Đề kiểm tra 1 tiết học kì I, môn Địa lí, lớp 11

IV. ĐỀ KIỂM TRA

A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp. B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.

C. khu vực I và III cao, hu vực II thấp. D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.

Câu 2. Trong số các quốc gia sau quốc gia nào là nước công nghiệp mới?

A. Hàn Quốc. B. Thụy Điển.

C. Việt Nam. D. Nhật Bản.

Câu 3. Việt Nam hiện nay là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào dưới đây?

 A. EU. B. NAFTA.

C. ASEAN. D. MERCOSUR.

Câu 4. Hiện nay trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở

 A. nhóm nước phát triển. B.nhóm nước đang phát triển.

 C. nhóm G8. D. nhóm nước NICs.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay trên thế giới là do

 A. con người khai thác quá mức. B. biến đổi khí hậu toàn cầu.

 C. ô nhiễm môi trường. D. dịch bệnh.

Câu 6. Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan

A. rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm. B. hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.

C. hoang mạc, bán hoang mạc. D. xa van và xa van - rừng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết học kì I, môn Địa lí, lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/10/2017 Ngày kí: PPCT: 08 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh ôn tập và hệ thống kiến thức về các vấn đề khái quát nền kinh tế thế giới địalí một số châu lục và khu vực: Châu Phi, Mĩ la tinh, khu vực Tây Nam Á và Trung Á 2. Kĩ năng : HS ôn tập các kĩ năng địa lí đồng thời có kĩ năng tự đánh giá kiến thức của bản thân, điểu chỉnh hoạt động học của mình. 3. Thái độ: HS tích cực, chủ động ôn luyện kiến thức chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập và kiểm tra. 4. Năng lực hình thành: - NL chung tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán, sd CNTT, sd ngôn ngữ, sáng tạo - NL chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình vẽ, tư duy theo lãnh thổ. II. THIỆT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC -Bản đồ tự nhiên một số khu vực và châu lục -Át lát, tập bản đồ thế giới và các châu lục III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC A.TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT 1. Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho Hs vào bài học mới. 2.Hình thức làm việc: cả lớp GV:yêu cầu học sinh ghi thật nhanh các nội dung em đã học từ tiết 1 đến tiết 7 HS:đại diện ghi nhanh GV:Chuẩn Kt và vào bài ôn tập B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Mục tiêu: HS ôn luyện kiến thức và các kĩ năng 2.Hình thức: cá nhân 3.Tiến trình thực hiện Hoạt động 1: GV hệ thống hoá các nội dung đã học từ tiết 1 đến tiết 7 Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ... Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại... - Bước 1: GV yêu cầu HS xác định những nội dung kiến thức đã học - Bước 2: HS trao đổi - Bước 3: GV gọi 1 HS trả lời, GV chốt kiến thức Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước Bài 2: Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực: châu Phi, khu vực Mĩ la tinh,khu vực Tây Nam Á và Trung Á - Bước 4: GV nhận xét Hoạt động 2. Tìm hiểu sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ... Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại... - Bước 1: GV cho một số câu hỏi và bài tập cho HS ôn tập và thảo luận. - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: GV gọi HS trả lời, GV chốt kiến thức 1. Sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Tác động của cuộc cách mạng khoa học hiện đại tới sự phát triển kinh tế: + Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, có hàm lượng kĩ thuật cao như sản xuất phần mềm, công nghệ gen, các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức như bảo hiểm, viễn thông. + Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của dịch vụ, giảm tỉ trọng của công nghiệp và nông nghiệp. + Nền kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. - Bước 4: Gv nhận xét Hoạt động 3. Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ... Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại... - Bước 1: GV cho một số câu hỏi và bài tập cho HS ôn tập và thảo luận. - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: GV gọi HS trả lời, GV chốt kiến thức 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế - Toàn cầu hóa: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học. Toàn cầu hóa có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế - xã hội thế giới. - Hệ quả: Tích cực: + Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. + Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ. + Tăng cường sự hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn cầu. Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. - Lí do: Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết thành tổ chức riêng để có thể cạnh tranh với các liên kết kinh tế khác hoặc quốc gia lớn khác. - Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Liên minh châu Âu (EU) - Bước 4: GV nhận xét Hoạt động 4. Tìm hiểu một số vấn đề mang tính toàn cầu Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ... Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại... - Bước 1: GV cho một số câu hỏi và bài tập cho HS ôn tập và thảo luận. - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: GV gọi HS trả lời, GV chốt kiến thức 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu a. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu - Biểu hiện: Nhiệt độ khí quyển tăng, xuất hiện lỗ thủng tầng ôdôn, kích thước ngày càng tăng - Nguyên nhân: Con người thải khối lượng lớn khí thải như: CO2, khí CFC - Hậu quả: + Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ không khí tăng, tầng ô dôn bị mỏng đi có nơi bị thủng, khí hậu toàn cầu biến đổi. + Cường độ tia tử ngoại tăng gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người, mùa màng, các loại sinh vật - Giải pháp: HS đưa ra giải pháp hợp lí b. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương - Biểu hiện: Nguồn nước ngọt ô nhiễm: tăng số lượng “dòng sông đen”, tràn dầu, rác thải trên biển - Nguyên nhân: + Chất thải sinh hoạt, công nghiệp chưa xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hồ. + Sự cố tàu thuyền, chất thải sinh hoạt, công nghiệp - Hậu quả: + Nguồn nước sạch trở nên khan hiếm. + Giảm sút nguồn lợi từ biển và đại dương, đe dọa sức khỏe con người - Bước 4: GV nhận xét Hoạt động 5. Tìm hiểu một số châu lục và khu vực Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ... Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại... - Bước 1: GV cho một số câu hỏi và bài tập cho HS ôn tập và thảo luận. - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: GV gọi HS trả lời, GV chốt kiến thức 4. Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Một số vấn đề của châu Phi - Khu vực Mĩ La Tinh - Khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á - Bước 4: GV nhận xét Hoạt động 6. Bài tập Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ... Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại... - Bước 1: GV cho một số câu hỏi và bài tập cho HS ôn tập và thảo luận. - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: GV gọi HS trả lời, GV chốt kiến thức * Vẽ biều đồ đường nếu vẽ các dạng khác không cho điểm - Yêu cầu ( chính xác, đảm bảo thẩm mĩ, có tên biểu đồ, chú giải ) * Nhận xét - Tốc độ tăng GDP của các nước so với thế giới tương đối cao (dẫn chứng ) - Chứng tỏ nền kinh tế Châu Phi phát triển theo chiều hướng tích cực và có sự khởi sắc. Ngày soạn: 06/10/2017 Ngày kí: Tiết Tên bài dạy ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I, MÔN ĐỊA LÍ, LỚP 11 (Thời gian 45 phút) I. MỤC TIÊU - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức và kỹ năng sau khi học xong 1 số chủ đề thuộc phần khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới. - Phát hiện sự phân hóa về học lực của HS để đề ra các biện pháp dạy học phù hợp - Thái độ: Nghiêm túc, tự giác. II. HÌNH THỨC Kết hợp trắc nghiệm và tự luận. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ Sự tương phản về trình độ phát triển kt-xh - Biết được cơ cấu GDP theo khu vực kt của 2 nhóm nước. - Biết được 1 số nước NICs. - Tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại. 03câu, 0,75điểm 02 câu = 0,5 điểm 01 câu = 0,25 điểm Xu hướng TCH-KVH - Biết các tổ chức liên kết KT khu vực Việt Nam tham gia Biết được biểu hiện của TCH -Hiểu được xu hướng toàn cầu hóa. Cơ hội và thách thức của TCH đối với Việt Nam 02TN,01TL, 3,5điểm 01 câu = 0,25 điểm 1,0 điểm 01 câu = 0,25 điểm 2,0 điểm Một số vấn đề mang tính toàn cầu - Biết các kiến thức cơ bản về bùng nổ dân số và môi trường -Nắm được hậu quả của bùng nổ dân số Nhận xét BSL về cơ cấu dân số Nhận dạng biểu đồ 05câu TN, 1,25 điểm 02 câu = 0,5 điểm 01 câu = 0,25 điểm 01 câu = 0,25 điểm 01 câu = 0,25 điểm Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Biết được cảnh quan của châu Phi. - Một số vẫn đề về kinh tế Mĩ la tinh. - Biết tôn giáo chính của khu vực Tây Nam Á - Hiểu được nguyên nhân hoang mạc hóa ở châu Phi. - Hiểu được một số vẫn đề về kinh tế Mĩ la tinh. - Hiểu được một số vẫn đề về kt-xh Trung Á - Thuận lợi và khó khăn của ĐKTN châu Phi đối với phát triển kinh tế. - So sánh một số đặc điểm của khu vực Trung Á và Tây Nam Á. - Nhận xét biểu đồ. Giải pháp để khắc phục khó khăn của tự nhiên Nhận dạng biểu đồ 10TN,01TL, 4,5 điểm 03 câu = 0,75 điểm 03 câu = 0,75 điểm 1,0 điểm 03 câu = 0,75 điểm 1,0 điểm 01 câu=0,25 điểm TSĐ:10,0đ TL: 100% 3,0 điểm = 35%TSĐ 2,5 điểm = 25%TSĐ 4,0điểm = 40 %TSĐ 0,5đ=5%TSĐ IV. ĐỀ KIỂM TRA A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp. B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao. C. khu vực I và III cao, hu vực II thấp. D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao. Câu 2. Trong số các quốc gia sau quốc gia nào là nước công nghiệp mới? A. Hàn Quốc. B. Thụy Điển. C. Việt Nam. D. Nhật Bản. Câu 3. Việt Nam hiện nay là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào dưới đây? A. EU. B. NAFTA. C. ASEAN. D. MERCOSUR. Câu 4. Hiện nay trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở A. nhóm nước phát triển. B.nhóm nước đang phát triển. C. nhóm G8. D. nhóm nước NICs. Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay trên thế giới là do A. con người khai thác quá mức. B. biến đổi khí hậu toàn cầu. C. ô nhiễm môi trường. D. dịch bệnh. Câu 6. Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan A. rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm. B. hoang mạc, bán hoang mạc và xa van. C. hoang mạc, bán hoang mạc. D. xa van và xa van - rừng. Câu 7. Quốc gia nào hiện nay đầu tư vào khu vực Mĩ La Tinh nhiều nhất? A. Canada.                         B. Nhật Bản. C. Hoa Kỳ.                  D. Nga. Câu 8. Tôn giáo nào có ảnh hưởng sâu sắc trong khu vực Tây Nam Á? A. Ấn Độ giáo. B. Thiên chúa giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nền kinh tế tri thức? A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu. B. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp là chủ yếu. C. Trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu. D. Dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về xu hướng toàn cầu hóa? A. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia trong khu vực. B. Tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới. C. Làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. D. Là xu thế tất yếu. Câu 11. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số? A. Tạo ra nguồn lao động dồi dào. B. Giá nhân công rẻ. C. Thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống thấp. D. Thiếu nguồn lao động. Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu làm diện tích đất ven các hoang mạc, bán hoang mạc của châu Phi hiện nay ngày bị hoang hóa là do A. vị trí địa lí . B. khai thác rừng quá mức.     C. thiếu nước trong sản xuất . D. khai thác khoáng sản. Câu 13. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát ở khu vực Mĩ La Tinh là do A. dân số tăng nhanh. B. kinh tế phát triển mạnh. C. cải cách ruộng đất không triệt để. D. chính sách chuyển cư. Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của khu vực Trung Á? A. Nằm ở ngã 3 châu lục. B. Từng có “Con đường tơ lụa’’ đi qua. C. Dân cư phần lớn theo đạo Hồi. D. Cảnh quan chính là thảo nguyên và hoang mạc. Câu 15. Điểm khác nhau về mặt kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là A. có khí hậu khô nóng. B. có khả năng phát triển kinh tế biển. C. chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. D. có nguồn dầu mỏ phong phú. Câu 16. Điểm giống nhau về mặt xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là A. có thế mạnh về nông, lâm, thủy sản. B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hồi. C. có nền kinh tế phát triển mạnh. D. có trữ lượng dầu mỏ lớn. Câu 17. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %) Nhóm tuổi 0 – 14 15 - 64 65 trở lên Đang phát triển 32 63 5 Phát triển 17 68 15 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước? A. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ. B. Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số già. C. Nhóm nước phát triển, tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 cao, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi thấp. D. Nhóm nước đang phát triển, tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 cao, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi thấp. Câu 18. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên thế giới? A. Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu thô khai thác lớn nhất. B. Bắc Mĩ là khu vực tiêu thụ nhiều dầu mỏ nhất. C. Trung Á là khu vực có sự chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng nhỏ nhất. D. Chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng của Trung Á lớn hơn Đông Âu. Câu 19. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %) Nhóm tuổi 0 - 14 15 - 64 65 trở lên Đang phát triển 32 63 5 Phát triển 17 68 15 Để thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển, giai đoạn 2000 – 2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột chồng . B. Miền. C. Tròn. D. Đường. Câu 20. Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU PHI, GIAI ĐOẠN 1985 – 2004 (Đơn vị: %) Năm Quốc gia 1985 1990 1995 2000 2004 Nam Phi -1,2 -0,3 3,1 3,5 3,7 Để thể hiện tốc độ tăng GDP của một số nước châu Phi, giai đoạn 1985-2004, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột . B. Miền. C. Tròn. D. Đường. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa? Theo em toàn cầu hóa mang đến cho Việt Nam những cơ hội gì? (3,0 điểm) Câu 2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Châu Phi? Châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn về mặt tự nhiên? (2,0 điểm) IV. HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm; mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lời D A C B A B C D B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Trả lời D B C A B B D D C A B. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) a. Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa: - Thương mại thế giới phát triển mạnh.(0,25đ) - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. (0,25đ) - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.(0,25đ) - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. (0,25đ) b. Toàn cầu hóa mang đến cho Việt Nam: - Cơ hội: + Tự do hoá thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.(0,25đ) + Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.(0,25đ) + Đón đầu và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.(0,25đ) + Tạo điều kiện để đa phương hóa quan hệ quốc tế.(0,25đ) - Thách thức: - Cạnh tranh kinh tế phải làm chủ các ngành kinh tế mũi nhọn trong khi điều kiện nhân lực, CSVC, KT hạn chế(0,25đ) - Sự áp đặt lối sống, văn hoá của các siêu cường; xói mòn giá trị đạo đức, khó khăn trong giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp (0,25đ). - Áp lực nặng nề về tự nhiên, suy thoái môi trường( 0,25đ). - Chuyển giao công nghệ lỗi thời gây ô nhiễm MT (0,25đ). Câu 2 (2,0điểm) * Thuận lợi: - Khoáng sản giàu có và đa dạng: kim loại đen, kim loại màu, nhiên liệu à phát triển CN (0,25đ). * Khó khăn: - Khí hậu khô nóng: thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất (0,25đ). - Diện tích hoang mạc, bán hoang mạc và xa van lớn: khó khăn cho phát triển NN (0,25đ). - Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức, làm hoang mạc hóa đất đai (0,25đ). - Tài nguyên khoáng sản bị khai thác mạnh, có nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm môi trường (0,25đ). b. Châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn về mặt tự nhiên? + Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí (0,5đ). + Tăng cường các biện pháp thủy lợi để hạn chế sự khô hạn (0,5đ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdia li 11_12474652.doc