MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO. 3
1. Khái niệm. 3
1.1.Khái niệm về thị trường tiêu thụ lúa gạo. 3
1.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo. 4
2. Bản chất của thị trường tiêu thụ lúa gạo 5
2.1. Thị trường lúa gạo ra đời và phát triển gắn với phân công lao động xã hội của sản xuất hàng hoá lúa gạo. 5
2.2. Thị trường tiêu thụ lúa gạo phản ánh mối quan hệ kinh tế đặc trưng là: Cung – Giá - Cầu của hàng hoá lúa gạo. 6
2.3. Thị trường tiêu thụ lúa gạo là một lĩnh vực trao đổi tự do và ngang giá. 10
2.4. Kênh phân phối lúa gạo của thị trường tiêu thụ: 11
3. Chức năng . 14
4. Vai trò 15
4.1. Thị trường là nhân tố quyết định việc xác định phương hướng sản xuất kinh doanh lúa gạo. 15
4.2. Thực hiện giá trị hàng hoá lúa gạo. 16
4.3. Gắn kết các khâu: Sản xuất - chế biến- tiêu thụ của ngành lúa gạo. 16
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO 17
1. Đặc điểm chung. 17
2. Tiêu chí nhận dạng. 18
2.1. Thị trường nông thôn: 18
2.2. Thị trường thành thị: 19
2.3. Thị trường nước ngoài: 20
III. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO. 20
1. Nhân tố của sản xuất: 20
2. Nhân tố tác động từ phía cầu tiêu thụ. 21
3. Công tác thu gom, vận chuyển và chế biến. 21
4. Chính sách tác động của Chính phủ 22
4.1.Chính sách an ninh lương thực Quốc gia. 23
4.2.Chính sách thị trường và can thiệp giá. 23
4.3 Chính sách hạn ngạch và thuế xuất khẩu gạo. 23
4.4. Một sô chính sách khác 24
5. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất – tiêu thụ. 24
6. Công tác Nghiên cứu - dự báo thị trường và bảo vệ thương hiệu sản phẩm. 25
IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO 26
1. Chợ nông thôn: 26
2. Hệ thống cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị tại thành phố 26
3. Thị trường nước ngoài. 27
V. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO. 27
1. Qui mô thị trường 27
2. Đánh giá chất lượng. 28
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 31
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số cơ sở lý luận về mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu 14000 tấn gạo sang Nhật Bản với giá 422 USD/ tấn. Xuất khẩu của Việt Nam đang thuận lợi về giá.
Ở thị trường tiêu thụ nội địa, giá thóc gạo có xu hướng tăng. Chênh lệch giá lúa gạo giữa các vùng có xu hướng gia tăng, ngay cả hai khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Gạo xuất khẩu chủ yếu là từ các tỉnh phía Nam, vì chi phí lưu thông gạo ở các tỉnh phía Bắc là cao. Đây là một cản trở cho sự điều hoà giá cả thị trường hai miền. Cần phải có sự điều tra phân tích cụ thể giá và chênh lệch giá giữa các vùng, để điều tiết. Hiện nay giá lúa gạo đang phổ biến ở mức: Lúa tẻ thường 2800- 2900 đồng/kg và có xu hướng tăng hơn nữa. Nhìn chung, giá lúa gạo có những đặc điểm sau:
Giá cả lúa gạo không ổn định phụ thuộc vào tính mùa vụ trong sản xuất lúa gạo và mang tính vùng nhất định.
Sự thay đổi của giá lúa là chậm so với hàng hoá công nghiệp do tác động của tự nhiên và chu kỳ sản xuất, dẫn đến tâm lý sản xuất tự cung tự cấp.
Do tác động của thị trường nước ngoài gây nên biến động giá cả, khi giá xuống thấp người nông dân chịu thua thiệt, khi giá lên cao lượng hàng hoá không còn nhiều.
Giá cả trong những năm gần đây có tăng đáng kể, nhưng so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, giá lúa gạo vẫn còn thấp.
Do đó muốn mở rộng thị trường tiêu thụ, phải giữ ổn định được giá bán. Giá lúa gạo phải đảm bảo được đời sống sản xuất cho hộ nông dân; đảm bảo cho các chủ thể kinh doanh có lãi và thị trường thì chấp nhận được.
2.3. Thị trường tiêu thụ lúa gạo là một lĩnh vực trao đổi tự do và ngang giá.
Trao đổi hàng hoá lúa gạo có nghĩa là chuyển quyền sở hữu nó giữa người mua và người bán. Người sản xuất thì trao đổi quyền sở hữu “giá trị sản phẩm” - là kết tinh của hao phí sức lao động và các chi phí sản xuất như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, phí thuỷ lợi…đổi lấy lượng tiền tệ sao cho có thể bù đắp được những chi phí sản xuất và có lãi. Còn người tiêu dùng sử dụng lượng tiền nhất định để mua “giá trị sử dụng” của hàng hoá lúa gạo. Giá trị sử dụng bao gồm: giá trị dinh dưỡng, ( lượng calo, sự thơm ngon…) giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hoá khi tiêu dùng lúa gạo. Xuât phát từ nguyên lý này, mở rộng thị trường phải bám sát nhu cầu về giá trị sử dụng. Trong đó, sản xuất hiện nay hướng nhiều đến các sản phẩm sinh thái có hàm lượng Prôtêin cao 462 kg Prôtêin / ha, ở Việt Nam mới chỉ có hơn 300 kg.
Quá trình trao đổi là ngang giá và tự do. Các chủ thể tham gia thị trường là độc lập nhau, chịu sự dẫn dắt của lợi ích kinh tế và “bàn tay vô hình của thị trường”. Giá cả do cân bằng cung - cầu ở những thời điểm khác nhau quyết định. Không ai có quyền chi phối lớn trên thị trường. Do đó, thị trường tiêu thụ lúa gạo mang đặc điểm của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Nó vận động với cơ chế phức tạp, thích ứng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, quan hệ theo qui luật cạnh tranh để giải quyết các vấn đề của tổ chức kinh tế tham gia thị trường. Hiện nay, tồn tại các dạng cạnh tranh chủ yếu sau:
Cạnh tranh về chất lượng gạo.
Đây là dạng cạnh tranh dựa trên các đặc tính chất lượng khác nhau của lúa gạo như. Bản chất là cạnh tranh về gía trị sử dụng khi tiêu dùng lúa gạo.Tựu chung có:
Cạnh tranh giữa các loại gạo: Xi, X21, Bắc Hương, Nàng Hương, gạo tẻ thường và tẻ thơm; gạo cứng và gạo dẻo; gạo hạt tròn và gạo hạt dài; gạo có tỷ lệ tấm cao(>10%) và gạo có tỷ lệ tấm thấp(<5%); …
Cạnh tranh về tính đặc sản của vùng: gạo Tám Hải Hậu, gạo Điện Biên, gạo Thái Bình…
Cạnh tranh về giá lúa gạo:
Cạnh tranh về giá lúa gạo trên cơ sở chất lượng gạo.
Cạnh tranh trên giá trị gia tăng của sản phẩm qua các khâu dịch vụ vận chuyến, dịch vụ xay xát, chế biến, bảo quản…
Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ: Mẫu mã, kiểu dáng bao bì, cung cách tiếp thị…
Cạnh tranh về thương hiệu.
Cạnh tranh thương hiệu doanh nghiệp: Nông trường Sông Hậu, Vietfood, công ty lương thực miền Nam,…
Cạnh tranh thương hiệu sản phẩm: gạo Kim Kê, gạo Sôhafarm, gạo Tám Thái Lan và Tám Việt Nam…
2.4. Kênh phân phối lúa gạo của thị trường tiêu thụ:
a). Hệ thống kênh phân phối của thị trường tiêu thụ lúa gạo.
Hệ thống kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo. Hệ thống kênh phân phối chính là các kênh dẫn của hoạt động tiêu thụ. Hiện nay hệ thống tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam khá phức tạp thông qua nhiều mắt xích liên hệ giữa các đối tác khác nhau. Có thể được thiết lập với hai dạng kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.
Lúa gạo có thể trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng dưới các hình thức bán lẻ ở các kiôt ngay trong cơ sở sản xuất, bán ở chợ. Đây là dạng kênh ngắn, nhanh, tiết kiệm được chi phí lưu thông, nhưng nó chỉ phù hợp với biến động lúa gạo của các hộ nông dân, có khối lượng sản phẩm hàng hoá không lớn.
Lúa gạo có thể đến tay người tiêu dùng qua các khâu trung gian là chức năng thương nghiệp: Các đại lý, các công ty thương nghiệp Nhà nước và tư nhân. Ở đây, hộ nông dân, cơ sở sản xuất bán buôn lúa gạo cho tổ chức thương nghiệp để họ thực hiện bán lẻ cho giới tiêu dùng
Hệ thống lưu thông phân phối và tiêu thụ lúa gạo hiện nay hầu như hoàn toàn tự do với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhiều những đơn vị kinh tế, nhiều những chủ thể kinh tế khác nhau. Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân chiếm lĩnh gần 95% thị phần thị trường nội địa. Khu vực kinh tế Nhà nước nắm giữ 96 % thị phần quốc tế.
Hệ thống kênh phân phối này cũng được thiết lập cho những vùng khác nhau. Do sự khác biệt lớn về lưu thông mà vùng đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu cho xuất khẩu thông qua các DNQD, còn ĐBSH chủ yếu hướng vào thị trường tiêu dùng nội địa. Có thể khái quát hoá hệ thống kênh phân phối tiêu thụ lúa gạo theo sơ đồ sau đây:
N. bán buôn
Người thu gom
N. tiêu dùng
N.bán lẻ
Nhà xay xát
Xuất khẩu
Nông dân
DNQD có HĐXK
DNQD không có HĐXK
Nguồn: FAO, 2000. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Ghi chú: DNQD: Doanh nghiệp quốc doanh; HĐXK: Hợp đồng xuất khẩu
Kênh tiêu thụ lúa
Kênh tiêu thụ gạo
b). Thị trường lúa gạo - thị trường đa cấp.
Từ đặc điểm của đối tượng tiêu dùng lúa gạo và cơ cấu tổ chức của dây chuyền Marketing nhận thấy: thị trường tiêu thụ lúa gạo là một thị trường đa cấp. Trong đó:
Thương nhân mua lúa gạo từ người nông dân
Doanh nghiệp, nhà máy chế biến gạo mua lúa từ tư thương ở cấp thị trường bán buôn.
Người tiêu dùng mua lúa gạo ở cấp thị trường bán lẻ.
Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất hàng hoá và đặc tính tiêu dùng của mỗi địa phương mà thiết lập hệ thống phân phối trực tiếp hay gián tiếp. Để thiết lập một hệ thống kênh phân phối hợp lý, cần phân tích chi tiết hiệu quả của hệ thống đó trên các phương diện: chi phí, lợi nhuận và giá thành sản phẩm…Trên cơ sở điều tiết lợi ích, sẽ ràng buộc các chủ thế cùng tham gia trên kênh và mạng kênh.
3. Chức năng .
Bản chất của thị trường tiêu thụ lúa gạo còn thể hiện ở chức năng của thị trường tiêu thụ lúa gạo. Thị trường tiêu thụ lúa gạo cũng thể hiện đầy đủ các chức năng cơ bản của thị trường nông sản. Biểu hiện:
Chức năng thừa nhận
Khẳng định mọi yếu tố đầu vào của sản xuất lúa gạo như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, vốn, thuỷ lợi… và đầu ra của hàng hoá lúa gạo đều được bán trên thị trường. Tức là chuyển quyền sở hữu nó với những giá nhất định thông qua việc thực hiện một loạt các hoạt động thoả thuận về giá cả, chất lượng, số lượng, phương thức giao nhận hàng trên thị trường. Chức năng này có nghĩa là người bán chấp nhận bán trên thị trường; người mua chấp nhận mua hàng. Cung cầu gặp gỡ, hai bên trao đổi hàng hoá lúa gạo.
Thực hiện chức năng này có nghĩa là thừa nhận các hoạt động sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tuân theo yêu cầu của kinh tế thị trường như: các qui luật cạnh tranh, giá cả, cân bằng cung cầu.
Chức năng thực hiện
Khi kinh tế thị trường phát triển, mọi yếu tố đầu vào cho sản xuất và đầu ra của lúa gạo đều được tiền tệ hoá thì mọi hoạt động mua bán là cơ sở quan trọng quyết định các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Chức năng này thể hiện ở chỗ, thị trường thực hiện hành vi trao đổi, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hoá lúa gạo. Thị trường hình thành và điều tiết giá cả và thực hiện giá trị cho hàng hóa lúa gạo.
Chức năng điều tiết, kích thích.
Thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh lúa gạo. Đây chính là cơ sở khách quan để thực hiện chức năng điều tiết kích thích thị trường. Nó sẽ điều tiết nguồn cung theo nhu cầu tiêu dùng lúa gạo trên từng thị trường nhất định. Điều tiết từ nơi giàu nguồn cung ứng đến những nơi khan hiếm, thông qua lợi ích kinh tế của việc kinh doanh. Thực hiện chức năng này, thị trường tiêu thụ có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn cho sản xuất lúa gạo. Trong đó phân bổ nguồn lực đất đai, lao động là quan trọng nhất.
Chức năng thông tin.
Có rất nhiều thông tin kinh tế, trong đó thông tin thị trường là rất quan trọng. Chức năng thông tin thị trường bao gồm: tổng cung, tổng cầu, cơ cấu sản phẩm lúa gạo, chất lượng, giá cả, thị hiếu, cách thức, phong tục tiêu dùng của nhân dân… Thông tin là tai mắt của thị trường. Thông tin chính xác là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định trao đổi, cung ứng hàng hoá lúa gạo đạt lợi nhuận tối đa.
Các chức năng nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó chức năng thừa nhận là quan trọng nhất, quyết định nhất. Chừng nào chức năng này được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng. Mặt khác, khi chức năng khác không thể hiện ra thì chắc chắn đã có những yếu tố phi kinh tế nào đó can thiệp vào thị trường làm cho nó biến dạng đi.
4. Vai trò
4.1. Thị trường là nhân tố quyết định việc xác định phương hướng sản xuất kinh doanh lúa gạo.
Thị trường là nhân tố quyết định những vấn đề quan trọng của sản xuất như: sản xuất loại lúa gạo gì? Sản xuất đáp ứng đối tượng nhu cầu nào? sản xuất theo hướng chuyên môn hoá ra sao? Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ trên thị trường sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất. Trước hết là chức năng quản trị sản xuất và các yếu tố của sản xuất như: đất đai; lao động; tiền vốn; giống… Tiêu thụ tốt và kịp thời lúa gao là tín hiệu tốt cho nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh lúa gạo bổ sung điều tiết kế hoạch cho quá trình sản xuất tiếp theo. Thông qua hoạt động tiêu thụ, mà doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng về: số lượng, chất lượng, chủng loại gạo. Từ đây người sản xuất mới có căn cứ để xác định cơ cấu sản phẩm sản xuất cho phù hợp. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp, không dễ có thể chuyển hướng sản xuất ngay được, điểm mấu chốt phải dựa trên nghiên cứu thị trường. Phải xác định: “ Dù có tham gia vào khâu nào trên thị trường thì chiến lược hoạt động của doanh nghiệp cũng đều phải hướng đến tới nhu cầu và thoả mãn tốt nhất nhu cầu thị trường so với đổi thủ cạnh tranh”.Phải bám sát thị trường để căn cứ xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay sản xuất lúa gạo của ta mới dựa trên những điều kiện tiềm lực. Hàng hóa bán ra phần lớn là bán cái mà mình có chứ chưa bán cái mà thị trường cần. Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ lúa gạo Việt Nam trước hết phải bám sát nhu cầu thị trường, đáp ứng tốt hơn và hướng đến tốt nhất yêu cầu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng.
4.2. Thực hiện giá trị hàng hoá lúa gạo.
Lúa gạo được tiêu thụ trên thị trường khẳng định: sản phẩm được thị trường chấp nhận. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm làm hàng hoá vận động từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đây là quá trình thị trường thực hiện giá trị của hàng hoá lúa gạo. Lúa gạo bán được giá cao, cho phép nông dân và cơ sở sản xuất – kinh doanh thu hồi được vốn, tránh ứ đọng vốn, và nhanh chóng chuyển hoá vốn sản xuất từ trạng thái hiện vật sang hình thái giá trị để chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Trên cơ sở đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất để bán và thu được lợi nhuận. Nó chuyển tải kết quả của sản xuất lúa gạo sang cho người tiêu dùng một cách kịp thời và nhanh chóng là tiền đề thực hiện phân phối thu nhập giữa các chủ thể tham gia sản xuất- kinh doanh hàng hoá lúa gạo.
4.3. Gắn kết các khâu: Sản xuất - chế biến- tiêu thụ của ngành lúa gạo.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp tồn tại và hoạt động kinh doanh với tính cách là những chủ thể kinh tế độc lập. Các chủ thế phải có mối quan hệ trao đổi với các chủ thể khác để đáp ứng nhu cầu về yếu tố đầu vào và tiêu thụ đầu ra thông qua môi trường kinh tế thị trường.
Hàng hoá lúa gạo được tiêu thụ trên thị trường là do kết quả của nhiều khâu: Sản xuất tạo ra chất lượng ban đầu; bảo quản chế biến gia tăng giá trị cho sản phẩm; tiêu thụ là luồng dẫn sản phẩm đến khách hàng, phản hồi thông tin sản phẩm có được chấp nhận rỗng rãi hay không? Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, để mở rộng thị trường doanh nghiệp phải thực hiện tốt các khâu trên. Do đó tính liên kết hợp tác là tất yếu nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thị trường buộc các chủ thể tham gia phải thực hiện liên kết; điều tiết quan hệ theo lợi ích kinh tế và giảm thiểu rủi ro.
Thị trường là chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế của vấn đề sản xuất lúa gạo; là động lực thúc đẩy nhanh quá trình phân công lại lao động xã hội. Thị trường phát triển gắn với nền sản xuất hàng hoá phát triển, theo đó tách biệt các chủ thể: Người có năng lực sản xuất – kinh doanh tồn tại; người không có năng lực trở thành người làm thuê…Những vùng có khả năng sản xuất lúa thì chuyên sản xuất lúa; những vùng không hiệu quả thì chuyển sang các loại cây trồng vật nuôi khác. Tránh để tình trạng nông dân cứ bám chặt lấy đất mà sản xuất không hiệu quả. Sự phân công lại lực lượng lao động này ở nông thôn sẽ có tác dụng điều chỉnh, tập trung các nguồn lực cho sản xuất lúa gạo nói chung, và cho cả nền nông nghiệp nước ta.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO
1. Đặc điểm chung.
Ngoài những đặc trưng về cung; cầu; giá cả thị trường lúa gạo mang những đặc điểm hết sức khái quát của thị trường nông sản sau đây:
Thị trường tiêu thụ lúa gạo thuộc thị trường hàng hoá tiêu dùng, nó khác căn bản thị trường tư liệu sản xuất ở chỗ: Thị trường này do nhiều người mua hàng với số lượng rất lớn. Quan hệ thị trường mở rộng.
Thị trường tiêu thụ lúa gạo là thị trường nông sản lớn nhất do lúa gạo là sản phẩm đáp ứng nhu cầu tối cần thiết của con người. Sự phát triển của thị trường phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu dân cư, tỷ lệ cấu thành lực lượng lao động, mức thu nhập, trình độ học vấn, tôn giáo, sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp, thị hiếu.
Thị trường tiêu thụ lúa gạo mang tính vùng và khu vực dựa trên lợi thế so sánh của các vùng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ. Do đó hình thành nên các thị trường lúa gạo khác nhau: Chợ nông thôn, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, cửa hàng, siêu thị, cảng xuất khẩu…
Thị trường lúa gạo chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ do đặc điểm khách quan sản xuất lúa gạo. Cung, cầu, giá cả biến động theo yếu tố này. Một bộ phận lớn lúa gạo được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất (làm giống cho vụ sau). Do đó thị trường tiêu thụ phải xem xét đến nhu cầu này để tổ chức tiêu thụ cho tốt.
2. Tiêu chí nhận dạng.
Hoạt động tiêu thụ phụ thuộc lớn vào cơ cấu, mức thu nhập của dân cư tiêu dùng lúa gạo. Do đó ta nhận diện thị trường theo đối tượng dân cư gắn với vùng lãnh thổ nhất định. Thị trường tiêu thụ được phân chia:
2.1. Thị trường nông thôn:
Với lực lượng dân cư đông đảo, chiếm gần 80% dân số cả nước. Nhu cầu về lúa gạo ở nông thôn là rất lớn. Nhưng do giới hạn về thu nhập tiêu dùng chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, chất lượng thấp. Các loại lúa gạo được tiêu thụ chủ yếu là lúa gạo được sản xuất tại địa phương. Nhu cầu trao đổi tập trung tại thị trường địa phương gắn với những tập quán ăn uống và văn hoá nhất định. Cầu về lúa gạo chất lượng cao xảy ra ở thời điểm giáp Tết. Hoạt động thông thương các kênh tiêu thụ lúa gạo với các địa phương khác chậm phát triển. Chủ yếu là giao dịch nội vùng với các cấp xã, huyện, tỉnh. Đối tượng giao dịch là nông dân với tư thương thu mua, vận chuyển và xay xát lúa gạo.
Nơi nhận diện thị trường tiêu thụ chính là chợ nông thôn. Chợ nông thôn hiện nay phát triển với hai hình thức. Chợ tiêu dùng và chợ đầu mối: nơi tập kết lúa gạo nguyên liệu.
Chợ tiêu dùng:
Chợ tiêu dùng phân bố ở mọi miền sản xuất, mọi nơi ở nông thôn có nhu cầu mua bán lúa gạo. Nhìn chung chợ tiêu dùng ở nông thôn có qui mô nhỏ, hoạt động chủ yếu đáp ứng nhu cầu trao đổi của đời sống dân cư nội vùng. Chợ tập hợp tất cả những hàng hoá cho nhu cầu trao, lúa gạo được bày bán trên thị trường là không lớn. Do tập quán tích trữ lúa gạo của hộ gia đình trong quá trình sản xuất.
Hoạt động mua bán trực tiếp theo cơ chế: chào - trả. Do đó phương thức giao nhận và thanh toán cũng là trực tiếp. Hình thức này có ưu điểm: kênh phân phối ngắn, nhanh gọn, tiết kiệm được chi phí vận chuyển và giao dịch. Nhưng nó chỉ phù hợp với qui mô sản xuất và trao đổi nhỏ. Không thể phù hợp với sản xuất hàng hoá qui mô lớn.
Quan hệ mua bán phổ biến là trao đổi quyền sở hữu lúa gạo giữa người sản xuất (nông dân, các cơ sở sản xuất ) và người tiêu dùng qua những mức giá thoả thuận nhất định.
Chợ đầu mối:
Hiện nay, mô hình chợ đầu mối tại nông thôn là chưa phát triển. Chợ đầu mối về lúa gạo mới chỉ xuất hiện tại một số vùng chuyên canh lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Chợ đầu mối được thiết lập riêng tại vùng sản xuất, cung ứng gạo nguyên liệu cho các nhà máy xay xát, chế biến gạo xuất khẩu. Hoạt động bao tiêu sản phẩm chủ yếu do Hợp Tác Xã tiêu thụ đảm nhận.
2.2. Thị trường thành thị:
Cầu về lúa gạo có tỷ trọng không lớn do dân cư đô thị và công nghiệp nước ta còn thấp. Nhưng cầu chất lượng sản phẩm tăng nhanh. Các sản phẩm lúa gạo yêu cầu là các loại gạo Tám thơm, tẻ thơm, phải ngon, có độ dẻo, độ trong độ mịn…
Nhận diện thị trường thường tại thành thị là rất sôi nổi với nhiều hình thức: cửa hàng bán buôn gạo, các kiôt, các trung tâm thương mại, siêu thị…
Quan hệ mua bán: Trao đổi quyền sở hữu giữa người cung ứng và khách hàng
Hình thức mua bán đa dạng hơn: Trực tiếp, gọi điện để thoả thuận với nhau…Do đó phương thức thanh toán, giao nhận cũng phong phú hơn.
Cầu tiêu dùng ở thành thị đang tăng mạnh các loại thực phẩm chế biến: Cơm hộp, cơm rang, cơm chay…Tại các khách sạn, cửa hàng phục vụ ăn uống, cầu về các loại gạo thơm ngon là phổ biến. Do đó cần đẩy mạnh nghiên cứu để phát triển hệ thống thị trường này.
2.3. Thị trường nước ngoài:
Đây là thị trường thể hiện ưu thế của nước ta. Thị trường này rất khó tính. Yêu cầu sản phẩm lúa gạo thường là nghiêm ngặt như: tỷ lệ tấm thấp, phải thơm ngon, hạt dài, trắng, dẻo,…Ngoài ra còn yêu cầu về mẫu mã, bao đóng gói, và đặc biệt là uy tín của người cung ứng lúa gạo: Các thương hiệu gạo và thương hiệu cơ sở cung ứng…
Nhận diện thị trường: Những nơi đầu mối tập trung lớn như chợ lúa gạo Cần Thơ…
Quan hệ mua bán: Trao đổi hàng hoá giữa tư thương nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn chung hoạt động thương mại chủ yếu do doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Đăc biệt phải thiết lập được quan hệ liên kết chặt chẽ để thu mua, xuất khẩu lúa gạo.
Hình thức mua bán: Đàm phán thương mại, theo hợp đồng thương mại buôn bán gạo.
III. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO.
1. Nhân tố của sản xuất:
Sản xuất lúa gạo là khâu đầu tiên của quá trình gắn kết: sản xuất - chế biến – tiêu thụ lúa gạo. Sản xuất lúa gạo chất lượng cao gắn với xuất khẩu là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Sản xuất lúa phát triển cả về số lượng và chất lượng tạo ra nguồn lúa gạo hàng hoá dồi dào đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và có thừa để xuất khẩu.Do đó phải khẩu trương hoàn thiện qui hoạch vùng sản xuất. Nội dung qui hoạch, kế hoạch và đầu tư cho vùng lúa gạo phải bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới trong từng giai đoạn cụ thế. Phải có cơ chế giám sát để đưa chính sách qui hoạch đi vào thực tế cuộc sống.
Giải quyết khâu giống: Cải tạo và sử dụng các giống lúa đặc sản chất lượng cao, tránh phụ thuộc giống lúa Trung Quốc. Phát triển bộ giống: IR64, IR9729, VN95-20, OM90-9, OMCS2000, lúa Tám thơm, Dự Hương, Nàng Hương… Thực nghiệm bộ giống OM2517, OM2717, OM2718 cho xuất khẩu.
Thực hiện qui hoạch sâu vùng sản xuất xuất khẩu gồm 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Sản xuất các giống lúa đặc sản ở Bắc Bộ.
Áp dụng phương pháp thâm canh cao, ứng dụng một số mô hình canh tác sinh học, liên kết sản xuất – xuất khẩu theo mô hình công nghệ cao của Nhật Bản tại một số địa phương tỉnh Cần Thơ.
2. Nhân tố tác động từ phía cầu tiêu thụ.
Theo nguyên lý chung, thu nhập của dân cư tăng thị cầu của người tiêu dùng tăng lên. Do lúa gạo là hàng hoá thiết yếu, tác động của thu nhập đối với mức tiêu dùng lúa gạo theo hai hướng sau:
Tuy là thu nhập thấp nhưng dân cư vẫn phải tập trung đầu tư cho tiêu dùng lúa gạo. Khi dân số tăng lên, cầu tiêu dùng lúa gạo cũng tăng lên. Thị trường tiêu thụ được mở rộng.
Mặc dù thu nhập cao nhưng nhu cầu ăn uống chỉ có giới hạn. Do đó người tiêu dùng hướng chuyển sang các loại lúa gạo có chất lượng cao. Đây là vấn đề tất yếu hiện nay, cần phải có phương hướng sản xuất và tiêu thụ hợp lý để mở rộng thị trường theo hướng này.
Là sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu, do đó mức độ đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng là đặc biệt quan trọng quyết định khả năng tiêu thụ của nó. Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi theo các nhóm tuổi, cơ cấu dân cư, lao động… Phải nghiên cứu đầu tư kỹ lượng mô hình cầu tiêu dùng đê lựa chọn phương án mở rộng khả năng tiêu thụ lúa gạo.
3. Công tác thu gom, vận chuyển và chế biến.
Mạng lưới thu mua, vận chuyển, chế biến lúa gạo hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc quá lớn vào tư thương, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực Nhà nước. Đến nay, Các tổng công ty lương thực miền Nam và miền Bắc vẫn phải sử dụng tư thương để thu gom, vận chuyển, chế biến và đánh bóng gạo xuất khẩu. Điều này gây khó khăn cho việc bố trí kênh tiêu thụ lúa gạo, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa lúa gạo.
Tổn thất sau thu hoạch dựa theo ước tính của Viện Công nghệ sau thu hoạch là khoảng 10%. Con số này tương đối cao vì tính đến việc các hộ nông dân qui mô nhỏ làm khô thóc bằng phương pháp phơi nắng truyền thống, cũng như xay xát địa phương qui mô nhỏ. Mặt khác, tỷ lệ xay xát từ lúa ra gạo chủ yếu dựa vào các cơ sở chế biến xay xát có qui mô nhỏ ở các địa phương. Nhìn chung, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản còn yếu kém lại phân bố không đồng đều. Hệ thống nhà máy xay xát, dánh bóng gạo tuy có được trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại nhưng số lượng còn ít chủ yếu ở Thành phô Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho. Trong khi những vùng và địa phương có nhiều lúa gạo hàng hoá phục vụ xuất khẩu như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng…lại không có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo hiện đại.
Những đầu mối xuất khẩu gạo còn hạn chế, mới chỉ mở rộng được cảng Cần Thơ, cảng Thành phố Hồ Chí Minh. Miền Bắc tập trung đầu mối tại cảng Hải Phòng. Riêng miền duyên hải Nam Trung Bộ tuy có thừa luá gạo để bán, nhưng thu gom, chế biến khó khăn nên thông thương và xuất khẩu không đáng kể.
Nhìn chung công tác vận chuyển thu gom, chế biến của ta còn yếu kém, chưa phát huy được giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo, hạn chế khả năng thâm nhập thị trường chất lượng cao. Hiện nay xu hướng đang tiến tới việc sử dụng công nghệ cao như: Xử lý hút trong chân không tránh ẩm mốc, đóng gói xử lý trong kho lạnh để giảm bớt độ nhão của hạt gạo đảm bảo gạo có chất lượng cao. Tuy nhiên khả năng áp dụng của nó còn hạn chế do hầu như các doanh nghiệp thiếu vốn cho đầu tư công nghệ cao, dẫn đến khả năng lưu kho bảo quản bị động trước diễn biến của thời tiết. Do đó khả năng giải quyết vấn đề trên không phải một sớm một chiều.
4. Chính sách tác động của Chính phủ
Lúa gạo là ngành đáp ứng cho cầu những sản phẩm thiết yếu. Mặt hàng này có giá cả chậm biến đổi so với hàng hoá công nghiệp và đặc biệt phản ứng rất nhạy với chính sách của Nhà nước. Ở đây không đi sâu phân tích các chính sách mà chỉ xem xét tác động của một số chính sách tới khả năng mở rộng thị trường.
4.1.Chính sách an ninh lương thực Quốc gia.
Chính sách an ninh lương thực có tác động đến tiêu thụ lúa gạo trên thị trường. Có đảm bảo an ninh lương thực vững chắc, ta mới có tiềm lực để tập trung cho xuất khẩu gạo ổn định. Chính sách gắn liền với chính sách bình ổn giá cả, hạn ngạch xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập…Hiện nay, chính sách an ninh lưong thực quốc gia tập trung hướng đến: Cân đối nhu cầu lương thực trong nước - xuất khẩu và tăng khả năng tiếp cận lương thực cho những đối tượng thiếu lương thực ở những vùng miền sâu, miền xa, những hộ thiếu đói, thiếu việc làm, thiếu đất sản xuất, bị ốm đau, tai nạn…
Cần có những nghiên cứu kỹ lượng về an ninh lương thực để có phương hướng điều chỉnh cung ứng tiêu thụ lúa gạo phù hợp.
4.2.Chính sách thị trường và can thiệp giá.
Mặc dù Chính phủ không thể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66634.DOC