TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 THỰC VẬT NỔI VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
1.1.1 Vài nét về tình hình nghiên cứu thực vật nổi
- Tình hình nghiên cứu thực vật nổi (TVN) trên thế giới
Trước đây, thực vật nổi được biết đến như một dạng vật chất hữu cơ trôi nổi trong nước (ở dạng sống và chết), mặc dù hình thái và cấu trúc của chúng được phát hiện nhờ sự phát minh ra kính hiển vi ở thế kỷ 17. Đến nay nhiều loài đã được mô tả về hình dạng, thể tích và kích thước tế bào [40] [41].
Tùy theo quan điểm của từng tác giả, việc phân loại tảo trong những thế kỷ XIX, XX được sắp xếp theo những hệ thống khác nhau. Các tác giả ở Liên Xô cũ xếp tảo thành 10 ngành: tảo Lam (Cyanophyta), tảo Hai Roi (Pyrrophyta = Dinophyta), tảo Vàng ánh (Chrysophyta), tảo Vàng (Xanthophyta), tảo Silíc (Bacillariophyta), tảo Nâu (Phaeophyta), tảo Đỏ (Rhodophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Lục (Chlorophyta) và tảo Vòng (Charophyta). Các hệ thống phân loại của các tác giả Tây âu, Nhật Bản lại xếp theo nhóm sắc tố. Các ngành tảo Hai Roi, Silíc, Vàng và Vàng ánh được xếp trong ngành Chrysophyta và tảo Vòng được xếp thành lớp Charophyceae trong ngành tảo Lục. Một số tác giả khác lại phân chia tảo thành 4 ngành: tảo Lam (Cyanophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Đỏ (Rhodophyta), ngành Chromophyta (gồm các ngành: tảo Silíc, tảo Vàng ánh, tảo Vàng, tảo Mắt và tảo Nâu). Nhìn chung là các hệ thống phân chia trên đều xem tảo Lam trong khái niệm “tảo”. Hệ thống phân chia gần đây nhất của các tác giả người Nhật bản chia tảo thành 4 ngành (thuộc giới thực vật - Plantae): tảo Đỏ (Rhodophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Xanh Lục (Chlorophyta) và ngành Chromophyta (gồm: tảo Vàng, tảo Vàng ánh, tảo Silíc, tảo Hai Roi và tảo Nâu). Tảo Lam hay còn gọi là Vi Khuẩn Lam (Cyanobactưria) và Procholophyta được xếp vào giới sinh vật phân cắt (Monera) [theo 38]. Van Den Hoek và cộng sự (1995) lại chia tảo thành 9 ngành và một ngành Vi Khuẩn Lam, trong đó tảo Vàng, tảo Vàng ánh, tảo Silíc, tảo Nâu được xếp trong ngành tảo Roi lệch (Heterokontophyta) [92]. Hiện nay phân loại học nói chung, phân loại vi tảo nói riêng không dừng lại ở mức độ dựa vào các dấu hiệu hình thái mà còn áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại (hoá sinh học, sinh học phân tử, công nghệ gen) để phân biệt các loài (species) trong cùng một chi (genus) [38]. Trên thế giới nói chung và Châu Á nói riêng những nghiên cứu phân loại học TVN và sắp xếp chúng trong hệ thống phân loại đã được đề cập trong các báo cáo của Weber- vanbosse 1913, 1928 (Indonesia); Okamura, 1936 (Nhật Bản); Shen và Fan 1950, Chiang 1960, 1961 (Đài Loan); Rho 1958 và Kang 1966 (Triều Tiên); Gilbert và Taylor 1961 (Philippine); Lee 1964, 1965 (Hong Kong) [theo 85]. Trong những năm 1973 - 1978 Trạm điều tra Địa chính Mỹ đã ghi nhận 321 giống TVN (nước ngọt) và liệt kê mô tả đưa ra đặc điểm phân loại cụ thể để phân loại 58 giống TVN thường gặp và chiếm ưu thế ở Mỹ [101]. Christie (1973) khi nghiên cứu khu hệ TVN ở vịnh Quine, Canada từ 1967 - 1968 đã xác định được 120 loài thuộc 7 ngành, trong đó tảo Silíc và Tảo Lam chiếm ưu thế. Tác giả còn cho biết hàm lượng nitơ, phot pho và silíc hòa tan có quan hệ trực tiếp đến mật độ TVN. Số lượng tế bào tăng nhanh khi hàm lượng phốt pho và nitơ trong nước tương ứng đạt từ 0,01mg/L và 0,1 mg/L [78].
47 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5187 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trong nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm là nghề đã và đang phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, sản phẩm thu được dễ tiêu thụ và có giá trị xuất khẩu cao là các yếu tố kích thích nghề nuôi tôm ngày càng phát triển ở Việt Nam, trong đó có Khánh Hòa. Những năm 90 nghề nuôi tôm Sú đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm cho nông dân và sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Tuy nhiên nghề nuôi tôm ở nước ta nói chung, Khánh Hòa nói riêng đã và đang ngày càng phát triển, thiếu quy hoạch [49]. Kiến thức về môi trường, biện pháp kỹ thuật sản xuất của các nông hộ nuôi tôm còn nhiều hạn chế nên kỹ năng quản lý chất lượng nước ao nuôi kém, sản lượng nuôi chưa cao và không ổn định. Ngoài ra với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên ở các vùng lãnh thổ (Bắc, Trung, Nam), nhiều biện pháp kỹ thuật và quản lý chăm sóc ao nuôi tôm được sử dụng gây ra sự phức tạp cho việc duy trì sự ổn định (một cách tương đối) của hệ sinh thái ao nuôi tôm thương phẩm ở nước ta.
Trong hệ sinh thái tự nhiên hay trong các ao nuôi trồng thủy sản (trong đó có ao nuôi tôm) thực vật nổi là một trong những yếu tố hữu sinh đóng vai trò hết sức quan trọng trong trao đổi vật chất và năng lượng của hệ. Chúng là cơ sở thức ăn tự nhiên, tác nhân lọc sinh học và là nguồn tạo oxy hoà tan trong nước (lớn hơn nhiều so với lượng oxy hòa tan từ không khí), đặc biệt là ở các ao nuôi bán thâm canh và thâm canh. Thực vật nổi phản ứng rất nhanh với nguồn dinh dưỡng bổ sung vào môi trường nước, bởi vậy được xem là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ dinh dưỡng của các ao nuôi. Sinh khối và tốc độ phát triển của thực vật nổi thay đổi theo mùa và phù thuộc vào các yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, muối dinh dưỡng …). Nhưng mức độ biến động của TVN (khi chúng phát triển quá nhiều hay quá ít) lại là tác nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước của ao. Trong các ao nuôi với một số loài hay mật độ của chúng trong khoảng cho phép sẽ có lợi hoặc ít nhất là vô hại với các đối tượng nuôi, nhưng khi chúng phát triển quá mạnh, kèm theo đó là tàn lụi và sự lắng đọng cũng như sự phân hủy của chúng trong ao sẽ là nguyên nhân làm chậm sự phát triển của vật nuôi, gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng. Không những thế, một số thực vật nổi có thể gây hại đối với các đối tượng nuôi (sinh vật bám, tiết độc tố …).
Để ổn định và phát triển nghề nuôi tôm thương phẩm không những chúng ta cần nghiên cứu hoàn thiện các quy trình nuôi mà còn phải quan tâm đến việc quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi, trong đó có thực vật nổi. Điều quan trọng là phải tìm ra được những thành phần nào, yếu tố nào cũng như thời gian nào ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tạo sinh khối của thực vật nổi để đề ra các biện pháp cần thiết điều khiển thực vật nổi trong ao nuôi. Song ở nước ta, các công trình nghiên cứu về thực vật nổi và mối quan hệ giữa chúng với các yếu tố lý, hóa học trong ao nuôi tôm còn quá ít, chưa đồng bộ và chưa liên tục. Vì thế chưa đánh giá đúng mức về sự phát triển cũng như vai trò của thực vật nổi trong hệ sinh thái ao nuôi, gây khó khăn cho việc quản lý chất lượng nước trong ao.
Nhằm đóng góp tư liệu khoa học về khu hệ thực vật nổi của các thủy vực ven bờ Việt Nam cũng như việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, chúng tôi thực hiện đề tài: “Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa”
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định một số đặc điểm cơ bản của quần xã thực vật nổi trong 3 hệ thống ao nuôi tôm ở Khánh Hòa làm cơ sở khoa học cho kỹ thuật ổn định và nâng cao chất lượng nước ao nuôi.
- Cung cấp các dẫn liệu cơ bản về TVN cho lĩnh vực nghiên cứu sinh vật nổi trong ao NTTS.
Để đạt mục tiêu của đề tài, các nội dung nghiên cứu sau đây được tiến hành:
1 - Xác định thành phần loài, số lượng tế bào thực vật nổi và biến động của chúng theo thời gian của chu kỳ nuôi tôm.
2 - Tác động của kỹ thuật nuôi tôm đến sự phát triển của thực vật nổi ở hệ thống ao nuôi tôm bán thâm canh (BTC) và thâm canh (TC).
3 - Thử nghiệm quản lý (điều chỉnh) sự phát triển của thực vật nổi trong một số ao nuôi tôm Sú thâm canh.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
- Luận án góp phần làm rõ đặc điểm và vai trò của thực vật nổi trong ao nuôi tôm thương phẩm (đặc biệt là hệ thống ao nuôi bán thâm canh và thâm canh).
- Xác định mối quan hệ giữa thực vật nổi với một số yếu tố lý, hóa học của nước trong ao nuôi cũng như với một số loại hóa chất thường được sử dụng trong nuôi tôm…
- Cung cấp những dữ liệu khoa học giúp các nhà quản lý NTTS, cán bộ kỹ thuật cũng như các nông hộ nuôi tôm có biện pháp điều chỉnh chất lượng nước trong ao khi cần thiết.
Nét mới của luận án:
- Luận án là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống về thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú thương phẩm.
- Luận án là công trình nghiên cứu cơ bản có sự kết hợp với các nghiên cứu khác trong hệ sinh thái ao nuôi tôm (biện pháp kỹ thuật nuôi và mối quan hệ giữa thực vật nổi với các yếu tố môi trường…).
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 THỰC VẬT NỔI VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
1.1.1 Vài nét về tình hình nghiên cứu thực vật nổi
- Tình hình nghiên cứu thực vật nổi (TVN) trên thế giới
Trước đây, thực vật nổi được biết đến như một dạng vật chất hữu cơ trôi nổi trong nước (ở dạng sống và chết), mặc dù hình thái và cấu trúc của chúng được phát hiện nhờ sự phát minh ra kính hiển vi ở thế kỷ 17. Đến nay nhiều loài đã được mô tả về hình dạng, thể tích và kích thước tế bào [40] [41].
Tùy theo quan điểm của từng tác giả, việc phân loại tảo trong những thế kỷ XIX, XX được sắp xếp theo những hệ thống khác nhau. Các tác giả ở Liên Xô cũ xếp tảo thành 10 ngành: tảo Lam (Cyanophyta), tảo Hai Roi (Pyrrophyta = Dinophyta), tảo Vàng ánh (Chrysophyta), tảo Vàng (Xanthophyta), tảo Silíc (Bacillariophyta), tảo Nâu (Phaeophyta), tảo Đỏ (Rhodophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Lục (Chlorophyta) và tảo Vòng (Charophyta). Các hệ thống phân loại của các tác giả Tây âu, Nhật Bản lại xếp theo nhóm sắc tố. Các ngành tảo Hai Roi, Silíc, Vàng và Vàng ánh được xếp trong ngành Chrysophyta và tảo Vòng được xếp thành lớp Charophyceae trong ngành tảo Lục. Một số tác giả khác lại phân chia tảo thành 4 ngành: tảo Lam (Cyanophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Đỏ (Rhodophyta), ngành Chromophyta (gồm các ngành: tảo Silíc, tảo Vàng ánh, tảo Vàng, tảo Mắt và tảo Nâu). Nhìn chung là các hệ thống phân chia trên đều xem tảo Lam trong khái niệm “tảo”. Hệ thống phân chia gần đây nhất của các tác giả người Nhật bản chia tảo thành 4 ngành (thuộc giới thực vật - Plantae): tảo Đỏ (Rhodophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Xanh Lục (Chlorophyta) và ngành Chromophyta (gồm: tảo Vàng, tảo Vàng ánh, tảo Silíc, tảo Hai Roi và tảo Nâu). Tảo Lam hay còn gọi là Vi Khuẩn Lam (Cyanobactưria) và Procholophyta được xếp vào giới sinh vật phân cắt (Monera) [theo 38]. Van Den Hoek và cộng sự (1995) lại chia tảo thành 9 ngành và một ngành Vi Khuẩn Lam, trong đó tảo Vàng, tảo Vàng ánh, tảo Silíc, tảo Nâu được xếp trong ngành tảo Roi lệch (Heterokontophyta) [92]. Hiện nay phân loại học nói chung, phân loại vi tảo nói riêng không dừng lại ở mức độ dựa vào các dấu hiệu hình thái mà còn áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại (hoá sinh học, sinh học phân tử, công nghệ gen) để phân biệt các loài (species) trong cùng một chi (genus) [38]. Trên thế giới nói chung và Châu Á nói riêng những nghiên cứu phân loại học TVN và sắp xếp chúng trong hệ thống phân loại đã được đề cập trong các báo cáo của Weber- vanbosse 1913, 1928 (Indonesia); Okamura, 1936 (Nhật Bản); Shen và Fan 1950, Chiang 1960, 1961 (Đài Loan); Rho 1958 và Kang 1966 (Triều Tiên); Gilbert và Taylor 1961 (Philippine); Lee 1964, 1965 (Hong Kong)…[theo 85]. Trong những năm 1973 - 1978 Trạm điều tra Địa chính Mỹ đã ghi nhận 321 giống TVN (nước ngọt) và liệt kê mô tả đưa ra đặc điểm phân loại cụ thể để phân loại 58 giống TVN thường gặp và chiếm ưu thế ở Mỹ [101]. Christie (1973) khi nghiên cứu khu hệ TVN ở vịnh Quine, Canada từ 1967 - 1968 đã xác định được 120 loài thuộc 7 ngành, trong đó tảo Silíc và Tảo Lam chiếm ưu thế. Tác giả còn cho biết hàm lượng nitơ, phot pho và silíc hòa tan có quan hệ trực tiếp đến mật độ TVN. Số lượng tế bào tăng nhanh khi hàm lượng phốt pho và nitơ trong nước tương ứng đạt từ 0,01mg/L và 0,1 mg/L [78].
Bên cạnh nghiên cứu về hệ thống phân loại học, mô tả đặc điểm các loài TVN, nhiều tác giả còn quan tâm đến đặc tính sinh thái học, mối quan hệ giữa sự phát triển của thực vật nổi với các yếu tố môi trường cũng như tính chất gây hại, sự nở hoa hay hiện tượng “Thủy triều đỏ” ở các vùng biển ven bờ. “Thủy triều đỏ” được các nhà khoa học đề cập một cách chính thức trong các cuộc hội thảo vào những năm 70. Năm 1979, có hai cuộc hội thảo về sự nở hoa của các loài tảo roi có độc tố ở Miama và Florida vào năm 1978 (Taylor và Seliger, 1979). Tiếp sau đó là các cuộc hội thảo được tổ chức ở Canada (1985) ; ở Nhật (1977) ; ở Thụy Điển (1989) ; ở Mỹ (1991) ; ở Pháp (1993) ; Sendai, Nhật (1995) ; ở Tây Ban Nha (1997) . Nhiều tài liệu đã dẫn chứng “Thủy triều đỏ” ở các vùng ôn đới (Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Nam Châu úc) đã đe dọa đến ngành khai thác và nuôi biển. Tổng kết các công trình nghiên cứu về “Thủy triều đỏ”, các tác giả đã đưa ra danh mục trên 45 loài gây ra hiện tượng “Thủy triều đỏ” thuộc các ngành tảo Hai Roi, tảo Lam, tảo Silic và tảo Lục ở các vùng biển cận nhiệt đới, trong đó phần lớn thuộc về tảo Hai Roi (Dinoflagellata) [theo 81]. Còn theo Carpenter và Carmichal (1995) có ít nhất 19 loài thuộc 9 chi tảo Lam có thể sinh độc tố ở vùng nước lợ và nước mặn [75]. Nhiều nhà khoa học cho rằng “Thủy triều đỏ” thường xảy ra sau khi mưa lớn (Kutner và Sassi, 1979 ; Hermes, 1983 ; Piyakaruchana và cộng tác viên, 1984 ; Gonzales, 1989). Đặc biệt là có liên quan đến nguồn dinh dưỡng do phù sa từ đất liền đổ ra [102]. Ngoài ra hiện tượng này có thể xảy ra do sự phá rừng đã làm tăng lượng chất mùn theo dòng nước chảy ra biển hay do điều kiện khí hậu không bình thường đã kích thích sự nở hoa của tảo [81]. Tuy nhiên mật độ bùng nổ của các loài tảo thường khác nhau. Ví dụ như tảo Protogonyaux đạt 105tb/L trong thời gian bùng nổ, tảo Aureococcus đạt 109tb/L [107].
Các công trình nghiên cứu về TVN trong các ao nuôi tôm không nhiều và được công bố bởi các nhà khoa học của những nước đang có nghề NTTS phát triển (Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc…). Đài Loan là một nước có nghề NTTS phát triển, trong đó có nghề nuôi tôm. Khi nghiên cứu 21 ao nuôi Wu và Lu (1991) cho biết, vào thời điểm nước trong ao ưu dưỡng thì mật độ tế bào TVN lớn hơn 107 tb/mL. Một số ao nuôi tôm công nghiệp khác, với độ mặn khá cao (25 - 30‰), lại ưu dưỡng nên tảo Hai Roi phát triển khá nhiều, gây hiện tượng đổi màu của nước ao và làm giảm năng suất ao nuôi trồng. Ngoài ra trong một số ao khác có độ mặn thấp hơn, tảo Lục và tảo Lam chiếm ưu thế, đặc biệt là chi tảo Lam Microcystis. Sự ưu thế của các loài tảo trên đã làm giảm tính đa dạng của TVN và điều này thể hiện chất lượng thấp của nước ao. Sự giảm thấp của chỉ số đa dạng tảo xảy ra trước khi tôm bị nhiễm bệnh [93].
Vào những năm 80 và 90, Thái Lan là một nước có sản lượng tôm xuất khẩu lớn, vì thế cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố môi trường, trong đó có TVN trong các ao nuôi tôm. Có thể đến các công trình tiêu biểu sau đây: Năm 1984 - 1985, Thamarak (Thái Lan) khi nghiên cứu thành phần loài thực vật nổi ở 4 trang trại nuôi tôm đã giám định được 50 loài thuộc 4 ngành tảo: tảo Lục 3 loài, tảo Lam 8 loài, tảo Silíc 34 loài và tảo Hai Roi 5 loài, trong đó tảo Silíc và tảo Lam chiếm ưu thế [112]. Cũng theo Thamarak (1994), mật độ tảo trong các ao nuôi cá của Thái Lan có sự khác nhau bởi hàm lượng bón phân khác nhau [113]. Theo Songsangjinda (1994), trong hai hệ thống nuôi thâm canh của tư nhân và doanh nghiệp nhà nước tại Ranot, tỉnh Songkhla (Thái Lan) có 45 giống thực vật nổi được xác định. Diễn biến về sự phát triển của TVN trong các ao nuôi phụ thuộc vào các loài ưu thế. Trong các ao nuôi tôm tư nhân giống tảo Lam Trichodesmium chiếm ưu thế, còn trong ao thuộc doanh nghiệp nhà nươc, ưu thế lại thuộc về tảo Lục Chlorella sp, Spirogyra sp và tảo Silíc Asterionella sp, Nitzschia sp. Kết quả nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng, nitrogen là nhân tố đóng vai trò quan trọng về mức độ thay đổi của quần xã thực vật nổi trong ao, đặc biệt là số lượng tế bào [110]. Còn trong 10 ao nuôi tôm theo qui trình thay nước (opened culture) ở ven vịnh Khung Krabaen (tỉnh Chantaburi - Thái Lan) có 42 loài TVN được xác định, trong đó tảo Silíc chiếm ưu thế. Mật độ tảo trong ao tăng từ 186 x 106 tb/m3 (sau 0,5 tháng) đến 547 x 106 tb/m3 (sau 2,5 tháng). Những ao nuôi tôm theo mô hình không thay nước (closed system), mật độ tế bào TVN cao hơn ở cùng thời điểm (61.994 x 106 tb/m3 ở thời điểm 2,5 tháng), song vào giai đoạn cuối (3,5 - 4 tháng) mật độ TVN giảm xuống đột ngột (373 x 106 tb/m3). Trong các ao nuôi trên, mật độ tế bào tảo Silíc không nhiều (đặc biệt là thời điểm 3 - 3,5 tháng và ở các ao nuôi tôm không thay nước). Trong khi loài tảo Lam Oscillatoria sp là loài chiếm ưu thế về mật độ tế bào trong ao. Cuối cùng, các tác giả kết luận rằng mật độ tế bào tảo trong các ao (ở cả 2 mô hình nuôi tôm) tăng theo sự gia tăng hàm lượng NO3 và theo thời gian nuôi tôm (thể hiện rõ từ 0,5 đến 2,5 tháng). Loại muối dinh dưỡng trên được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng về mức độ phát triển và sự nở hoa của tảo. Bên cạnh đó sự thay đổi của độ mặn cũng là nhân tố kích thích hay hạn chế sự xuất hiện và phát triển của một số loài tảo trong ao nuôi tôm [theo 105].
Cùng với những nghiên cứu điều tra TVN trong các vực nước, vi tảo còn được nuôi trồng để phục vụ trực tiếp cho đời sống con người. Các nhà khoa học đã lựa chọn và nghiên cứu đặc điểm sinh học của hơn 50 loài tảo, trong đó có những loài được sử dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản: Skeletonema costatum, Chaetoceros sp, C. gracilis, C. simplex, C. ceratosporum Thalassiosira pseudonema, Chlorella sp, Tetraselmis chui, Nanochloropsis oculata…Hầu hết các loài vi tảo sử dụng trong NTTS thích ứng với cường độ ánh sáng từ 50 đến 300 µEm-2s-1, ánh sáng liên tục không những không làm tăng năng suất mà còn làm giảm tỷ lệ protein : carbonhydrat [114]. Việc xác định được khoảng nhiệt độ tối ưu cho các loài tảo là một trong những làm cần thiết trong nuôi tảo. Mỗi loài tảo thích ứng với khoảng nhiệt độ khác nhau và được chia thành các nhóm [114]:
Nhóm rộng nhiệt: Gồm các loài tảo thích ứng với khoảng nhiệt độ từ 100C đến 300C như: các loài tảo lục Tetraselmis suesia, T. chui, Dunaliella tertiolecta, Nanochloris atomus, tảo silíc Chaetoceros calcitrans, C. gracilis…
Nhóm các loài tảo chỉ phát triển tốt ở nhiệt độ từ 100C đến 200C như: tảo silíc Thalasiosira pseudonana….
Nhóm các loài tảo nhiệt đới và cận nhiệt đới (150C -300C): Chaetoceros. Ceratosporum, Isochrysis sp, Pavlova salina…
Bên cạnh nhiệt độ, độ mặn cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của vi tảo, đặc biệt là thành phần, hàm lượng các sắc tố trong tế bào. Nhiều loài vi tảo có khả năng thích ứng với độ mặn rộng (7 ‰ đến 35‰) như Isochrysis sp, Chaetoceros gracilis, C. calcitrans, Tetraselmis chuii. Trong khi một số loài lại không thể phát triển trong môi trường có độ mặn thấp (Skeletonema costatum thích ứng với độ mặn từ 14 - 35‰, Pavlova salina thích ứng với độ mặn từ 21 - 35‰) [114]. Ngoài ra, chất dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trong ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng vi tảo (Harrison, 1990) [theo 28]. Theo Depauw (1981) và Utting (1985) nhu cầu về đạm của tảo Silíc thấp hơn tảo Lục và tảo Lam [theo 8]. Photpho cần không lớn nhưng là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình nuôi tảo [19] [28]. Tảo Silíc, Lam và Lục phát triển mạnh ở hàm lượng phốt pho từ 0,1 - mg/L, phát triển yếu ở hàm lượng 0,005 mg/L [theo 8]. Các yếu tố vi lượng ( Co, Fe, Mn, và Mg) cũng rất cần thiết đến sự phát triển của tảo, chúng tác động đến quá trình trao đổi chất của tảo. Tuy nhiên các yếu tố trên chỉ được bổ sung với nồng độ thấp (µg) [18]. Hiện nay đã và đang có nhiều phương pháp, mô hình nuôi sinh khối tảo: nuôi theo đợt (Batch culture), nuôi liên tục (continous culture), nuôi bán liên tục (semi - continous culture) hay với qui mô QCCT, BTC và TC [19 ].
- Tình hình nghiên cứu thực vật nổi ở Việt Nam
Rose được xem là người đầu tiên nghiên cứu về sinh vật phù du ở các vùng biển Việt Nam. Sau đó là các công trình nghiên cứu của Dawidoff (1936), Yamashita (1958), Hoàng Quốc Trương (1962), Shirota (1966) [theo 2]. Công trình nghiên cứu về tảo Silíc và tảo Hai Roi của Hoàng Quốc Trương (1962) được xem là tài liệu định loại đầu tiên do người Việt Nam thực hiện [61] [62].
Dương Đức Tiến (1982) đã tìm thấy 1.402 loài và dưới loài vi tảo trong các thủy vực nội địa, trong đó có 530 loài tảo Lục, 388 loài tảo Silíc, 344 loài tảo Lam, 78 loài tảo Mắt, 30 loài tảo Hai Roi, 14 loài tảo Vàng, 9 loài tảo Vòng, 5 loài tảo Roi lệch và 4 loài tảo Đỏ [theo 38].; tiếp tục vào năm 1996, tác giả cũng đã định loại và mô tả khá chi tiết 214 loài tảo Lam thường gặp cùng với sự phân bố, sinh thái của chúng [58]. Dương Đức Tiến và Võ Hành (1997) đã biên soạn cuốn tảo nước ngọt Việt Nam, phân bộ tảo Lục (Chlorococcales), và mô tả chi tiết đặc điểm phân loại hơn 800 loài và dưới loài tảo Lục ở Việt Nam [59]. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên (2003) đã cho xuất bản công trình về sự đa dạng sinh học tảo trong thủy vực nội địa Việt Nam [64].
Những nghiên cứu chuyên sâu về thực vật nổi biển được bắt đầu từ 1960, các công trình này được thực hiện một cách liên tục và do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện. Ở miền Bắc Việt Nam, những công trình nghiên cứu về thực vật nổi ở biển được tiến hành muộn hơn so với vùng biển phía Nam. Cụ thể là các chương trình điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ, Việt-Trung và Việt Nga (từ 1959-1985) [2], Trương Ngọc An và Hàn Ngọc Lương (1980) [1], Trương Ngọc An (1993) đã mô tả và phân loại chi tiết 225 loài tảo Silic đã gặp ở vùng biển Việt Nam [2]. Chu Văn Thuộc (1996) đã công bố kết quả nghiên cứu về sự biến động của TVN (năm 1992 -1993) ở khu vực Đồ Sơn với 250 loài thuộc 4 ngành, trong đó có 215 loài tảo Silíc và 27 loài tảo Hai Roi [57]. Vùng biển phía Nam, TVN biển được nghiên cứu sớm hơn phía Bắc và ngày nay đã có nhiều công trình được công bố. Trước hết là có các công trình của Hoàng Quốc Trương (1962) đã giới thiệu 153 loài tảo Silíc và 92 loài tảo Hai Roi ở Vịnh Nha Trang [61], [62], hay của Shirota (1966) đã công bố danh mục 222 loài TVN nước mặn vùng biển ven bờ từ Huế đến Rạch Giá [106].
Tại vùng biển Khánh Hòa - Minh Hải có 400 loài thực vật nổi được nghi nhận bởi Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải, khi khảo sát vùng biển này từ 4/1993 - 5/1995, trong đó tảo Silíc chiếm ưu thế [98]. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu khu hệ thực vật nổi vùng ven biển Khánh Hòa, tác giả cũng đã ghi nhận 203 loài thuộc 4 ngành; tảo Silíc, tảo Hai Roi, tảo Kim và tảo Mắt, trong đó có 23 loài có khả năng gây hại cho cá cũng như sức khoẻ của con người. Cũng các tác giả trên, khi nghiên cứu về sinh thái phát triển tảo gây hại và hiện tượng “Thủy triều đỏ” liên quan đến các yếu tố môi trường ở các thủy vực ven bờ Khánh Hòa (1997), đã xác định được 244 loài TVN, trong đó tảo Silíc chiếm ứu thế (155 loài) và kế đó là tảo Hai Roi (82 loài) [22].
Vào những năm 2000 - 2004, Viện Hải dương học Nha Trang đã công bố một số kết quả mới nhất về khu hệ thực vật phù du vùng ven bờ Nam Trung Bộ (nơi cung cấp nước cho các ao nuôi tôm công nghiệp). Trước hết là kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Anh và Hồ Văn Thệ (2001), các tác giả cho biết thực vật nổi ở đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài khá đa dạng gồm 135 loài. Sự phân bố và thành phần của chúng có những biến đổi theo mùa. Đầm Cù Mông thực vật nổi có tính đa dạng thấp hơn vịnh Xuân Đài, nhưng mật độ tế bào lại cao hơn do có những loài ưu thế, rõ rệt nhất là vào mùa mưa [3]. Kế đó là công bố của Đoàn Như Hải, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Mai Anh và Hồ Văn Thệ (2004) với 144 loài TVN ở đầm Lăng Cô (Huế), tảo Silíc có số lượng loài cao nhất, sau đó là tảo Hai Roi [12].
Trong các công trình nghiên cứu về TVN biển còn có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về “Thuỷ triều đỏ” và những loài tảo có khả năng gây hại. Những công trình nghiên cứu hiện tượng “Thủy triều đỏ” và tính chất gây hại của các loài tảo ở các vùng biển ven bờ được thực hiện bởi các nhà khoa học ở các Viện Hải dương học Nha Trang, Hải Phòng, khoa Sinh học (Trường Đại học Khoa học Huế) và Viện Sinh học Nhiệt đới TP. HCM, cùng với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài.
Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải đã xác định hiện tượng triều đỏ xảy ra ở Bình Thuận là do loài tảo Lam Trichodesmium erythraeum với mật độ đạt đến 109 tb/l [98]. Các tác giả cũng đề cập đến hiện tượng nở hoa của các loài tảo Hai Roi (dinoflagellata) đã làm thay đổi màu nước vùng nước ven bờ thuộc vịnh Vân Phong - Bến Gỏi (Khánh Hòa) và đã ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm Hùm lồng ở đây. Điển hình là sự nở hoa của loài Noctiluca scintilans (đạt tới 3x106 tb/L). Còn vùng nước ven bờ Bạch Long Vĩ (Bắc Việt Nam) với 17 loài tảo có khả năng gây hại, trong đó có 7 loài thuộc giống Peridinium (41,2%), 3 loài thuộc giống Dinophysis (17,6%), 2 loài thuộc giống Prorocentrum (11,8%) và Gymnodinium, Gonyaulax mỗi giống một loài. Tuy nhiên do mật độ tảo rất thấp (31.250 -700.000 tb/m3) vì vậy chưa có dấu hiệu gây hại nguồn nước [100]. Tại hội nghị khoa học biển Đông (2000), Nguyễn Ngọc Lâm và cs. đã trình bày báo cáo về “Sự đa dạng sinh học và phân bố của các loài tảo Hai Roi thuộc giống Alexandrium có khả năng gây độc trong các thủy vực Việt Nam”. Trên cơ sở phân tích 300 mẫu từ các thủy vực ven bờ biển Việt Nam các nhà khoa học đã ghi nhận được 12 loài thuộc giống Alexandrium [24]. Đặc biệt là vào tháng 7/2002, trong vùng biển phía Bắc Bình Thuận có hiện tượng nở hoa của loài tảo Roi bám Phaeocystis globosa (Haptophyta). Kết quả phân tích trên 3 mặt cắt (Cà Ná, Vĩnh Hảo, Phước Thể) đã xác định được 71 loài thực vật nổi, trong đó tảo Silic chiếm ưu thế (53 loài), tảo Hai Roi có 16 loài, mật độ của P. cf globosa chiếm ưu thế tuyệt đối trong hầu hết các trạm nghiên cứu [25].
Do yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu về cơ sở thức ăn tự nhiên trong các ao, đầm, vũng, vịnh được quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Hữu Điều (1971) đã xác định được 127 loài thuộc 4 ngành tảo (Silic: 144 loài, Lục: 8 loài, Lam: 4 loài, Giáp: 1 loài) khi nghiên cứu về thành phần loài thực vật nổi đầm nước lợ ven biển cửa sông Cấm, Hải Phòng. Một số giống loài chiếm ưu thế trong vùng nước là Chaetoceros, Coscinodiscus, Nitzschia và một số giống loài khác tuy ít giống loài hơn nhưng lại có số lượng nhiều như Ditylum, Biddulphia. Cơ sở thức ăn tự nhiên trong đầm nước lợ khá phong phú, thành phần và số lượng thực vật nổi biến động theo thời gian, chu kỳ lấy nước và sự biến đổi các yếu tố môi trường, trong đó nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố quyết định [9]. Trong luận án phó tiến sĩ với đề tài “Tảo Silíc vùng cửa sông ven biển Việt Nam” Đặng Thị Sy (1996) đã công bố 361 taxon bậc loài và dưới loài, trong đó có 114 taxon mới đối với Việt Nam. Trong công trình này tác giả cũng đã quan tâm đến sự phân bố của tảo theo vùng địa lý, theo thủy triều, theo độ mặn và độ sâu [40]. Cũng nghiên cứu về khu hệ thực vật nổi vùng cửa sông Việt Nam, Chu Văn Thuộc (1997) đã ghi nhận thực vật nổi ở một số cửa sông miền Bắc Việt Nam biến động từ 166-250 loài, nhìn chung các giống thuộc ngành tảo Silic chiếm ưu thế (82%), kế đó là tảo Hai Roi (13%). Tác giả cũng cho biết một số loài thường có số lượng cao như Coscinodiscus, Chaetoceros, Bacteriastrum, Navicula, Pleurosigma, Peridinium, Ceratium. Hầu hết thực vật nổi mang đặc điểm của khu hệ ven bờ nhiệt đới và á nhiệt đới, có pha trộn những giống loài nước ngọt, đặc biệt vào mùa mưa [80].
Những nghiên cứu về TVN trong các vũng, vịnh, đầm phá ven biển phía nam có các công trình tiêu biểu sau: Theo Tôn Thất Pháp (1993), khi nghiên cứu khu hệ thực vật ở nước trong phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế), đã công bố 238 taxon bậc loài và dưới loài thực vật nổi, trong đó có 19 taxon mới đối với Việt Nam. Trong khu hệ có loài chỉ xuất hiện vào mùa ngọt hóa hay mặn hóa của phá, song cũng có loài xuất hiện quanh năm (tảo Silíc Lông chim Pennales) [37]. Ở vịnh Quy Nhơn, có 185 loài TVN được xác định và tảo Silíc chiếm 83,7% về số loài. Thực vật nổi có mật độ cao trùng vào thời kỳ độ muối của nước trong vùng tương đối cao và giảm thấp vào các tháng mùa mưa, liên quan đến sự thiếu hụt của những loài nước mặn. Mật độ thực vật nổi dao động từ 2,27 - 321,82 x 106tb/m3 [31]. Trong vịnh Nha Phu (Khánh Hòa) thành phần loài thực vật nổi khá đa dạng (116 loài), thuộc các loài biển nông ven bờ. Sự đa dạng của khu hệ TVN mang tính chất chu kỳ. Trong điều kiện chung của vịnh mật độ thực vật nổi khá cao, trung bình đạt 87 x 106tb/m3 [32].
Mới đây, Nguyễn Ngọc Lâm, Đoàn Như Hải, Nguyễn Thị Mai Anh và Hồ Văn Thệ (2002) đã công bố kết quả nghiên cứu về thực vật nổi trong thủy vực nước nông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa.doc