Đề tài Bảo vệ nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước tỉnh Sơn La

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh với lợi thế rất lớn về tiềm năng thuỷ điện, hàng loạt các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ đang đựơc xây dựng. Đặc biệt, có các công trình có tầm cỡ lớn khu vực như: thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Huổi Quảng, . Quá trình xây dựng thủy điện và hàng loạt các công trình hạ tầng phụ trợ một mặt đem lại lợi ích không nhỏ cho hoạt động của các ngành kinh tế và cải thiệt đời sống sinh hoạt của người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, một mặt tác động cơ học tới dòng chảy và hệ sinh thái nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, số lượng và sự đa dạng sinh học của nguồn nước. Tạo ra một hệ sinh thái mới, nhiều khi bất cân bằng với điều kiện tự nhiên khu vực, gây ô nhiễm và các tác động tiêu cực khác tới tài nguyên nước.

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo vệ nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều ở vùng: Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai. Hệ thống suối thường bị cạn trong mùa khô và có nhiều suối cụt chảy vào các hang hốc Karst ngầm. ở vùng núi cao nước xuất lộ với mật độ không dày, lưu lượng nhỏ và nhiều điểm lộ về mùa khô không xuất hiện. 2. Về tài nguyên nước dưới đất: - Tài nguyên nước dưới đất của Sơn La hạn chế. Chủ yếu tập trung trong 2 tầng: + Nước lỗ hổng: diện tích nhỏ xấp xỉ 40km2 ven sông, suối vùng Phù Yên,... và không có ý nghĩa trong việc cung cấp nước. + Nước khe nứt vùng núi đá vôi: Phân bố rộng khắp, F=2300 km2 (chiếm 16% diện tích của toàn tỉnh), Lưu lượng từ 1 -:- hàng trăm l/s; ở sâu từ 60-80mét, có khi lên tới120 mét; vùng thị xã Sơn La bùn lấp nhiều, chứa ít nước, vùng Mộc Châu giàu nước và nước thích hợp cho sinh hoạt. Trữ lượng của nước dưới đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên của khu vực. Nhìn chung, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La còn chưa phổ biến, điều này một phần phụ thuộc vào sự phân bố của nước dưới đất trên địa bàn tỉnh rất hạn chế (chủ yếu tập trung vùng cao nguyên Mộc Châu và Phù Yên, khu vực thị xã Sơn La bùn lấp nhiều, chứa nước ít....). Vùng đô thị Sơn La nước dưới đất chủ yếu chứa trong đá vôi T2ađg2 và T2ađg1. Các đá lục nguyên thuộc P2-T1yd và T2lnt chủ yếu là sét bột kết xen kẹp đá phiến sét vì vậy thường không có khả năng chứa nước. Phun trào bazơ P2ct cũng không phải là đối tượng có thể chứa nước. 3. Tình hình khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Sơn La: + Tổng lượng nước hiện đang sử dụng: 320 triệu m3/năm (tưới chiếm 73%, thủy sản chiếm 16%, sinh hoạt chiếm10%, các lĩnh vực khác chiếm1%). + Thị xã Sơn La: Nước sinh hoạt khoảng 10.000 m3/ngày (Trong đó: nước mặt chiếm 50%, nước dưới đất chiếm 50%). + Khu vực Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên, chủ yếu dùng nước dưới đất khoảng xấp xỉ 9.000m3/ngày. + Công tác cấp nước sạch nông thôn hiện nay: được hơn 39%, chủ yếu là nguồn nước dưới đất. + Nước thải không nhiều nhưng đang làm gia tăng ô nhiễm. * Nước thải sản xuất: 2 triệu m3/năm. * Xả thải nước sinh hoạt: Khu vực thị xã Sơn La, Mường La, các thị trấn khác khoảng 3,5 triệu m3/năm. * Hầu hết nước thải đều chưa qua xử lý. 4. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước: Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã được chuyển giao từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sang Sở Tài nguyên và Môi trường từ tháng 10/2003. Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước đã được hoàn thiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cụ thể: tại tỉnh là Phòng tài nguyên Khoáng sản, Nước và Khí tượng thuỷ văn, tại các huyện là phòng Tài nguyên và Môi trường. - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 184/2004/QĐ-UB ngày 20/12/2004 v/v Ban hành qui định phân cấp quản lý Nhà nước về Đất đai, Tài nguyên và Môi trường. - Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng: - Gửi các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên nước đến các phòng quản lý Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, thị xã. + Số giấy phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước dưới đất: chưa có. + Số giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt: 01 giấy phép (khai thác nước mặt phục vụ phát điện, công trình thuỷ điện Suối Tân, Mộc Châu). Các nội dung cụ thể của công tác quản lý tài nguyên nước: - Nghiên cứu, phổ biến, quán triệt các văn bản pháp lý của Nhà nước đã ban hành trước hết trong các cán bộ quản lý nhà nước về tài nguyên nước cũng như các ban, ngành có liên quan. Đồng thời soạn thảo các quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện các văn bản trên cho phù hợp với tình hình thực tiễn; - Xây dựng và tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức có chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở tỉnh, xây dựng cơ chế phối hợp giữa phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. - Thực hiện việc giám sát việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và các cam kết về khai thác, bảo vệ và sử dụng nguồn nước trong địa bàn tỉnh (đặc biệt là các lưu vực sông lớn nơi xây dựng các công trình như: thuỷ điện Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Chiến, Bản Chát...) và các khu tái định cư. - Thực hiện việc cấp phép và giám sát việc thực hiện các giấy phép về tài nguyên nước theo thẩm quyền và phân cấp. - Nắm được nhu cầu dùng nước của các ngành, điều hoà, phân phối nguồn nước hợp lý, phối hợp phòng tránh tác hại do nước gây ra (lũ ống, lũ quét, hạn hán thiếu nước...); giải quyết hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Xây dựng đề án, dự án, kế hoạch quy hoạch, thống kê, kiểm tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt và nước dưới đất trong phạm vi tỉnh. II. Thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội trong quản lý tài nguyên nước: 1. Thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong quản lý tài nguyên nước: Tài nguyên nước đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước còn nhiều điều bất cập. Hệ thống thông tin, dữ liệu và tài liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh còn thiếu, mức độ chính xác chưa cao, không liên tục và sát hợp với điều kiện thực tế. Đánh giá tổng quan về hiện trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau: Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước rất được các Ban, ngành chức năng quan tâm, chỉ đạo. Từng bước xây dựng chính sách pháp luật chi tiết để thăm dò, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước. Tuy nhiên, mức độ quản lý, triển khai chưa thực sự sát hợp và hiệu quả chưa cao. Hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường còn mới, chưa phát huy tác dụng. Đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa nhiều, công tác thanh, kiểm tra, xử lý chưa được tiến hành thường xuyên. Vai trò và nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, giáo dục còn hạn chế. Cần phải có kế hoạch, phương án triển khai đồng bộ, cụ thể giữa các cấp, các ngành có liên quan. Hiện nay, mặc dù chưa đứng trước thảm hoạ khan hiếm về nước nhưng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đang chịu sức ép ngày càng tăng do các nguyên nhân: + Tăng trưởng dân số, tăng hoạt động kinh tế, mức sống cải thiện dẫn tới sự cạnh tranh và mẫu thuẫn về nguồn nước. + Sự phân bố bất hợp lý theo điều kiện tự nhiênm, địa hình và khí hậu của tỉnh dẫn đến sự phân bổ bất hợp lý của tài nguyên nước theo không gian và thời gian. + Sự phát triển không đồng đều về kinh tế giữa các bộ phận dân cư trong tỉnh dẫn tới sự phân hoá về kinh tế, hiệu quả chưa cao của những chương trình xoá đói giảm nghèo đã buộc người nghèo phải triệt để khai thác tài nguyên đất rừng, hậu quả là những tác hại tiêu cực đến tài nguyên nước. Việc thiếu những biện pháp chống ô nhiễm cũng làm cho tài nguyên nước suy thoái trầm trọng hơn. + Sự thiếu hiểu biết của người dân về khả năng và tác dụng của tài nguyên nước, coi tài nguyên nước chỉ là thành phần tất yếu, ngẫu nhiên. Coi nhẹ việc ảnh hưởng của quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội đã và đang làm ảnh hưởng tới chu trình tuần hoàn, tái tạo tài nguyên nước. + Các mâu thuẫn trong quá trình quản lý Nhà nước về tài nguyên nước: Các vấn đề quản lý Nhà nước về tài nguyên nước là những vấn đề mấu chốt, cơ bản. Cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước theo ngành đã và đang có vai trò lấn át, dẫn tới việc phân mảng và thiếu phối hợp trong phát triển và quản lý nguồn tài nguyên. Thêm vào đó, công tác quản lý thường được thực hiện theo hướng từ các cơ quan cấp trên xuống, tính chính đáng và hiệu quả của phương pháp này đặt ra vấn đề cần giải quyết. + Chưa có những chiến lược dài hạn về quản lý tài nguyên nước quy mô toàn tỉnh. Chưa thực sự quản lý nước theo hệ thống lưu vực. + Các quy định về bảo vệ, sử dụng và quản lý tài nguyên nước còn thiếu hoặc chắp vá. Chưa có đủ các công cụ quản lý phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng nước, hạn mức sử dụng nguồn nước ngầm cho từng lưu vực, địa bàn, nghĩa vụ đóng góp tài chính cho việc quản lý tài nguyên nước. + Vốn đầu tư cho các công trình thuỷ lợi còn thấp nên công trình chưa thực sự hoàn chỉnh. Nguồn thu phí thuỷ lợi chưa đủ để quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng, nên phần lớn các công trình xuống cấp nghiêm trọng. Quản lý nước yếu kém, còn lãng phí trong sử dụng tài nguyên nước. + Chưa chú trọng đến việc đầu tư công nghệ xử lý nước thải. + Còn thiếu các chương trình giáo dục cộng đồng về sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước. 2. Thách thức và cơ hội đặt ra trong quá trình quản lý: Hiện nay, quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đã đặt ra những thách thức đối với việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước, đó là + Thiếu nước; + Suy thoái chất lượng nước; + Tác động của các hiện tượng trên đến lương thực và phát triển kinh tế, xã hội là những vấn đề cần có sự quan tâm và hành động cụ thể. Duy trì cân bằng giữa sử dụng tài nguyên làm nguồn sống, bảo vệ – bảo tồn chức năng của tài nguyên nước. + Đảm bảo nước cho mọi người. + Đảm bảo nước cho sản xuất lương thực: Thiếu nước là một trở ngại chính đối với phát triển sản xuất lương thực, hơn cả trở ngại do khan hiếm về đất. Thường xuất hiện mâu thuẫn trầm trọng giữa nước dùng cho nông nghiệp có tưới và cho những sử dụng của con người và cho sinh thái. Khó khăn ngày càng lớn nếu thiếu nước, nếu phải chuyển nước từ vùng khác đến hoặc phải nhập khẩu nước. + Đảm bảo nước cho phát triển những hoạt động nghề nghiệp khác. + Bảo vệ hệ sinh thái thiết yếu: Hệ sinh thái mặt đất ở thượng lưu lưu vực đóng vai trò quan trọng đối với việc thấm nước mưa, bổ sung nước ngầm và chế độ dòng chảy của sông. Hệ sinh thái nước tạo ra một loạt những lợi ích kinh tế, những sản phẩm như cây lấy gỗ, gỗ đun và cây thuốc, là nơi sinh sống của động vạt hoang dã và các loài nấm. Hệ sinh thái phụ thuộc vào dòng chảy, phân mùa, dao động tầng nước ngầm và chát lượng nước là một yếu tố quyết định căn bản. Quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La đồng nghĩa với việc phải đảm bảo duy trì những hệ sinh thái thiết yếu, xem xét và cải thiện những tác động bất lợi đối với những nguồn tài nguyên khác khi đưa ra những quyết định quản lý và phát triển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh với lợi thế rất lớn về tiềm năng thuỷ điện, hàng loạt các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ đang đựơc xây dựng. Đặc biệt, có các công trình có tầm cỡ lớn khu vực như: thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Huổi Quảng, ..... Quá trình xây dựng thủy điện và hàng loạt các công trình hạ tầng phụ trợ một mặt đem lại lợi ích không nhỏ cho hoạt động của các ngành kinh tế và cải thiệt đời sống sinh hoạt của người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, một mặt tác động cơ học tới dòng chảy và hệ sinh thái nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, số lượng và sự đa dạng sinh học của nguồn nước. Tạo ra một hệ sinh thái mới, nhiều khi bất cân bằng với điều kiện tự nhiên khu vực, gây ô nhiễm và các tác động tiêu cực khác tới tài nguyên nước. + Giải quyết vấn đề biến đổi nguồn nước theo thời gian và không gian. + Quản lý rủi ro. + Giải quyết vấn đề biến đổi nguồn nước theo không gian và thời gian + Những hoạt động đòi hỏi nhiều nước hơn và lại thải nhiều chất thải hơn cần được xem xét trong chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt ở những vùng tài nguyên nước hiếm hoi. + Lượng nước ngọt thay đổi rất mạnh theo thời gian và không gian. + Hạn hán và lũ lụt, thường gây tổn thất về người, thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường. + Ô nhiễm nguồn nước tạo ra những rủi ro về sức khoẻ con người, kinh tế và hệ sinh thái. + Nhận thức chưa đầy đủ, còn thấp kém, lạc hậu của người dân. (Các thách thức lớn: sự khan hiếm của nước bắt buộc phải hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội. Số dân tăng lên cùng với đà phát triển công - nông nghiệp đòi hỏi cung cấp nhiều nước. ....) Việc quản lý sử dụng và bảo vệ chưa tốt làm cho các nguồn nước đang bị suy thoái, nhiều nơi bị ô nhiễm. Nguy cơ các nguồn nước bị cạn kiệt, cộng với tình hình phân bố không đều theo thời gian và không gian, đang đe doạ thiếu nước cho phát triển kinh tế và đời sống ở một số vùng. Nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm do lượng chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt gây nên. Nguồn nước ngầm một số vùng đô thi, thị tứ có biểu hiện ô nhiễm bởi các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ. Phần II Xây dựng các định hướng ưu tiên I/ Quan điểm: Việc đánh giá, quy hoạch, phát triển tài nguyên nước phải nằm trong mục tiêu chung của công tác phát triển kinh tế – xã hội. Khai thác, sử dụng gắn liền với bảo vệ và phát triển. Công cuộc quản lý, phát triển đòi hỏi sự tham gia của các lĩnh vực, mọi đối tượng trong xã hội – chú trọng đến những đối tượng có tương quan mạnh mẽ đến lĩnh vực tài nguyên nước. Đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý và phát triển tài nguyên nước ( các nguyên tắc cơ bản Xây dựng định hướng ưu tiên phát triển tài nguyên nước gắn liền với điều kiện thực tiễn của địa phương). Cân đối giữa cung và cầu, giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, ảnh hưởng của phong tục, tập quán sinh hoạt đến lĩnh vực bảo vệ và phát triển tài nguyên nước với mục tiêu cuối cùng là bảo vệ và phát triển triển tài nguyên nước đồng thời với việc khai thác, sử dụng nó phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội. ở đây, chúng ta xét tới khái niệm phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên nước. Trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra, chúng ta tiến hành phân tích các quan điểm cụ thể để tiến tới việc khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước. Cần chú ý rằng nếu chúng ta duy trì sự phát triển bền vững trên một qui mô quá rộng chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc xác định hiệu quả của việc thực hiện. Đặc biệt, đối với các lưu vực sông lớn, có ngoại vi liên quốc gia (lưu vực sông Đà, sông Mã), sẽ bỏ sót các đặc trưng duy nhất của diện tích hứng nước tại địa bàn tỉnh về kinh tế, môi trường, các hệ sinh thái, các tài nguyên thay thế và sức khoẻ con người. Mặt khác, cũng không phải mỗi ha đất hoặc mỗi đoạn sông, con suối nhỏ cần phải bền vững riêng lẻ hoặc tự túc. Điều này, đặt ra yêu cầu về việc lựa chọn qui mô phát triển bền vững không gian theo điều kiện của địa phương và cho các hệ thống tài nguyên nước riêng. Chúng ta cần xem xét qui mô không gian thích hợp khi xét độ bền vững của hệ thống tài nguyên nước lưu vực sông. Các yếu tố xem xét, quy chuẩn và đánh giá bền vững phải đựơc dựa trên cơ sở thực tiễn. II /Mục tiêu: Để có thể thực hiện được chiến lược khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước, trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần chú trọng một số mục tiêu sau: - Tăng quyền cho cộng đồng trong việc quyết định mức đạt được các điều kiện sống vệ sinh và an toàn nước trong các hoạt động kinh tế dùng nước mà người dân trực tiếp sử dụng và p hương phức tiếp cận để đạt được mục tiêu đó. - Nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững cho mỗi đơn vị nước sử dụng, đảm bảo nước sạch cho sức khoẻ và cuộc sống của hệ sinh thái. - Quản lý việc dùng nước để bảo tồn lượng và chất của nước ngọt và hệ sinh thái trên đất, nước phục vụ cho con người và toàn bộ sự sống trên trái đất. Năm hành động chủ yếu cần thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra: - Thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành, của mỗi người dân trong việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước. - Định giá đúng và đủ các dịch vụ nước. - Tăng sự đóng góp vốn của nhân dân để đem lại lợi ích chung. - Tăng cường hợp tác trong quản lý lưu vực sông (đặc biệt lưu vực sông quốc tế). - Tăng cường đầu tư cho các hoạt động liên quan đến nước. Mục tiêu chính của chúng ta là việc tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân kết hợp với các chính sách thoả đáng, phù hợp và đầu tư khoa học, kỹ thuật, kinh tế cho các hoạt động liên quan đến tài nguyên nước. Đường lối chiến lược quản lý mới, trong sáng và có trách nhiệm, tăng quyền lực cho các cộng đồng sẽ tạo điều kiện cho việc sản xuất lương thực và thực phẩm nhiều hơn, với việc dùng nước có hiệu quả cao hơn, sản lượng mùa vụ cao hơn. Đi đôi với công tác này cần có sự đầu tư khôn khéo hơn, sử dụng các công nghệ sạch hơn và giảm nước dùng, sử dụng lại nước thải,.... sẽ giúp cho hoạt động kinh tế của các ngành giảm giá thành, giảm chi phí. Sự đổi mới các hệ thống quản lý trong lĩnh vực tài nguyên nước được hỗ trợ bởi các kiến thức khoa học và sự hiểu biết truyền thống sẽ được phát triển mạnh mẽ để tạo thuận lợi cho việc phát triển, quản lý nước ngọt và các hệ sinh thái, phát triển bền vững cuộc sống của nhân dân địa phương. Các mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên nước phải xuất phát từ việc giải quyết các tác động trực tiếp và gián tiếp đến tài nguyên nước, đó là: Tăng trưởng dân số; Tăng hoạt động kinh tế, xã hội; Cạnh tranh và mâu thuẫn về nguồn nước; Tác động tiêu cực của hiện tượng đói nghèo trong xã hội đến tài nguyên nước; Thiếu những biện pháp phòng, chống ô nhiễm làm cho tài nguyên nước ngày càng suy thoái trầm trọng hơn. Do vậy, mục tiêu trước mắt tại địa phương là cần có sự hợp tác của các cấp, các ngành đề ra các thể chế, chính sách phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng khu vực, từng ngành nghề. Tăng cường sự giám sát của Nhà nước về công tác quản lý, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu tới nguồn nước. Đầu tư thích đáng cho công tác kiểm kê, đánh giá, quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng nước tổng hợp cho các ngành kinh tế, xã hội. III/ Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững: Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững tài nguyên nước cần được xây dựng trên quan điểm của các ngành (công, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, lâm, ngư nghiệp và các ngành khác)....Trong đó, cần đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: Khả năng cung cấp của nguồn nước ( cả nước mặt và nước ngầm); Yêu cầu về khối lượng và chất lượng của tài nguyên nước đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tương ứng với các giai đoạn phát triển. - Tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội với khối lượng và chất lượng nguồn nước. Nhận thức của người dân về tài nguyên nước. Các biện pháp, kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng, phát triển tài nguyên nước. Trên cơ sở cân đối về nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh với nhu cầu khai thác, sử dụng của các ngành kinh tế, chúng ta đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể như sau: 1. Chỉ tiêu về cung cấp nước sinh hoạt cho người dân: - Cung cấp 90% nước sạch (nước đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo TCVN - dùng cho sinh hoạt) cho nhân dân trong toàn tỉnh vào năm 2020. - Theo dự báo đến năm 2020 số dân trên địa bàn tỉnh Sơn La là: 1.248.000 người. Như vậy, theo tiêu chuẩn cung cấp nước đối với địa bàn tỉnh Sơn La là : 80 l/người/ ngàyđêm, tổng lượng nước cần thiết dùng cho sinh hoạt là: 99.840 m3/ngàyđêm. 2. Chỉ tiêu về cung cấp nước và các công trình thủy lợi phục vụ cho hoạt động công, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản: - Phát huy tối đa nguồn nước mưa sử dụng vào mục đích nông, lâm, ngư nghiệp. Cụ thể sau khi xây dựng thuỷ điện Sơn La, kết hợp với thuỷ điện Hoà Bình đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích đất ngập nước, quỹ đất mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản của Sơn La là 1.627 ha, đã đưa vào sử dụng 1.625 ha, chưa kể hồ thuỷ điện Hoà Bình. Nếu công trình thuỷ điện Sơn La hoàn thành sẽ thêm 13.700 ha mặt nước hồ. Khi đó toàn tỉnh sẽ có khoảng 25.000 ha ao, hồ và hồ sông Đà là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thuỷ sản - Xây dựng và kiên cố hoá hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho việc cân đối về nguồn tài nguyên nước giữa các vùng, miền theo không gian và cả thời gian: xây mới các hệ thống kênh mương dẫn nước, các hệ thống chứa nước nhân tạo: hồ chứa, đập ngăn, kết hợp sử dụng đa mục tiêu các hồ chứa của thuỷ điện,.... 3. Chỉ tiêu về mức vốn đầu tư và kế hoạch thực hiện trong các hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước: - Đến hết năm 2007 hoàn thành các dự án kiểm kê, đánh giá nguồn tài nguyên nước mặt và nước dưới đất tăng cường cơ sở cho việc quy hoạch, phát triển các ngành kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh. - Đầu tư ngân sách thích đáng (khoảng 1%- ngân sách của tỉnh hằng năm) cho công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên nước (các hoạt động xã hội, thể chế, chính sách, dự án,....) IV/ Các giải pháp, chính sách thực hiện: 1. Các giải pháp về thể chế, luật pháp, chính sách: - Cần tiếp tục xây dựng các chính sách, văn bản pháp luật, các quy định và quy trình kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn nước. - Nâng cao năng lực cho các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương và cho cộng đồng dân cư trong việc quản lý và giám sát sử dụng nguồn nước. - Huy động sự tham gia rộng rãi của người thụ hưởng nước vào quá trình lập kế hoạch, vận hành và tài trợ cho các cơ sở hạ tầng về nước. - Xây dựng chính sách, pháp luật quản lý tổng thể các nguồn nước nhằm xem xét các nhu cầu khác nhau về nứơc như: tiêu thụ sinh hoạt của con người, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện, du lịch, giải trí để cân đối những nhu cầu này với tính lợi ích của nước tự nhiên và tiêu chí quản lý hệ sinh thái. - Nghiên cứu nhu cầu và các phương án sử dụng nước lâu dài nhằm cân đối nguồn nước trên quy mô toàn tỉnh và ở từng vùng. Đặc biệt chú ý quy hoạch tổng thể nguồn cung cấp nước cho các đô thị lớn, trung bình và các khu công nghiệp. - Xây dựng các tiêu chuẩn môi trường thích hợp, cụ thể về: nước ngầm, nước mặt: sông, hồ, hồ chứa, và các vùng đất ngập nước. - Kiện toàn bộ máy hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Rà soát lại chức năng quản lý nguồn nước của các cơ quan khác nhau nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp, đồng thời nghiên cứu hình thành bộ máy tổ chức quản lý tài nguyên nước mang tính thống nhất và liên ngành. - Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. - Lập chính sách sử dụng đất cần có thông tin về những tác động của sử dụng đất đối với nước ở hạ lưu, chi phí và lợi ích đối với hệ thống tài nguyên nước trong tự nhiên. Cần cân nhắc cái giá phải trả với lợi ích có thể đạt được nhờ chính sách hoặc kế hoạch được đưa ra. - Những chính sách làm tăng nhu cầu nước, bao gồm cả việc sử dụng nước để loại bỏ chất thải; cần xây dựng khi hiểu rõ về những chi phí luỹ tiến liên quan. - Những chính sách ảnh hưởng tới phân bổ nguồn nước giữa các mục đích sử dụng khác nhau cần xem xét giá trị liên quan trong sử dụng tuỳ theo điều kiện kinh tế và xã hội. - Cân bằng giữa lợi ích trước mắt và giá lâu dài phải trả. - Trong quản lý nước, các bên hỗ trợ từ cấp thấp nhất có vai trò quan trọng để cùng tham gia thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. 2. Các giải pháp về kinh tế: - Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông, các vùng đầu nguồn, nước ngầm. - Mở rộng và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi các cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng và tái sử dụng nước. - Phải coi nước là một loại hàng hoá. Xây dựng các đơn giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc “ Người sử dụng nước phải trả tiền”, và “ trả phí gây ô nhiễm”. - Tu bổ các sông ngòi và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị xuống cấp. Đầu tư thích đáng cho các biện pháp tăng cường nguồn nước, cân bằng nguồn nước trên đất dốc phục vụ ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. - Khuyến khích công tác bảo vệ rừng tự nhiên và trồng cây gây rừng. - Lồng ghép việc thực hiện các chương trình phòng chống thiên tai với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thích hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. 3. Các giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ: - ưu tiên khai thác, sử dụng các công trình đạt tiêu chuẩn về môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến chất lượng và khối lượng nguồn nước. - Đẩy mạnh việc xây dựng, nghiên cứu các dự án hỗ trợ trong công tác quản lý, lập kế hoạch và quy hoạch phát triển tài nguyên nước dài hạn. - Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ xử lý nứơc thải, khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch trong sản xuất để giảm lượng chất thải, tái sử dụng nước thải. 4. Các giải pháp hỗ trợ khác: - Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về thể chế, chính sách trong quản lý tài nguyên nứơc. Từng bước nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tài nguyên nước, xây dựng chương trình hành động cụ thể, xuyên suốt và đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong các họat động có liên quan đến tài nguyên nước. - Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước. - Sử dụng và bảo vệ quản lý các nguồn nước bao gồm phân tích cung và cầu, đánh giá các nguồn nước, bảo vệ môi trường nước, khai thác và hạn chế ô nhiễm nguồn nước, nước công nghiệp và nước thành thị, ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm nước và xây dựng pháp luật toàn diện - Nghiên cứu khoa học, các dự án trình diễn để bảo vệ nguồn nước. - Khai thác tài nguyên phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên. Pháp luật hoá việc sử dụng hợp lý tài nguyên nâng cao hiệu quả sử dụng và thực hiện sử dụng lâu dài. - Coi trọng sử dụng lâu dài tài nguyên nước: Coi trọng cả khai thác và tiết kiệm nước, trước hết là tiết kiệm. Nâng cao hiệu quả sử dụng nước, xây dựng xã hội với mô hình tiết kiệm nước. Việc xây dựng thành phố và cơ cấu nông nghiệp phải xem xét đầy đủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBảo vệ nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước tỉnh sơn la.doc