1.Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài.1
2.Mục tiêu nghiên cứu.2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu .2
4.Phương pháp nghiên cứu.2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.3
CHưƠNG I .6
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY
CHỨNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN
KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT .6
1.1.Các khái niệm liên quan đến đăng ký, cấp giấy chứng nhận.6
1.1.1. Khái niệm về đất đai và vai trò của đất đai.6
1.1.2. Khái niệm về đăng ký đất đai và vai trò của đăng ký đất đai .8
1.1.3. Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản gắn liền với đất.12
1.2. Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.15
1.2.1. Cơ sở lý luận của đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .15
1.2.2. Căn cứ pháp lý của đăng ký, câp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.17
1.3. Nội dung và quy trình các bước của đăng ký, cấp giấy chứng quyền sử đất,
quyền sở hữu nhà ở và tái sản khác gắn liền với đất .24
1.3.1. Nội dung, trình tự thủ tục đăng ký đất đai lần đầu.24
1.3.2. Trình tự, thủ tục công nhận quyền sử đất cho hộ gia đình cá nhân .26
1.3.3. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động (chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).30
CHưƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN
KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRưNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận Hai Bà Trưng.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:.
2.1.2. Điều kiền kinh tế - xã hội.
41 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thực trạng đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận Hai bà trưng, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phát triển
nhà là căn cứ khoa học định hướng cho việc giao đất dựa theo nhu cầu sử dụng đất
của từng địa phương, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo cho việc sử
dụng đất ổn định hợp lý và hiệu quả. Qua công tác lập quy hoạch, kế hoạch, ta sẽ
lập ra bản đồ quy hoạch sử đụng đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để dựa vào đó
người quản lý biết được nơi nào được phép cấp giấy chứng nhận, nơi nào không
được cấp, nhà ở được xây dựng như thế nào là phù hợp quy hoạch.
Ngược lại thông qua việc kê khai đăng ký đất đai và nhà ở nhà quản lý có thể
kiểm kê tình hình sử dụng đất và thống kê quỹ nhà ở hiện có từ đó làm cơ sở cho
việc lập quy hoạch sử dụng đất dài hạn (hoặc điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp) và
lập kế hoạch phát triển nhà trong tương lai sát với nhu cầu thực tế.
+ Với công tác giao đất, cho thuê đất: Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ
quan quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở có thẩm quyền là cao nhất để xác định
nguồn gốc hợp pháp của của đất và nhà khi tiến hành kê khai đăng ký cấp giấy
chứng nhận. Ngược lại hiện nay nhiều nơi ở nước ta nhân dân tự ý sử dụng đất và
xây dựng nhà ở khi chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hay nhà đất sử dụng
11
từ trước mà không có giấy tờ hợp pháp. Đây là tồn tại do lịch sử quản lý đất đai để
lại. Vì vậy, thông qua việc kê khai đăng ký sử dụng đất và sở hữu nhà ở Nhà nước
đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và phát triển nhà hiện có. Nếu nhà đất đó phù
hợp với quy hoạch thì được Nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất, đảm bảo
hợp pháp hoá toàn bộ đất đai tránh tình trạng đất đai của Nhà nước chưa giao cho
chủ sử dụng quản lý cụ thể bị bỏ hoang hoá, bị lấn chiếm trái phép mà Nhà nước
không quản lý được.
+ Đối với công tác phân hạng và định giá nhà đất: Kết quả phân hạng và định
giá nhà đất là cơ sở cho việc xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, sở
hữu nhà trước và sau khi kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và quyền sở hữu nhà ở, đồng thời cũng là cơ sở để xác định quyền lợi và trách
nhiệm về tài chính của người sử dụng đất, sở hữu nhà trong quá trình sử dụng như
tiền bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, phá dỡ nhà để phục vụ cho việc
phát triển cơ sở hạ tầng như làm đường, xây dựng cầu.. hay lấy đất cho mục đích an
ninh quốc phòng..
+ Công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai và nhà ở: Trong quá trình
thực hiện kê khai đăng ký để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền
sở hữu nhà ở công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp có vai trò rất quan trọng
trong việc giúp xác định đúng đối tượng đăng ký, kiểm tra thông tin nhà đất, xử lý
triệt để những tồn tại vướng mắc trong công tác xét duyệt cấp giấy chứng nhận.
Ngược lại khi đã kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất sẽ tạo lập được hệ thống sổ sách hồ sơ nhà đất
đầy đủ và rõ ràng giúp cho việc giải quyết các tranh chấp khiếu nại phát sinh sau
này một cách nhanh hơn, có chặt chẽ hơn.
-Đối với người sử dụng đất:
Đăng ký đất đai là quá trình thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa người sử dụng
đất, người sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với Nhà nước, từ đó Nhà
nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất:
+Là cơ sở để NSDĐ yên tâm sử dụng và đầu tư vào đất đai cũng như bảo vệ
đất, sử dụng đất hợp lý và hiệu quả.
+Là cơ sở để NSDĐ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình .
+Là cơ sở để NSDĐ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đặc biệt
là nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, thuế trước bạ, các loại thuế có liên
quan,
12
Khi một thửa đất có các căn cứ pháp lý, nguồn gốc rõ rằng, người sử dụng đất
được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, thì đó chính cơ sở, là động lực cho
người sử dụng đất hoàn toàn yên tâm để sử dụng đất có hiệu quả, tận dụng tối đa
vai trò và giá trị của đất đai trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
+Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực và được áp dụng, hình thành nên
thị trường quyền sử dụng đất, trong đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền ở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là cơ sở để người sử dụng đất tham gia
vào thị trường bất động sản cũng như cũng như thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn. Nhà ở lại là tài sản có giá lớn, do con người tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu
của mình, vì vậy đã nảy sinh nhu cầu về quyền sở hữu nhà ở. Khi được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu nhà ở thì chủ sử dụng có các
quyền bao gồm: quyền chiếm đoạt( quản lý nhà ở), quyền sử dụng (sử dụng nhà ở
vào các mục đích bất kỳ theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh tế),
quyền định đoạt ( quyết định số phận pháp lý của nhà ở như cho thuê, bán, cho
mượn, tặng cho, thừa kế, phá bỏ,). Như vậy, khi đăng ký đất đai và tài sản trên
đất, người sử dụng đất có được đầy đủ tư cách pháp lý để tham gia thị trường bất
sản với những giao dịch dựa trên trên giấy chứng nhận, đồng thời Nhà nước bảo hộ
quyền lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
-Đối với các ngành, lĩnh vực có liên quan:
+Các thông tin từ việc đăng ký đất đai được cụ thể bằng GCN là cơ sở để các ngân
hàng cho phép khách hàng thực hiện quyền thế chấp, cho vay, bảo lãnh, góp vốn,
+Đối với lĩnh vực kinh doanh, GCN là căn cứ để xác định việc góp vốn bằng
quyền sử dụng đất, đảm bảo tính pháp lý của việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
1.1.3. Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản gắn liền với đất.
a. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền
với đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất
để bảo vệ quyền và lợi ích của người có quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và
tài sản gắn liền với đất [3].
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
13
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất là giấy tờ pháp ký thể hiện mối quan hệ ràng buộc pháp lý giữa người
sử dụng đất và Nhà nước. Theo luật đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng
đât bao gồm các loại: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đât ở nông
thôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị, giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở nông thôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyên dùng. Với từng trường
hợp riêng biệt Nhà nước có quy định cụ thể khác nhau về việc cấp GCN . Đối với
nhà ở, Nhà nước công nhận và bảo hộ hình thức sở hữu tư nhân, sở hữu nhà ở của
các tổ chức nên giấy chứng nhận dược cấp là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
chứ không đơn thuần là giấy chứng nhận sử dụng nhà ở nữa. Tùy theo đối tượng sở
hữu mà giấy chứng nhận được cấp là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đô thị,
nhà ở nông thôn thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân hay thuộc sở hữu của tổ
chức.
Theo luật đất đai 2013:
+Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng
đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
+Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài
sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát
hành theo mẫu.
+Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất.
+Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
+Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình,
từng tổ chức đồng quyền sử dụng.
+Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho
người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
+Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có
trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
14
+Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối
với nhà chung cư, nhà tập thể.
+ Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì
không phải đổi giấy chứng nhận đó sang giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo quy định của Luật này. Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận
quyền sử dụng đất đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định
của Luật này.
b. Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-Đối với Nhà nước:
Nhà nước quy định và thực hiện bảo hộ quyền lợi hợp pháp của chủ sử dụng
các loại đất và chủ sở hữu nhà ở cũng như các tài sản khác gắn liền với đất. Đối với
mỗi loại đất, khi Nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất đều công nhận quyền sử
dụng của người được giao đất, cho thuê đất thông qua việc các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp GCN cho người sử dụng đất.
Nhà và đất luôn luôn gắn liền với nhau. Do đó Nhà nước đã quy định cấp đồng
thời quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, tài sản trên đất trên cùng một giấy chứng
nhận. Chính vì điều này đã làm cho giá trị của đất và tài sản trên đất tăng lên rất nhiều, tạo
điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, bảo quản cũng như các giao dịch trên thị trường.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất là một nội dung công việc vô cùng quan trọng và cấp thiết
hiện nay trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đặc biệt là ở các vùng đô thị,
việc hoàn thành công tác cấp GCN là công việc cấp bách do nhu cầu phát triển của
các đô thị, nhằm ổn định tình hình sử dụng đất, giải quyết các tranh chấp, vi phạm
về đất đai( những nơi xảy ra tranh chấp đất đai, lấn chiếm, chuyển mục đích sai quy
dịnh thường là những nơi chưa được cấp GCN).
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất giúp Nhà nước nắm chắc thông tin về chủ sử dụng đất,
thông tin thửa đất. Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất được ghi trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
thông qua việc cấp đổi GCN, qua đó Nhà nước kiểm soát được các giao dịch về đất
đai, giám sát cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng và nhà ở trên đất, từ đó có
những định hướng xây dựng kế hoạch sử dụng đất hợp lý cũng như quản lý đất đai
có hiệu quả.
15
Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất còn là căn cứ xác thực nhất trong việc đánh giá tính hợp lý
của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai, hiệu quả quản trị hành chính công của
các cơ quan Nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất giúp Nhà nước quản lý tốt hơn đến các giao dịch trên thị trường bất
động sản, làm lành mạnh và minh bạch thông tin trên thị trường bất động sản. Phục
vụ cho việc thu tiền sử dụng đất, thuế tài sản, thuế chuyển nhượng. Khi Nhà nước
nắm bắt được các thông tin về thửa đất thì việc tính thuế sẽ trở lên chính xác và
hiệu quả, tránh tình trạng thất thu ngân sách.
-Đối với người sử dụng đất:
Ngoại việc được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Giấy chứng
nhận còn có nhiều trai trò quan trọng đối với người tham gia vào thị trường bất
động sản. Hiện nay, hầu hết các giao dịch trên thị trường bất động sản đều có đặc
điểm là thiếu thông tin, thiếu minh bạch. Những bất động sản đã được cấp giấy
chứng nhận tức là đã đăng ký thông tin, có tính pháp lý dược Nhà nước công nhận
và bảo hộ. Đó là cơ sở để người tham gia vào thị trường bất động sản đưa ra được
quyết định đúng đắn. Đồng thời tạo điều kiện cho người sử dụng đất có thể huy
động vốn vay từ ngân hàng dựa vào hình thức thế chấp tài sản. từ đó khuyến khích
đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội.
1.2. Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1.2.1. Cơ sở lý luận của đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Quản lý chặt chẽ nguồi tài nguyên của mỗi quốc gia, đặc biệt là nguồn tài
nguyên đất đai luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Ngay từ rất sớm, Nhà nước ta đã nhận định được giá trị và tầm quan trọng to
lớn đó của đất đai.
Sau khi Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời. Hiến pháp Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 có quy định đất đai thuộc phạm
vi cả nước đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Điều 17
Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở
vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào
các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa
16
học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật
quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân [5].
Điều 18
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo
đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả [5].
Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp
luật.
Với vai trò đặc biệt quan trọng như đã nêu ở phần trên và tính chất đặc biệt của đất
đai như giới hạn về giới hạn không gian, nhưng lại vô hạn về thời gian sử dụng,...do vậy
đất đai càng phải được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Có thể thấy rằng trước khi
luật đất đai ra đời, cơ sở lý luận của công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận đã được thể
hiện rõ trong các văn bản pháp luật về đất đai như ngày 10/11/1980 Thủ tướng Chính
Phủ ban hành chỉ thị 299/TTG với nội dung phân hạng, đo đạc đất và đăng ký thống kê
đất đai trong cả nước, hiến Pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam.
Sau khi luật đất đai 1993 ra đời, có hàng loạt các văn bản về giao đất, cấp đất,
cho thuê đất sử dụng ổn định, lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Và công tác
đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý của Nhà nước đối với đất đai.
-Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
ở tại đô thị, ngành địa chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW được giao nhiệm vụ
chủ trì phới hợp với các ban, ngành có liên quan và chính quyền các cấp triển khai
thực hiện nghị định 60/CP trên địa bàn thành phố.
-Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành 01/07/2004 có quy định về quyền hạn và
trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý
về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
-Sau luật đất đai 2003 chính phủ đã ban hành Nghị định 181 ban hành ngày
29/10/2004 về hướng dẫn thi hành luật đất đai. Và gần đây nhất là luật đất đai 2013
có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014, và nghị 43/NĐ-CP- 2014 về hướng dẫn thi
hành luật đất đai 2013. Đã nâng tầm quan trọng của công tác đăng ký đất đai lên
mức tối đa. Điều 95, luật đất đai 2013 có quy định rõ: Đăng ký đất đai là bắt buộc
đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý. Đăng ký trên giấy và
đăng ký điện tử đều có giá trị pháp lý như nhau.
17
Có thể thấy rằng, tầm quan trọng của công tác đăng ký đấy đai chưa bao được
Nhà nước xem nhẹ. Nó kéo dài trong suốt quá trình hình thành và hoàn thiện hệ
thống chính sách pháp luật cho đến nay, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng
nhận hiện nay vẫn chưa thể hoàn thiện trên hầu hết các địa phương trên toàn quốc.
Cùng với đó là Nhà nước ta đang xây dựng hệ thông thông tin đất đai theo hướng
tin học hóa và điện tử hóa. Muốn xây dựng được hệ thống thông tin đất đai điện tử
thì đăng ký đất đai chính là cơ sở là nguồn dữ liệu đầu vào và ra, là đối tượng quản
lý của hệ thống. Một lần nữa, vai trò và tầm cỡ của đăng ký đất đai lại được khẳng
định, đòi hỏi tính cấp thiết phải nhanh chóng hoàn thiện công tác đăng ký, cấp giấy
chứng nhận trên toàn quốc, đặc biệt là tại các đô thị, nơi tỷ lệ cấp GCN chưa cao,
trong khi đó tỷ lệ vi phạm pháp luật về đất đai ngày một tăng, nảy sinh nhiều vấn đề
trong công tác cấp GCN.
Nhà nước ta đã đưa công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận thành một trong
mười năm nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy rõ tại Điều 22 luật đất
đai 2013, theo thời gian hệ thống chính sách pháp luật đất đai của nước ta sẽ hoàn
thiện thích hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh của nền kinh tế thị trường trong
quá trình hội nhập với thế giới. Nhưng nhìn chung, theo luật đất đai và hướng dẫn
thi hành luật đất đai thì thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhân sẽ đơn giản hơn, đã
cho những người dân chúng ta thấy được sự nỗ lực trong việc đổi mới, rút bỏ những
thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian đắng ký, cấp giấy chứng nhận. Bộ tài chính kết
hợp với bộ Tài Nguyên và Môi Trường xem xét nghĩa vụ tài chính để phù hợp với
từng hoàn cảnh nhằm tháo gỡ những khó khăn cho người dân khi họ làm thủ tục
đăng ký cấp giấy chứng nhân. Như vậy Nhà Nước ta đã cố gắng hoàn thiện hệ
thống pháp lý về đất đai, tạo điều kiện hết sức có thể, tất cả đều vì lợi ích của nhân
dân.
1.2.2. Căn cứ pháp lý của đăng ký, câp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Các hệ thống văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý cho công tác đăng ký, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003;
- Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của chính phủ quy định về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
18
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành một số điều luật của luật đất đai 2013;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định giá đất;
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định 46/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2014 quy định về tiền thuê
đất, thuê mặt nước;
- Nghị định 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường quy định bổ xung
về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nở và tài sản gắn liền với đất;
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ tài nguyên và môi
trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ tài nguyên và môi
trường quy định về hồ sơ địa chính;
- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND thành phố
Hà Nội quy định về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất , công nhận
quyền sử dụng đất, cấp GCN, đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn
liền với đất cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, cá nhân nước ngoài chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất
nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 94/2014/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của UBND thành phố
Hà Nội quy định về sửa đổi một số điều khoản trong quyết định số 24/2014/QĐ-
UBND ban hành ngày 20/06/2014 của UBND thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định
về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất , công nhận quyền sử dụng đất,
cấp GCN, đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho
hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá
nhân nước ngoài chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp
xen kẹt trong khu dân cư sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất:
19
-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án
đầu tư, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi
trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
-Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
-Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực
hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp
đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường
thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
+ Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCN theo quy định tại Điều
100,101 và 102 của Luật đất đai 2013.
+ Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai có
hiệu lực thi hành.
+ Người được nhận chuyển đổi, chuyển nhượng , thừa kế, tặng cho quyền sử
dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất sau khi
xử lý hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
+ Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai.
Theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của
cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
+ Người chúng đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế, khu công nghệ cao.
+ Người mua nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
20
+ Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, người mua
nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
+ Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các
thành viên trong gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất
quyền sử dụng đất hiện có.
+ Người sử dụng đất đề nghị cấp lại, cấp đổi GCN bị mất.
Điều 100. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các
tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất
có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà có một trong các loại giấy tờ sau
thì được cấp GCN và không phải nộp tiền sửu dụng đất:
a.Những giấy tờ về QSDĐ dược cấp trước ngày 15/10/1993 do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt nam, và Nhà nước CHXHCNVN;
b.GCNQSDĐ tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên
trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
c.Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn
liền với đất, giấy tờ giao nhà tình thương, tình nghĩa gắn liền với đất;
d.Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất
gắn liền với đất trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng
trước ngày 15/10/1993;
đ.Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, giấy tờ mua bán nhà ở
thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật;
e.Giấy tờ về quyền sử dụng đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003337_4037_2003005.pdf