III. PHẦN KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm
Trong đó:
Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm.
Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ.
+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì giữa học kỳ I môn: Tiếng Việt lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BẮC QUANG
TRƯỜNG TH&THCS TÂN THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Tiếng Việt lớp 4 (Phần đọc hiểu)
Thời gian 20 phút (Không kể giao đề)
I. Đọc thầm bài sau:
VỀ THĂM BÀ
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
- Cháu đã ăn cơm chưa?
- Dạ chưa.Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
II. Dựa vào nội dung bài trả lời câu hỏi. (7 điểm)
Câu 1(0,5 điểm): Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? M1
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Nhộn nhịp. B. Yên lặng. C. Mát mẻ.
Câu 2(0,5 điểm): : Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già?M1
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.
Câu 3(0,5 điểm): Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? M1
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Có cảm giác thanh thản, bình yên.
B. Có cảm giác thanh thản, bình yên, được bà che chở.
C. Có cảm giác được bà che chở.
Câu 4(0,5 điểm): Theo em, bà là người rất yêu thương và quan tâm đến Thanh được thể hiện qua những chi tiết nào? M2
Viết câu trả lời của em:
Câu 5 (1 điểm): Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”? M3
Viết câu trả lời của em:
Câu 6 (1 điểm): Nếu em là Thanh, em sẽ nói gì với bà? M4
Viết 4 đến 5 câu trả lời của em:
Câu 7 (0,5 điểm): : Trong từ “bình yên”, tiếng “yên” gồm những bộ phận nào cấu tạo thành? M1
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Âm đầu và vần. B. Vần và thanh. C. Âm đầu, âm chính,âm cuối.
Câu 8(0,5 điểm): Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? M2
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
B. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
C. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng.
Câu 9(1 điểm): : Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” có mấy động từ? Đó là những từ nào? M2
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng và viết từ em tìm được:
A. Có 1 động từ (đó là.)
B. Có 2 động từ (đó là.)
C. Có 3 động từ (đó là.)
Câu 10 (1 điểm): : Tìm 2 từ có thể thay thế từ yên lặng trong câu: “ Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ ”. M3
Viết câu trả lời của em:
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Tiếng Việt lớp 4 (Viết)
Thời gian 20 phút (Không kể chép đề)
1. Chính tả (2 điểm) (15 phút)
Điều ước của vua Mi-đát
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng !
- Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt ! Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa !
2. Tập làm văn (8 điểm) (45 phút)
Viết bức thư gửi người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua.
ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
NĂM HỌC 2017 – 2018
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 3 điểm)
Trong đó:
1. Đọc (2 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, giọng đọc bước đầu có biểu cảm, tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút), đọc to, rõ ràng. (tùy theo mức độ có thể ghi 1,75 – 1 – 0,75 - 0,5 – 0,25 điểm.)
2. Trả lời câu hỏi (1 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm.
II. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 7 điểm )
Câu 1: 0,5 điểm
B. Yên lặng.
Câu 2: 0,5 điểm
A. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
Câu 3: 0,5 điểm
B. Có cảm giác thanh thản, bình yên, được bà che chở.
Câu 4: 0,5 điểm
Đôi mắt bà hiền từ nhìn cháu âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà kẻo nắng và đi nghỉ.
Câu 5: 1 điểm ( Nếu có ý đúng, có thể ghi điểm theo các mức 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm)
Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
Câu 6: 1 điểm (Nếu có ý đúng, có thể ghi điểm theo các mức 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm)
Học sinh có thể viết”
Bà ơi, cháu rất nhớ và thương bà. Bà ở nhà một mình chắc là rất buồn. Cháu sẽ thường xuyên về thăm bà. Bà phải sống thật khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi bà nhé.
Câu 7: 0,5 điểm
B. Vần và thanh.
Câu 8: 0,5 điểm
A. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
Câu 9: 1 điểm (Khoanh đúng được 0,25, mỗi từ đúng được 0,25)
Khoanh vào C (đó là: đến, múc, rửa)
Câu 10: 1 điểm (Mỗi từ 0,5 điểm) Học sinh có thể tìm được 2 trong 4 từ sau:
Yên tĩnh, tĩnh lặng, yên ắng, lặng yên.
III. PHẦN KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm
Trong đó:
Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm.
Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ.
+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 25 điểm/ 1 lỗi.
2. Tập làm văn (8 điểm)
Viết được lá thư gửi cho một người thân ở xa, đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay, đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ 3 phần.
Thang điểm cụ thể:
- Phần đầu thư (1 điểm) Nêu được thời gian và địa điểm viết thư
Lời thưa gửi phù hợp
- Phần chính (4 điểm) Nêu được mục đích, lí do viết thư
Thăm hỏi tình hình của bạn
Thông báo tình hình học tập của bản thân
Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người thân
+ Nội dung (1,5 điểm)
+ Kĩ năng (1,5 điểm)
+ Cảm xúc (1 điểm)
- Phần cuối thư (1 điểm) Lời chúc, lời cảm ơn hoặc hứa hẹn
Chữ kí và họ tên
- Trình bày:
+ Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng
+ Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực.
+ Sáng tạo (1 điểm) Bài viết có sự sáng tạo.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt giữa học kỳ I lớp 4
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài.
- Hiểu nội dung của bài đọc.
- Biết liên hệ kiên thức bài đọc vào thực tế.
Số câu
3
1
1
1
6
Số điểm
1,5
0,5
1
1
4
Câu số
1,2,3
4
5
6
2
Kiến thức tiếng Việt
- Nhận biết được cấu tạo của tiếng, động từ, từ láy.
- Tìm được từ cùng nghĩa với từ đã cho.
Số câu
1
2
1
4
Số điểm
0,5
1,5
1
3
Câu số
7
8,9
10
Tổng số câu
4
2
1
2
1
10
Tổng số điểm
2
1,5
0,5
2
1
7
Thăm số 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần chị Nhà Trò vẫn khóc.
Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
Thăm số 2: Người ăn xin
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại ... Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào !
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Câu hỏi: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
Thăm số 3: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca : "Bố khó thở lắm !..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Câu hỏi: An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
Thăm số 4: Điều ước của vua Mi-đát
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng !
- Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt ! Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa !
Câu hỏi: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì ?
ĐÁP ÁN
Thăm số 1: Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở.
Thăm số 2: Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.
Thăm số 3: An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
Thăm số 4: Vua Mi-đát xin thần làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TIENG VIET 17 - Copy.doc