Đề tài Chuối cũng ứng rau của Metro

- Điều tra lấy mẫu phân tích đất, nước trong vùng: (các chỉ tiêu kim loại nặng, NO3, vi sinh) trong vòng 1 tháng.

- Điều tra lấy mẫu Rau theo cơ cấu chủng loại và qui mô, diện tích từng loại Rau hiện hữu trên đồng ruộng 2-3 ngày trước thu hoạch, đang thu hoạch, khảo sát các chỉ tiêu dư lượng thuốc trừ sâu, lân hữu cơ, carbamat, NO3, Clo. Thời gian 7 ngày/lần/trong vòng một tháng (song song với việc lấy mẫu đất, nước). Kết quả ổn định và đạt yêu cầu 95% số mẫu rau có dư lượng TTS dưới mức cho phép thì công nhận tạm thời Vùng RAT. Họp báo thông báo công nhận tạm thời vùng RAT:

• Văn bản đồng thuận của địa phương.

• Qui định công nhận tạm thời Vùng RAT của ban chỉ đạo RAT.

• Các thông báo kết quả phân tích đất, nước, dư lượng

 

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3749 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuối cũng ứng rau của Metro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được phép mang động vật và máy chụp ảnh vào Trung Tâm CHƯƠNG II: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐÉN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN -RAT 2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam: 2.1.1 Vị trí địa lý: Việt Nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phần đất liền trải dài từ 23023’ đến 08002’ Bắc và chiều ngang từ 102008’ đến 109028’ Đông. Phía Bắc giáp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Phía Đông và Nam giáp biển Thái Binh Dương. Phía Tây giáp Cộng Hòa Dân CHủ Nhân Dân Lào và Vương Quốc Campuchia. Chiều dài từ Bắc xuống Nam là 1.650 km, chiều ngang từ Đông sang Tây rộng nhất là 600 km và hẹp nhất là 50 km. 2.1.2 Điều kiện tự nhiên: - Đất đai: diện tích đất liền tòan lãnh thổ Việt Nam là 329.297 km2. Đại bộ phận lãnh thổ được bao trùm bởi đồi núi, chia cắt địa hình thành nhiều vùng với những đạc thù riêng. Địa hình Bắc Bộ giống như chiếc rẻ quạt, ba phía Tây, Bắc và Đông đều là đồi núi, phía Nam là bờ biển và ở giữa là đồng bằng. Địa hình Trung Bộ chạy dài và hẹp; đồi núi, đồng bằng và bờ biển xâm nhập lẫn nhau. Địa hình Nam Bộ ít phức tạp hơn và tương đối bằng phẳng. Nhìn chung, các vùng đồng bằng ven biển đều có diện tích không lớn. Việt Nam có khỏang 2.860 sông ngòi lớn nhỏ, nhiều hồ tự nhiên, có nhiều hố chứa cỡ trung và cỡ nhỏ rất thuận lợi cho công tác thủy lợi, thủy điện và phân lũ. - Khí hậu: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C đến 27°C. Hàng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80. Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Riêng khí hậu của các tỉnh phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Việt Nam chịu sự  tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này thì ở Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn.Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Tuy nhiên vấn đề khó khăn của những người trồng rau ở Việt Nam là độ ẩm cao, đó là điều kiện thuận lợi cho các lọai sâu bệnh phát triển. 2.2 Sự cần thiết phải thiết lập chuỗi cung ứng nông sản an tòan: Kể từ khi mở cửa nền kinh tế cách đây gần 20 năm, Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong hệ thống tiêu dùng sản phẩm. Nền kinh tế phát triển nhanh đã giúp cho thu nhập người dân được cải thiện, từ đó các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng cũng ngày càng được nâng cao. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc sử dụng các sản phẩm rau chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị, các khu công nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay với hàng loạt bệnh dịch như cúm gia cầm, lở mồm long móng, bệnh nhiễm khuẩn… và nổi cộm trong đó là việc sử dụng hóa chất dư thừa trong rau quả. Điều này không những ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng trong nước mà còn ảnh hưởng đến việc xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản… Nhu cầu RAT rất cấp thiết nhưng vẫn còn một thực trạng là người tiêu dùng vẫn còn nghi ngờ tính an tòan của nó. Có nhiều lý do : + Do thiếu sự quản lý chặt chẽ của các ngành chức năng: nhiều ngành có liên quan nên việc quản lý không đồng bộ, việc hướng dẫn không đầy đủ dẫn đến trường hợp ứng dụng thiếu chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật về hóa học, nông hóa thổ nhưỡng, công nghệ sinh học…). + Sản xuất RAT vẫn còn manh múm: hiện nay Nhà nước ta chưa có quy hoạch dài hạn về vùng đủ điểu kiện sản xuất RAT, chỉ có tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương đầu tiên quy họach vùng sản xuất RAT. Với những sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thì lại không có đủ nguồn nhân lực, vật lựa đầy đủ để kiểm tra,giám sát. + Do ý thức sản xuất thấp, không bị ràng buộc bởi tổ chức nào và các thói quen mà người nông dân hay mắc phải như: lạm dụng hóa chất trong việc chăm bón cây trồng - rất nhiều nhà sản xuất hộ gia đình cá thể đã sử dụng thuốc bảo vệ theo kinh nghiệm và có rất nhiều trường hợp sử dụng thuốc không nguồn gốc, giá rẻ và trong đó bao gồm có nhiều loại thuốc mà thế giới đã cấm, sử dụng vì ảnh hưởng đến sức khỏe của con người (ví dụ như Monitor..), bên cạnh đó việc thu gom các vỏ thuốc, bao bì cũng ít khi được thực hiện (sử dụng xong đều vứt bừa bãi ngòai ruộng); dùng nước cống để tưới rau - hiện nay đa số nguồn nước này đều nhiễm bởi hóa chất thải ra từ các khu công nghiệp (chứa rất nhiều hàm lượng kim loại nặng). + Sau hàng loạt các vụ thực phẩm kém chất lượng và rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các ngành chức năng mới bắt tay thực hiện các cuộc khảo sát và phát hiện nhiều vấn đề xảy ra như rất nhiều điểm kinh doanh RAT nhưng chưa có giấy chứng nhận của Sở Thương Mại. + Tình trạng bán RAT trong siêu thị cũng không được kiểm sóat chặt chẻ: rất nhiều đơn vị có sai phạm về mặt thủ tục nhập hàng - chỉ nhập của một nhà cung cấp nhưng nhà cung cấp chỉ có thể đáp ứng được một nửa chủng loại theo yêu cầu nên đã móc nối với một địa chỉ cung cấp khác cung cấp chủng loại còn thiếu này rồi dán tem nhãn của mình vào, thậm chí có siêu thị ra chợ đầu mối nhập rau rồi dán tem vào.Nếu có bị phát hiện sai phạm thì chính nhà cung cấp sẽ phải chịu trách nhiệm, siêu thị chỉ quản lý, kiểm tra giấy tờ đảm bảo chất lượng mặt hàng mà nhà cung cấp đem tới. + Hiện nay vẫn chưa có phương thức phân định RAT với rau thông thường trên thị trường. Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phân định và quản lý chất lượng rau gặp nhiều khó khăn và không thực tế do rau quả là mặt hàng thực phẩm tươi sống, hư hỏng nhanh, được kinh doanh với khối lượng lớn, trên địa bàn rộng với nhiều người tham gia kinh doanh. Đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan không bảo đảm độ tin cậy. Xác định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các phương pháp phòng thí nghiệm đòi hỏi thời gian dài (2- 3 ngày) và chi phí quá lớn (1,5-3 triệu đồng/mẫu xét nghiệm), không phù hợp với tính chất mặt hàng. Trong khi chưa kiểm soát được chất lượng rau thì vấn đề thống nhất được một quy trình sản xuất RAT trên phạm vi cả nước vẫn chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Trước những nguy cơ trên người tiêu dùng mặc dù quan tâm nhiều đến nguồn gốc xuất xứ, dấu hiệu đã kiểm tra chất lượng nhưng vẫn còn nghi ngại về việc chứng nhận nguồn gốc này. Hiện nay đã có nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Quốc tế được trình ra nhằm xây dựng một quy trình sản xuất và chế biến rau quả an tòan trong chuỗi ngành hàng này. Trong lộ trình gia nhập WTO, ngành nông sản là lĩnh vực nhạy cảm mà cho đến nay cũng chưa có kết quả (bắt đầu là từ Vòng đàm phán Bongor cho đến nay) và trong danh mục 94 dự án trọng điểm quốc gia mời gọi vốn FDI trong giai đoạn 2006-2010 (gần 26 tỷ USD) chỉ có 1 dự án dành cho nông nghiệp - chăn nuôi - lâm nghiệp và 4 dự án dành cho thủy sản. Do vậy những dự án trên nhằm tăng cường sự giám sát của Nhà nước, tăng cường vai trò của của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà kinh doanh trong ngành nghề này và đặc biệt là tăng cường vai trò quản lý chất lượng rau quả của người nông dân. Việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quốc tế (GAP,HACC..) sẽ là bước cơ sở đầu tiên về việc đảm bảo chất lượng rau quả an toàn tăng khả năng cạnh tranh tiếp cận thị trường quốc tế, đồng thời cũng góp phần làm bình ổn tâm lý người tiêu dùng hiện nay. Thực tế ngành hàng này cần phải có trên 1000 tiêu chuẩn chất lượng mà ở Việt Nam chỉ mới ban hành được vài trăm tiêu chuẩn với 11 cơ quan chịu trách nhiệm quản lý. Hiện nay, diện tích trồng rau quả của nước ta đạt trên 1,4 triệu ha với sản lượng trên 16 triệu tấn hàng năm. Với nhu cầu cấp thiết về RAT thì Nhà nước sẽ có những phương thức đẩy nhanh tốc độ cho phương hướng phát triển ngành nông nghiệp nước ta từ nay đến năm 2010 [cả nước sẽ có 1,55 triệu ha rau quả; 9,4 triệu tấn rau và 7,6 triệu tấn hoa quả]. 2.3 Cam kết của Metro C&C VN trong xây dựng chuỗi cung ứng rau quả an tòan tại TP HCM: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam để xây dựng chuỗi cung ứng RQAT tại Việt Nam. Metro sẽ thực hiện các hoạt động sau: + Giúp các nhà sản xuất địa phương (do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giới thiệu) bán hàng rau quả thông qua hệ thống của công ty này. + Hỗ trợ thành phố tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm; + Đầu tư xây dựng 3 trạm sơ chế, bảo quản nhằm nâng cao chất lượng cho hợp tác xã sản xuất rau quả an toàn để đạt tiêu chuẩn Euro GAP. Hai bên đã khảo sát năng lực và chọn 12 hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ nông nghiệp làm nhà cung cấp nông sản an toàn cho Metro Cash & Carry tại thành phố Hồ Chí Minh và các nhà cung cấp rau tại tỉnh Lâm Đồng cho hệ thống Metro cả nước. 2.4 Một số quy định về RAT: 2.4.1 Định nghĩa về RAT Rau an toàn có thể được hiểu là rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đáp ứng những yêu cầu sau: Rau an toàn là rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị hư hại,dập nát,héo úa. Dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật,hàm lượng nitrat và kim loại nặng ở dưới mức cho phép. Không bị sâu bệnh,không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc. Bảng 1: Tiêu chuẩn về hàm lượng nitrat (NO3) Giống Su hào Bắp cải Cà rốt Hành tây Hành hoa Khoai tây Ngô rau Cà chua Dưa chuột Mức quy định Không quá: 500 Không quá: 500 Không quá: 200 Không quá: 80 Không quá: 400 Không quá: 250 Không quá: 300 Không quá: 150 Không quá: 150 Giống Dưa bí Dưa hấu Mãng tây Bầu Đậu quả Cà tím Xà lách ớt ngọt Súp lơ Mức quy định Không quá: 90 Không quá:60 Không quá:200 Không quá:400 Không quá:200 Không quá:400 Không quá:500 Không quá:200 Không quá:500 Nguồn: bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bảng 2: hàm lượng kim loại nặng và độc tố Các loại Chì (Pb) Đồng (As) Đồng (Cu) Thiếc (Sn) Mức quy định Max: 0.5 Max:0.2 Max:5.0 Max:20.0 Các loại Canidi (d) Thủy Ngân (Hg) Kẽm (Zn) Aglôtoxin Palutin Mức quy định Max: 0.03 Max: 0.02 Max: 10.0 Max:0.005 Max:0.05 Nguồn: bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bảng 3: Dư lượng thuốc BVTV Thuốc BVTV Rau ăn lá Rau ăn quả Rau ăn củ Thời gian cách ly (ngày) Basudin 10G Diptorex 80 Dimothoet 50EC Carbaxit 80WP Padan 95 WP Sanusidin 20EC Decis Slerpa 25EC Kovote 2,5EC Trebon 10EC 0,5-0,7 0,5 0,1 1-1,2 0,2 0,1 0,1 - 0,03 - 0,5-0,7 1,0 0,5-1,0 1,0-1,5 - 2,0 - - 0,02 - - - 0,5-1,0 - - 0,2 0,2 - - - 14-20 7 7-10 7 14 14-20 RAL :7-10 RAQ : 3-4 4-10 3 Nguồn: bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Các quy định liên quan khác Bón phân cân đối Lượng phân hóa học không qua ngưởng cho phép và thời gian cách ly đến lúc thu từ 14 ngày trở lên. Dùng phân chuồng mục. Không dùng phân chuồng tươi, phân bắc và nước giài để bón hoặc tới lên cây rau. Chỉ sử dụng phân khi đã ngâm ủ, thời gian sử dụng đến ngày thu hoạch đối với mùa hè là 1tháng và 2 tháng trở lên đối với mùa đông. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân bón lá thiên nông. Không dùng nước thải trong sinh hoạt để tưới cho rau mà phải dùng nguồn nước ngầm nước sông suối không bị ô nhiễm. Không dùng thuốc bảo vệ thực vật nhóm 1 và thời gian cách ly khi sử dụng các nhóm thuốc khác phải đảm bảo từ 10-15 ngày tùy các loại rau. 2.4.2 Quy trình công nhận vùng RAT : Bước 1: Công nhận tạm thời vùng RAT - Điều tra lấy mẫu phân tích đất, nước trong vùng: (các chỉ tiêu kim loại nặng, NO3, vi sinh) trong vòng 1 tháng. - Điều tra lấy mẫu Rau theo cơ cấu chủng loại và qui mô, diện tích từng loại Rau hiện hữu trên đồng ruộng 2-3 ngày trước thu hoạch, đang thu hoạch, khảo sát các chỉ tiêu dư lượng thuốc trừ sâu, lân hữu cơ, carbamat, NO3, Clo. Thời gian 7 ngày/lần/trong vòng một tháng (song song với việc lấy mẫu đất, nước). Kết quả ổn định và đạt yêu cầu 95% số mẫu rau có dư lượng TTS dưới mức cho phép thì công nhận tạm thời Vùng RAT. Họp báo thông báo công nhận tạm thời vùng RAT:   Văn bản đồng thuận của địa phương. Qui định công nhận tạm thời Vùng RAT của ban chỉ đạo RAT. Các thông báo kết quả phân tích đất, nước, dư lượng.   Bước 2: Công nhận chính thức Vùng Rau an toàn sau đó 1 tháng - Tiến hành điều tra cơ bản tình hình sản xuất, nguồn lực nông dân. - Xây dựng chương trình nội dung huấn luyện nông dân sản xuất RAT/từng vùng cụ thể.   - Tiến hành huấn luyện sản xuất RAT. (90% hộ sản xuất Rau được huấn luyện và cam kết sản xuất RAT) - Cấp giấy chứng nhận, làm bản cam kết và đăng ký tham gia sản xuất RAT. - Có ít nhất 1-2 tổ chức tự nguyện phụ trách điều hành sản xuất và giao dịch RAT.  Bước 3: Tái công nhận Vùng RAT sau mỗi năm - Căn cứ vào tỉ lệ đạt yêu cầu ổn định 95% số mẫu rau có dư lượng TTS dưới mức cho phép thì tái công nhận Vùng RAT. - 95% hộ sản xuất rau được huấn luyện sản xuất RAT. 2.5 Sản xuất RAT theo tiêu chuẩn GAP Đất trồng: Cao ráo, thoát nước tốt, cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m; không có tồn dư hóa chất độc hại. Nước tưới: Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Thuốc BVTV: Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc I và II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hóa học trước khi thu hoạch ít nhất 5 - 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học. Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi tiêu thụ. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất. CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CHUỖI CUNG ỨNG RAT CỦA CÔNG TY METRO CASH & CARRY VIỆT NAM 3.1 Sơ đồ chuỗi: Chuỗi cung ứng RAT Dòng chảy vốn và khoa học kỹ thuật Dòng chảy RAT Dòng chảy thông tin về nhu cầu và cung ứng RAT RAT là một sảnphẩm đòi hỏi phải có sự giám sát chặc chẽ việc thực hiện các quy trình, từ giai đoạn thử nghiệm hạt giống với đất, nước, khí hậu; đến khâu gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch; sau đó là cả một quá trình bảo quản vận chuyển, lưu kho, đóng gói (bao bì); và cuối cùng là đưa sản phẩm đến với khách hàng. Vì bản chất RAT là một sản phẩm của ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp, nên bắt buộc RAT từ khâu đầu tiên cho đến chốt cuối cùng phải chấp hành tốt các quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các quy định về EUREPGAP, về HACCP… đóng một vai trò quan trọng xuyên suốt trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng. 3.2 Chức năng của các bộ phận tham gia chuỗi cung ứng RAT: 3.2.1 Nhà cung ứng Vườn ươm Quy trình sản xuất: Trồng Chăm sóc Thu hoạch Ươm trồng và chăm sóc: Rau đươc trồng trong nhà kính: hoàn toàn chỉ sử dụng hữa cơ là chính mà không trồng dùng các phân bón hay thuốc hóa học. Vì vậy về việc vệ sinh được làm chủ hoàn toàn. Các phân sử dụng trong vườn chỉ được dùng cá loại phân bón hữu cơ không có hoá chất hoặc dư lượng chất hoá học trong các sản phẩn. Nước sử dụng trong hệ thống nhà kính phải là nước uống được, nước được làm sạch bằng cách lọc cơ học và được xử lý bằng khí oxy nhằm tiêu diệt các vi sinh vật yếm khí như cellyna, foliomr…, nước phải không chứa các vi sinh vật gây bệnh đường ruột như sammonela…cứ một lần xử lý cả hồ với diện tích 150m2 mất khoảng 3 ngày. Trong quá trình xử lý cặn bã trong nước tạo thành bọt quanh bờ, khi đó người ta sử dụng vợt để vớt bọt lên. Sau một thời gian sử dụng thì hồ được vệ sinh một lần thường thì thời gian dài. Rau được trồng trên nền đất: đối với lọai rau này cần có màng phủ nilong (các loại rau quả như cà rốt, rau bầu bí…) hay xơ dưà, chấu và phân hữa cơ và trồng luân canh cùng với nhiều loại rau khác nhau nhằm chống được các loại sâu bệnh mà không cần các loại thuốc hoá học . Ngoài việc trồng trong nhà kính của công ty còn có các hợp đồng mua nguyên liệu từ các hộ gia đình làm vườn bằng cách quản lý: ươm cây con cho nhà vườn nhận về trồng theo yêu cầu kỹ thuật của công ty do kỹ sư của công ty giám sát, trong quá trình giám sát, thỉnh thoảng sản phẩm được đưa đi kiểm tra, trước khi thu hoạch 20 ngày không được phun thuốc hoá học. Việc thu hoạch càng phải cẩn thận hơn qua việc giám sát ngay cả từ khâu trồng trọt Thu họach: Để đảm bảo chất lượng nguyên liệu tốt cho bảo quản và chế biến công nghiệp, rau quả cần được thu hoạch đúng thời điểm với độ chín thích hợp gọi là độ chín thu hái. Thu hái: phải được thực hiện vào lúc sáng sớm khi chưa có nắng gắt. Tốt nhất là vào những ngày đẹp trời, khí hậu mát mẻ. Tránh thu hái vào những ngày mưa, ẩm hay nhiều sương. Tốc độ thu hái cần nhanh chóng, kịp thời, gọn. Kỹ thuật thu hái: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi bảo quản. Khi thu hái không được làm xây sát, giập nát, không làm mất lớp phấn bảo vệ tự nhiên bao quanh quả. Tóm lại, càng giữ được trạng thái tự nhiên của quả như khi chúng còn trên cây mẹ càng có lợi cho quá trình bảo quản. Muốn vậy cần phải có phương tiện tốt. Phương tiện thu hái: Tùy thuộc vào đặc tính từng loại nguyên liệu, mục đích sử dụng mà chọn phương tiện thu hái thích hợp. Có thể thu hái bằng tay không, bằng dao, kéo, cuốc, xẻng... Cũng có thể thu hái bằng máy móc cơ giới như máy rung, máy đào, máy cắt... Tuy nhiên, thu hái đang là khâu khó cơ giới hóa nhất. Muốn cơ giới hóa rau quả phải được tuyển chọn sao cho chín đều, đồng loạt, cây đứng thẳng, cao đều... Đây cũng lại là một việc khó, đòi hỏi trình độ kỹ thuật nông nghiệp cao. Nhược điểm của khâu thu hái bằng cơ giới là tỷ lệ mất mát, hư hỏng cao, chỉ thích hợp khi nguyên liệu được dùng cho chế biến. Với nguyên liệu dùng để bảo quản hầu như không thu hái bằng cơ giới. Sau khi thu hái rau quả cần được xếp trong bao bì thích hợp. Bao bì cần đảm bảo vệ sinh, đạt mọi yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật. Trọng lượng nguyên liệu trong bao bì cần vừa phải, tránh đè giập lên nhau. Các loại quả mọng như dâu tây, anh đào, nấm v.v.. thường đựng trong khay hoặc sọt cứng với khối lương nguyên liệu khoảng 5-10 kg. Các loại rau quả chịu tác động cơ học có thể đựng trong sọt tre, sọt gỗ, sọt kim loại, bao tải... 3.2.2 Trạm trung chuyển và kho sơ chế: Hệ thống siêu thị Metro C&C VN có ba trạm trung chuyển đặt tại Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng - Trạm trung chuyển này thu gom rau từ các nhà cung cấp. Nhà cung cấp giao hàng cho trạm lúc 10h sáng với 100 chủng loại rau trái cây khác nhau: khoai lang, chanh leo, củ cải, xà lách, ớt… a) Hình thức nhận hàng Hàng sau khi được đưa đến thì đã được đựng trong các khay đựng nhựa do trạm cung cấp. Một vài mặt hàng như xà lách, nha đam, hồng giòn thì được bọc bằng lớp giấy để tránh dập nát và tổn thương lạnh trong quá trình vận chuyển. Các khay được đặt trên các palêt và được nhân viên QA kiểm tra chất lượng. Xác suất kiểm tra là 10%, vị trí lấy hàng để kiểm tra là ở 3 điểm trên, giữa và dưới. Nếu như kết quả kiểm tra cho thấy chất lượng sản phẩm đạt chất lượng tốt( theo một tiêu chuẩn về hình thức, màu sắc, kích thước đã được định sẵn) thì nhân viên QA sẽ ký phiếu và hàng sẽ được chuyển qua bộ phận sơ chế, cân và hàng sẽ được dán nhãn. b) Sơ chế và bảo quản: Rau đưa vào khâu sơ chế sẽ được rửa sạch các vết bẩn bề mặt, bóc vỏ lá già, cắt tỉa các phần lá bị sâu bệnh. Tiếp theo, rau sẽ được tiến hành phân chia thành từng lọai khác nhau theo kích cỡ, theo chất lượng, theo nhu cầu thị hiếu và theo loại khách hàng . Rau thường được rửa đến 3 lần băng nước sạch đã qua xử lý và được làm lạnh đến 40C. Rau được tiền vô trùng và vô trùng trước khi đóng gói sản phẩm . Rau loại nhỏ được đóng túi không được hút chân không mà chỉ rửa, còn rau lớn với hàm lượng nước từ 80-90% thì được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 40C trong 48h sau khi hút chân không . Rau sau khi được rửa sạch và vô trùng sẽ được chuyển vào kho lạnh 1; 2; 3 tuỳ thuộc vào từng sản phẩm để bảo quản Kho 1: có to 5- 10oC chứa các loại rau như xà lách, lơ, củ cải… Kho 2: có nhiệt độ thường là nơi chứa hàng bị trở về và là nơi công nhân đóng gói 1 số sản phẩm như: dâu tây, cà chua baby,… vào hộp có màng thẩm thấu trước khi bảo quản lạnh ở phòng 1 và 3. Kho 3: to 0- 3oC được sử dụng để làm lạnh nhanh với những mặt hàng đang bị héo như dâu tây… c) Quản lý chất lượng sản phẩm Trạm trung chuyển có các hợp đồng thu mua sản phẩm với các nhà cung cấp gồm 2 nguồn từ nông dân và người buôn. - Với nguồn hàng được cung cấp, cứ 1 tháng đem mẫu đi kiểm tra 1 lần về C% nồng độ thuốc trừ sâu nếu không đạt thì tháng sau kiểm tra lại nếu đạt được 6 tháng kiểm tra lại - Khi hàng được đưa đến trạm trung chuyển thì được kiểm tra chủ yếu các chỉ tiêu về cảm quan, màu sắc, kích thước. - Hàng từ trạm trung chuyển đưa xuống cơ sở tiếp theo hệ thống Metro sẽ kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.2.3 Vận chuyển: Vận chuyển là khâu quan trọng, vận chuyển càng đúng kỹ thuật càng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hàng chứa trong các kho lạnh 4-5h thì được vận chuyển đi bằng các xe lạnh. Các xe lạnh gồm 3 khoang có nhiệt độ khác nhau. Khoang nóng, lạnh, đông lạnh để các sản phẩm khác nhau. Mỗi xe chứa đươc khoảng 12- 13 tấn và có chứa nhiệt kế kiểm tra trên đường vận chuyển. Trong trường hợp phải vận chuyển rau quả dài ngày thì cần phải đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ tối ưu khi vận chuyển một số loại rau quả như sau: Loại rau quả Vận chuyển từ 1-3 ngày Vận chuyển từ 5-6 ngày Nhiệt độ cao nhất khi xếp (0C) Nhiệt độ trong khi vận chuyển (0C) Nhiệt độ cao nhất khi xếp (0C) Nhiệt độ trong khi vận chuyển (0C) Chuối 12-15 12-16 12-16 12-16 Mận 7 0-7 3 0-3 Cam 10 2-10 10 4-10 Quýt 10 2-10 10 4-10 Chanh 12-15 8-15 12-15 8-15 Súp lơ 8 0-8 4 0-4 Đậu cô ve 10 2-8 Không để quá 5 ngày Dưa chuột 10 5-10 10 7-10 Khoai tây - 5-20 - 5-20 Dưa hấu 8-10 4-10 8-10 4-10 Cà chua xanh 15 8-15 15 10-15 Cà chua chín 8 4-8 - - Hành tây 20 1-20 15 -1-15 Từ các trạm trung chuyển, rau sẽ được phân phối đến các chi nhánh của Metro C&C trên khắp cả nước. Khỏang thời gian để vận chuyển đến khu vực phía Bắc là từ 26 – 32h , đến khu vực phía Nam 3-4h. 3.2.4 Hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam: Đến siêu thị, ngay lập tức rau sẽ được chuyển vào kho bảo quản và bổ sung vào các quầy. Nhiệt độ bảo quản lạnh thường từ 3-50C, trong phòng có sử dụng đèn màu xanh nhử ruồi, xung quanh đèn có băng keo để bắt giữ ruồi lại để tránh được lây nhiễm vi sinh vật vào hàng hoá . Mục đích của quá trình làm lạnh: ức chế hoạt động hô hấp, kéo dài tuồi thọ cho rau .. Mục đích của quá trình làm lạnh: ức chế hoạt động hô hấp, kéo dài tuồi thọ cho rau. Rau sau khi đóng túi nếu bảo quản lạnh ở 30C có thể giữ tươi trong một tuần . 3.3 Mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng RAT của Metro C&C Việt Nam: Khi nói đến sản xuất an tòan hay một thực phẩm an tòan thì phải phân tích hệ quả của cả một quy trình từ “ trang trại đến bàn ăn”, “từ vườn đến miệng”. Vì vậy mỗi tác nhân tham gia trong quá trình sản xuất đều phải nắm rõ cả dây chuyền và ít ra là ai đã chuyền tới mình và mình sẽ chuyền tới ai trong chuỗi cung ứng sản phẩm. 3.3.1 Mối quan hệ giữa Metro C&C VN với những nhà cung ứng Trong chuỗi cung ứng, Metro C&C VN có quan hệ gắn bó với nhà cung ứng, họ cần phải nắm rõ quy trình sản xuất, lịch sản xuất và chủng lọai sản phẩm của người trồng rau quả. Phía Metro: chịu trách nhiệm huấn luyện nông dân những kỹ thuật sản xuất rau an toàn như cách quản lý sản xuất, quy trình canh tác rau, quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và các vấn đề về chuỗi cung ứng rau, củ, quả cũng như hệ thống các quy định, hiệp định thương mại, thị trường WTO. Công ty Metro sẽ tiến hành việc huấn luyện các nhà vườn, giám sát và điều phối sản xuất rau chất lượng. Triển khai các tiêu chuẩn GAP – thực hành nông nghiệp tốt, sử dụng nông dược an toàn cũng như kiểm soát và truy nguyên nguồn gốc để quản lý và kiểm soát chuỗi cung ứng rau quả tươi. Công ty Metro xác định được một trong những nội dung quan trọng của chuỗi cung ứng RQAT là thực hành tốt quá trình sản xuất nông nghiệp nên Metro tập huấn cho người nông dân cách thức sử dụng phân bón, nông dược ra sao để có sản phẩm chất lượng. Qua đó thu mua, tiêu thụ sản phẩm do nông dân sản xuất ra trên quy trình ứng dụng kỹ thuật đã được triển khai. Hiện tại, Metro Việt Nam chuyển giao kỹ thuật cho nông dân  trồng rau L

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuối cũng ứng rau của Metro.doc