Câu 4: Nêu những chiến lược phát triển công nghiệp của Trung quốc? Với những chiến lược đó trung quốc đã đạt được những thành tựu gì?
Trả lời:
Chiến lược:
- Thực hiện chiến lược kinh tế thị trường
- Thực hiện chính sách mở cửa
+ tăng cường giao lưu với thị trường thế giới
+ thu hút đầu tư nước ngoài
+ Cho các công ty nước ngoài đầu tư quản lí, sản xuất công nghiệp tại các khu chế xuất,khu đặc khu kinh tế
- Chú trọng hiện đại hoá trang thiết bị và ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp
- Chú trọng đầu tư các ngành có trọng điểm: công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm.
Thành tựu:
- Sản lượng một số ngành công nghiệp tăng nhanh, và có thứ bậc cao trên thế giới:Than, thép, xi măng, phân đạm, điện ( thép, xi măng, phân đạm, đứng số 1 thế giới- điện đứng thứ 2 thế giới )
- Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao: điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động đạt nhiều thành tựu cao.
6 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7298 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết khối 11 môn Địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
KHỐI: 11
MÔN: ĐỊA
Câu 1: Phân tích những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?
Trả lời:
Thuận lợi:
Có vị trí nằm phía đông á trải dài trên 3.800 km gồm 4 đảo lớn: Hôn- su, Hô – cai – đô, Xi – cô – cư, Kiu – xiu. Có vị trí quan trọng bốn mặt tiếp giáp biển, nằm trên đường hàng hải quốc tế thuận lợi phát triển kinh tế, giao lưu hợp tác với các nước.
Địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là núi, nhưng không cao lắm, chủ yếu là địa hình núi lửa là điều kiện tạo ra các nguồn nước nóng phát triển ngành du lịch, ngoài ra còn có dải đồng bằng nhỏ hẹp duyên hải điều kiện phát triển nông nghiệp
+ Khí hậu: mang tính chất gió mùa, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đặc biệt là trồng trọt.
+ Sông ngòi và biển: sông ngắn và dốc điều kiện thuạn lợi phát triển thuỷ điện, bờ biển dài khúc khuỷu thuận lợi phát triển kinh tế biển quan trọng nhất là giao thông biển, và thuỷ sản.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản ít nhưng có một số có trữ lượng đáng kể như : than đá là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp
Khó khăn:
vị trí : bốn mặt tiếp giáp biển khó khăn giao lưu hợp tác bằng đường bộ.
địa hình khí hậu nhiều núi lửa thường xảy ra động đất núi lửa phun trào, bão ảnh hưởng phát triển kinh tế.
tài nhuyên khoáng sản nghèo nàn khó khăn cho việc phát triển công nghiệp, vì vạy nhật bản luôn phải nhập nguồn nguyên, nhiên liệu để phát triển kinh tế.
Câu 2: phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế của trung quốc
Trả lời:
do diện tích lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều kinh độ, vĩ độ nên tự nhiên trung quốc khá đa dạng có sự phân hoá sau sắc giữa miền đông và miền tây: giữa các miền có những trhuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế của trung quốc :
miền đông :
về địa hình chủ yếu là các đồng bằng tương đối rộng lớn, đất đai màu mỡ gồm các đồng bằng như : đông bắc, hoa bắc, hoa trung, hoa nam là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp trù phú
hơn nữa khí hậu mang tính gió mùa ( ôn đới phía bắc, cận nhiệt phía nam) mua lớn trung bình trên 1000mm/năm, lại có nhiều sông lớn như hoáng hà, trường giang là điều kiện cung cấp nguồn nước cho việc sản xuất và sinh hoạt của vùng
ngoài ra miền đông còn khá giàu có về tài nguyên khoáng sản có nhiều laọi có trữ lượng lớn : quặng sắt, kim loại màu, than, dầu mỏ, khí đốt…là điều kiện cực kì thuận lợi cho trung quốc phát triển một nền công nghiệp hiện đại với cơ cấu côngn nghiệp tương đối đa dạng, việc tiếp giáp biển là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tông hợp
tuy nhiên bên cạnh đó vùng cũng có nhiều khó khan như : bão, lũ lụt ( đặc biệt là vùng đồng bằng hoa nam) gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sông nhân dân
miền tây:
địa hình chủ yếu là núi cao đồ sộ, xen lẫn các cao nguyên và bồn địa
khí hâu mang tính ôn đới và lục địa khắc nghiệt, mưa chỉ ít dưới 300mm/năm, sông ít, ngắn và dốc có khả năng phát triển thuỷ điện cao
về tài nguyên khoáng sản: đa dạng, có nhiều rừng, đồng cỏ thuận lợi để phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi gia súc lớn.
tuy nhiên vùng có khá nhiều khó khăn, trở ngaị ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc, địa hình hiểm trở, cắt xẻ khó khăn trông việc phát triển giao thông đi lại .
Câu 3: Trình bày đặc điểm dân cư của trung quốc? Tại sao dân cư trung quốc có sự phân bố không hợp lí giữa miền đông và miền tây?
Trả lời:
Đặc điểm:
Dân số đông, (2005) có hơn 1 tỉ người chiếm hơn 1/5 dân số của thế giới.
Có hơn 50 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc hán( chiếm tới 90% dân số cả nước)
Dân số tăng nhanh: ( 1949 ) có trên 500 triệu ngươiì đến năm( 2005) có 1303,7 triệu người.
+ Gia tăng tự nhiên đang có xu hướng giảm dần, năm (2005)chỉ còn 0,6%
+ Gioa tăng ở đô thị nhanh hơn nông thôn
Phân bố không hợp lí giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn:
+ 90% dân cư tập trung ở miền đông, 10% ở phía tây
+ 63% dân cư tập trung ở nông thôn, 37% ở thành thị
Dân cư có sự phân bố không hợp lí giữa miền đông miền tây vì:
miền đông có nhiều diều kiện thuận lợi:
+ Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào
+ lịch sử khai thác lãnh thổ diễn ra khá sớm
+ cơ sở vật chất, hạ tầng khá phát triển…
Miền tây nhiều khó khăn: khí hậu khắc ngiệt, thiếu nước, nhiều hoang mạc, địa hình hiểm trở khó khăn giao thông nên dân cư phân bố thưa thớt hơn.
Câu 4: Nêu những chiến lược phát triển công nghiệp của Trung quốc? Với những chiến lược đó trung quốc đã đạt được những thành tựu gì?
Trả lời:
Chiến lược:
Thực hiện chiến lược kinh tế thị trường
Thực hiện chính sách mở cửa
+ tăng cường giao lưu với thị trường thế giới
+ thu hút đầu tư nước ngoài
+ Cho các công ty nước ngoài đầu tư quản lí, sản xuất công nghiệp tại các khu chế xuất,khu đặc khu kinh tế
Chú trọng hiện đại hoá trang thiết bị và ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp
Chú trọng đầu tư các ngành có trọng điểm: công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm.
Thành tựu:
Sản lượng một số ngành công nghiệp tăng nhanh, và có thứ bậc cao trên thế giới:Than, thép, xi măng, phân đạm, điện ( thép, xi măng, phân đạm, đứng số 1 thế giới- điện đứng thứ 2 thế giới )
Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao: điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động… đạt nhiều thành tựu cao.
Câu 5: Trình bày chiến lược phát triển nông nghiệp, và sự phân bố nông nghiệp của Trung Quốc? Tại sao nông nghiệp lại phát triển trù phú ở phía đông?
Trả lời:
Chiến lược:
Giao đất khoán sản phẩm cho người lao động
Phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, điện…
Phổ biến các giống mới
Miễn giảm thuế trong nông nghiệp.
Phân bố:
Miền đông có nhiều vùng nông nghiệp trù phú
+ Đồng bằng Đông bắc, Hoa bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, hướng dưong…
+ Đồng bằng Hoa trung, Hoa nam trồng nhiều lúa gạo, mía, chè, lạc, bông…
Miền tây chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc như cừu, lạc đà…
Nông nghiệp phát triển trù phú phía đông vì:
Nhiều đồng bằng rộng lớn đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào
Có lịch sử khai thác l;ãnh thổ lâu đời, đặc biệt là lịch sử trồng lúa nước
Dân cư tập trung đông đúc, nhu cầu lớn
Có cơ sở hạ tầng, phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp tương đối thuận lợi
Một số điều kiện khác…
PHẦN II: THỰC HÀNH
Câu 1: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC
( đơn vị: % )
Năm
1985
1995
2004
Xuất khẩu
39,3
53,5
51,4
Nhập khẩu
60,7
46,5
48,6
Vẽ biểu đồ thích họp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc qua các thời kì trên.
Nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc
Trả lời:
Vẽ biểu đồ
vẽ biểu đồ: Cột chồng( đẹp, chính xác, khoa học), có chú giải có tên biểu đồ đầy đủ
nhận xét
Nhìn chung cơ cấu xuất nhập khẩu của trung quốc có sự thay đổi qua các năm cụ thể:
Năm 1985 tỉ trọng giá trị nhập khẩu còn lớn hơn tỉ trọng giá trị xuất khẩu( 39,3% so với nhập khẩu là 60,7% ), và cán cân xuất nhập khẩu âm nhập siêu.
Nhưng từ 1995 tỉ trọng xuất khẩu đã lớn hơn tỉ trọng nhập khẩu cụ thể là: 46,5% so với 53,5% và năm 2004 cũng tương tự như vậy và cán cân xuất nhập khẩu dương trở thành nước xuất siêu
Tuy nhiên mức chênh lệch giữa tỉ trọng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu không cao và có sự biến động, cụ thể năm1985 là 21,4% năm 1995 chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu là 7% và năm 2004 là2,8%
Câu 2: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤTNHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
( đơn vị: tỉ USD )
Năm
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1990
523,0
287,6
235,4
1995
779,0
443,1
335,9
2000
858,7
479,2
379,5
2001
752,6
403,5
379,5
2004
1.020,2
565,7
454,5
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
Nhận xét và giải thích.
Trả lời:
Vẽ biểu đồ:
Xử lí số liệu: ( %)
Lấy gt của X và N lần lượt chia tổng số nhân 100
+ VD: XK x 100/TS cụ thể: 287,6 x 100/ 523,0 = 55,0
+ Cứ vậy ta có bảng số liệu sau:
Năm
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1990
100
55,0
45,0
1995
100
56,9
43,1
2000
100
55,8
44,2
2001
100
53,6
46,4
2004
100
55,4
44,6
Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy rằng hoạt động xuất nhập khẩu của nhật bản có sự thay đổi qua các năm.
_ về tổng giá trị xuất nhập khẩu khá cao và không ngừng tăng lên, nhưng tăng chậm có sự biến động. từ 1990 – 2004 chỉ tăng 1,9 lần trong đó xuất khẩu tăng gần 2 lần nhập khẩu cũng tương tự như vậy
Mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu không cao, cán cân xuất nhập khẩu khá ổn định và luôn xuất siêu.
Vào năm 2001 có xu hướng giảm cả xuất và nhập khẩu nhưng không đáng kể, vào năm 2004 lại có xu hướng tăng lên.
Nhật bản là cường quốc thứ 2 kinh tế của thế giới sau hoa kỳ vì vậy tổng giá tri xuất nhập khẩu khá cao, mặc dù vào năm 2001 kinh tế thế giới có biến động song hoạt động xuất nhập khẩu của nhật bản vẫn không bị ảnh hưởng mấy dù có giảm, nhưng vẫn khá ổn định.
…………………..HẾT……………….
Người soạn: GV LÊ HÙNG HIỀN