chấp chủ quyền biên giới, biển, đảo tại châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á tiếp tục diễn biến phức tạp. 3.1.1.2. Tác động của tình hình trong nước Thuận lợi : Một là, kinh tế, chính trị ổn định, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng cao; hai là, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu; ba là, những thành tựu đạt được về phát triển du lịch những năm 2006 - 2010 tạo đà mạnh mẽ cho giai đoạn tiếp sau. Khó khăn, thách thức Trong giai đoạn 2011 - 2015, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, song phục hồi còn chậm, tăng trưởng chưa đạt chỉ tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng một số mặt còn thấp. Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là ở Biển Đông, gây ra những căng thẳng trong quan hệ quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong đó có du lịch. 3.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển du lịch (2011 - 2015) Chủ trương phát triển du lịch của Đảng thể hiện ở Văn kiện Đại hội XI (2011) và văn kiện các hội nghị Trung ương Đảng trong giai đoạn 2011 - 2015. Chủ trương phát triển du lịch của Đảng trong giai đoạn 2011 - 2015 thể hiện ở những vấn đề sau đây: 3.1.2.1. Mục tiêu Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 3.1.2.2. Phương hướng Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển du lịch, tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch. Thứ hai, ưu tiên phát triển và hiện đại hóa du lịch. Thứ ba, hình thành các trung tâm du lịch lớn trong cả nước. 3.1.2.3. Nhiệm vụ và giải pháp Thứ nhất, đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Thứ hai, huy động đa dạng nguồn lực đầu tư phát triển du lịch. Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch. Thứ tư, xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa và thông tin đối ngoại. Thứ năm, tiếp tục đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. 3.2. Sự chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch (2011 - 2015) 3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 17/3/2011 của Bộ Chính trị về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011, Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn 2011 - 2015. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo toàn ngành du lịch tập trung tổ chức thực hiện với các công việc cụ thể. Ngày 06/02/2012, Quyết định 297/QĐ-BVHTTDL, Về việc Phê duyệt chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tiếp đó, Chỉ thị số 18/CT- BVHTTDL, ngày 06/02/2012, Về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, yêu cầu toàn ngành du lịch, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh tập trung triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 07/3/2012, Nghị quyết số 06/NQ-CP Ban hành Chương trình Hành động Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 xác định rõ các nội dung chỉ đạo để thúc đẩy du lịch phát triển. Thực hiện Nghị quyết này, ngày 29/03/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1183/QĐ-BVHTTDL, Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Hành động của Chính phủ trong các lĩnh vực về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch nhiệm kỳ 2011-2016. Kế hoạch đã xác định những công việc cụ thể của ngành du lịch và công tác quy hoạch phát triển du lịch trong giai đoạn 2011 - 2015. Cuối năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thành đề án Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và báo cáo Chính phủ. Trên cơ sở đó, ngày 22/01/2013, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg, Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Quy hoạch đã bổ sung, điều chỉnh mục tiêu về phát triển du lịch, các định hướng phát triển và giải pháp thực hiện. Trong giai đoạn 2011 - 2015, công tác chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch có sự đột phá mạnh mẽ so với giai đoạn 2006 - 2010, điều đó thể hiện rõ ở việc đã chủ động triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tính liên ngành đã được thể hiện rõ trong các quy hoạch, kế hoạch, biểu hiện cụ thể là công việc của các bộ, ngành, các cơ quan rất chi tiết, cụ thể, từ đó khắc phục sự chồng chéo giữa quy hoạch ngành du lịch với các ngành khác, khắc phục sự thiếu liên kết trong quy hoạch. Khi xây dựng xong đã ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện rất cụ thể, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, rất thuận lợi để triển khai đến các bộ, ngành, các cơ quan liên quan. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch vẫn còn tồn tại những hạn chế. 3.2.2. Tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch Trong giai đoạn 2011 - 2015, chỉ đạo đầu tư phát triển du lịch được tiến hành chủ động, linh hoạt, đạt hiệu quả cao, tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy du lịch phát triển. Ngay từ năm 2010, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xây dựng tờ trình số 146/TTR-BVHTTDL, ngày 20/7/2010, Về việc tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2011-2015, nhằm phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng các khu du lịch. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 30/9/2010, Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015. Quyết định xác định đối tượng, nguyên tắc, nội dung và mức hỗ trợ phát triển du lịch từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2015. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định rõ: Huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch, trọng tâm đầu tư là phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định các nội dung ưu tiên đầu tư, khu vực tập trung đầu tư và tổng đầu tư cho từng vùng du lịch, khu du lịch, các giải pháp thực hiện. Giai đoạn 2011 - 2015 cần tổng vốn đầu tư là 372 nghìn tỷ đồng (tương đương 18,5 tỷ USD). Các nội dung ưu tiên đầu tư bao gồm: Đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật là 6.475 triệu USD (35%); đầu tư hạ tầng là 5.180 triệu USD (28%); quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu là 2.775 triệu USD (15%); đào tạo nhân lực là 1.295 triệu USD (7%);... Từ năm 2011 đến năm 2014, thu hút đầu tư nước ngoài phát triển du lịch tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 1290/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/9/2007, Về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2010. Ngày 29/4/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 631/QĐ-TTg, Về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020, thay thế Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 26/9/2007. Quyết định đã xác định rõ các dự án du lịch kêu gọi đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2014 - 2015. Hiệu quả chỉ đạo đầu tư phát triển du lịch có sự phát triển mạnh mẽ so với giai đoạn 2006 - 2010. Tổng vốn đầu tư phát triển du lịch tăng mạnh so với giai đoạn 2006 - 2010. Tổng vốn đầu tư vào lưu trú và ăn uống giai đoạn 2011 - 2015 là 126.704 tỷ đồng, gấp 1,97 lần giai đoạn 2006 - 2010. 3.2.3. Tiếp tục phát triển đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch Đại hội XI (2011) của Đảng tiếp tục nêu định hướng đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch, trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái để thúc đẩy du lịch phát triển. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định, một trong những mục tiêu của phát triển du lịch là tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ hướng phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch. Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020, xác định: Đến năm 2015 xây dựng và chuyển giao quản lý, khai thác khoảng 20 sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc thù, có chất lượng cao, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cho 30% sản phẩm du lịch của các khu, điểm du lịch trên toàn quốc. Trong giai đoạn 2011 - 2015, triển khai phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan nhà nước tiếp tục đẩy mạnh và ưu tiên phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, biển đảo. Đồng thời, chỉ đạo chặt chẽ phát triển các loại hình và sản ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdang_cong_san_viet_nam_lanh_dao_phat_trien_du_lich_tu_nam_20.doc
Tài liệu liên quan