MỤC LỤC
Đặc điểm chung 1
Tính hoà đồng hay đa dạng 2
Ẩm thực miền Bắc 2
Ẩm thực miền Trung 3
+ Văn hoá ẩm thực triều đình Huế xưa 3
+ Hương vị Quảng Nam 4
+ Đặc sản miền Trung qua ca dao - tục ngữ: 5
Ẩm thực miền Nam 8
Ẩm thực các dân tộc thiểu số Việt Nam 10
Ẩm thực Việt Nam trên thế giới 10
Bữa ăn gia đình Việt Nam truyền thống 10
Cỗ bàn 11
Cỗ cúng tổ tiên 11
Cỗ Tết 11
Ẩm thực miền Bắc và miền Nam Việt Nam khác ở chỗ nào?Những nguyên nhân lam ra sự khác biệt này là gì? 11
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3945 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ẩm thực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống.
Đề bài là TM chung nhưg tất nhiên cũng cần nói qua về 1 số nét ẩm thực tiêu biểu. VD như chè sen nè:
v...v Trong hệ thống các yếu tố làm nên diện mạo đặc trưng nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của bản sắc văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam thì văn hóa ẩm thực trở thành yếu tố then chốt. Trong đó, đặc biệt nói đến văn hóa ẩm thực miền Bắc.
Nếu như văn hóa ẩm thực phương Nam với tiêu điểm thành phố Hồ Chí Minh là sự quyện hòa tuyệt vời của nền văn hóa ẩm thực trong một vùng đất giầu có, trù phú với một miệt vườn hoa quả, sóng sánh miền cá bạc tôm vàng đất biển, cùng với những gia súc, gia cầm, những sinh vật hoang dã như: rùa, rắn…tạo nên phong cách ẩm thực riêng của người thưởng thức, thì văn hóa ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một tầm văn hóa lâu đời. Đến với điểm hẹn từng là kinh đô của nhiều triều đại, trái tim hồng của cả nước là Hà Nội - đô thị ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ của những tinh hoa văn hoá cả nước. Bữa cơm người Hà Nội cầu kỳ, sang trọng chưa hẳn là đẹp, nhưng chỉ một món rau thôi cũng đủ làm nên cái hòa sắc thanh nhã của thú ẩm thực. Hà Nội có biết bao món ngon, đầu tiên phải nói đến phở. Phở Hà Nội nâng nghệ thuật ăn uống lên một bậc cao mới, cùng với kem, bánh tôm Hồ Tây đã đi cùng tuổi trẻ, tạo nên dòng ẩm thực lịch lãm, tinh tế. Đặc sản của Hà Nội phải nói đến bánh cốm Nguyên Ninh, chả cá Lã Vọng, miến lươn Thanh Trì. Cùng với Hà Nội thì mảnh đất Hà Tây cũng góp những đặc sản nổi tiếng: Bánh dầy Quán Gánh, giò chả Ước Lễ trở thành sợi chỉ đỏ óng ánh xuyên suốt mùa cưới hỏi của đôi trai gái, dệt nên những mối tình vợ chồng chung thủy, sắt son. Đó còn là vật phẩm thiêng liêng trong những tết cổ truyền…Có lẽ vậy mà món ăn Hà Nội đáng trân trọng như những bảo vật của văn hóa Việt Nam. Theo dòng ẩm thực phong phú ấy đi về đồng bằng Bắc Bộ, du khách sẽ dễ dàng nhận thấy thoang thoảng vị hương gừng đậm đà, vị cáy biển của bánh cáy làng Nguyễn, Thái Bình - một phong vị đặc trưng đầy tự hào của người dân quê lúa. Và người bạn láng giềng của Thái Bình với bề dày văn hóa truyền thống cũng không kém tự hào bởi bánh gai Bà Thi - Nam Định, vốn đã được ca tụng từ lâu. Đó là những tinh túy của đồng bằng sông Hồng.
Tạm biệt vùng đất màu mỡ với "địa nhân linh kiệt", ngược dòng lên chốn "nước non thanh tú" của vùng trung du, miền núi ta sẽ nhận thấy đây là cả một nền ẩm thực bao la, được thiên nhiên, ưu đãi. Vùng núi Hòa Bình, cái nôi ngọt ngào của những vò rượu cần, đã trở thành mối duyên thi vị, đầm ấm men say của người Mường với du khách phương xa. Ngược lên phía Bắc đến với Lạng Sơn, để thưởng thức trọn vẹn món ngon xứ Lạng là lợn quay lá mác mật ở phố Kỳ Lừa- một hương vị riêng chỉ ở Lạng Sơn. Song điểm dừng chân thi vị và hấp dẫn nhất chính là SaPa - nơi được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Bắc” . Với độ cao lý tưởng 1600m so với mực nước biển, SaPa (thuộc tỉnh Lào Cai) nổi tiếng thế giới là địa danh du lịch tuyệt đẹp. Nhưng ẩn sau phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nét thơ mộng của chợ tình là nền văn hóa ẩm thực đa sắc màu. Sa Pa có cả một nền ẩm thực đậm đà với những hương vị tự nhiên. Đó là vị nồng thơm của hạt dổi, hạt mùng, vị cơm nếp hương thơm lừng trong căn bếp chật, miếng thịt nai rừng thơm phức, ngọn măng rừng và bầu nấm hương tươi tắn, con cá suối ngọt lịm, cùng với mùi thảo quả nức hương...mang đậm nét hoang sơ, dịu ngọt của đồng bào dân tộc thiểu số. Có lẽ vậy mà ẩm thực Sa Pa mãi lung linh huyền ảo trong tình người lâng lâng…
Ẩm thực miền Bắc là vậy, không quá hoa lệ, rực rỡ, nhưng nó lại đầy xúc cảm như một bài thơ nghệ thuật. Nhưng vượt lên trên hết, người ta thấy cái đẹp, cái cao cả trong miền ẩm thực ấy chính là tình người thân thương, là tình yêu tha thiết của những tên đất, tên làng gắn với mỗi vùng miền của tổ quốc, tạo nên cái đẹp bất tử của Văn hóa ẩm thực Việt Nam.
² Ẩm thực miền Trung
Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Đặc biệt, do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, ẩm thực Huế không chỉ rất cay, nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, tuy mỗi món chỉ được bày một ít trên đĩa nhỏ.
+ Văn hoá ẩm thực triều đình Huế xưa
Theo những tài liệu được lưu giữ và lời kể của các bậc cao niên thì xưa kia tại cung đình Huế thường có 2 nhóm người chuyên lo chuyện bếp núc cho các vị vua chúa và hoàng tộc. Một bộ phận đảm nhiệm khâu nấu nướng là dân thuộc vùng Phước An . Họ là những nghệ nhân chế biến các món ăn dùng để cúng giỗ hoặc yến tiệc chiêu đãi của triều đình. Một bộ phận đầu bếp khác dành cho vua và hoàng tộc được chọn lọc cẩn thận làm nhiệm vụ thường xuyên trong đại nội có tên là "Thượng thiện", sách sử gọi là "Tiếp chính" của vua. Theo những bậc cao niên kể lại, "Thượng thiên" thường có mấy chục đầu bếp siêu hạng, được các quan nội chính chọn lọc kỹ càng: mỗi vị đầu bếp này chuyên làm một số công việc như: vót đũa, vót tăm, giã giò, làm nem, làm chả, làm tré và nấu món ăn hàng ngàỵ Tuỳ năng khiếu, tay nghề mà mỗi người chỉ được phân công chế biến một số món nào đó. Thông thường mỗi bữa ăn của vua có khoảng 35 món, từ sơn hào hải vị đến thông thường dân dã. Tuy vậy, đa số được chế biến hết sức cầu kỳ công phu.
Chỉ riêng vật dụng nấu cơm và chế biến thức ăn cho vua cũng đã hết sức đặc biệt. Người ta dùng loại nồi, chảo bằng đất sét nung, do một làng nghề truyền thống nổi tiếng thuộc huyện Phong Điền sản xuất. Các nồi ăn này trước khi sử dụng đều phải ngâm trong một chảo nước chè xanh đậm đặc đang đun sôi sùng sục. Đến khi tất cả đồ dùng bằng đất nung đã được phủ một lớp men xanh thì mới vớt ra, sấy khô rồi đem cất vào khu dùng dần. Mỗi bữa, đầu bếp dùng một cái nồi loại này để nấu cơm hoặc thức ăn, xong lại đập bể đị Lần khác lại sử dụng cái mớị Thậm chí, đôi đũa ăn của vua cũng được sản xuất tại chỗ, bằng loại tre già. Chiếc tăm xỉa răng vua dùng hết sức đặc biệt. Thường là tăm tre dài bằng cây bút lông, có 2 đầu, một đầu nhỏ dùng để vua xỉa răng; đầu kia được vót to hơn rồi dùng sống dao giần cho xơ mịn giống bông hoa (nên thường gọi là tăm hoa hoặc tăm bông). Ngày xưa, có mốt nhuộm răng đen như hạt na; khi vua ăn xong dùng một đầu cây tăm bông này để xỉa răng, còn đầu kia chà răng cho sạch. Hoàng hậu, cung tần thì tự làm đẹp bằng cách nhúng đầu tăm vào một loại phẩm màu đen để làm cho bộ răng ngày càng đẹp hơn, bóng đen hơn. Vua ăn cơm gọi là "Ngự thiện". Trong lịch sử vua chúa VN, trừ Duy Tân và Bảo Đại thường dùng bữa chung với vợ con, hầu như các ông vua trước đó chỉ ăn cơm một mình. Khi cần người nói chuyện vui vẻ để nhà vua ăn được ngon miệng, sẽ có ngay 2 vị quan trực hầu hạ. Thông thường quan văn thì từ hàm Tứ phẩm, quan vâ thì phải Tam phẩm trở lên mới được phép ngồi cạnh mâm cơm của vua để hầu chuyện. (Hàm quan triều đình xưa thường có 9 phẩm trật. Thấp nhất là hàng Cửu phẩm). Vua "Ngự thiện" trên bàn hoặc trên sập gụ, 2 quan "chầu thiện" ngồi xéo hai bên trái - phải vua, với khoảng cách vừa phải để nói chuyện đủ nghẹ Trường hợp đặc biệt, nếu vị quan nào được vua trọng nể thì sẽ được thị vệ dọn thêm mâm riêng để có thể vừa ăn vừa hầu chuyện. Ngoài ra, trong khi ăn, vua cũng có thể thích nghe nhạc. Ban nhạc cung đình thời ấy có nhiệm vụ hòa nhạc giúp bữa ăn thêm phần ngon miệng.
Các món được đựng trong om bằng đất phía trên bịt giấy hồng đào cẩn thận. Đồng thời mỗi loại thức ăn đều được viết tên dán bên ngoài chiếc om. Nhà vua thích ăn món nào thì sai thị vệ mở món đó. Trước khi ăn, vua thường san bớt thức ăn cho các bà quý phi, ái phi được vua cưng chiềụ Thức ăn dù là của vua chúa nhưng vẫn có đủ các món bình dân như: dưa môn kho, ruốc sả, dưa cải, rau muống luộc... Tương truyền, vua Duy Tân lúc nhỏ rất thích ăn cơm với cá bống kho khô, do vậy khi đã lên ngôi hoàng đế mỗi bữa nhất nhất đều có món ăn này trong hàng chục món sơn hào hải vị khác.
Có thể thấy, việc nấu nướng, chế biến món ăn rất cầu kỳ, công phu của người dân Huế ngày nay chính là sự ảnh hưởng khá lớn phong cách ăn uống của vua chúa triều đình Huế xưa .......
+ Hương vị Quảng Nam
Trong đời sống hàng ngày, chuyện ăn uống chiếm khá nhiều thời gian. Người ta nghĩ đến chuyện ăn không phải chỉ vì đói mà còn vì những khoái lạc tinh thần. Dường như mỗi miền quê đều có những món ăn độc đáo, mang hương vị riêng của mình.
Đến Quảng Nam mà không tận hưởng hương vị đặc biệt của tô mì Quảng, không biết đến thịt heo cuốn bánh tráng thì quả là thiếu sót. Mì Quảng sinh từ đất Quảng đúng như tên gọị Với người dân xứ Quảng vào những dịp giỗ, chạp, đón khách quý, mì Quảng là món ăn khó có thể thiếu . Mì được làm bằng bột gạo mùa xay mịn, tráng thành bánh, quét lên 1 lớp dầu phụng mỏng, xắt thành sợị Nước dùng được làm từ thịt gà, có nơi dùng thịt heo, tôm tươị Nước dùng của mì Quảng ít chứ không như nước phở Bắc, nhưng rất ngọt và đậm đà. Rau sống thường là rau thơm, rau húng quế cùng với bắp chuối sứ non xắt mỏng. Nhìn tô mì, dưới là rau sống, bên trên trải đều những sợi mì trắng, được chan nước với những miếng thịt gà hay thịt heo, tôm béo ngậy, thơm lừng, thêm ít đậu phụng rang vàng ắt hẳn bạn sẽ nghe thấy lời "réo gọi tha thiết" từ cái dạ dàỵ Có thể cho thêm ít tiêu, mấy lát ớt chín, vắt múi chanh, thêm chút mắm, 1 thìa dầu phụng phi hành tùy theo khẩu vị. Với những người sành điệu thì còn phải thêm 1 cái bánh tráng mà nướng giòn, bóp vụn cho thêm vào mì. Mì Quảng ăn nóng mới ngon.
Ngày nay, đáp ứng nhu cầu của khách, một số nơi cho thêm vào tô mì một số loại nhân, rau sống hay gia vị khác, tuy nhiên không phải vì thế mà làm mất đi hương vị "tô mì truyền thống". Nếu bạn có dịp ghé thăm mảnh đất "ngũ phụng tề phi này", xin đừng quên tìm đến hương vị tô mì Quảng.
Cùng với mì Quảng, Quảng Nam còn có một món ăn độc đáo nữa là bánh tráng cuốn thịt heọ Chuẩn bị cho món này đơn giản, chỉ cần rau sống, bánh tráng, thịt heo luộc, nước chấm. Thịt heo luộc xắt mỏng, phần da và mỡ trắng ngần nhưng phần nạc thì luôn giữ được màu hồng, thịt mềm và thơm lừng, cái độc đáo, khác thường đáng nói là không biết bằng cách nào họ lại để phần ngon ở giữa còn hai bên là hai lớp da và mỡ mà không hề có điểm nốị Rau sống được làm từ giá, và xà lách, các loại rau thơm và không thể thiếu bắp chuối sứ non xắt mỏng, rau muống chẻ. Bánh tráng bây giờ được dùng tùy theo khẩu vị từng nơi nhưng thường thì người ta hay dùng 1 loại bánh tráng làm riêng để cuốn. Loại bánh này không mỏng như bánh đa nem của người Bắc nhưng cũng không dày, có độ dai vừa đủ. Trước khi ăn, ta tráng qua 1 lớp nước mỏng để bánh dịu lại, khi quấn không bị rách và không bị cứng lúc ăn. Nước chấm phải chọn được từ mắm cái cá cơm, vừa thơm, vừa ngọt có độ mặn và chua vừa đủ lại hơi cay cay Người ta không dùng đũa mà chỉ dùng taỵ Trải bánh tráng lên lòng bàn tay, bốc rau sống rải đều theo chiều ngang của bánh, tiếp đến là để miếng thịt cùng chiều rau, cuốn trên cái bánh như cách quấn nem, dùng kèm với nước chấm thế là bạn đã có 1 quấn bánh tráng cuốn thịt heo đậm đà hương vị đồng nội Quảng Nam + Đặc sản miền Trung qua ca dao - tục ngữ:
Dải đất duyên hải miền Trung nhỏ hẹp chạy dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Mỗi địa phương đều có phong tục tập quán, thổ săn khác nhau và miếng ngon vật lạ chẳng bao giờ thiếu vắng. Bởi vậy, nhiều đặc sản từng vùng, từ món ăn bình dân cho đến các loại sơn hào hải vị được khách sành ăn chọn lựa, phẩm bình. Nhiều đặc sản đã nổi tiếng từ ngàn xưa và đã đi vào văn học dân gian.Nhân dịp Xuân về, Tết đến xin mượn mấy dòng ca dao, tục ngữ để giới thiệu cùng bạn đọc bốn phương các loại đặc sản của miền Trung đã được ông bà ta chọn lựa và truyền tụng qua nhiều thế hệ :
Ở Thanh Hóa có:Hà Trung mạch phạnNgự lĩnh kê thang (Huế)(Cơm nếp Hà TrungCháo gà núi Ngự)Hoặc ở Nghệ An xưa nay nổi tiếng với:Cam xã ĐoàiXoài Bình ĐịnhHay:Ra đi anh nhớ Nghệ An,Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam đàn thơm tương.
"Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" đã gợi nhớ biết bao kẻ tha hương.Ở vùng đầu nguồn Lam Giang, còn có những đặc sản của vùng cao như :Tiếng đồn cá mát sông Găng,Dẻo thơm ba lá, ngon măng chợ Cồn.Vô đến Quảng Bình thì có các loại sơn hào hải vị, là những món "thượng thừa" trong khoa ẩm thực.Yến sào Vinh SơnCửu khổng cửa RònNam sâm Bố TrạchCua gạch Quảng KhêSò nghêu quán Hàn...Rượu dâu Thuận Lý...Đến Thừa Thiên - Huế, sẽ được dịp thưởng thức các loại trái cây ngọt ngào, thơm ngon:Quýt giấy Hương CầnCam đường Mỹ LợiVải trắng cung diênNhãn lồng phụng tiêuĐào tiên Thế miếuThanh trà Nguyệt biếuDâu da làng truồiHạt sen hồ Trịnh...Khi táo xứ Quảng thì được dịp thưởng thức tiếp các món:Nem chả Hóa VangBánh tổ Hội AnKhoai lang Trà KiệuThơm rượu Tam kỳ...ở thượng nguồn Quảng Nam - Đà Nẵng còn có:Quế sơn cam mít mấy từngThương bòn bon Đại lộc, nhớ rượu cần Trà miTrái bòn bon hay còn gọi là trái Nam trân rất quý hiếm, ngày xưa thuộc loại "tiến kinh", nay thì được nhắc nhở qua câu hò tâm tình mà ý nhị:Trái bòn bon trong tròn ngoài méoTrái sầu đâu trong héo ngoài tươiEm thương anh ít nói ít cườiÔm duyên ngồi đợi chín mười con trăng...Trong khi cô nàng ôm duyên ngồi đợi thì các bạn đã lặn lội vào đất Quảng Ngãi nổi tiếng với món "don", ngon nhất là "don Vạn Tượng"Cô gái làng Son,Không bằng tô don Vạn tượng!Và, một đặc sản của vùng sông nước không thể bỏ qua, đó là "cá bống" sông Trà Khúc.Em đi em nhớ quê nhà,Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêuCòn món ngọt nổi tiếng thời có:Mứt gừng Đức PhổBánh nổ Nghĩa HànhĐậu xanh Sơn TịnhNói chung, xứ Quảng nổi tiếng là đất mía đường, các bạn sẽ được người đẹp ở đây mới đón hết sức ngọt ngào như mật:Ai về Quảng Ngãi quê ta,Mía ngon đường ngọt trắng ngà dễ ănMạch nha, đường phổi, đường phènKẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiềnĐến Bình Định, quê hương miền đất võ, thì có:Gỏi chính Châu TrúcBánh tráng Tam quanNón lá Gò GăngNem chua chợ huyệnVà thêm món chả cá Đề gi được mọi người ca tụng:Ai về qua cửa Đề gi,Nghe mùi chả cá chân đi không đànhBình Định còn là quê hương của xứ dừạ Dừa Tam quan mọc như rừng, với câu ca truyền tụng từ bao đời naỵCông đêm công uổng công thừaCông đâu gánh nước tưới dừa Tam quanTừ xưa, Bình Định là xứ lắm cá mắm.Nước mắm ngon thì không đâu bằng:Gò Bồi có nước mắm thơmAi đi cũng nhớ cá tôm Gò BồiNhiều nhất là cá chuồn, phải nhắn nhủ người vùng cao Tây Nguyên - nơi có nhiều măng le ngon - đem về miền biển để trao đổi, mua bán:Ai về nhắn với nẫu nguồnMăng le gởi xuống, cá chuồn gửi lênTừ Bình Định vượt đèo Cù Mông vào đất Phú Yên - nơi nổi tiếng có xoài ngon Đá Trắng - được nhắc nhở qua câu:Xoài Đá TrắngSắn Phương lụaPhú Yên cũng là xứ mía đường, nhiều chẳng thua gì Quảng Ngãi - nhất là vùng La Hai, Đồng Bò.Tiếng đồn chợ Xẩm nhiều khoai,Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.Nổi tiếng nhất phải kể đến sò huyết ở đầm Ô Loan, huyện Tuy An và cước cá Phú Câu ở thị xã Tuy Hòa, đã được thi sĩ Tản Đà ca tụng:"Phú câu cước cá, Ô Loan miếng hàn"Vô Khánh Hòa, nơi có nhiều di tích danh lam, phảng phất những nét kiến trúc của nền văn minh Chămpa, có thành phố Nha Trang thơ mộng .... cũng có lắm hải vị sơn hào, như:Yến sào hòn NộiVịt lội Ninh HòaTôm hùm Bình ba (Cam Ranh)Nai khô Thiên KhánhCá tràu Võ CạnhSò huyết Thủy triều (Cam Ranh)Vào đến Phan Rí, Phan Thiết là quê hương của cá mắm ngon được cả nước truyền tụng. Nhờ cà mắm nhiều mà có lắm cuộc tình duyên mặn mà và dí dỏm:Cô kia bới tóc cánh tiênGhe bầu đi cưới một thiên cá mòiChẳng tin giở thử ra coiRau răm ở dưới cá mòi ở trên...Đất đai miền Trung khô cằn, đồng bằng thì nhỏ hẹp nhưng biển cả mênh mông, núi rừng trùng điệp, có lắm miếng ngon vật lạ, sản vật khắp miền .....
² Ẩm thực miền Nam
Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v.
Ăn uống là một bộ phận thiết yếu cấu thành bản sắc văn hóa dân tộc, là một trong những lĩnh vực thể hiện đặc tính của một dân tộc. Trên dải đất Việt Nam ngoài những đặc trưng chung nhất về ăn uống thì vẫn có những khẩu vị riêng của từng vùng, sở dĩ như vậy là do có sự khác biệt về điều kiện địa lý, môi trường sinh thái và nguồn nguyên liệu tại chỗ làm nên thực phẩm… Món ăn của người Việt ở Nam Bộ rất đa dạng, phong phú là một trong những yếu tố độc đáo của văn hóa Việt Nam.
Vùng đất Nam Bộ là một vùng đất mới, vùng đất của những lưu dân. Nam Bộ không có truyền thống hàng ngàn, hàng vạn năm như miền Bắc, miền Trung. Con người rất mạnh bạo cởi mở, cư dân ở đây là những lưu dân từ miền Bắc, miền Trung vào nên còn lưu giữ một số tập tục ăn uống cổ truyền. Tiêu biểu là các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh đó người Việt ở Nam Bộ còn tiếp thu những món ăn của người Chăm, người Khơme, người Hoa…
Ở Nam Bộ phổ biến nhiều món ăn, cách thức nấu ăn của miền Bắc, miền Trung nhưng có cải tiến cho phù hợp với khí hậu thời tiết :
Món bánh xèo chính là di bản của bánh khoái tuy nhiên vị lại khác với bánh khoái…
Do bảo lưu truyền thồng miền Bắc người Việt ở Nam Bộ có hình thức nuôi tôm cá dữ trữ, kỹ thuật chế biến nguồn thức ăn thủy sản phong phú: phơi khô, hong lửa, ướp mắm, làm mắm, muối nước mắm…Từ điều kiện tự nhiên giàu có ưu đãi ngoài món ăn tươi sống người Nam Bộ còn ưa chế biến thực phẩm thành đồ khô dữ trữ ăn dần: khô cá lóc, cá biển, mực, gộc, tôm khô…
Trong bữa ăn thường ngày của cư dân Nam Bộ thường bao gồm cơm, cá, rau. Cư dân Nam Bộ thích ăn mắm…mang phong vị riêng của từng địa phương. Người miền Nam thích ăn cá kho tộ, món cá này được kho trong tô lớn thay vì trong nồi gồm các loại cá đồng: cá lóc, trê, bống, kèo, rô… Món này kho với rất nhiều tiêu cay và mặn. Với món cá khô người Nam Bộ thường chiên hoặc nướng.
Mắm là món ăn được ưa chuộng ở miền Nam. Trước đây trong điều kiện khó khăn người ta chỉ kho mắm với trái cà tím, nếu có điều kiện dư giả người Nam Bộ kho mắm với thịt, cá, mực, tôm. Những món mắm được xem là nổi tiếng ở miền Nam: mắm thái Châu Đốc, mắm ruột cá ở Đồng tháp, mắm ruốc ở Kiên Giang, Vũng Tàu, mắm công, mắm tôm chà ở Gò Công.
Ngoài ra bữa ăn cơm của người dân Nam Bộ còn có các đĩa rau mộc mạc hái trong vườn: bầu luộc, mít non hầm, càng cua, lá nghệ, dắm, lá nhấu, lá lốt, lá me non …trên mâm cơm luôn luôn có môt dĩa mắm ớt. Có một ít xoài tươi, vài lát me.người Nam Bộ thích các món mắm sống với gừng non ăn kèm có khi được chưng lên với gia vị. Món canh phổ biến là canh chua. Vào mùa nóng người ta thường nấu món canh chua, làm bữa cơm trở nên ngon miệng, thích hợp,vừa mát vừa tăng sức khỏe. Canh chua Nam Bộ thường không thể thiếu vị cơ bản là trái me. Ở Nam Bộ còn có món ăn hái từ các loại hoa nhất là vào mùa nước lớn: bông Điên Điển, So Đũa… rất phổ biến.
Trong các bữa tiệc, giỗ, tết, người dân Nam Bộ dọn cho thực khách những món ngon của vùng đất mình, cá nướng, cá hấp, chạo tôm, gỏi, tôm càng nướng, chả giò, thịt bò bảy món, bí cuốn, cua rang muối… Trong những ngày tết cổ truyền thì món ăn truyền thống của người Nam Bộ là thịt heo kho với nước dừa xiêm và trứng vịt ăn kèm với dưa giá, bánh tét và bánh ít nhân mặn hoặc nhân ngọt… Ngoài ra cư dân Nam Bộ còn tiếp thu các món ăn của các dân tộc khác: Ragu gà, gà rô ti ảnh hưởng của Pháp. Món mỳ xào, hủ tiếu xào, cơm chiên Dương Châu ảnh hưởng của người Hoa. Cà ri gà ảnh hưởng của Ấn Độ. Bún Bạc Liêu xuất phát từ món bún nước lèo ảnh hưởng của người Khơme, nhưng món bún Bạc Liêu có thêm mắm ruốc.
Bên cạnh đó còn có nhiều loại bánh ngọt, bánh trái có sự đan xen người Việt và Phương Tây. Bánh truyền thống Miền Trung: bánh Thuẩn, bánh bò nhuộm màu. Bánh Miền Nam: bánh ít nhân đậu, dừa, khoai vạc, chuối nướng, chuối hấp. Các loại chè: trôi nước, khoai môn, bà ba, thập cẩm…
Cùng với các món ngày thường và các món trong dịp giỗ tết thì món nhậu ở Nam Bộ cũng rất đặc biệt, đa dạng, phong phú mang bản sắc văn hóa riêng của của cư dân Nam Bộ.
Thịt chuột đồng ngon nổi tiếng của vùng đông bằng Nam Bộ. Người Nam Bộ chế biến chuột đồng thành những món độc đáo: chuột nấu với lá lốt, ngũ vị hương, chuột kho nước dừa, nướng, bỏ lò, lăn xào. Ngoài ra còn làm cả mắm chuột và khô chuột: thịt chuột thường có nhiều vào mùa lúa chín.
Đuông là món ăn ngon và giàu dinh dưỡng. Đuông giống con sâu to màu trắng ngà, mềm mhũn và béo mẫm. Đuông thường được chế biến bằng cách nhúng Đuông vào bột, chiên bơ.
Thịt rùa là món ngon độc đáo ở Nam Bộ. Rùa xé phay ăn với bánh tráng và đậu phộng, rau răm, lá hẹ, nước mắm ớt. Trứng rùa rất ngon và bổ dưỡng . Khi chế biến món rùa chú ý đến nóng lạnh, môi trường, con người.
Thịt Dơi vừa làm thực phẩm vừa làm thuốc. Thịt dơi bằm viên, ướp sả, xào lăn. Huyết dơi dùng để làm sáng mắt, hạ nhiệt cơ thể.
Người Nam Bộ có thói quen sử dung chất béo, đạm của nước dừa, cơm dừa hàng ngày. Nên tuy người Việt, người Khơme chung sống khá lâu nhưng trong bữa ăn hàng ngày không tiếp thu cách nấu ăn của người Hoa: xào, chiên, chỉ tiếp thu khi nấu trong bữa tiệc hoặc phục vụ cho khách nước ngoài. Dừa là nguồn thực phẩm phong phú dồi dào tạo nên hương vị độc đáo. Nước dừa, cơm dừa vừa là chất đạm vừa là chất béo, phù hợp cư dân vùng khí hậu nóng. Chè nấu nước cốt dừa là hương vị riêng của Nam Bộ.
Phong cách ăn uống của người Nam Bộ là kết quả của sự giao tiếp hòa trộn nhiều tộc người của một vùng đất mới. Cách ăn uống thể hiện ở sự dung hợp, hòa hợp giữa vốn truyền thống của mình với sự giao lưu ảnh hưởng qua lại với tộc người cùng chung sống trên vùng đất mới. Đây không phải là sự dung hợp góp nhặt mà là có cái riêng mang sắc thái Nam Bộ rõ nét thực sự trở thành phong cách, sắc thái ăn uống đặc trưng. Văn hóa ẩm thực Nam Bộ cũng làm giàu thêm sắc thái văn hóa ẩm thực Việt Nam. Cách ăn uống Nam Bộ không đi vào cầu kì, tỷ mỉ, thưởng thức tinh tế của lối sống cách ăn như Miền Bắc, Miền Trung mà thiên về dư dật, phong phú, dồi dào sản vật ít chú ý đến tinh vi, cách nấu cách bày biện món ăn. Người Nam Bộ ăn nhiều, ăn no, ăn thoải mái.
Món ăn của Nam bộ là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của sự giao tiếp nhiều luồng văn hóa Đông Tây, nhiều dân tộc nên yếu tố tiếp biến văn hóa thể hiện rất rõ. Cộng với yếu tố môi sinh tại chỗ đã tạo thành sắc thái văn hóa trong việc ăn uống vừa đa dạng, phong phú vừa đặc thù ở vùng đất Nam Bộ. Đây là mảnh đất hội tụ của những người phiêu bạt, những năm sống dưới sự thống trị của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, kinh tế hàng hóa phát triển vì vậy trong ăn uống mang tính thương mại, ăn uống hàng quán không thể thiếu. Phong cách ăn uống của cư dân Nam Bộ khác với miền Bắc và miền Trung là ăn uống gia đình. Ai đã từng đặt chân lên vùng đất Nam Bộ, được thưởng thức những món ngon độc đáo của Nam Bộ thì khi xa không khỏi luyến lưu mong một ngày trở lại.
² Ẩm thực các dân tộc thiểu số Việt Nam
Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng khắp toàn quốc, ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng biệt. Rất nhiều món trong số đó ít được biết đến tại các dân tộc khác, như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (dân tộc Tày), lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ v.v.
² Ẩm thực Việt Nam trên thế giới
Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, ẩm thực Việt với tất cả những nét đặc sắc của nó dần được biết tới nhiều ở các nước khác như Hàn Quốc, Lào, Trung Quốc và các nước châu Âu có cộng đồng người Việt ngụ cư. Có thể dễ dàng tìm thấy các tiệm ăn Việt Nam ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Cộng hoà Séc, Đức, Ba Lan và Nga. Các món ăn thuần Việt như phở, nem rán và các loại hương liệu đặc biệt như mắm tôm, rau húng rất phổ biến ở những vùng có đông người châu Á, trong đó có người Việt, sinh sống. Tuy nhiên ẩm thực Việt Nam tại các nước trên thế giới đã ít nhiều lai tạp với ẩm thực bản địa, hoặc đã gia giảm, thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của cộng đồng dân cư khắp thế giới.
² Bữa ăn gia đình Việt Nam truyền thống
Người Việt thường ăn phụ vào buổi sáng với các thức quà vặt (như các loại bánh, xôi, cháo, phở, bún). Một bữa ăn chính, đặc trưng của một gia đình Việt Nam diễn ra vào buổi trưa và/hoặc buổi tối, thông thường là khi gia đình đã tụ họp đông đủ. Bữa ăn c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHOA (64).doc