Đề tài Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf (Probiotic) trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Yêu cầu 2

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1. Khái quát về probiotic 3

2. Cơ chế tác dụng của probiotic 4

3. Cơ sở khoa học của chăn nuôi lợn nái sinh sản 7

3.1. Đặc điểm di truyền về khả năng sinh sản của lợn nái 7

3.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái 8

4. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn con và các yếu tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng 11

4.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hoá lợn con 11

4.2. Hoạt động của enzyme tiêu hoá 11

4.3. Tập ăn cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ 12

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 13

1. Những công trình nghiên cứu trong nước 13

2. Những nghiên cứu ở ngoài nước 15

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

1. Đối tượng nghiên cứu 18

2. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 19

2.1. Nội dung nghiên cứu 19

2.2. Chỉ tiêu theo dõi 19

3. Phương pháp nghiên cứu 20

3.1. Thiết kế thí nghiệm 20

3.2. Thí nghiệm đối với lợn nái 20

3.3. Thí nghiệm đối với lợn con 20

4. Địa điểm và thời gian thực tập 21

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

1. Bổ sung Biosaf trong thức ăn lợn nái 23

1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái 23

1.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến sự hao mòn của lợn nái 26

1.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến thời gian động dục trở lại 30

1.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng tiết sữa của lợn nái 31

2. Bổ sung Biosaf trong thức ăn lợn con 32

2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng thu nhận thức ăn của lợn con giai đoạn (7 – 21 ngày) 32

2.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng phòng bệnh tiêu chảy của lợn con (7-21 ngày) 36

2.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến tăng trưởng của lợn con trong giai đoạn (7 -21 ngày) 39

2.4. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm Biosaf trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con 43

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46

A. KẾT LUẬN 46

B. ĐỀ NGHỊ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf (Probiotic) trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Mục tiêu của chăn nuôi lợn nái sinh sản là sản xuất ra số lợn con cai sữa/ nái/năm cao, giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên mục tiêu này bị tác động bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố cơ bản là nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn con, giảm tỷ lệ còi cọc, tỷ lệ chết ở lợn con, giảm hao mòn cơ thể lợn nái, rút ngắn thời gian động dục của lợn nái. Tuy nhiên để làm tăng thu nhận thức ăn và tiêu hoá thức ăn, giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa. Trong nhiều năm qua, việc sử dụng kháng sinh như là chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, hạn chế tính nhạy cảm của lợn con đối với một số vi sinh vật có hại như: Salmonella, Eacherichia coli, Clostridium, cũng như kích thích sinh trưởng nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn tăng khả năng hấp thu thức ăn của lợn con đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gây ra sự kháng kháng sinh, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm làm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng. Hiện nay người ta đang lựa chọn một số loại thức ăn bổ sung như : Probiotic, Prebioic, axit hữu cơ, enzyme tiêu hoá…để thay thế cho việc bổ sung kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, giảm sự kháng kháng sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thực tế chăn nuôi lợn nái sinh sản hiện nay vấn đề lan giải đặt ra, tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy trong giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa tăng. Làm tăng tỷ lệ chết, tăng tỷ lệ còi cọc của lợn con , làm giảm năng suất chăn nuôi lợn nái. Biosaf là chế phẩm sinh học có tác dụng hạn chế bệnh tiêu chảy ở lợn con. Xuất phát từ vấn đề thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf (Probiotic) trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa” 2. Mục đích nghiên cứu - Bổ sung chế phẩm Biosaf trong khẩu phần của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa nhằm: + Tăng khả năng tiết sữa, rút ngắn thời gian động dục trở lại, giảm tỷ lệ hao mòn cơ thể lợn mẹ. + Tăng khả năng sinh trưởng, khả năng phòng bệnh tiêu chảy, khả năng thu nhận thức ăn và chuyển hoá thức ăn của lợn con theo mẹ. 3. Yêu cầu - Theo dõi, ghi chép đầy đủ, chính xác - Số liệu thu thập được phải đảm bảo tính khách quan PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái quát về probiotic Thuật ngữ probiotic được đưa đầu tiên bởi Lilly và Stillwell (1965) để mô tả những yếu tố kích thích sinh trưởng được sản sinh bằng vi sinh vật. Probiotic được bắt nguồn từ gốc Hy Lạp với nghĩa trợ sinh (prolife). Fuller (1989) định nghĩa probiotic như một loại thức ăn bổ sung vi sinh vật sống, có tác động có lợi đến động vật chủ nhờ khả năng duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Năm 1989, US FDA (Food and Drug Administriation) đã yêu cầu những nhà sản xuất dùng thuật ngữ vi sinh vật được cho ăn trực tiếp là DFM (Direct Fed Microbials) hơn là dùng probiotic. FDA định nghĩa DFM như một nguồn vi sinh vật sống tìm thấy trong tự nhiên, nó bao gồm cả vi khuẩn, nấm mốc nấm mem (trích dẫn bởi Lã Văn Kính,1998) Bệnh tiêu chảy ở con vật non đặc biệt là ở lợn con thường xảy ra sau khi nhân tố gây bệnh đã phát triển quá mức. Khi nhân tố gây bệnh tấn công vào tế bào vách ruột, sản sinh độc tố. Để hạn chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước kia người ta thường bổ sung kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay việc sử dung kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gây ra nhiều tác hại. Nên probiotic được coi như là trái ngược với kháng sinh, kháng sinh huỷ diệt cuộc sống còn Probiotic xây dựng và thúc đẩy cuộc sống. Probiotic là thành phần thức ăn vi sinh vật sống có khả năng di chuyển trong đường tiêu hoá và cư trú ở kết tràng sẽ chế ngự các vi khuẩn có hại. Nồng độ vi khuẩn ở mức tối thiểu là 106 – 108 vi khuẩn phát triển/gam thức ăn (đơn vị này tính theo khuẩn lạc, tức là số lượng vi khuẩn phát triển). Thông thường nó được sản xuất từ các vi khuẩn sống có trong đường ruột của con vật, sau đó đem nuôi cấy. Nó là một chế phẩm thương mại dạng khô hoặc dạng lỏng (thường được sản xuất ở dạng bột) trong đó thường chỉ có một loại hoặc vi khuẩn hoặc nấm men, khi vào trong đường ruột các loại này đều sống được để tác động vào quần thể vi sinh vật đường ruột. 2. Cơ chế tác dụng của probiotic  Theo tài liệu của Han Poong indutry Co.,Ltd (2002), Fuller (1992), Fuller (1989), Saarela và ctv (2000), Lã Văn Kính (1998), cơ chế tác dụng của probiotic như sau: - Duy trì hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách loại trừ cạnh tranh và bằng hoạt động đối kháng. Ngăn cản sự sinh trưởng của các vi khuẩn có thể gây bệnh. Cạnh tranh bao gồm: Cạnh tranh về vị trí bám dính trên nhung mao ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bởi vi sinh vật. Kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi như vi khuẩn nhóm Lactobacillus, giảm các vi khuẩn nhóm Clostriadia. Nhiều nghiên cứu chứng minh probiotic ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonella typhimurium. Việc ức chế khả năng bám dính của vi sinh vật gây bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của chúng, từ đó probiotic được coi như giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột. - Tăng lượng thức ăn thu nhận và khả năng tiêu hoá: Probiotic kích thích tính thèm ăn, làm tăng tích luỹ mỡ, Nitrogen, Ca, P, Cu, Mn , tiết các enzyme tiêu hoá như α amylase, cellulase, lipase, protease (Han poong Industry Co., Ltd., 2001). - Tăng cường tổng hợp Vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12, tăng cường trao đổi chất giảm tiêu tốn thức ăn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Giảm tính kém chịu đựng với lactose, giảm triệu chứng GERD (bệnh ngược dạ dày thực quản), giảm dị ứng, giảm phản ứng viêm, giảm Cholesterol trong huyết thanh, kích thích khả năng miễn dịch và tăng cường đáp ứng miễn dịch (tác động đối với hệ miễn dịch ở niêm mạc ruột). - Làm giảm hoạt tính urease trong chất chứa ruột non, ngăn chặn tổng hợp những amin độc, giảm nồng độ NH3 trong phân gia súc, gia cầm, do đó ảnh hưởng có lợi đến môi trường. - Tăng cường quá trình trao đổi chất: Tăng hoạt tính của enzyme tiêu hoá, tăng sản sinh các axit béo bay hơi (axit Lactic, Propionic, Axetic, Succinic), tăng tiêu hoá protein và chất bột đường ở lợn con. - Tăng khả năng miễn dịch: yếu tố được xác định có vai trò kích thích hệ thống miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn (peptidoglycan). Sự phân huỷ Peptidoglycan tạo ra chất muramyl peptid có tác dụng kích thích hoạt động của đại thực bào (Tannock, 1997). Saarela và ctv (2000), cho rằng khả năng bám vào niêm mạc ruột của Probiotic tạo nên sự tương tác giúp probiotic tiếp xúc với hệ thống lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch, nhờ đó thúc đẩy hiệu quả miễn dịch và tạo nên sự ổn định của hàng rào bảo vệ của ruột. Sản phẩm Probictic thường là tổ hợp các vi sinh vật có ích như: Lactobacillus, Bacillus, Steptococcus, saccharomyces, Candida... Biosaf là một trong những chế phẩm sinh học của probiotic mà thành phần của chế phẩm: Saccharomyces cerevisiae. Biosaf là chế phẩm 100% nấm men được sản xuất và làm khô để duy trì các tế bào sống ở nồng độ cao (10 tỷ đơn vị khuẩn lạc/g), Biosaf được sản xuất từ chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae đã được chọn lọc đặc biệt (một loại nấm đơn bào vô cùng nhỏ). Quy trình sản suất Biosaf  Lợi ích của Biosaf đối với vật nuôi Ngăn chặn nhân tố gây bệnh Kích thích phát triển những kháng thể không đặc hiệu Sản xuất ra những Vitamin Bảo vệ tế bào vách ruột Ngăn chặn độc tố Kháng lại nhân tố gây bệnh. Đặc tính lý hoá: Vật chất khô (DM): 92,9% Protein thô (DM): 39% - 47% P2O5 (DM): 1,7% - 2,4% Tổng Gluxit (DM): 35% - 45% Lipit trung bình (DM): 5% -7% Chất khoáng (DM): 4% - 7% Đặc tính vi sinh vật: Tổng Coliform: <1000/g men khô Eacherichia coli: <10/g men khô Salmonella: không có trong 25g men khô Staphylococcucs aureus: 10/g men khô Tổng số trung bình sống: > 8.109 CFU/g men khô 3. Cơ sở khoa học của chăn nuôi lợn nái sinh sản 3.1. Đặc điểm di truyền về khả năng sinh sản của lợn nái Đối với người chăn nuôi lợn nái sinh sản, khả năng sinh sản của lợn nái là yếu tố quan tâm hàng đầu. Năng suất sinh sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái, nhưng xét về mặt di truyền và ứng dụng vào chọn giống thường chú trọng tới một số tính trạng năng suất sinh sản nhất định. Holness (1994) và Vandersteen (1986) (theo Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005)), cho rằng các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu cho phép đánh giá lợn nái bao gồm: tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con/ổ, thời gian động dục trở lại. Các tính trạng phản ánh năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp vì vậy chúng chiụ ảnh hưởng lớn của điều kiện môi trường: Dinh dưỡng, mùa vụ, phương thức phối giống, thời điểm phối giống, đực giống, chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại, khả năng phòng trừ dịch bệnh. Để tăng hiệu quả chọn lọc cần phải tìm biện pháp để nâng hệ số di truyền các tính trạng số lượng, tăng khả năng tương tác giữa các gen. 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Các chỉ tiêu đánh năng suất sinh sản lợn nái: Để đánh giá một cách đúng đắn năng suất sinh sản của lợn nái cần xác định các chỉ tiêu cơ bản. Theo Trần Đình Miên (1996), cho rằng khi khảo sát và đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái cần chú ý các chỉ tiêu: tuổi thành thục sinh dục, chu kỳ động dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian mang thai và số con đẻ ra/lứa. Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996) và Leugault (1980), cho rằng số lợn con cai sữa/nái/năm là chỉ tiêu thể hiện sự đánh giá đúng đắn chính xác nhất về năng suất sinh sản của lợn của lợn nái. Cũng theo Leugault, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến số lượng lợn con cai sữa/nái/năm bao gồm: số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau. Kết quả nghiên cứu của Harmond (1994), các chỉ tiêu đó gồm: tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống/ổ, khoảng cách lứa đẻ, thời gian cai sữa. Ở Việt Nam vào những giai đoạn khác nhau đã có những tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái như: Số con đẻ ra còn sống/lứa, khối lượng cai sữa/lứa, tuổi đẻ lứa đầu với lứa đẻ 1 hoặc khoảng cách giữa 2 lứa đẻ với lợn nái từ lứa 2 trở đi (Theo TCVN-1647-82, TCVN-3666-89) hoặc (TCVN 1280-81-1282-81), trong đó quy định tiêu chuẩn cụ thể cho từng khu vực chăn nuôi. Trong điều kiện chăn nuôi dù là chăn nuôi lợn nái bất cứ khu vực nào thì thời gian cho con bú của lợn nái cũng thấp hơn 60 ngày, các trại chăn nuôi với quy mô trung bình và nhỏ hiện nay cũng đã thực hiện được tách con vào 21 ngày tuôi. Đó là một yếu tố góp phần làm tăng năng suất sinh sản của lợn nái. Theo Nguyễn Khắc Tích (2002), khả năng sản xuất của lợn nái chủ yếu được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái/năm. Từ đó cho thấy số lợn con cai sữa/nái/năm phụ thuộc vào 2 yếu tố: số con đẻ ra/lứa, số lứa đẻ/nái/năm. Số con đẻ ra còn sống là số con sống sau khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng, không tính những con có khối lượng <0,5kg đối với lợn ngoại. Chỉ tiêu này cho biết khả năng đẻ nhiều hay ít con của lợn nái, kỹ thuật chăm sóc lợn nái chửa, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, chất lượng tinh dịch của đực giống. Tỷ lệ sống đến 24 giờ sau khi đẻ: tỷ lệ này không bảo đảm đạt 100% do nhiều nguyên nhân như lợn con chết khi đẻ ra, thai gỗ, thai non, chết do mẹ đè. Số lợn con cai sữa/lứa: đây là chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện trình độ chăn nuôi lợn nái sinh sản. Nó quyết định năng suất và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh tế của quá trình chăn nuôi. Thời gian cai sữa tùy thuộc trình độ chăn nuôi bao gồm kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh. Số lợn con cai sữa/lứa đẻ tùy thuộc kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nuôi con, nuôi lợn con trong giai đoạn theo mẹ cũng như khả năng tiết sữa của lợn mẹ và khả năng phòng bệnh của lợn con. Mặt khác số con cai sữa/lứa phụ thuộc vào số con để nuôi. Nên tiêu chuẩn hóa số con để nuôi/lứa là 8-10 con, nếu số con nhiều hoặc ít hơn cần có sự điều phối giữa các lợn nái. Số con cai sữa/lứa phụ thuộc vào tỷ lệ nuôi sống. Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa chịu ảnh hưởng của một số nhân tố: ỉa chảy 10,8%; bệnh đã biết 9,8%; bệnh chưa biết 13,1%; bị đói 19,9%; bị đè 43,2%; nguyên nhân khác 3,2%. Lợn con trước cai sữa thường bị chết với các nguyên nhân và tỷ tỷ chết khác nhau: Di truyền 4,5%; nhiễm khuẩn 11,1%; mẹ đè; thiếu sữa 50%; dinh dưỡng kém 8%; nguyên nhân khác 26,4%. Số lứa đẻ/nái/năm: Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng quan trọng của thời gian nuôi con và số ngày bị hao hụt (thời gian chờ phối, mang thai giả, sảy thai, chết thai...). Trước kia ở nước ta thời gian cai sữa cho lợn con trung binh ở ngày thứ 60, hiện nay tùy điều kiện cụ thể thời gian này đã rút ngắn xuống còn 21-28 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đàn con, chất lượng đàn con nói lên năng suất của lợn nái đồng thời phản ánh trình độ chăn nuôi của cơ sở hoặc người chăn nuôi. Khối lượng sơ sinh toàn ổ: khối lượng đàn con được cân sau khi đỡ đẻ xong, chưa cho bú sữa đầu. Đó là khối lượng của tất cả lợn con đẻ ra còn sống, phát dục bình thường. Chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển sau này của đàn con. Khối lượng 21 ngày tuổi toàn ổ: được sử dụng để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ và khả năng tăng trọng của đàn con. Tại ngày thứ 21 sau đẻ khả năng tiết sữa của lợn mẹ đạt đỉnh cao về số lượng và chất lượg sau đó giảm dần. Đây chính là cơ sở của việc vận dụng để cai sữa sớm cho lợn con ở ngày thứ 21. Độ đồng đều của đàn con: được thể hiện qua tỷ lệ đồng đều, cho phép đánh giá được khả năng nuôi con của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho lợn con. Nếu sự chênh lệch khối lượng giữa cá thể nhỏ nhất và cá thể lớn nhất càng thấp thì độ đông đều càng cao. Tỷ lệ hao mòn của lợn nái: sau khi mang thai, đẻ, nuôi con, lợn mẹ có sự thay đổi về khối lượng, nếu gầy sút quá sẽ ảnh hưởng tới thời gian động dục trở lại của lợn nái và ảnh hưởng tới năng suất lứa tiếp theo. Nếu lợn nái có chất lượng, số lượng sữa tốt thì nhất định sẽ bị hao mòn thể trạng. Tỷ lệ hao mòn trung bình là 15-16%. Sự hao mòn lợn mẹ thay đổi theo các lứa đẻ lớn nhất ở lứa đẻ thứ 5, sau đó giảm dần ở các lứa thứ 6, thứ 7. Lợn mẹ hao mòn có ảnh hưởng tới số trứng rụng ở chu kỳ sau (Lê Thị Minh Hoàng, 2004). Khoảng cách lứa đẻ: số ngày tính từ ngày đẻ lứa trước đến ngày đẻ lứa tiếp theo gồm thời gian chờ động dục trở lại sau cai sữa, phối giống có chửa và thời gian nuôi con. Nếu khoảng cách lứa đẻ ngắn thì số lứa đẻ/nái/năm tăng lên. Trong 3 yếu tố cấu thành khoảng cách lứa đẻ thì thời gian có chửa không thể rút ngắn được, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để rút ngắn khoảng thời gian nuôi con con lại. Hiện nay đã áp dụng cai sữa sớm cho lợn con ở 21 ngày tuổi và cho lợn nái ăn theo chế độ phù hợp nhằm rút ngắn thời gian động dục trở lại sau cai sữa. 4. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn con và các yếu tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng 4.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hoá lợn con Theo Trần Văn Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985), bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh. Lợn con sơ sinh, dung tích dạ dày nhỏ, đến 10 ngày tuổi tăng lên gấp 3 lần, sau 20 ngày sức chứa của dạ dày đạt 200ml, đến 2 tháng tuổi có thể chứa 2lít. Ở những ngày đầu, dung tích của ruột non khoảng 100ml, 20 ngày sau tăng lên 7 lần, đến tháng thứ 3 đạt được 6lít. Ruột già ở lợn con sơ sinh có dung tích 40-50 ml, 20 ngày sau tăng lên 100ml, sau đó tăng rất nhanh cả về trọng lượng lẫn chiều dài ruột. 4.2. Hoạt động của enzyme tiêu hoá Lợn con sơ sinh, sự phân tiết enzyme tiêu hoá ở dạ dày và ruột non rất kém, chỉ đủ để tiêu hoá các loại thức ăn đơn giản, dễ tiêu như sữa mẹ (Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên,Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, 2001). Khả năng tiết acid Chohydric (HCL) của dạ dày rất ít chỉ đủ để hoạt hoá men pepsinogen thành pepsin. Do lượng pepsin hoạt động yếu, sự tiêu hoá protein sữa nhờ enzyme Trypsin của tuyến tụy. Mặt khác, lượng HCL tự do quá ít không đủ làm tăng độ toan của dạ dày do đó không ức chế được sự phát triển của vi sinh vật có hại, các vi sinh vật có hại vẫn phát triển mạnh và gây tiêu chảy ở lợn con. Trong hai tuần tuổi đầu tiên, lợn con không sử dụng được glucid do thiếu men enzymen amylase của tuyến tụy và maltose của ruột. Amylase của nước bọt tiết nhiều nhất vào lúc 2-3 tuần tuổi sau đó giảm 50%. Amylase của tuyến tuỵ được tiết mạnh từ tuần thứ 3-5. Do đó thời kỳ này có thể cai sữa cho lợn con được. Maltase đạt tối đa ở tuần thứ 4-5, còn saccharase chỉ xuất hiện sau 2 tuần tuổi. Hoạt tính của enzyme lipase từ lúc sơ sinh đến 1 tháng tuổi rất cao, sau đó giảm rõ rệt theo tuổi. Trước 20 ngày tuổi đến 1 tháng dạ dày lợn con không tiêu hoá được prôtêin thực vật. Hoạt tính của enzyme lactose cũng giảm dần theo lứa tuổi. Ở lợn một tháng tuổi, lượng dịch tiêu hoá của do các tuyến tiêu hoá chính (nước bọt, dạ dày, tuyến tuỵ, ruột) tiết trong một ngày đêm khoảng 1,2-1,7 lit (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1985). Số lượng và hoạt tính của các enzyme tiêu hoá sẽ tăng dần theo ngày tuổi và đến tuần thứ 7 mới đạt được mức độ như ở lợn trưởng thành. 4.3. Tập ăn cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng cho lợn con ăn thêm trong giai đoạn bú sữa sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong các giai đoạn sau cai sữa, đặc biệt khi năng suất sữa của lợn mẹ thấp (Flower, 1985). Hoạt tính của enzyme Saccharase, maltase, trypsin, amylase tuyến tụy tăng lên đáng kể ở những lợn con được ăn thêm thức ăn trong giai đoạn bú sữa. Việc tập ăn cho lợn con ăn được nhiều thức ăn trong thời gian bú sữa không những không làm giảm sự teo đi của lông nhung mà còn làm giảm khả năng nhiễm E.coli và tỷ lệ tiêu chảy của lợn con trong giai đoạn sau cai sữa (Ruth Miclat – Sonac, 1996). Lợn con thường được cho ăn thức ăn tập ăn trong giai đoạn theo mẹ để cung cấp thêm năng lượng và dễ dàng sử dụng thức ăn hỗn hợp thay thế cho sữa khi cai sữa. Theo Newby và cộng sự (1985), cho rằng nếu tập ăn cho lợn con chậm và số lượng thức ăn tiêu thụ ít (<100gam/con/trước khi cai sữa), có thể làm cho lợn con mẫn cảm hơn với mầm bệnh trong một vài loại thức ăn. Tiêu chảy sau cai sữa có thể do rối loạn hấp thu và mất điện giải kết hợp với giảm tính thèm ăn làm cho năng suất sau cai sữa bị giảm (Miler và cộng sự, 1986). Vì vậy cho lợn con tập ăn sớm trong giai đoạn bú sữa và lượng thức ăn được tiêu thụ có thể làm tăng khả năng chống chịu với mầm bệnh. Ngày nay các trang trại có quy mô lớn, chăn nuôi theo hướng công nghiệp thường cho lợn tập ăn vào ngày thứ 7 sau khi sinh. Lượng thức ăn tiêu thụ không nhiều nhưng giúp cho lợn làm quen với thức ăn dạng khô và kích thích quá trình tiết men tiêu hoá để đáp ứng với nhu cầu tiêu hoá ngay sau cai sữa. Thức ăn tập ăn cung cấp cho lợn con có hàm lượng dinh dưỡng cao, cân bằng theo nhu cầu của giai đoạn sinh trưởng. Thức ăn tập ăn được xử lý giúp lợn dễ tiêu hoá, hấp thu và tránh gây rối loạn tiêu hoá cho lợn con. II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1. Những công trình nghiên cứu trong nước Năm 1996, Phạm Văn Toản và cộng sự đã bước đầu sản xuất chế phẩm thức ăn bổ sung gồm 2 nhóm vi sinh vật: vi khuẩn phân giải cellulose C1, C2, C3 và vi khuẩn lên men Lactic L1, L2 thử nghiệm trên chim cút. Hiệu quả của chế phẩm được đánh giá theo các chỉ tiêu: mật độ vi sinh vật (VSV) trong đường tiêu hóa của chim cút, tăng trọng, sức đẻ, hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn. Kết quả đã đạt được: mật độ VSV tăng nhièu lần (10-20 lần) ở diều, dạ dày cơ và manh tràng; tăng trọng cao hơn 8g/con; tỷ lệ đẻ tăng 14%; hiệu quả tiêu hóa chất xơ tăng 4% và hiệu quả hấp thu NH3 tăng 0,73%; giảm giá thành sản xuất 1 quả trứng từ 119 đồng xuống 80 đồng. Lê Thị Tài (1996), sử dụng biseptol và biosubtyl kết hợp chloramphenicol trong điều trị loạn khuẩn đường ruột ở lợn con và chó con đã thu được kết quả tốt. Trên lợn con sau cai sữa, tỷ lệ khỏi bệnh khi dùng thuốc là: biseptol 80% chloramphenicol 70%, biosubtyl 68%, Biseptol + biosubtyl 98% và chloramphenicol + biosubtyl là 95% và chloramphenicol 80%. Lưu Thị Uyên (1999), sử dụng chế phẩm EM (Effective Microorganisms) của Nhật Bản trong phòng ngừa và điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn, cho thấy số lượng vi khuẩn E.coli trong 1 g phân giảm từ 31,1 – 80,95 triệu vi khuẩn. Với việc sử dụng chế phẩm EMTK21 trong điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con, Phạm Thế Sơn (2000), xác nhận kết quả khỏi bệnh đạt 78% trên lợn con 1 – 7 ngày tuổi, 82% trên lợn con 8 – 12 ngày tuổi, 15 – 21 ngày tuổi 77,8% và 83,1% ở lợn con 22 – 30 ngày tuổi. Phan Ngọc Kính (2001), sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi heo thịt. Cho thấy chênh lệch tăng trọng so với đối chứng tăng từ 20 – 34%, tỷ lệ thịt xẻ tăng 1,3%, tỷ lệ nạc tăng 5,5%. Năm 2001, Nguyễn Duy Hoan và Trần Thị Kim Oanh nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi gà thả vườn đã ghi nhận kết quả: tăng trọng cao hơn đối chứng 8,04% (P<0,01), tiêu tốn thức ăn giảm 7,17%; tỷ lệ thịt xẻ tăng 0,75% và giảm được mùi hôi trong chuồng trại. Cũng trong năm 2001, Phạm Diệp Ngân tiến hành thí nghiệm gồm 5 lô: lô 1 cả lợn con theo mẹ và lợn con đều không được trộn vào thuốc vào thức ăn (đối chứng), lô 2 lợn mẹ không ăn thuốc nhưng lợn con được bổ sung norfloxacin, lô 3 lợn mẹ cũng không ăn thuốc nhưng lợn con ăn thức ăn có bổ sung Acid pack – way, lô 4 lợn mẹ ăn thức ăn trộn Paciflor còn thức ăn heo con được trộn norflorxacin, lô 5 heo mẹ cũng được ăn thức ăn có Paciflor còn lợn con thì ăn thức ăn có Acid pack – way. Kết quả thu được cho thấy ở các lô có bổ sung thuốc hay chế phẩm sinh học đều có tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ ngày con tiêu chảy và tỷ lệ tái phát thấp hơn so với lô đối chứng từ 3 – 7%. Tạ Thị Vịnh và cộng sự (2002), sử dụng chế phẩm VITOM1.1 và VITOM3 của Nga trong phòng trị đường tiêu hóa trên lợn con và gà, kết quả cho thấy, tăng trọng trên lợn tăng 6%, tỷ lệ tiêu chảy phân trắng giảm 11%, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100% và không có tái phát (VITOM3); tăng trọng trên gà tăng 11,8%, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99% (VITOM 1.1 và VITOM3). Khi so sánh hiệu quả điều trị tiêu chảy trên lợn con sơ sinh đến 3 tuần tuổi giữa VITOM 1.1 và các kháng sinh norcoli, octacin-en, colistin, tác giả ghi nhận tỷ lệ khỏi bệnh ở lô dùng VITOM là 100%và tỷ lệ tái phát 25% trong khi ở lô dùng kháng sinh tỷ lệ khỏi bệnh là 80,7% và tỷ lệ tái phát 52,38%. Phạm Khắc Hiếu và ctv (2002), nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của chế phẩm EM1 đã cho thấy chế phẩm EM1 có tác dụng ức chế đối với E.coli, Salmonella, Klebsiella, Shigella, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus, Clostridium perfringens, Sarcina lutea,. Kết quả kiểm tra số lượng vi khuẩn E.coli trong 1 g phân lợn sau khi dùng EM1 cho thấy giảm 7% ở lợn 1-21 ngày tuổi; giảm 5,3% ở lợn 22 – 60 ngày tuổi (phòng bệnh); giảm 93% ở lợn 1 – 21 ngày tuổi; giảm 53,6% ở lợn 22 – 66 ngày tuổi (điều trị tiêu chảy). Lê Thị Phượng (2001), ghi nhận hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy ở heo con của các chế phẩm sinh học Paciflor và Pacicoli như sau: Chế phẩm Paciflor bổ sung trong thức ăn của lợn nái mang thai giai đoạn cuối và liên tục trong 28 ngày sau khi sinh đã làm giảm số lượng vi khuẩn E.coli trong phân heo nái và heo con, giảm tỷ lệ tiêu chảy của lợn con theo mẹ; lợn con ăn thức ăn bổ sung Paciflor hoặc Pacicoli thì số lượng vi khuẩn E.coli trong phân giảm, giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng trọng tuyệt đối tăng. Nguyễn Hữu Hiếu (2001), cùng ghi nhận kết quả tương tự khi bổ sung Paciflor và Pacicoli trong thức ăn lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa đã giảm tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ ngày con tiêu chảy và tỷ lệ tái phát so với lô đối chứng không bổ sung. Trần Thị Thu Thủy (2003), kết quả nghiên cứu sử dụng chế phẩm Probiotic (Organic Green) trong phòng ngừa và điều trị tiêu chảy trên lợn con giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa, cho thấy tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con giai đoạn theo mẹ giảm 1,5 – 3%; giảm 1,5 – 5,7% trên lợn con cai sữa; tỷ lệ chết giảm 2 – 6% trên lợn con theo mẹ, trên lợn con cai sữa tỷ lệ chết bằng không. 2. Những nghiên cứu ở ngoài nước Lema và ctv (2001), dùng probiotic với các vi sinh vật Lactobacillus acidophilus (lô 1), Streptococus faecium (lô 2), hoặc phối hợp giữa Lactobacillus acidophilus với Streptococcus faecium (lô 3), hoặc giữa Lactobacillus acidophilus, Streptococcus faecium , Lactobacillus caseis, L. fermentum và L. plantarum (lô 4) trộn trong hức ăn cho cừu ăn liên tục 7 tuần liên tục với liều 6 x 106 CFU/kg thức ăn để khảo sát sự bài thải của vi khuẩn E.coli O257:H7. Kết quả nghiên cứu cho thấy lô 4 có sự bài thải vi khuẩn E.coli trong phân thấp hơn các lô khác một cách rất có ý nghĩa. Reverdin và ctv (1996), khảo sát tác dụng của nấm men Saccharomyces cerevisiae trên dê sữa về sự sản xuất acid béo bay hơi và năng suất sữa. Kết quả thử nghiệm cho thấy không có sự khác biệt về năng suất sữa giữa các lô thí nghiệm; hàm lượng protein, lactose, khoáng chất, vật chất khô và urê trong sữa cũng không có sự khác biệt. Tuy nhiên, lô sử dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của việc bổ sung Biosaf (Probiotic) trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa.doc
Tài liệu liên quan