Đề tài Đánh giá ảnh hưởng cấp và bán cấp của chế phẩm GHA lên hệ tim - Mạch trên động vật thực nghiệm

MỤC LỤC

 

CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG 1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2

TÍNH SÁNG TẠO, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4

II. TỔNG QUAN 6

2.1. Huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp động mạch 6

2.2. Quan điểm của y học hiện đại về bệnh tăng huyết áp 7

2.3. Biện chứng luận trị bệnh tăng huyết áp của y học cổ truyền 8

2.4. Tổng quan một số vị thuốc trong bài thuốc GHA 9

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1. Đối tượng nghiên cứu 13

3.2. Chất liệu nghiên cứu và liều dùng 13

3.3. Phương pháp nghiên cứu 14

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 19

4.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp (LD50) của chế phẩm GHA 19

4.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán cấp của chế phẩm GHA 20

4.3. Ảnh hưởng của thuốc GHA lên một số chỉ số tim mạch trên động vật thực nghiệm cấp và bán cấp 23

V. KẾT LUẬN 31

VI. KIẾN NGHỊ 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá ảnh hưởng cấp và bán cấp của chế phẩm GHA lên hệ tim - Mạch trên động vật thực nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t điều hoà HA CGRP (calcitonin gene relaxted peptid) cũng là yếu tố gây tăng HA và quá trình tự vữa xơ. - Vai trò của yếu tố di truyền: có nhiều giả thuyết cho rằng đây là bệnh lý do đa gen quy định và chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Các yếu tố trên tác động đến khối lượng máu lưu hành và thành mạch (giai đoạn đầu gây co thắt các tế bào cơ trơn ở thành động mạch, giai đoạn sau gây phì đại tế bào cơ trơn thành mạch, dẫn đến tăng sức cản ngoại vi). 2.2.2. Điều trị: Ngoài điều trị nguyên nhân, việc điều trị tăng HA cần chú ý đến chế độ làm việc, ăn uống, rèn luyện thân thể tự thích nghi, tự điều chỉnh giữ HA ổn định [10]. Trong điều trị tăng HA, các thuốc sau đây thường được xem xét và sử dụng cho phù hợp với từng bệnh nhân và mức độ bệnh [7],[10]. - Nhóm thuốc lợi tiểu: Furosemid, Hypothiazid, Indapamid… - Nhóm thuốc ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm: Reserpin, Alphamethyl-dopa, Clonidin, Prazosin, Propranolol, Acebutolol… - Nhóm thuốc làm giãn mạch: Hydralazin, Verapamil, Nifedipin. - Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Captopril, Benazepril Enalapril, Perindoprol… - Nhóm thuốc đối kháng các thụ cảm thể của angiotensin II: Losartan, Irbesartan… Các thuốc trên còn một vài tác dụng phụ, hiệu quả điều trị không duy trì lâu dài sau khi ngừng thuốc[1]. 2.3. Biện chứng luận trị bệnh tăng Huyết áp của y học cổ truyền. 2.3.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: Y học Cổ truyền(YHCT) không có bệnh danh tăng HA mà từ lâu đã mô tả trong các phạm trù “Huyễn vựng”, “Đầu thống”, “Can phong”, “Can hoả” tức là đau đầu, hoa mắt, mặt đỏ, tai ù, hồi hộp đánh trống ngực. Các triệu chứng này tương đương với triệu chứng của bệnh tăng HA theo quan điểm YHHĐ. Về cơ chế bệnh sinh YHCT cho rằng chủ yếu là do rối loạn khí huyết âm dương của hai tạng Can và Thận. Nguyên nhân chủ yếu là do tinh thần căng thẳng kéo dài, hay cáu gắt, giận dữ, ăn uống không điều hoà, làm việc quá sức sẽ tổn thương đến tỳ, vị và rối loạn chức năng tạng phủ, thường có biến chứng não gọi là “Trúng phong”[6]. 2.3.2. Một số bài thuốc điều trị: Nguyên tắc điều trị cơ bản là điều hoà khí huyết, điều hoà âm dương của hai tạng can và thận. Kiện tỳ, an thần, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Trong khi vận dụng pháp trị lâm sàng có thể dùng độc pháp có thể phối hợp các phương pháp khác nhau, phải linh hoạt sử dụng tuỳ theo diễn biến kết quả lâm sàng [4]. Một số bài thuốc: [4], [11], [16]. Bài thuốc 1: cỏ nhọ nồi, cỏ xước, măng vòi, lá bạc hà, nước vo gạo. Bài thuốc 2: bạch truật, đẳng sâm, hạt sen, ý dĩ, tâm sen, đăng tâm, xương bồ, hạt muồng, ngưu tất, hoài sơn. Bài thuốc 3: bán hạ chế, trần bì, tinh tre, hạ khô thảo, tỳ giải, rễ cỏ tranh, thảo quyết minh, hoè hoa, ngưu tất. 2.4. Tổng quan một số vị thuốc trong bài thuốc GHA. 2.4.1. Thành phần của chế phẩm “GHA” * Hoa Kim ngân: Flos Lonicerae. Tính vị: ngọt, lạnh. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt, phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ… ức chế bệnh do vi rút gây nên, có tác dụng chống viêm, giải độc, giảm cholesterol máu. Chỉ định: điều trị mụn nhọt giai đoạn đầu, sưng nóng đỏ da,viêm ruột thừa cấp, viêm phổi [5], [12], [15]. * Rễ Huyền sâm: Radix Sirophulariae. Tính vị: đắng, ngọt, mặn, hàn. Tác dụng: có tác dụng hạ huyết áp, giảm đường máu mức độ nhẹ. Ngoài ra có tác dụng giãn mạch, tăng cường tuần hoàn cục bộ, dùng để điều trị viêm tắc động tĩnh mạch. Chỉ định: chứng ôn bệnh nhập doanh gây sốt cao về đêm, tâm phiền, miệng khát, lưỡi hồng giáng, mạch sác thường dùng cùng sinh địa [5], [12], [15]. * Thân Rễ Đại hoàng: Rhizoma Rhei. Tính vị: đắng, lạnh. Tác dụng: tả ha công tích, chỉ huyết, giải độc, hoạt huyết khứ ứ. Tăng cường nhu động ruột, ức chế hấp thu nước ở đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng kiện vị, lợi mật, hạ HA, cầm máu, giảm cholesterol máu. Chỉ định: chứng bệnh ôn nhiệt, nhiệt kết tiên bí, sốt cao không giảm. Điều trị lý thực nhiệt gây táo bón kéo dài [5], [12], [15]. * Rễ Phòng kỷ: Radix Stephaniae. Tính vị: đắng, cay, hàn. Tác dụng: khứ phong thấp, chỉ thông, lợi thuỷ chỉ thũng, giảm đau, hạ sốt, tiêu viêm, chống quá mẫn, lợi niệu, giảm HA. Chỉ định: chứng phù thũng toàn thân, tiểu tiện ít. Điều trị thấp nhiệt ủng trệ, bụng chướng có dịch [5], [12], [15]. * Lá Thạch vĩ: Folium Pyrrosiae. Tính vị: đắng, ngọt, hơi hàn. Tác dụng: lợi niệu, thông lâm, thanh phế, chỉ khái. Chỉ định: điều trị thấp nhiệt lâm chứng, thường dùng với sa tiến tử, hoạt thạch [5], [12], [15]. * Vỏ Nhục quế: Cortex Cinamomi. Tính vị: cay, ngọt, nóng. Tác dụng: ôn kinh thông mạch, giãn huyết quản, tăng cường tuần hoàn vành và tuần hoàn não, giảm trợ trệ huyết quản, chống tụ tập tiểu cầu. Chỉ định: điều trị thận dương bất túc, mệnh môn hoả suy gây liệt dương [5], [12], [15]. * Rễ Đan sâm: Radix Salviae Miltiorrhizae. Tính vị: đắng, hơi hàn. Tác dụng: hoạt huyết điều kinh, lương huyết tiêu ung, an thần, giãn động mạch vành tăng lưu lượng tuần hoàn vành, cải thiện thiếu máu cơ tim, điều chỉnh nhịp tim, giãn mạch ngoại vi, chống ngưng kết, ức chế tụ tập tiểu cầu, ức chế hình thành cục máu đông, giảm mỡ máu. Chỉ định: điều trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, điều trị mụn nhọt sưng đau, thường dùng cùng với ngân hoa, liên kiều [5], [12], [15]. * Rễ Ngưu tất: Radix Achyranthis Bidentatae. Tính vị: đắng, ngọt. Tác dụng: hoạt huyết thông kinh, bổ can thận cương cân cốt, lợi niệu thông lâm, thực nghiệm trên chuột thấy có tác dụng giảm viêm các khớp và làm giảm sưng nề. Ngoài ra có tác dụng hạ HA, lợi niệu. Chỉ định: điều trị các chứng ứ huyết trở trệ gây kinh bế, điều trị can thận hao hư gây đau lưng mỏi gối. Điều trị đau đầu, hoa mắt , mắt đỏ [5], [12], [15]. * Mẫu lệ (Vỏ con Hà): Concha Ostreae. Tính vị: mặn, sáp, hơi hàn. Tác dụng: bình can tiềm dương. Chỉ định: điều trị chứng can dương thượng cang, đau đầu chóng mặt [5], [12], [15]. * Rễ Hoàng kỳ: Radix Astragali. Tính vị: ngọt, hơi ôn. Tác dụng: bổ khí thăng dương, lợi niệu tiêu thũng, lợi niệu, chống lão suy, hạ HA. Chỉ định: điều trị tỳ vị khí hư, khí đoản, ăn ít, đại tiện lỏng nát, tứ chi mệt mỏi [5], [12], [15]. * Rễ Đương quy: Radix Angelicae Sinensis. Tính vị: ngọt, cay, ấm. Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, giảm tụ tập tiểu cầu, chống lại sự đông máu, tăng cường sản sinh hồng cầu, giảm thiếu máu cơ tim, giãn mạch, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, giảm mỡ máu. Chỉ định: điều trị tâm can huyết hư, chóng mặt, hồi hộp [5], [12], [15]. * Rễ Bạch thược: Radix Paconiae Alba. Tính vị: đắng, chua, ngọt, hơi hàn. Tác dụng: dưỡng huyết, điều kinh, bình can, giảm co quắp, ức chế co thắt cơ trơn tử cung, đại trường, trấn tĩnh, giảm đau, giãn mạch, hạ HA. Chỉ định: điều trị chứng huyết hư, âm hư nội nhiệt [5], [12], [15]. * Vỏ quả Ngũ vị tử: Fructus Schisandrae. Tính vị: chua, ngọt, ẩm. Tác dụng: liễm phế, tư thận, an thần, giảm ho, tiêu đàm, giảm HA, lợi đờm, bảo vệ tế bào gan, ức chế một số loại trực khuẩn kể cả trực khuẩn mủ xanh. Chỉ định: điều trị phế thận lưỡng hư, dùng trong chứng tiêu khát [5], [12], [15]. * Kim bất hoán (Củ Bình vôi): Stephania Glabra. Tính vị : đắng, hơi hàn. Tác dụng: trên động vật thực nghiệm có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ giống như diên hồ sách, tác dụng giảm đau rõ rệt [5], [12], [15]. * Thạch quyết minh (Vỏ ốc Cửu khổng): Haliotis Diversicolor Reeve. Tính vị: mặn, hàn. Tác dụng: bình can tiềm dương, thanh can minh mục, trấn tĩnh. ứng dụng: dùng trong can dương thượng cang, đau đầu, chóng mặt [5], [12], [15]. * Cành Câu đằng: Ramulus Pynchophylla. Tính vị: ngọt, hơi hàn. Tác dụng: tức phong chỉ kinh, thanh nhiệt bình can. Chỉ định điều trị trẻ em bị kinh phong gây sốt cao, trị chứng can dương thượng cang gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn [5], [12], [15]. 2.4.2. Công thức và dạng bào chế của “GHA” * Công thức: Vị thuốc Tỷ lệ Thân rễ Đại hoàng Vỏ Nhục quế Vỏ quả Ngũ vị tử Cành Cầu đằng Rễ Bạch thược Rễ Huyền sâm Kim Bất hoán Thạch quyết minh Mẫu lệ Rễ Đan sâm Rễ Hoàng kỳ Rễ Đương quy Rễ Ngưu tất Lá Thạch vĩ Rễ Phòng kỷ Hoa Kim ngân 1 1 1 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 5 * Dạng bào chế: Cao lỏng 1/1 (1 gam dược liệu khô tương đương với 1ml cao) III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành trên động vật thực nghiệm bao gồm chuột nhắt, thỏ và ếch. * Chuột nhắt trắng: có trọng lượng 22 ± 2 g/con, gồm 60 con không phân biệt giống, chia làm 5 lô, mỗi lô 12 con để nghiên cứu độc tính cấp. * Thỏ trưởng thành: có trọng lượng từ 2,0 ± 0,25 kg/con, số lượng 23 con, chia làm 2 nhóm để nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lên một số chỉ số huyết học, hoá sinh máu, HA và điện tim. Nhóm nghiên cứu cấp diễn: 11 thỏ chia làm 2 lô. - Lô thực nghiệm (uống thuốc): 06 con. - Lô chứng (uống NaCl 0,9%): 05 con. Nhóm nghiên cứu bán cấp diễn: 12 thỏ chia làm 2 lô. - Lô thực nghiệm (uống thuốc): 07 con. - Lô chứng (uống NaCl 0,9%): 05 con. * ếch trưởng thành: có trọng lượng 100-120 g/con, số lượng 15 con để nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lên hệ mạch. * Động vật do Ban Chăn nuôi động vật Học viện Quân y cung cấp, được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Bộ môn Sinh lý học Học viện Quân y đảm bảo đủ thức ăn, nước uống. 3.2. Chất liệu nghiên cứu và liều dùng. * Chất liệu nghiên cứu: thuốc GHA dạng cao lỏng 1/1 do Bộ môn Dược học quân sự, HVQY cung cấp. * Liều dùng cho nghiên cứu cấp diễn: thỏ uống thuốc một lần với liều 4ml cao lỏng cho 1 kg(tương đương 4 g/kg thể trọng). * Liều dùng cho nghiên cứu bán cấp diễn: thỏ uống thuốc với liều 3ml cao lỏng/kg thể trọng/ngày ´ 21 ngày. * Động vật thuộc lô chứng cho mỗi điều kiện thí nghiệm trên được uống nước muối sinh lý NaCl 0,9% với liều lượng như ở lô uống thuốc. * Dịch truyền tiếp lưu trên ếch và tai thỏ cô lập ở nhóm thực nghiệm là dung dịch thuốc 0,25%, đối chứng là dung dịch Ringer. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 3.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu và cách xác định. 3.3.1.1. Xác định độc tính cấp (LD50): Độc tính cấp (LD50) của thuốc được xác định theo phương pháp của Abraham và Turner R (1965): 60 chuột nhắt được chia làm 5 lô, mỗi lô 12 con, 5 lô chuột được uống thuốc với liều tăng dần từ 15-75 g/kg thể trọng, mức tăng 15 g. Quan sát tình trạng và số chuột thí nghiệm bị chết ở từng lô trong thời gian 72 giờ kể từ thời điểm sau uống thuốc. 3.3.1.2. Xác định độc tính bán cấp. * Độc tính bán cấp của thuốc được đánh giá dựa trên sự thay đổi các chỉ số huyết học, hoá sinh máu. - Máu tĩnh mạch được lấy bằng xi lanh 5 ml đã tráng Heparin (50 UI cho 1 ml máu). - Các chỉ số huyết học: số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu được xác định bằng máy huyết học tự động K-4500 (Nhật Bản). Các thuốc thử dùng để chuẩn máy do hãng Sysmex (Nhật Bản) cung cấp. - Các chỉ số hoá sinh đánh giá chức năng gan, thận: urê, creatinin, SGOT, SGPT, gGT được đo theo phương pháp động học enzym trên máy xét nghiệm hoá sinh tự động Autohumalyzer 900S Plus của hãng Human (CHLB Đức). - Trọng lượng thỏ được xác định bằng cân đĩa với độ chính xác là 0,05 kg. 3.3.1.3. Xác định các chỉ số hệ tim - mạch. * Đo HA thỏ. + Kỹ thuật đo: HA được đo trực tiếp tại động mạch cảnh gốc theo phương pháp của Ludwig: bộc lộ và thắt động mạch cảnh gốc của thỏ, phía dưới chỗ thắt ta bấm thành động mạch một nhát hình chữ V, luồn vào đó một canuyn thuỷ tinh và cố định lại. Nối canuyn với HA kế Ludwig bằng một ống cao su có chứa dung dịch chống đông Natricitrat 7% và theo dõi HA qua các thời điểm được xác định trong từng loại thí nghiệm. + Trên thí nghiệm cấp diễn: HA thỏ được đo ở các thời điểm: - Ngay sau mổ (xuất phát điểm). - Sau khi uống thuốc 15 phút - 30 phút - 60 phút - 120 phút - 180 phút - 240 phút. + Trên thí nghiệm bán cấp: HA thỏ được đo ở các thời điểm: - Ngay sau mổ (xuất phát điểm). - Sau 15 phút - 30 phút - 45 phút - 60 phút - 90 phút - 120 phút. * Ghi điện tim (ECG) thỏ: Chỉ ghi ECG ở nhóm thỏ nghiên cứu bán cấp diễn. Ghi ECG trước khi uống thuốc và sau 21 ngày uống thuốc bằng máy ghi điện tim một bút Cardiofax của hãng Nihon Kohden (Nhật Bản) với tốc độ giấy chạy 50 mm/s. Ghi ECG ở các đạo trình cơ bản D1, D2, D3. * Tiếp lưu trên tai thỏ cô lập: Tiếp lưu trên tai thỏ cô lập theo phương pháp của Kracop: đặt một ống potylen vào động mạch trung tâm tai thỏ, cô lập tai khỏi cơ thể. Rửa sạch máu trong các mạch máu tai thỏ bằng cách tiếp lưu dung dịch Ringer . Sau đó định chuẩn tốc độ truyền bằng dung dịch Ringer là 14 giọt/phút với độ cao 100 cm và thể tích dịch 500 ml. Sau khi xác định tốc độ dịch Ringer chảy ra từ hệ tĩnh mạch rìa tai thỏ trong 1 phút, ta chuyển sang truyền dung dịch thuốc 0,25%. Theo dõi số giọt dịch chảy ra từ tĩnh mạch trong thời gian 1 phút tại các thời điểm: xuất phát (Truyền dung dịch Ringer) và khi truyền dung dịch thuốc 0,25% tại các thời điểm: sau 1 phút - 5 phút - 10 phút - 15 phút - 30 phút. Và sau khi truyền lại bằng dung dịch Ringer lần hai. * Tiếp lưu trên ếch: Được thực hiện theo phương pháp của Trendlenbourg: đặt một ống potylen vào động mạch chủ ếch và một canuyn thuỷ tinh vào tĩnh mạch chủ dưới của ếch, rửa sạch máu bằng dung dịch Ringer. Định chuẩn tốc độ dịch truyền Ringer là 32 giọt/phút với độ cao 100 cm và thể tích dịch 500 ml. Đếm số giọt dịch chảy ra từ tĩnh mạch trong thời gian 1 phút. Sau đó chuyển sang truyền bằng dung dịch thuốc 0,25%, xác định số giọt dịch chảy ra từ tĩnh mạch chủ của ếch ở các thời điểm: sau 1 phút - 5 phút - 10 phút - 15 phút - 30 phút. Và sau khi truyền lại bằng dung dịch Ringer lần hai. 3.3.2. Thiết kế nghiên cứu. 3.3.2.1. Nhóm nghiên cứu cấp diễn: Gồm hai lô: - Lô uống thuốc: mổ ghi HA xuất phát điểm trước khi uống thuốc, sau đó cho uống thuốc một lần với liều 4ml/kg và ghi HA tại các thời điểm sau khi uống 15 phút - 30 phút - 60 phút - 120 phút - 180 phút - 240 phút. - Lô chứng (uống 4 ml NaCl 0,9%/kg/một lần): cách thức ghi HA như lô uống thuốc. 3.3.2.2. Nhóm nghiên cứu bán cấp diễn: Gồm hai lô: - Lô uống thuốc: + Lấy các chỉ số nghiên cứu trước uống thuốc gồm: cân trọng lượng, ghi ECG, lấy máu xét nghiệm huyết học, sinh hoá. + Cho uống thuốc liều 3ml/kg /ngày trong 21 ngày liên tục. Ngày thứ 21 lấy các chỉ số nghiên cứu lần hai gồm: trọng lượng thỏ, ghi ECG lấy máu xét nghiệm huyết học, sinh hoá, sau đó mổ ghi HA tại các thời điểm: xuất phát - 15 phút - 30 phút - 45 phút - 60 phút - 90 phút - 120 phút. - Lô chứng: uống 3 ml NaCl 0,9%/kg /ngày ´ 21 ngày. Cách thức xác định các chỉ số nghiên cứu như ở lô uống thuốc. Thí nghiệm ghi HA được tiến hành song song: lô dùng thuốc và lô dùng dung dịch sinh lý. 3.3.2.3. Mô hình nghiên cứu: * Mô hình nghiên cứu trên thỏ: Đánh giá độc tính và ảnh hưởng của thuốc trên tim, HA Nhóm thực nghiệm cấp diễn Nhóm thực nghiệm bán cấp diễn Lô uống thuốc Lô chứng Lô uống thuốc Lô chứng - Ghi HA động mạch - Tần số tim - Ghi HA động mạch - Ghi điện tim - XN huyết học, hoá sinh máu Trước uống Sau uống 1 lần Trước uống Sau uống 21 ngày * Mô hình tiếp lưu: Đánh giá ảnh hưởng của thuốc trên hệ mạch Tai thỏ cô lập ếch DD Ringer DD thuốc 0,25% DD Ringer 10’ XPĐ 1’ 5’ 10’ 15’ 20’ 30’ Xác định lượng dịch chảy qua hệ mạch (giọt/phút) tại các thời điểm 3.3.3. Xử lý số liệu. Các số liệu nghiên cứu được sử lý theo phương pháp thống kê sinh học [14] theo chương trình Microsoft excel, với các thông số , SD, so sánh giữa hai lô nghiên cứu theo test Student. Trong phần kết quả nghiên cứu, trên các bảng độ tin cậy được quy ước như sau: p < 0,05 được đánh dấu bằng một dấu sao (*). p < 0,01 được đánh dấu bằng hai dấu sao (**). p < 0,001 được đánh dấu bằng ba dấu sao (***). IV. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp (LD50) của chế phẩm GHA. Độc tính cấp của thuốc GHA đã được tiến hành trên chuột nhắt trắng theo phương pháp của Abraham và Turner R. Kết quả nghiên cứu được trình bày trên bảng 1. Bảng 1: Độc tính cấp của thuốc GHA. Lô n Liều (g/kg) Số chuột chết/sống sau 72 giờ 1 12 15 0/12 2 12 30 0/12 3 12 45 0/12 4 12 60 0/12 5 12 75 0/12 Sau khi uống thuốc (ngày thứ nhất) ở lô 4, 5 (liều 60g và 75g/kg), chuột nằm im, ít hoạt động. Sau 72 giờ không có chuột thí nghiệm bị chết, chuột sống hoàn toàn, hoạt động và ăn uống tốt. Như vậy, chưa tìm được LD50 của thuốc bằng đường uống. Điều đó chứng tỏ thuốc GHA rất ít độc. 4.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán cấp của chế phẩm GHA. Để đánh giá độc tính bán cấp tính của chế phẩm GHA, chúng tôi cho thỏ uống thuốc liều 3 ml/kg/ngày trong 21 ngày, đánh giá sự phát triển, sự thay đổi các chỉ số huyết học và hoá sinh máu đánh giá chức năng gan, thận. Kết quả nghiên cứu được trình bày trên các bảng 2 đến 5. Bảng 2: Trọng lượng thỏ (kg) ở các lô nghiên cứu. Lô thí nghiệm Thời điểm nghiên cứu p Trước Sau Uống thuốc GHA (n = 7) 2,03 ± 0,10 2,08 ± 0,17 p > 0,05 Uống NaCl 0,9% (n = 5) 2,11 ± 0,17 2,14 ± 0,13 p > 0,05 p p > 0,05 p > 0,05 Thỏ ở các lô uống thuốc và lô chứng đều có sự phát triển tương đương nhau. Nói cách khác, thuốc GHA không ảnh hưởng lên sự tăng trọng ở thỏ thí nghiệm. Bảng 3: Sức bền hồng cầu (tính theo ‰ của dung dịch NaCl) của máu thỏ ở các lô thí nghiệm bán cấp tính. Chỉ số nghiên cứu Lô uống thuốc GHA (n = 7) Lô uống NaCl 0,9% (n = 5) p Trước (1) Sau (2) Trước (3) Sau (4) Sức bền tối thiểu 6,77 ± 0,35 6,66 ± 0,46 6,72 ± 0,41 6,56 ± 0,52 p1-2 > 0,05 p3-4 > 0,05 Sức bền tối đa 4,06 ± 0,09 4,06 ± 0,09 4,04 ± 0,09 4,04 ± 0,09 p1-2 > 0,05 p3-4 > 0,05 Các số liệu ở bảng 3 cho thấy sức bền tối thiểu và sức bền tối đa của hồng cầu thỏ thuộc cả hai nhóm uống thuốc và uống dung dịch NaCl 0,9% đều không có sự thay đổi giữa trước và sau thí nghiệm. Bảng 4: Một số chỉ số tế bào máu ở thỏ các lô thí nghiệm bán cấp diễn. Chỉ số nghiên cứu Lô uống GHA (n = 7) Lô uống NaCl 0,9% (n = 5) p Trước (1) Sau (2) Trước (3) Sau (4) Hồng cầu (T/l) 4,24 ± 0,18 5,22 ± 0,67 4,78 ± 0,29 5,79 ± 0,42 p1-2 < 0,001 p3-4 < 0,01 Hemoglobin (g/l) 114,14 ± 0,49 119,71 ± 8,81 109,00 ± 8,27 120,6 ± 5,81 p1-2 > 0,05 p3-4 < 0,05 Hematocrit (l/l) 0,340 ± 0,021 0,364 ± 0,024 0,338 ± 0,025 0,369 ± 0,016 p1-2 > 0,05 p3-4 > 0,05 Bạch cầu (G/l) 7,51 ± 1,52 7,83 ± 2,09 7,78 ± 0,61 8,38 ± 1,31 p1-2 > 0,05 p3-4 > 0,05 Tiểu cầu (G/l) 544,86 ± 83,72 461,50 ± 133,00 526,6 ± 98,20 433,2 ± 45,42 p1-2 > 0,05 p3-4 > 0,05 Các số liệu từ bảng 4 cho thấy số lượng hồng cầu và hemoglobin ở thỏ các lô uống thuốc và lô chứng đều tăng sau 3 tuần nghiên cứu. Sự tăng số lượng hồng cầu và hemoglobin trong trường hợp này có thể là do động vật được nuôi dưỡng tốt. Số lượng bạch cầu, tiểu cầu và hematocrit thay đổi không rõ rệt. Điều đó chứng tỏ thuốc GHA dùng trong 21 ngày không ảnh hưởng lên các tế bào máu ngoại vi, không độc với hệ tạo máu. Bảng 5: Một số chỉ số hoá sinh máu thỏ các lô nghiên cứu bán cấp. Chỉ số nghiên cứu Lô uống thuốc GHA (n = 7) Lô uống NaCl 0,9% (n = 5) Trước Sau Trước Sau Urê (mmol/l) 5,68 ± 1,25 4,01 ± 0,87 4,02 ± 0,95 3,72 ± 0,92 p < 0,01 p > 0,05 Creatinin (mmol/l) 126,43 ± 18,53 118 ± 8,64 98,00 ± 31,27 116,30 ± 19,06 p > 0,05 p > 0,05 SGPT (u/l) 77,57 ± 24,50 100,68 ± 23,48 73,40 ± 35,30 102,98 ± 28,73 p > 0,05 p > 0,05 SGOT (u/l) 129,43 ± 26,24 105,87 ± 27,74 75,00 ± 28,75 98,84 ± 24,10 p > 0,05 p > 0,05 gGT (u/l) 92,43 ± 16,24 105,87 ± 17,74 85,00 ± 31,63 94,44 ± 15,58 p > 0,05 p > 0,05 Từ bảng 5 cho thấy ở lô thỏ uống NaCl 0,9% các chỉ số hàm lượng urê, creatinin, SGPT, SGOT và gGT thay đổi không rõ rệt trong thời gian nghiên cứu. ở lô thỏ uống thuốc 21 ngày tương tự như ở nhóm chứng, các chỉ số SGOT và gGT thay đổi không rõ rệt. Hàm lượng SGPT có xu hướng tăng, còn creatinin máu có xu hướng giảm, nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Riêng hàm lượng urê máu ở thỏ sau 21 ngày uống thuốc giảm rõ rệt so với thời điểm trước uống thuốc (p < 0,01).Thận có chức năng đào thải các chất độc do chuyển hoá tạo nên trong cơ thể mà đại diện là urê và creatin. Do đó sự giảm urê và creatin trong máu là thể hiện chức năng thải độc của thận được tăng cường. Như vậy, dùng thuốc GHA liều 3 ml/kg/ngày trong 21 ngày chưa có ảnh hưởng rõ rệt lên chức năng gan; Không những không độc, mà còn có tác dụng cải thiện tốt chức năng thải độc của thận. Điều này là phù hợp với tác dụng của các vị thuốc trong bài thuốc, như các tác giả trước đây đã nêu [5], [12], [16]. Tác dụng cải thiện chức năng thải độc của thận của bài thuốc có lẽ do công dụng lợi tiểu của các vị Phòng kỷ, Thạch vỹ, Ngưu tất, Hoàng kỳ. 4.3. ảnh hưởng của thuốc gha lên một số chỉ số tim mạch trên động vật thực nghiệm cấp và bán cấp. 4.3.1. ảnh hưởng của thuốc lên huyết áp và nhịp tim trên thí nghiệm cấp diễn: Để tìm hiểu ảnh hưởng cấp tính của thuốc lên hệ tim mạch, chúng tôi cho thỏ uống thuốc GHA liều 4 ml/kg/1 lần và theo dõi HA thỏ bằng phương pháp ghi trực tiếp của Ludwig liên tục trong 4 giờ. Kết quả nghiên cứu được trình bày trên bảng 6,7 và biểu đồ 1. Bảng 6: Thay đổi HA thỏ (mmHg) theo thời gian trong thí nghiệm cấp diễn. Thời điểm xác định Lô uống thuốc GHA (n = 7) (1) Lô uống NaCl 0,9% (n = 5) (2) p ± SD % ± SD % Xuất phát điểm (a) 86,67 ± 10,13 100 92,80 ± 5,60 100 p1-2> 0,05 Sau 15 phút 75,33 ± 9,44* 86,91 87,80 ± 5,40 94,64 p1-2< 0,05 Sau 30 phút 75,00 ± 6,95* 86,53 90,20 ± 6,01 97,20 p1-2< 0,05 Sau 60 phút 73,50 ± 4,85** 84,80 86,20 ± 6,94 92,89 p1-2< 0,05 Sau 120 phút 73,33 ± 2,58** 84,60 84,20 ± 7,43 90,73 p1-2< 0,05 Sau 180 phút 71,33 ± 6,38*** 82,30 84,40 ± 7,63 90,95 p1-2< 0,05 Sau 240 phút (b) 69,83 ± 5,88*** 80,60 79,20 ± 6,72 85,34* p1-2< 0,05 p p1a-2a > 0,05; p1b-2b < 0,05 (Các dấu “*” là so với trị số xuất phát điểm). Các số liệu ở bảng 6 cho thấy: - Xuất phát điểm, HA ở thỏ thuộc hai lô nghiên cứu là tương đương nhau ( p > 0,05). - Trong quá trình thí nghiệm, ở lô thỏ uống NaCl 0,9%, HA của thỏ giảm nhẹ tại các thời điểm 15 và 30 phút đầu, rồi giảm mức ổn định kéo dài tới phút 180 (p > 0,05). Chỉ đến phút 240 của thí nghiệm HA thỏ mới giảm rõ, đạt 85,34% so với xuất phát điểm (p < 0,05). Sự giảm HA trong trường hợp này là do tác động của phẫu thuật và điều kiện thí nghiệm (động vật bị cố định và bị mổ ghi HA trực tiếp từ động mạch cảnh). - ở lô thỏ uống thuốc, ngay sau 15 phút đầu HA đã giảm xuống rõ rệt còn 86,91% so với xuất phát điểm (p < 0,05) và HA giảm dần theo thời gian. Đến phút 240 sau uống thuốc, HA thỏ chỉ còn 80,6% so với xuất phát điểm (p < 0,001). Như vậy, ở lô thỏ uống thuốc, mức độ giảm HA nhiều hơn so với ở lô thỏ uống NaCl 0,9% ngay từ sau 15 phút thí nghiệm và giảm kéo dài tới khi kết thúc thí nghiệm (sau 240 phút). Điều đó cho thấy thuốc GHA có tác dụng làm giảm HA trên thỏ thực nghiệm. Điều này có thể nhận thấy rõ trên biểu đồ 1. % 15’ 30’ 60’ 120’ 180’ 240’ Phút Phút Biểu đồ 1: So sánh mức độ giảm HA (%) của 2 lô thỏ thí nghiệm cấp diễn Bảng 7: Tần số tim thỏ (nhịp/phút) ở các lô thí nghiệm cấp diễn. Lô thí nghiệm Tần số tim p Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm Lô uống thuốc GHA (n = 6) 194,17 ± 23,62 198,67 ± 18,88 p > 0,05 Lô uống NaCl 0,9% (n = 5) 188,80 ± 20,03 186,60 ± 26,96 p > 0,05 p p > 0,05 p > 0,05 Các số liệu của bảng 7 cho thấy nhịp tim thỏ ở các lô thí nghiệm thay đổi không có ý nghĩa trước và sau 240 phút thử nghiệm. 4.3.2. ảnh hưởng của thuốc GHA lên một số chỉ số tim mạch trên động vật thực nghiệm bán cấp: Chúng tôi tiến hành cho thỏ uống thuốc GHA liều 3 ml/kg/ngày liên tục trong 21 ngày để đánh giá ảnh hưởng của thuốc lên HA và nhịp tim. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trên các bảng 8, 9 và biểu đồ 2. Bảng 8: HA (mmHg) thỏ các lô nghiên cứu trong thí nghiệm bán cấp. Thời điểm Lô uống thuốc GHA (n = 7) (1) Lô uống NaCl 0,9% (n = 5) (2) ± SD % ± SD % Xuất phát điểm (a) 92,86 ± 9,06 100 88,00 ± 12,57 100 Sau 15 phút 90,71 ± 8,86 97,68 84,00 ± 16,73 95,45 Sau 30 phút 88,57 ± 8,52 95,38 83,00 ± 16,43 94,32 Sau 45 phút 87,14 ± 10,74 93,84 81,00 ± 18,84 92,04 Sau 60 phút 85,00 ± 8,16 91,53 82,00 ± 14,40 93,18 Sau 90 phút 83,57 ± 8,52 90,00 81,00 ± 13,04 92,04 Sau 120 phút (b) 77,14 ± 11,49** 83,07 78,00 ± 11,40 88,63 p p1a-1b 0,05; p2a-2b > 0,05 Các số liệu từ bảng 8 cho thấy, ở lô uống NaCl 0,9% , HA thỏ giảm nhẹ ở phút 15 của thí nghiệm và duy trì tới phút 120 thì giảm nhiều còn 88,63% so với xuất phát điểm. Tuy nhiên sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). ở lô thỏ uống thuốc 21 ngày, sự thay đổi HA cũng diễn ra tương tự ở lô thỏ uống NaCl 0,9 % nhưng từ phút thứ 60 của cuộc thí nghiệm HA của thỏ thuộc lô này giảm với mức độ nhiều hơn so với ở lô chứng và đến phút 120 của thí nghiệm HA thỏ đã giảm có ý nghĩa so với xuất phát điểm (p < 0,01). Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ 2. 15’ 30’ 45’ 60’ 90’ 120’ Phút % Biểu đồ 2: So sánh mức độ giảm HA (%) của 2 lô thỏ thí nghiệm bán cấp diễn Bảng 9:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc383yujyg.doc
Tài liệu liên quan