Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975

MỞ ĐẦU . 6

1. Tính cấp thiết của đề tài. 6

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 8

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu. 9

5. Đóng góp khoa học của luận án. 10

6. Kết cấu của luận án. 10

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN. 11

1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. 11

1.1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề chung về trí thức. 11

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức . 15

1.1.3. Các công trình nghiên cứu những nội dung liên quan đến trí thức và sự lãnh

đạo của Đảng về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ 1954-1975 . 19

1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài. 22

1.3. Đánh giá, nhận xét về các kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung

giải quyết .

1.3.1. Về các kết quả nghiên cứu.

1.3.2. Về những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Chương 2. CHỦ TRưƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG ĐỘI

NGŨ TRÍ THỨC Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1964

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức và

chủ trương của Đảng .

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí

thức .

2.1.2. Chủ trương của Đảng.

2.2. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức

2.2.1. Xây dựng về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ trí thức.

2.2.2. Xây dựng về cơ chế, chính sách trong quản lý, sử dụng và đãi ngộ trí

thức.

2.2.3. Phát huy vai trò đội ngũ trí thức .

Tiểu kết chương 2 .

pdf33 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố quan trọng trong cuộc vận động thành lập Đảng CSVN. “Trí thức Việt Nam với sự nghiệp giải phóng dân tộc”(2002)- tác giả Nguyễn Văn Khánh, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1. Bài viết đề cập đến những thay đổi căn bản trong kết cấu tầng lớp trí thức Việt Nam giai đoạn thuộc địa; phân tích vai trò của trí thức Việt Nam đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đối với việc giải quyết sự xung đột giữa hệ tư tưởng và văn hóa trong giai đoạn thuộc địa và những năm đầu thế kỷ XX. “Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” là cuốn sách 13 của Hồ Sơn Điệp (NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2003). Công trình đã khái quát lịch sử trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp; phân tích rút ra một vài đặc điểm, vai trò, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của lực lượng trí thức ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu chân dung một số nhà trí thức Nam Bộ trong giai đoạn cách mạng này. Nguyễn Văn Khánh (2009),“Trí thức Việt Nam trong thời kỳ chuẩn bị lực lượng và tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 219. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, trí thức Việt Nam không đứng ngoài cuộc, họ đã nhiệt tình tham gia vào phong trào cách mạng chung của dân tộc. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 có phần đóng góp không nhỏ của tầng lớp trí thức Việt Nam lúc đó. “Lược khảo về kinh nghiệm đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam” do Phạm Hồng Tung chủ biên (NXB Đại học Quốc gia, 2000). Nhóm tác giả nghiên cứu và trình bày những chính sách, biện pháp liên quan đến vấn đề phát hiện đào tạo và sử dụng, bồi dƣỡng nhân tài của từng thời đại. Bên cạnh đó, công trình tìm hiểu quan niệm nhân tài từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỷ XX; Hồ Chí Minh và việc đào tạo thế hệ nhân tài dựng Đảng cứu quốc. “Phát huy vai trò ĐNTT các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay” - Trịnh Quang Cảnh (NXB Chính trị Quốc gia, 2000). Tác phẩm khái quát chung về đặc điểm, vai trò, thực trạng của ĐNTT dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng phát triển ĐNTT về cả số lượng và chất lượng. Lê Quang Quý với “Trí thức ngành kiến trúc trong thời kỳ đổi mới”, (NXB Chính trị Quốc gia, 2000). Sách đã trình bày đặc điểm, vai trò của ĐNTT ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả nêu lên thực trạng xây dựng, xu hướng phát triển, yêu cầu và giải pháp xây dựng ĐNTT ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. 14 Nguyễn Đắc Hƣng - “Trí thức Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập” (NXB Đại học Quốc gia, 2009). Cuốn sách phân tích một số vấn đề chung về trí thức và ĐNTT; vai trò của trí thức Việt Nam. Từ đó, tác giả nêu lên phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển ĐNTT Việt Nam trong thời kì hội nhập. Cũng nghiên cứu về trí thức Việt Nam nhưng tác giả Lê Thị Thanh Hương lại đề cập đến “Nhân cách văn hoá trí thức Việt Nam trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế” (NXB KHXH, 2010). Tác giả trình bày những quan niệm về nhân cách văn hóa trí thức và các nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ thực trạng nhân cách trí thức Việt Nam, dự báo xu hướng biến đổi nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam đến năm 2020 và đề xuất một số giải pháp phát triển nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam. Hai tác giả Nguyễn Đắc Hưng và Phan Xuân Dũng với “Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia” (NXB Chính trị Quốc gia, 2004). Các tác giả khẳng định vị trí, tầm quan trọng của nhân tố con người trong xây dựng và phát triển đất nước; nêu lên kinh nghiệm đào tạo và sử dụng nhân tài; một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. “Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc”(2015), NXB Chính trị Quốc gia là một công trình mới xuất bản của tác giả Nguyễn Văn Khánh. Cuốn sách trình bày các quan điểm khác nhau về trí thức, sự hình thành và phát triển ĐNTT Việt Nam trong thời kỳ trung, cận và hiện đại. Cuốn sách tập trung làm rõ những hoạt động đóng góp của trí thức trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nhất là trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc qua các thời kỳ. Có một điểm rất đáng chú ý là, công trình nêu quan điểm, cách đánh giá riêng của tác giả về một số sự kiện, nhân vật trong vấn đề “Nhân văn Giai phẩm”. Đây là nội dung hiện đang cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu và làm rõ, góp phần có cái nhìn khách quan hơn về quá trình xây dựng ĐNTT ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Tác giả Đỗ Thị Thạch trình bày một số vấn đề chung về trí thức và trí thức 15 nữ Việt Nam; đặc điểm và vai trò của ĐNTT nữ cùng với một số vấn đề đặt ra hiện nay; phương hướng, giải pháp nhằm phát huy nguồn lực trí thức nữ trong công cuộc xây dựng đất nước trong cuốn sách “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (NXB Chính trị Quốc gia, 2005). Cùng với các công trình khoa học tiêu biểu về ĐNTT Việt Nam thời kì đổi mới đã nêu ở trên còn rất nhiều luận án tiến sĩ ở trong nước nghiên cứu về đề tài này. Có thể kể đến: Phan Thanh Khôi (1992), “Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Triết học; Nguyễn Thanh Tuấn (1994), “Đặc điểm và vai trò ĐNTT trong sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay”, Luận án phó tiến sĩ khoa học Triết học; Nguyễn Văn Sơn (2001), “Cơ cấu và chất lượng giáo dục trí thức đại học ở nước ta hiện nay”, LATS Triết học; Nguyễn Xuân Phương (2004), “Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, LATS Triết học; Bùi Thị Ngọc Lan, “Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”, chuyên ngành CNXH Khoa học (2000); “Phát huy tiềm năng của trí thức KHXH trong công cuộc đổi mới ở nước ta” (2000) của Nguyễn An Ninh, chuyên ngành CNXH Khoa học; “Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới” của Nguyễn Thị Hòa Bình, chuyên ngành CNXH Khoa học (2006); Ngô Thị Phượng (2006), “Vai trò của ĐNTT khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới”, LATS Triết học; Lã Thị Thu Thủy (2006), “Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ”, LATS Tâm lý học; Trần Thị Như Quỳnh (2011) “Công nhân trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, LATS Triết học; Bùi Thị Kim Hậu (2011) “Trí thức hóa công nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, LATS Triết học; Nguyễn Công Trí (2012), “Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức”, LATS Triết học, v.v.. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức Sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng ĐNTT được các tác giả đề cập 16 đến trên một số bình diện khác nhau. Trong số những công trình nghiên cứu về vấn đề này phải kể đến cuốn sách “Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước” của tác giả Nguyễn Văn Khánh (NXB Thông tấn, 2004). Công trình được nghiên cứu công phu bởi một nhà khoa học đã có nhiều năm tìm hiểu về ĐNTT Việt Nam. Tác giả đi từ lý luận đến thực tiễn để khẳng định vai trò của người trí thức Việt Nam trong lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực, trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Từ đó, tác giả trình bày tóm tắt đường lối, chính sách của Đảng đối với trí thức và thái độ, đóng góp, cống hiến của người trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhấn mạnh vai trò của ĐNTT trong giai đoạn hiện nay, Nguyễn Quốc Bảo với cuốn sách “Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước” (NXB Lao động, 1998). Từ sự phân tích vị trí và vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng, tác giả làm rõ quan điểm của Đảng CSVN với vấn đề trí thức; chính sách của Đảng đối với trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước. Ngô Huy Tiếp - “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay”, NXB Chính trị Quốc gia, 2008. Cuốn sách phân tích, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối với ĐNTT Việt Nam. Từ đó, tác giả tiếp tục nêu lên mục tiêu, phương hướng và giải pháp cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với ĐNTT. “Thực trạng và giải pháp xây dựng ĐNTT Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước” (2014), NXB Chính trị Quốc gia, là công trình của Đức Vƣợng. Tác giả đã phân tích về lịch sử và lí luận về lực lƣợng trí thức Việt Nam. Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng ĐNTT và đề xuất mục tiêu, quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp xây dựng ĐNTT Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Với một phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành của triết học, sử học, xã hội học, khoa học chính sách và khoa học dự báo, công trình “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng” của tác giả Nguyễn Văn Khánh (NXB Chính trị Quốc gia, 2012) đã tập trung vào việc đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong quá trình lịch sử cho đến hiện tại, về xây dựng và 17 phát huy nguồn lực trí tuệ, những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực này. Từ đó, các tác giả đề xuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, thiết thực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước trong thế kỷ XXI. Nguyễn Quốc Bảo (1992), “Đảng Cộng sản cầm quyền và vấn đề trí thức trong thời kì quá độ lên CNXH”, Luận án Phó tiến sĩ Lịch sử. Luận án làm rõ vai trò của ĐNTT trong thời kì quá độ ở Việt Nam và những vấn đề thuộc chính sách của Đảng nhằm khai thác và phát huy tiềm năng trí thức trong sự nghiệp xây dựng CNXH. “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT từ năm 1997 đến năm 2007”, LATS Lịch sử của Lương Quang Hiển (2012). Luận án nhấn mạnh quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng CSVN về ĐNTT. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của ĐNTT Hà Nội, trên cơ sở đó làm rõ đặc điểm tiêu biểu của ĐNTT Thủ đô. Từ đó, tác giả đã phân tích và làm rõ những thành công, hạn chế, yếu kém của quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo, xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bổ sung, hoàn thiện chính sách về xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới. Luận án “Đảng CSVN lãnh đạo xây dựng ĐNTT từ 1991 đến 2005”, LATS lịch sử của Nguyễn Thắng Lợi (2009). Tác giả nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng ĐNTT, sự đổi mới trong tư duy lý luận của Đảng và quá trình bổ sung, phát triển quan điểm, đường lối xây dựng ĐNTT; từ đó, góp phần khẳng định sự đúng đắn về nhận thức, đường lối, chủ trương của Đảng trong tiến trình đổi mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Xây dựng ĐNTT Việt Nam là một đề tài lớn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, chính vì thế, trong thời kỳ đổi mới đã có một số chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước nghiên cứu về đề tài này. Một trong số đó là đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.06 do GS. Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm tiến 18 hành nghiên cứu trong các năm 1992-1995. Những nội dung cốt yếu của đề tài đã được in thành sách “Trí thức Việt Nam - Thực tiễn và triển vọng” (NXB Chính trị Quốc gia, 1995). Nhóm tác giả đã nêu lên một vài quan niệm hiện đại về trí thức; vài nét về ĐNTT Việt Nam và định hướng xây dựng những chính sách phát triển ĐNTT Việt Nam. Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước, mã số đề tài ĐTĐL 2003-07 “Đổi mới chính sách đối với trí thức khoa học - công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do Nguyễn Hữu Tăng làm chủ nhiệm, Ban Khoa giáo Trung ương là cơ quan chủ trì, thực hiện từ 2003 đến 2005. Đề tài đã phân tích, đánh giá sâu sắc những chính sách của Đảng đối với trí thức khoa học - công nghệ trong thời kỳ đổi mới. Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.16/06-10 “Xây dựng ĐNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2020” do Đàm Đức Vượng là chủ nhiệm đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trí thức Việt Nam trong quá khứ, hiện tại, tương lai; từ đó, các nhà khoa học đề xuất, kiến nghị những phương hướng, giải pháp xây dựng ĐNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2012 ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Kết quả nghiên cứu của các đề tài góp phần hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách về công tác xây dựng ĐNTT trong thời kỳ mới. Ngoài ra, cũng có khá nhiều bài báo, bài viết về chính sách của Đảng với trí thức đƣợc đăng trên các tạp chí trong thời gian qua: Lê Trung Nguyệt - “Đảng với trí thức”, tạp chí Cộng sản, số 10 năm 1990. Theo tác giả, để xây dựng mối liên hệ hữu cơ giữa Đảng và trí thức, cần chú ý tới một số vấn đề cơ bản nhƣ: Cần có một quan niệm khoa học và đúng đắn về trí thức; Xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa chính trị và khoa học; Có chính sách đúng đối với trí thức. “Quá trình phát triển chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với trí thức” của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, tạp chí Hoạt động khoa học, số 10 năm 1990. Bằng những sự kiện lịch sử, bằng các chỉ thị, nghị quyết, tác giả trình bày và đánh giá lại một cách hệ thống vấn đề phát triển chính sách xã hội đối với ĐNTT nhằm làm rõ sự nhìn nhận của 19 Đảng với trí thức, đồng thời cũng nêu lên yêu cầu ngày càng cao của xã hội, của dân tộc đối với ĐNTT yêu nƣớc chân chính. Tác giả Đặng Biên với bài “Một số suy nghĩ về chính sách đối với trí thức KHXH”, Tạp chí Công tác khoa giáo, số 8 năm 1994 nhấn mạnh một vài đặc điểm, thực trạng của trí thức trong lĩnh vực KHXH, qua đó, nêu lên một số chính sách lớn đối với trí thức nghiên cứu, hoạt động trên lĩnh vực này. Hai tác giả Phạm Tất Dong và Bùi Khắc Việt đã có bài nghiên cứu khá sâu sắc về “Chính sách của Đảng đối với trí thức” trên tạp chí Kinh tế và phát triển, số 29 năm 1999. Bài viết nêu lên vai trò, vị trí và nhiệm vụ cơ bản của trí thức trong tình hình mới; nhấn mạnh một số quan điểm, chủ trƣơng của Đảng với trí thức. Từ đó, tác giả đề xuất một vài kiến nghị và phƣơng hƣớng hoạch định chính sách đối với trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu những nội dung liên quan đến trí thức và sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ 1954-1975 Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1954-1975) đƣợc các học giả trong nƣớc đặc biệt quan tâm khai thác nghiên cứu trên nhiều nội dụng. Trong đó, có khá nhiều công trình đề cập đến những nội dung liên quan đến trí thức nhƣ: giáo dục - đào tạo, văn hóa, văn nghệ, tƣ tƣởng, thanh niên, công tác cán bộ, hậu phƣơng miền Bắc, v.v.. Những công trình nghiên cứu trong thời kỳ 1954-1975 là những công trình đƣợc chúng tôi khảo cứu khá đầy đủ. Hơn nữa, những công trình của các nhà nghiên cứu đi trƣớc là những tài liệu tham khảo rất cần thiết, có giá trị và đƣợc chúng tôi khai thác, kế thừa. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nước 1954-1975 là bộ lịch sử gồm 7 tập, NXB Chính trị Quốc gia, 2015. Công trình đƣợc nghiên cứu công phu, nghiêm túc bởi tập thể các tác giả của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Bộ sách đã cung cấp khá đầy đủ, chi tiết những vấn đề của cuộc kháng chiến chống Mỹ nhƣ: nguyên nhân chiến tranh, chuyển chiến lƣợc, đánh thắng chiến tranh đặc biệt, cuộc đụng đầu lịch sử, tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, thắng Mỹ trên chiến trƣờng ba nƣớc Đông Dƣơng. Đây là nguồn tƣ liệu quan trọng, giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về thời kỳ lịch sử luận án nghiên cứu. Hoàng Trang - Chiến lược đại đoàn kết của Đảng CSVN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Luận án Phó tiến sĩ lịch sử, 1995. Tác 20 giả phân tích những tác động đến việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết của Việt Nam sau tháng 7-1954. Tác giả tập trung làm rõ chiến lược đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua các giai đoạn lịch sử, tương ứng với các chiến lược chiến tranh mà Mỹ thực hiện ở Việt Nam 1954-1960, 1961-1965, 1965-1968, 1969-1975. Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội ở miền Bắc, NXB Văn hóa Thông tin, 1999 là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Lê. Cuốn sách tập trung làm rõ những biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội ở miền Bắc qua hai giai đoạn 1954-1960, 1961-1965. Công trình giúp cho tác giả luận án có những tư liệu, những đánh giá, nhận xét sâu sắc về sự thay đổi về cơ cấu giai cấp xã hội ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu. “Trí thức Sài Gòn - Gia Định 1945-1975” của tác giả Hồ Hữu Nhựt (NXB Chính trị Quốc gia, 2001) là công trình với nhiều tư liệu quý, trình bày khá đầy đủ các hoạt động của giới trí thức ở miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đặc biệt, sách đã tái hiện lại bức tranh về vai trò, đóng góp của trí thức Sài Gòn - Gia Định thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Thanh niên Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975), Phạm Bá Khoa, LATS Lịch sử, 2007. Luận án tái dựng lại phong trào cách mạng và những đóng góp của thanh niên Thủ đô Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ. Qua đó làm nổi bật những đóng góp, cống hiến hy sinh của thanh niên Thủ đô cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Lê Thị Hòa, LATS lịch sử, 2012. Tác giả nghiên cứu hệ thống đường lối, chủ trương với quá trình xây dựng, củng cố, mở rộng và tổ chức mọi lực lượng trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam... nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi lực lượng trong nước và quốc tế cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; quá trình chỉ đạo của Đảng trong việc thực thi đường lối, chủ trương đó. 21 Một công trình có liên quan trực tiếp đến thời kỳ mà đề tài nghiên cứu là LATS lịch sử của Ngô Văn Hà - “Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học ở miền Bắc (1954-1975)(2009). Luận án đã làm rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục đại học ở miền Bắc thời kỳ kháng chiến chiến chống Mỹ, cứu nước. Luận án là nguồn tư liệu rất hữu ích cho đề tài trong việc kế thừa những kết quả nghiên cứu về những yếu tố tác động đến giáo dục đại học, thành tựu nổi bật và một số hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học ở miền Bắc. Tuy luận án không nghiên cứu trực tiếp về trí thức nhưng giáo dục đại học là một nội dung rất quan trọng, không thể thiếu khi nghiên cứu về xây dựng ĐNTT. Những thành tựu của giáo dục đại học đã trực tiếp góp phần vào việc hình thành và phát triển một ĐNTT đông đảo, có trình độ ở miền Bắc thời kỳ 1954-1975. Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức ở miền Nam (1954-1975) do Nguyễn Thắng Lợi (chủ biên), NXB Lý luận chính trị, 2014 đã khái quát quá trình lãnh đạo công tác vận động trí thức, làm rõ chủ trương, đường lối, chính sách và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác vận động trí thức ở miền Nam trong giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc; cung cấp về cuộc đấu tranh vừa sôi nổi, quyết liệt vừa âm thầm, lặng lẽ của “những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” ở miền Nam Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của Nguyễn Xuân Tú, NXB Chính trị Quốc gia, 2009 là công trình nghiên cứu sâu về vai trò của hậu phƣơng trong chiến tranh và sự cần thiết xây dựng hậu phƣơng miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích, làm rõ quá trình vừa làm nhiệm vụ quá độ lên CNXH, vừa chi viện đắc lực cho miền Nam qua hai giai đoạn 1954-1965 và 1965-1975. Đảng lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động chính trị ở miền Bắc (1960-1975), Phùng Thị Hiển, LATS lịch sử, 2009. Luận án làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, cổ động chính trị trong những năm 1960-1975 ở miền Bắc Việt Nam; khẳng định những thành công, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động trong giai đoạn này. Với việc đề cập đến công tác tuyên truyền, tác 22 giả đã giúp chúng tôi bổ sung thêm những tƣ liệu về công tác tƣ tƣởng, giáo dục lý luận chính trị của Đảng đối với cán bộ, đảng viên, trí thức nói riêng và các tầng lớp nhân dân nói chung. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã khảo cứu một số công trình liên quan nhƣ: Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam giai đoạn 1950-1975, LATS lịch sử của Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, bảo vệ năm 2011 tại Viện KHXH; Phạm Quang Minh (2009), “Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử quân sự (205), v.v.. Những công trình đó giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về một số tác động từ bên ngoài đến quá trình hình thành, phát triển quan điểm, chủ trƣơng về xây dựng ĐNTT ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1975. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Cho đến nay đã có khá nhiều học giả nƣớc ngoài với nhiều công trình viết về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ 1954-1975. Mặc dù không phải là những công trình trực tiếp nghiên cứu về trí thức nhƣng đã đề cập đến cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam. Những công trình nhƣ vậy phần nào giúp chúng tôi hiểu thêm về thử thách sống còn của nhân dân Việt Nam khi phải đƣơng đầu với một thế lực mạnh về mọi mặt nhƣ Mỹ. Đó cũng là một trong nhiều cơ sở làm rõ thêm sự cần thiết phải xây dựng, phát triển và phát huy vai trò của ĐNTT ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975. Với nhiều cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, các học giả nƣớc ngoài đã cung cấp cái nhìn đa chiều về thời kỳ lịch sử này. Đồng thời, đó cũng là nguồn tƣ liệu phong phú, giúp cho chúng tôi hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử; về các chiến lƣợc, kế hoạch chiến tranh của Mỹ; về tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh; về sự chênh lệch trong tƣơng quan so sánh lực lƣợng giữa Mỹ và Việt Nam; về những mối quan hệ quốc tế phức tạp, v.v.. “Giải phẫu một cuộc chiến tranh: Việt Nam, Mỹ và Bài học lịch sử cho hiện tại” (Anatomy of a War: Vietnam, the United States, and the Modern Historical Experience) của tác giả ngƣời Mỹ Gabriel Kolko, do NXB The New Press tái bản năm 1994. Dựa vào những tài liệu mới, đƣợc khai thác trong những năm quan sát tại chỗ ở Oa-sinh-tơn, Pa-ri và những chuyến thăm Việt Nam, Gabriel Kolko đã phân tích chi tiết, sâu sắc các đối tƣợng trong cuộc chiến tranh; đồng thời trình bày triển vọng của chiến lƣợc chiến tranh hạn chế của Mỹ 23 và lập luận rằng mọi sự can thiệp của Mỹ trong tƣơng lai chắc chắn sẽ phải chịu kết quả tai hại nhƣ ở Việt Nam. Đây là một cuốn sách rất sinh động và hấp dẫn về cuộc chiến tranh có tác động sâu sắc đến toàn thế giới - một nghiên cứu nghiêm túc về cuộc chiến tranh Đông Dƣơng. Tác giả Neil Sheehan - “Sự lừa dối hào nhoáng: Một ngƣời Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam” (A bright shining lie: John Paul Vann and America in Vietnam), NXB Random House, New York, 1988. Neil Sheehan đã có mặt trong những năm bi thảm nhất của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Neil Sheehan đã mất 16 năm để viết tác phẩm này. Đây là một “tài liệu khổng lồ” và chi tiết; phân tích sống động và lôi cuốn về toàn bộ tham vọng và sự sa lầy của đế quốc Mỹ ở xứ sở nhiệt đới nhỏ bé Việt Nam. Robert Mc Namara (1995), “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và bài học Việt Nam” (In Retrospect: The tragedy and lessons of Vietnam), NXB Random House, New York. Trong cuốn sách này, Robert Mc Namara công khai thừa nhận rằng ngƣời Mỹ đã sai lầm khủng khiếp khi tham gia vào các quyết định về Việt Nam. Có thể nói rằng, đây là lời thú nhận chƣa từng có trong lịch sử nƣớc Mỹ. Cũng trong cuốn sách này, ông cựu Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ còn nêu ra cụ thể những nguyên nhân dẫn tới thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam và những bài học nƣớc Mỹ cần rút ra qua cuộc chiến tranh này. Xuất phát từ vị trí và lập trƣờng riêng của mình, cho nên những đánh giá nhận định của ông McNamara có thể khác, thậm chí trái ngƣợc với những đánh giá, nhận định của các nhà khoa học trong nƣớc. Nhƣng cuốn sách đã cung cấp những thông tin bổ ích, giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về thời kỳ lịch sử mà đề tài nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về trí thức Việt Nam ở nƣớc ngoài cho đến nay vẫn còn hạn chế nhƣng đáng chú ý là công trình khoa học công phu của Trịnh Văn Thảo với tiêu đề “Viêṭ Nam từ Khổng giáo đến Chủ Nghiã Côṇg Sản. Môṭ tiểu luâṇ về hành trình trí thức” (“Le Vietnam du Confucianisme au Communisme, Un essai d’itinéraire intellectuel). Công trình hoàn thành và xuất bản bằng tiếng Pháp tƣ̀ năm 1990. “Ba thế hê ̣trí thức người Viêṭ (1862-1954). Nghiên cứu lịch sử xã hội” là tên sách tác giả chọn cho bản dịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004407_2369_2006723.pdf
Tài liệu liên quan