Đề cương ôn tập học kì I địa lí (2011-2012)
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính I. Sự phân bố khí áp - Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. 1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất: - Các đai khí áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. - Các đai khí áp phân bố không liên tục trên bề mặt Trái Đất. Vùng cực: áp cao, do nhiệt độ quá lạnh; Khu vực 600 B, N: áp thấp; Khu vực 300 B, N : áp cao do nhận được không khí bị nở ra ở khu vực Xích đạo; Khu vực Xích đạo: áp thấp, do nhiệt độ cao và độ ẩm không khí lớn). 2. Nguyên nhân thay đổi khí áp: + Theo độ cao: Càng lên cao khí áp càng giảm + Theo nhiệt độ: Khí áp tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. + Theo độ ẩm: Không khí càng chứa nhiều hơi nước thì khí áp càng giảm. *Các vành đai khí áp khác nhau là nguyên nhân sinh ra các loại gió khác nhau. 2. Gió mùa - Định nghĩa: Gió mùa là loại gió thổi theo mùa với hướng gió ở hai mùa ngược chiều nhau. - Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. - Hướng thổi, tính chất: + Gió mùa mùa hạ hướng TN, tính chất nóng ẩm + Gió mùa mùa đông hướng ĐB, tính chất lạnh khô. - Phạm vi hoạt động: Nam á, Đông Nam á, Đông Phi, ôxtraylia. 3. Gió địa phương a. Gió biển, gió đất - Hoạt động vùng ven biển. Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và đại dương. - Gió biển thổi ban ngày, từ biển vào đất liền. - Gió đất thổi ban đêm, từ đất liền ra biển. b. Gió phơn. - Là gió vượt địa hình núi cao. - Tính chất: Khô và nóng. Những nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề cuơng ôn tập Địa Lí 10 HK1.doc