I. Thực trạng chăn nuôi trang trại ở nước ta
1. Những thành tựu cơ bản
Khoảng 10 năm gần đây, một sự bứt phá của ngành chăn nuôi là có sự chuyển đổi từ chăn nuôi tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi trang trại tập trung, tiếp cận dần tới công nghiệp hóa chăn nuôi. Đây có thể coi là bước đột phá mới trong phát triển của ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi trang trại (TT) phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng nhiều và đa dạng của nhân dân về sản phẩm chăn nuôi, nâng cao tính cạnh tranh năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng cường khả năng tiếp thu công nghệ, tiên bộ khoa học mới, là nhân tố sức mạnh thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chăn nuôi theo quy mô trang trại đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của ngành chăn nuôi. Bởi vì chăn nuôi trang trại mới cho được số lượng sản phẩm lớn, mới đủ khả năng và thông số mẫu đủ lớn để áp dụng các tiến bộ khoa học, các công nghệ phục vụ chăn nuôi cao sản, kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn so với chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi hàng hóa trên thị trường.
Trong 5 năm vừa qua, chăn nuôi trang trại ở nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô chăn nuôi. Số lượng trang trại (TT) tăng từ 1.761 năm 2001 lên 17.721 năm 2006, bình quân tăng trong giai đoạn 2001-2006 đạt 58,7%/năm. Trong số trang trại chăn nuôi nêu trên, quy mô chăn nuôi trang trại lợn nái phổ biến từ 20-50 con/TT, lợn thịt: từ 100-200 con/TT, gà thịt từ 2.000-5.000 con/TT, bò sinh sản: 10-20 con/TT, bò sữa 20-50 con/trang trại. Sản phẩm chăn nuôi TT ngày càng tăng, ước tính sản phẩm sữa từ TT chiếm trên 40% tổng sản lượng sữa, tương tự như vậy sản phẩm chăn nuôi lợn TT trên 20% và gà trên 35%.
Chăn nuôi TT làm tăng khả năng khai thác đất, tiềm năng về vốn, kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư mạnh mẽ vào chăn nuôi công nghiệp hóa. Với hơn 21 nghìn trang trại chăn nuôi đáp ứng tiêu chí của thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động với thu nhập hình quân mỗi lao động từ 750.000đ - 1.500.000đ/tháng.
Bình quân về đầu tư và thu nhập của chăn nuôi trang trại là khá cao. Ví dụ, tỉnh phú Thọ có 123 trang trại chủ yếu là nuôi lợn và bò có vốn sản xuất đại 273 triệu đồng/hộ TT, giá trị sản xuất hàng hóa đạt 262 hiệu đồng/hộ TT, thu nhập lãi bình quân là 70 triệu đồng/hộ TT hoặc như tỉnh 1 Hải Dương có 99 trang trại cũng cho thu lãi bình quân mỗi trang trại là 61,8 triệu đồng/năm; Bình quân các TT chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận cho thu lãi hàng năm là 30 triệu đồng/hộ TT, đặc biệt có những TT của Hà Tây (nơi có số TT chăn nuôi chiếm tới 40,7% tổng số TT trong toàn tỉnh) cho thu lãi trên 150 triệu đồng/năm, . Nhìn chung, các chủ trang trại chăn nuôi cho biết trong điều kiện thuận lợi về an toàn dịch bệnh, giá thức ăn và giá thị trường tiêu thụ thì nuôi bò thịt cho lãi khoảng 1 triệu đồng/con/năm, bò sinh sản lãi 1,5 - 2 triệu đồng/con/năm, nuôi lợn thịt lãi bình quân 1000đ/con/ngày, lợn sinh sản lãi 2 - 2,5 triệu đồng/con/năm.
Chăn nuôi TT ở nước ta chỉ chủ yếu lập trung vào chăn nuôi bò (8.597 TT chiếm 40% tổng số TTTT cả nước) và lợn (7.038 TT chiếm 32,8%). Chăn nuôi gia cầm được xếp hạng thứ ba với 3.721 trang trại chiếm 17,3% tổng số TT toàn quốc. Chăn nuôi dê mới được chú trọng nhưng số lượng trang trại là 1.449 chiếm 6,75%, cao hơn 418 trang trại trâu (chiếm có 1,94%), còn lại là 250 trang trại ong và 1 trang trại gấu theo đúng tiêu chí xác định trang trại của Thông tư 69.
Chăn nuôi TT chủ yếu tập trung ở miền Nam với 12.332 TT (57,43%). Các vùng có chăn nuôi TT phát triển là Đông Nam bộ (7.645 TT- 35,6%), Bắc Trung bộ (4.464 TT chiếm 20,79%), vùng ĐBSH (3.257 TT, chiếm 15,17%) và vùng Duyên hải Nam Trung hộ (2.608 TT chiếm 12,14%). Thấp nhất cả nước là vùng Tây Bắc với 577 trang trại chăn nuôi tập trung chiếm 2,68% tổng số TT chăn nuôi trên toàn quốc.
29 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6299 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chăn nuôi trang trại - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chăn nuôi trang trại - Thực trạng và giải pháp
Th.S. Đào Lệ Hằng - Thông tin chuyên đề nông nghiệp và PTNT số 04-2008
I. Thực trạng chăn nuôi trang trại ở nước ta
1. Những thành tựu cơ bản
Khoảng 10 năm gần đây, một sự bứt phá của ngành chăn nuôi là có sự chuyển đổi từ chăn nuôi tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi trang trại tập trung, tiếp cận dần tới công nghiệp hóa chăn nuôi. Đây có thể coi là bước đột phá mới trong phát triển của ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi trang trại (TT) phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng nhiều và đa dạng của nhân dân về sản phẩm chăn nuôi, nâng cao tính cạnh tranh năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng cường khả năng tiếp thu công nghệ, tiên bộ khoa học mới, là nhân tố sức mạnh thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chăn nuôi theo quy mô trang trại đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của ngành chăn nuôi. Bởi vì chăn nuôi trang trại mới cho được số lượng sản phẩm lớn, mới đủ khả năng và thông số mẫu đủ lớn để áp dụng các tiến bộ khoa học, các công nghệ phục vụ chăn nuôi cao sản, kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn so với chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi hàng hóa trên thị trường.
Trong 5 năm vừa qua, chăn nuôi trang trại ở nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô chăn nuôi. Số lượng trang trại (TT) tăng từ 1.761 năm 2001 lên 17.721 năm 2006, bình quân tăng trong giai đoạn 2001-2006 đạt 58,7%/năm. Trong số trang trại chăn nuôi nêu trên, quy mô chăn nuôi trang trại lợn nái phổ biến từ 20-50 con/TT, lợn thịt: từ 100-200 con/TT, gà thịt từ 2.000-5.000 con/TT, bò sinh sản: 10-20 con/TT, bò sữa 20-50 con/trang trại. Sản phẩm chăn nuôi TT ngày càng tăng, ước tính sản phẩm sữa từ TT chiếm trên 40% tổng sản lượng sữa, tương tự như vậy sản phẩm chăn nuôi lợn TT trên 20% và gà trên 35%.
Chăn nuôi TT làm tăng khả năng khai thác đất, tiềm năng về vốn, kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư mạnh mẽ vào chăn nuôi công nghiệp hóa. Với hơn 21 nghìn trang trại chăn nuôi đáp ứng tiêu chí của thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động với thu nhập hình quân mỗi lao động từ 750.000đ - 1.500.000đ/tháng.
Bình quân về đầu tư và thu nhập của chăn nuôi trang trại là khá cao. Ví dụ, tỉnh phú Thọ có 123 trang trại chủ yếu là nuôi lợn và bò có vốn sản xuất đại 273 triệu đồng/hộ TT, giá trị sản xuất hàng hóa đạt 262 hiệu đồng/hộ TT, thu nhập lãi bình quân là 70 triệu đồng/hộ TT hoặc như tỉnh 1 Hải Dương có 99 trang trại cũng cho thu lãi bình quân mỗi trang trại là 61,8 triệu đồng/năm; Bình quân các TT chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận cho thu lãi hàng năm là 30 triệu đồng/hộ TT, đặc biệt có những TT của Hà Tây (nơi có số TT chăn nuôi chiếm tới 40,7% tổng số TT trong toàn tỉnh) cho thu lãi trên 150 triệu đồng/năm, ... Nhìn chung, các chủ trang trại chăn nuôi cho biết trong điều kiện thuận lợi về an toàn dịch bệnh, giá thức ăn và giá thị trường tiêu thụ thì nuôi bò thịt cho lãi khoảng 1 triệu đồng/con/năm, bò sinh sản lãi 1,5 - 2 triệu đồng/con/năm, nuôi lợn thịt lãi bình quân 1000đ/con/ngày, lợn sinh sản lãi 2 - 2,5 triệu đồng/con/năm.
Chăn nuôi TT ở nước ta chỉ chủ yếu lập trung vào chăn nuôi bò (8.597 TT chiếm 40% tổng số TTTT cả nước) và lợn (7.038 TT chiếm 32,8%). Chăn nuôi gia cầm được xếp hạng thứ ba với 3.721 trang trại chiếm 17,3% tổng số TT toàn quốc. Chăn nuôi dê mới được chú trọng nhưng số lượng trang trại là 1.449 chiếm 6,75%, cao hơn 418 trang trại trâu (chiếm có 1,94%), còn lại là 250 trang trại ong và 1 trang trại gấu theo đúng tiêu chí xác định trang trại của Thông tư 69.
Chăn nuôi TT chủ yếu tập trung ở miền Nam với 12.332 TT (57,43%). Các vùng có chăn nuôi TT phát triển là Đông Nam bộ (7.645 TT- 35,6%), Bắc Trung bộ (4.464 TT chiếm 20,79%), vùng ĐBSH (3.257 TT, chiếm 15,17%) và vùng Duyên hải Nam Trung hộ (2.608 TT chiếm 12,14%). Thấp nhất cả nước là vùng Tây Bắc với 577 trang trại chăn nuôi tập trung chiếm 2,68% tổng số TT chăn nuôi trên toàn quốc.
Chăn nuôi TT cũng không ngừng được tăng nhanh về số lượng và vốn đầu tư trên khắp các vùng miền trong cả nước. Ví dụ, chăn nuôi TT ở tỉnh Thái Bình (hiện có 507 TT chăn nuôi) đã tăng gấp 3,7 lần so với năm 2003. Sự tăng trưởng của TT chăn nuôi đạt cả về số lượng, quy mô và chủng loại gia súc. Mức tăng trưởng về TT chăn nuôi ở Bình Thuận còn đạt tới 6,2 lần với từ 110 TT năm 2001 thì đếi năm 2005 đã lên tới 684 trang trại chăn nuôi, chiếm 36,3% tổng số TT trong phạm vi toàn tỉnh...
Như vậy, nhìn chung chăn nuôi trang trại đã và đang khá phát triển trên toàn quốc. Hình thức chăn nuôi TT giúp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có và vốn vay Ngân hàng, làm tăng thu nhập cải thiện đời sống nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu tệ nạn xã hội khu vực nông thôn và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Chăn nuôi TT đã góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, sản xuất theo hướng hàng hóa, hiệu quả, nâng dần khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
Các tiến bộ về giống vật nuôi, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi trang trại, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm. Vì vậy năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Phần lớn các giống gia súc, gia cầm cao sản trên thế giới được nhập vào nước ta và nuôi ở các trang trại đều đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xấp xỉ so với các nước trong khu vực và bằng 85-90% so với các nước tiên tiến.
Do phần lớn các TT đầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nên mặc dù dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra trên diện rộng nhưng hầu hết các trang trại chăn nuôi vẫn chủ động khống chế và kiểm soát được các dịch bệnh nguy hiểm này. Nhờ vậy mà xoa dịu bớt ít nhiều tình trạng khan hiếm giống hoặc sản phẩm chăn nuôi sau các đợt dịch bệnh hoặc thiên tai, hỗ trợ giống kịp thời cho nông dân chăn nuôi nhỏ.
Chăn nuôi trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất đồi gò, đất hoang hóa, đất ven sông ven biển và diện tích mặt nước...tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, giết mổ phát triển.
Đồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Chăn nuôi TT đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư như nông dân, cán bộ, công chức, người đã nghỉ hưu, các doanh nhân trong và ngoài nước.
Cùng với sự phát triển chăn nuôi trang trại đã hình thành các phương thức tổ chức sản xuất mới trong ngành chán nuôi như HTX sản xuất dịch vụ, liên minh HTX, Câu lạc bộ trang trại. Các loại hình sàn xuất này đã góp phần củng cố và thúc đẩy chăn nuôi trang trại phát triển có hiệu quả, bền vững.
2. Sự hưởng ứng của các địa phương về phát triển kinh tế trang trại
Từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại và một số văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành, một số địa phương đã có những chính sách, chủ trương cụ thể để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nói chung và loại hình trang trại chăn nuôi nói riêng. Điển hình là các tỉnh, thành phố như:
TP Hải phòng có chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng trang trại chăn nuôi gà công nghiệp theo phương thức gia công trên địa bàn thành phố;
Hà Tây có chính sách hỗ trợ tài chính để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh;
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh có chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Điện Biên v.v... đã có các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, phát triển bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2006-2010;
Thanh Hoá ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2006-2010;
Hà Tĩnh ban hành quyết định tiêu chí và chính sách hỗ trợ khu chăn nuôi tập trung;
Quảng Nam, Bình Thuận đã phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, bền vững;
Bình Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2001 -2010 v.v...
Trên cơ sở những chủ trương và chính sách của trung ương và địa phương đã ban hành, các cấp, các ngành ở các tỉnh, thành phố nói trên đã tổ chức điều tra, phân loại xác định số lượng, quy mô, hiệu quả kinh tế trang trại; thực hiện một số chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi, hỗ trợ một phần về con giống, lãi suất tiền vay, đào tạo, huấn luyện cho các chủ trang trại, vì vậy đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy loại hình kinh tế này ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những tỉnh, thành phố nã triển khai tốt Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ thì vẫn có nhiều địa phương đang lúng túng, chưa có chính sách cụ thể. Vì vậy, hầu hết các trang trại được hình thành ở các địa phương này vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, phát triển kém bền vững và chưa được thụ hưởng những chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương.
3. Số lượng, sự phân bố và quy mô chăn nuôi trang trại
a. Số lượng và sự phân bố trang trại chăn nuôi
Những năm gần đây, trang trại chăn nuôi phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mô. Theo báo cáo của 64 tỉnh thành, thành phố (vào cuối năm 2006), toàn quốc có 17.721 trang trại (TT) chăn nuôi, trong đó miền Bắc là 6.313 TT, chiếm 35,6%; miền Nam là 11.408 TT, chiếm 64,4%. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2001 toàn quốc có 1.761 TT chăn nuôi, như vậy, sau 5 năm số lượng trang trại chăn nuôi tăng hơn 15.960 TT, bình quân mỗi năm tăng 3.192 TT, tăng 58,7%/năm.
Vùng Tây Bắc 554 (3,1%)
Vùng Đông Bắc 844 (4,8%)
Bắc Trung Bộ 1.758 (9,9%)
ĐB sông Hồng 3.157 (17,8%)
Cả nước 17.721TT
Duyên hải Nam trung bộ 1.391 (7,8%)
Đông Nam Bộ 6.366 (35,9%)
Tây Nguyên 1.480 (8,4%)
Đồng bằng sông Cửu Long 2.171 (12,3%)
Theo Tổng cục thống kê cả nước có 113.730 TT, trong đó 16.708 TT chăn nuôi, 55.529TT cây hàng năm và cây lâu năm. 2.661 TT lâm nghiệp, 34.202 TT nuôi trồng thuỷ sản và 4.630 TT sản xuất kinh doanh tổng hợp. Do điều kiện quỹ đất đai, nguyên liệu thức ăn phong phú, công nghiệp chế biến thức ăn phát triển và thị trường tiêu thụ lớn, nên các trang trại chăn nuôi phân bố chủ yếu ở ĐNB với 6.366 TT, chiếm 35,9%; tiếp theo là ĐBSH: 3.157 TT, chiếm 17,8%; ĐBSCL: 2.171 TT, chiếm 12,3%; BTB: 1.758 TT, chiếm 9,9%, Tây Nguyên có 1.480 TT, chiếm 8,4%; DHNTB: 1.391 TT, chiếm 7,9% so với toàn quốc. Các vùng Đông Bắc, Tây Bắc với đất đai rộng lớn, nhưng số lượng trang trại chỉ chiếm 4,8% và 3,1%, trong đó chủ yếu là trang trại chăn nuôi đại gia súc.
Tuy vậy, nếu tính theo cơ cấu các loại hình trang trại nông, lâm, ngư nghiệp, thì ĐBSH là vùng có tỷ lệ trang trại chăn nuôi lớn nhất, chiếm 54,6%, tiếp đến là vùng TB 38,5%, ĐNB: 22,8%, ĐB: 21,3%, BTB: 15,5%, NTB: 7,4% và cuối cùng ĐBSCL: 3,6%.
Cả nước 17.721 TT
TT lợn 7.475
TT gia cầm 2.837
TT bò 6.405
TT trâu 247
TT dê, cừu 757
Tỉnh nhiều trang trại nhất phân theo loại trang trại
TP.HCM 1.053 (14,1%)
Hà Tây 392 (14,1%)
TP.HCM 1.563 (24,4%)
TT Huế 51 (20,6%)
Ninh Thuận 470 (62,1%)
Các địa phương có số lượng trang trại nhiều là TP. Hồ Chí Minh: 2.631 TT, Đồng Nai: 1.264 TT, Bình Định: 834 TT, Thanh Hoá: 815 TT, Trà Vinh: 789 TT, Gia Lai: 787 TT, Ninh Thuận: 690 TT, Bình Thuận: 676 TT, Hà Tây: 641 TT, Bình Dương: 553 TT, Thái Bình: 507 TT, Hưng Yên: 460 TT, Lâm Đồng: 353, Hải Phòng: 342 TT, Bà Rịa-Vũng Tàu: 332 TT, Hà Nam: 327 trang trại, Bắc Giang: 320 TT, Đắk Lắk: 300 TT. Tuy vậy, tại các vùng miền sự phân bố trang trại đối với từng loại vật nuôi có sự khác biệt lớn. Trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung chủ yếu ở ĐNB, ĐBSH, trong khi đó trang trại chăn nuôi bò thịt phân bố phần lớn ở Tây Nguyên, ĐNB; trang trại bò sữa phần lớn ở ĐNB.
Như vậy, do nhu cầu sản xuất hàng hoá, tập trung và tác động của các chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương, nên loại hình kinh tế chăn nuôi trang trại đã phát triển nhanh trong thời gian qua và có xu hướng ngày càng phát triển trong thời gian tới.
- Số lượng trang trại lợn
Do nhu cầu lớn của người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn (chiếm75-76% tổng sản lượng thịt) và do lợi nhuận tương đối cao trong những năm qua, khiến số lượng trang trại chăn nuôi lợn phát triển nhanh và đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các loại trang trại chăn nuôi. Trong tương lai khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn nạc ngày càng tăng thì số trang trại chăn nuôi lợn ngoại cũng đồng thời tăng theo.
Trong các loại vật nuôi, TT chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất với tổng số 7.475 TT (trong đó 2.990 TT lợn nái và 4.485 TT lợn thịt), chiếm 42,2%/tổng số trang trại chăn nuôi. Trong đó, miền Bắc 3.069 TT, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 TT, chiếm 58,9%. Vùng có nhiều TT chăn nuôi lợn là ĐNB: 2.604 TT, chiếm 34,8%; tiếp đến là ĐBSH: 1.927 TT, chiếm 25,8%; ĐBSCL 1.029 TT, chiếm 13,8%; Đông Bắc: 534 TT, chiếm 7,1%; BTB: 495 TT, chiếm 6,6%; Tây Nguyên 422 TT, chiếm 5,7%. Các vùng ít phát triển là Tây Bắc, chỉ có 113 TT, chiếm 1,5% so với TT chăn nuôi lợn trên toàn quốc. Các tỉnh có số lượng trang trại chăn nuôi lợn lớn là TP.HCM: 1.053 TT, Đồng Nai: 967 TT, Thái Bình: 419 TT, Hưng Yên: 372 TT, Trà Vinh: 348 TT, Bắc Giang: 284 TT, Hải Phòng: 248 TT, Bình Định: 234 TT, Bình Dương: 217 TT, Thanh Hoá: 204 TT và Lâm Đồng: 200 trang trại.
- Số lượng trang trại gia cầm
Trang trại chăn nuôi gia cầm đứng vị trí thứ 3 về số lượng với tổng số là 2.837 TT, chiếm 16,0% so với tổng số TT toàn quốc. Trong đó, TT chăn nuôi gà là 1.950 TT, chăn nuôi vịt là 668 TT, trang trại gia cầm giống là 219 TT. Các trang trại gia cầm phát triển chủ yếu tại các vùng ĐBSH: 900 TT, chiếm 31,7%; ĐNB: 522 TT, chiếm 18,4%; ĐBSCL: 499 TT, chiếm 17,6%; DHNTB: 414 TT, chiếm 14,6%; BTB: 255 TT, chiếm 9,0%; Tây Nguyên: 128, chiếm 4,5%. Các vùng Đông Bắc và Tây Bắc có số lượng ít hơn, chỉ chiếm tương ứng 2,7% và 1,5% so với toàn quốc. Các tỉnh có số TT gia cầm nhiều nhất là Hà Tây: 392 TT; Bình Định: 315 TT; Bình Dương: 235 TT; Kiên Giang: 179 TT; Đồng Nai: 164 TT, Hà Nam 134 TT, Thanh Hoá: 106 TT. Riêng trang trại chăn nuôi thủy cầm tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (238 TT), DHNTB (141 TT) và ĐBSH (141 TT) với tỷ lệ tương ứng mỗi vùng chiếm 35,6%; 21,1%; 21,1% tổng trang trại vịt toàn quốc.
Do lợi thế về hệ số vòng quay nhanh, nên theo đánh giá của các chuyên gia, trang trại gia cầm lẽ ra phải chiếm vị trí thứ 2 trong tổng số TT. Tuy vậy, do từ cuối 2003 đến nay dịch cúm gia liên tục xẩy ra ở nước ta, khiến số lượng trang trại gia cầm trên thực tế phát triển chậm so với tiềm năng.
- Số lượng trang trại chăn nuôi bò
Do dịch cúm gia cầm, nên chăn nuôi bò trang trại đứng vị trí thứ 2 về số lượng với tổng số là 6.405 TT, chiếm 36,1% so với tổng số TT chăn nuôi toàn quốc. Trong đó số trang trại bò sinh sản là 2.774 TT, chiếm 43,3%; TT chăn nuôi bò thịt là 1.620 TT, chiếm 25,3%; TT chăn nuôi bò sữa: 2.011 TT, chiếm 31,4% trong tổng số TT chăn nuôi bò.
Một số tỉnh có đàn bò nhiều nhất là Gia Lai: 674, Bình Thuận: 528 TT, Thanh Hoá: 455 TT, Bình Định: 219 TT, Quảng Nam: 129 TT, Thừa Thiên - Huế: 128 trang trại,...
Do lợi thế về đất đai và đồng cỏ tự nhiên và truyền thống chăn nuôi (TN, NTB) và gần thị trường tiêu thụ lớn (ĐNB), nên các vùng nêu trên có số lượng trang trại bò lớn nhất trong 8 vùng sinh thái. Vùng ĐNB có 2.683 TT, chiếm 41,9; Tây Nguyên có 919 TT, chiếm 14,4%; BTB: 812 TT, chiếm 12,7%; ĐBSCL: 636 TT, chiếm 9,9%; NTB: 620 TT, chiếm 9,7%. Theo đánh giá của các chuyên gia, các vùng này còn có khả năng phát triển chăn nuôi bò thịt và chăn nuôi TT nhiều hơn nữa trong tương lai.
+ Đối với chăn nuôi bò thịt:
Các trang trại chăn nuôi bò thịt tập trung chủ yếu ở ĐNB: 811 TT, chiếm 50,1%; Tây Nguyên: 351 TT, chiếm 21,7%; Tây Bắc: 153 TT, chiếm 9,4%, DHNTB: 108 TT, chiếm 6,7%, BTB: 105 TT, chiếm 6,5%, còn lại là các vùng khác.
Một số tỉnh có TT bò thịt nhiều nhất là Bình Thuận: 528 TT, Gia Lai: 155 TT, Đắk Lắk: 134 TT.
+ Đối với chăn nuôi bò sinh sản
Các trang trại chăn nuôi bò sinh sản phân bố khá đều ở các vùng, BTB: 684 TT, chiếm 24,7%; ĐBSCL: 591 TT, chiếm 21,7%; Tây Nguyên: 557 TT, chiếm 20,1%; DHNTB: 446 TT, chiếm 16,1%; ĐBSH: 214 TT, chiếm 7,7%; ĐNB: 174 TT, chiếm 6,3%; Đông Bắc: 108 TT, chiếm 3,9%.
+ Đối với chăn nuôi bò sữa
Trang trai chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu tại ĐNB: 1.698 TT, chiếm 84,4%; tiếp theo là Tây Bắc: 142 TT, chiếm 7,1%; DHNTB: 66 TT, chiếm 3,3%; ĐBSH: 44 TT, chiếm 2,2%, còn lại là các vùng khác.
Một số tỉnh có nhiều TT chăn nuôi bò sữa nhất là TP. Hồ Chí Minh 1.561 TT (chiếm 77,6% tổng số TT bò sữa toàn quốc), Sơn La: 142 TT, Bình Dương 83 TT, Bình Định 66 TT, Đồng Nai: 47 TT, Hà Tây: 27 TT, Nghệ An: 23 TT, Lâm Đồng 11 trang trại.
Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương do lợi thế về thị trường tiêu thụ, gần các cơ sở thu mua chế biến và có kinh nghiệm chăn nuôi. Trong khi đó, do một số địa phương không có lợi thế về khí hậu, kinh nghiệm chăn nuôi, đồng thời do giá thu mua sữa thấp đã khiến đàn bò sữa giảm đáng kể. Hiện nay, sau khi các doanh nghiệp nâng dần giá thu mua sữa và một số địa phương tổ chức lại chăn nuôi bò sữa, nên đàn bò sữa đang có xu hướng phục hồi trở lại.
- Số lượng trang trại chăn nuôi trâu:
So với các loại vật nuôi như lợn, gia cầm, bò thì số lượng trang trại chăn nuôi trâu không lớn: 247 TT, chiếm l,4% tổng số TT chăn nuôi, chủ yếu phân bố ở các tỉnh BTB: 104 TT, chiếm 42,1%; sau đó là Tây Bắc 79 TT, chiếm 32,0%; Đông Bắc: 38 TT, chiếm 15,4%; ĐNB: 20 TT, chiếm 8,1%, DHNTB: 2 TT, chiếm 0,8%; ĐBSCL có 3 TT, chiếm 1,2%; ĐBSH chỉ có 1 trang trại, Tây Nguyên không có trang trại nào. Các tỉnh có số TT nhiều nhất là Thừa Thiên-Huế: 51 TT, Hoà Bình: 47, Nghệ An: 40 TT, Điện Biên: 32 TT, Thái Nguyên: 25 trang trại.
Tổng đàn trâu 2,9 triệu con, trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 1%/năm. Năm 2006 số lượng đàn trâu không tăng so với năm 2005 nhưng sản lượng thịt trâu tăng 7,6%, thịt trâu hiện nay trở thành đặc sản của một số các cửa hàng ăn tại Hà Nội.
Đàn trâu tập trung ở các tỉnh trung du, miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ. Các vùng đồng bằng không có bãi chăn thả, nhu cầu cày kéo đang được thay thế bằng các loại máy nông nghiệp, nên đàn trâu có xu hướng giảm dần. Do vậy, số lượng trang trại chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với bò.
- Trang trại chăn nuôi dê, cừu:
Tổng số trang trại dê, cừu cũng chiếm tỷ trọng thấp: 757 TT, chiếm 4,3% tổng
số TT chăn nuôi, trong đó tập trung chủ yếu ở ĐNB: 537 TT, chiếm 70,9%; BTB: 92 TT, chiếm 12,2%; tiếp theo là Đông Bắc: 46 TT, chiếm 6,1%; ĐBSH: 39 TT, chiếm 5,2%; Tây Bắc: 24 TT, chiếm 3,2%, còn lại là các vùng khác. Các tỉnh có số TT nhiều nhất là: Ninh Thuận: 470 TT, Thanh Hoá: 48 TT, Bình Thuận: 43 TT, Quảng Trị: 35 TT, Thái Nguyên: 29 TT, Hà Nam: 27 trang trại.
Cũng như các giống gia súc nhai lại khác, chăn nuôi dê cừu chủ yếu là chăn thả theo từng đàn tự do và số lượng TT phân bố phần lớn tại ĐNB, BTB, đây là các vùng có lợi thế về đất đai, tận dụng đồng cỏ tự nhiên có thể đem lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư tập trung, thâm canh
b) Quy mô chăn nuôi trang trại
Đồng thời với sự tăng trưởng về số lượng trang trại chăn nuôi, số lượng gia súc, gia cầm trong mỗi trang trại cũng có xu hướng ngày càng tăng và có sự khác biệt giữa các vùng, miền.
- Đối với chăn nuôi lợn
+ Quy mô chăn nuôi lợn nái: phổ biến là 20-50 con, số lượng là 2.131 TT chiếm 71,3%; từ 50-100 con/TT là 508 TT chiếm 17,0%, từ 100-150 con/TT là 181 TT, chiếm 6,1%, từ 150 -250 con/TT là 85 TT chiếm 2,8%, từ 250-500 con/TT là 54 TT, chiếm 1,8%, trên 500 con/TT là 31 chiếm 1,0%. Trong 3 năm gần đây, quy mô chăn nuôi lợn trong các trang trại có xu hướng tăng nhanh do có tương quan giữa tỷ lệ lợi nhuận và số lượng đầu con chăn nuôi. Số nái tăng dần từ 20 con/trại lên mức phổ biến là 40-50 con/trại. Vùng có quy mô chăn nuôi lợn nái lớn nhất là ĐNB có 20 TT với quy mô 250-500 con/TT và 16 TT với quy mô trên 500 con/TT; tiếp đến là ĐBSH có 10 TT với quy mô 250-500 con/TT và 11 TT với quy mô trên 500 con/TT; ĐBSCL có 5 TT với quy mô 250-500 con/TT.
+ Quy mô chăn nuôi lợn thịt: Phổ biến là từ 100-200 con/TT với số lượng là 3.388 TT, chiếm 75,5%; từ 200-300 con/TT là 606 TT, chiếm 13,5%; từ 300-500 con/TT là 241 TT, chiếm 5,4%; từ 500-1.000 con/TT là 149 TT, chiếm 3,3%; từ 1.000-1.500 con/TT là 63 TT chiếm 1,4%; từ 1.500-2.500 con/TT là 24 TT chiếm 0,5% và trên 2.500 con/TT là 14 TT chiếm 0,3%. Vùng có quy mô chăn nuôi lợn thịt lớn nhất là ĐNB có 14 TT với số đầu con từ 1.500-2.500 con/TT và 8 TT trên 2.500 con/TT; tiếp đó là ĐBSH có 3 TT quy mô từ 1.500-2.500 con/TT và 6 TT có quy mô trên 2.500 con/TT.
Quy mô chăn nuôi lợn nái phổ biến từ 20-50 con/TT, chiếm 71,3% và quy mô lợn thịt phổ biến từ 100-200 con/TT, chiếm 75,5% đã cho thấy về cơ bản chăn nuôi lợn TT còn ở quy mô nhỏ, TT hộ gia đình là chính. Số TT quy mô lớn hàng trăm nái hoặc hàng ngàn lợn thịt/TT còn rất ít. Vùng có quy mô TT lớn nhất vẫn là ĐNB và ĐBSH.
- Đối với chăn nuôi gia cầm
+ Quy mô chăn nuôi gà thịt: phổ biến là từ 2.000-5.000 con/TT với số lượng là 1.342 TT, chiếm 68,8%; từ 5.000-8.000 con/TT là 401 TT, chiếm 20,6%, từ 8.000-11.000 con/TT là 82 TT, chiếm 4,2%, từ 11.000-15.000 con/TT là 67 TT chiếm 3,4% và trên 15.000 con/TT là 61 TT chiếm 3,4%. Vùng có quy mô chăn nuôi gà thịt lớn nhất là ĐNB có 33 TT với quy mô từ 11.000-15.000 con/TT và 47 TT quy mô trên 15.000 con/TT; tiếp đến là ĐBSH có 9 TT có quy mô từ 11.000-15.000 con/TT và 7 TT có quy mô trên 15.000/TT.
+ Quy mô phổ biến nhất trong chăn nuôi vịt, ngan là: từ 2.000-5.000 con/TT có số lượng 654 TT, chiếm 97,9%; từ 5.000-8.000 con/TT có 11 TT, chiếm 1,7%; từ 8.000-l1.000 có 2 TT, chiếm 0,3%; trên 15.000 con/TT là 1 TT, chiếm 0,2%.
+ Qui mô phổ biến nhất trong chăn nuôi gia cầm sinh sản là: từ 2.000-5.000 con/TT số lượng là 160 TT, chiếm 73,1%; từ 5.000-8.000 con/TT có 37 TT, chiếm 16,9%; từ 8.000- 11.000 con/TT có 10 TT, chiếm 4,6%; từ 11.000-15.000 con/TT có 3 TT, chiếm 1,4% và quy mô trên 15.000 con/TT là 9 TT, chiếm 4,1%. Vùng có quy mô chăn nuôi gà sinh sản lớn nhất là ĐBSH có 3 TT quy mô từ 11.000- 15.000 con/TT và 2 TT có quy mô trên 15.000 con/TT; ĐNB có 6 TT với số lượng trên 15.000 con/TT.
Quy mô chăn nuôi trong các TT gia cầm vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ từ 2.000- 5.000 con/TT, là hình thức TT hộ gia đình và chăn nuôi gia công cho các công ty nước ngoài (quy mô 4.000-5.000 con/TT gia công). Quy mô 5.000- 10.000 con/TT còn rất ít. ĐBSH và ĐNB không những là vùng có số lượng trang trại lớn mà quy mô chăn nuôi gia cầm trên một trại cũng lớn nhất cả nước.
- Đối với chăn nuôi bò
+ Quy mô chăn nuôi bò thịt: phổ biến mỗi trại là 50- 100 con/TT với số lượng là 1.269 TT, chiếm 78,3%; từ 100- 150 con/TT là 230 TT, chiếm 14,2%, từ 150-200 con/TT là 93 TT, chiếm 5,7%, từ 200-500 con/TT là 23 TT, chiếm l,4% và trên 500 con/TT là 5 TT, chiếm 0,3%. Quy mô chăn nuôi bò thịt lớn nhất là Tây Nguyên có 11 TT với số lượng 200-500 con/TT và 1 TT trên 500 con/TT; ĐNB có 5 TT với số lượng 200-500 con/TT và 3 TT với số lượng trên 500 con/TT.
+ Quy mô chăn nuôi bò sinh sản: phổ biến là từ 10-20 con/TT với 2.459 TT, chiếm 88,6%; từ 20-50 con/TT là 283 TT, chiếm 10,2%; từ 50-100 con/TT là 28 TT chiếm 1,0%; trên 100 con/TT có 4 TT, chiếm 0,2% .
+ Quy mô chăn nuôi bò sữa. Quy mô từ 10-20 con/TT là 313 TT, chiếm 16,8%; từ 20-50 con/TT với số lượng là 1.624 TT, chiếm 86,9%; từ 50- 100 con/TT là 52 TT, chiếm 2,8%; từ 100-150 con/TT là 10 TT, chiếm 0,5%; từ 200-500 con/TT có 11 TT, chiếm 0,6% và trên 500 con/TT có 1 TT, chiếm 0,1%. Vùng có quy mô chăn nuôi bò sữa từ 200 con trở lên tập trung chủ yếu ở ĐNB.
Qua số liệu nêu trên cho thấy chăn nuôi bò sữa trang trại có xu hướng tập trung và nuôi quy mô phổ biến trên 20 con/TT cho hiệu quả kinh tế cao hơn quy mô nhỏ và phù hợp với khả năng đầu tư của hầu hết các chủ trang trại.
- Đối với chăn nuôi trâu
Quy mô chăn nuôi trâu: phổ biến là 20-50 con/TT với 232 TT, chiếm 93,9%; từ 50- 100 con/TT là 15 TT, chiếm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chăn nuôi trang trại - Thực trạng và giải pháp.doc