Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Chính vì lẽ đó mà việc sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xã Hương Bình nằm ở phía Tây Nam của huyện Hương Trà, là một xã nông nghiệp miền núi nên cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt những năm gần đây thì cây cao su được trồng rất nhiều trên địa bàn xã và bước đầu cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Hàng năm có rất nhiều người di cư đến địa bàn xã Hương Bình, nguyên nhân chủ yếu là vấn đề mở rộng diện tích trồng cao su và đây cũng là hướng giải quyết chính cho những người dân bản địa. Hiện nay, trên địa bàn xã đang có rất nhiều chính sách khuyến khích việc phát triển cây cao su như: cấp sổ đỏ cho diện tích trồng cao su để sử dụng lâu dài, hỗ trợ phân bón, giống cho người trồng cao su bên cạnh đó thì giá cao su đang ở mức cao đã làm cho cây cao su trở thành cây trồng chính trên địa bàn xã.
Cũng bởi vì những lợi ích mang lại như vậy mà diện tích trồng cao su đang được mở rộng một cách bừa bãi, không có quy hoạch và đánh giá một cách chính xác nên nó đang ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và tính bền vững của người trồng cao su.
Bên cạnh những thuận lợi thì người trồng cao su cũng đang đứng trước những khó khăn không nhỏ đặc biệt: cây cao su phát triển chậm do trồng trên đất không phù hợp, bị các loại bệnh như rụng lá vào mùa mưa, xì mủ giá phân bón cao, giá cao su lúc cao nhất đạt 14.000 – 15.000đ/kg nhưng những tháng cuối năm 2008 đầu năm 2009 thì giá cao su giảm mạnh chỉ còn 1.500 - 2.000đ/kg làm cho người trồng cao su lâm vào tình trạng khó khăn.
Trước thực trạng đó, việc đánh giá đất nhằm xây dựng bản đồ thích nghi trên địa bàn xã cho cây cao su là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho việc quy hoạch diện tích trồng cao su một cách khoa học và phù hợp với điều kiện đất đai, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng cao su và góp phần phát triển bền vững loại hình sử dụng đất này trên địa bàn xã Hương Bình.
Đây là hướng nghiên cứu rất có ý nghĩa và hợp lý, khi mà phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã là đất gò đồi rất thích hợp để trồng cao su và người dân trên địa bàn xã sống chủ yếu bằng việc trồng cao su.
Từ những hiểu biết về công tác đánh giá đất và yêu cầu thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Lê Thanh Bồn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế”.
83 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7520 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Chính vì lẽ đó mà việc sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xã Hương Bình nằm ở phía Tây Nam của huyện Hương Trà, là một xã nông nghiệp miền núi nên cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt những năm gần đây thì cây cao su được trồng rất nhiều trên địa bàn xã và bước đầu cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Hàng năm có rất nhiều người di cư đến địa bàn xã Hương Bình, nguyên nhân chủ yếu là vấn đề mở rộng diện tích trồng cao su và đây cũng là hướng giải quyết chính cho những người dân bản địa. Hiện nay, trên địa bàn xã đang có rất nhiều chính sách khuyến khích việc phát triển cây cao su như: cấp sổ đỏ cho diện tích trồng cao su để sử dụng lâu dài, hỗ trợ phân bón, giống cho người trồng cao su…bên cạnh đó thì giá cao su đang ở mức cao đã làm cho cây cao su trở thành cây trồng chính trên địa bàn xã.
Cũng bởi vì những lợi ích mang lại như vậy mà diện tích trồng cao su đang được mở rộng một cách bừa bãi, không có quy hoạch và đánh giá một cách chính xác nên nó đang ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và tính bền vững của người trồng cao su.
Bên cạnh những thuận lợi thì người trồng cao su cũng đang đứng trước những khó khăn không nhỏ đặc biệt: cây cao su phát triển chậm do trồng trên đất không phù hợp, bị các loại bệnh như rụng lá vào mùa mưa, xì mủ…giá phân bón cao, giá cao su lúc cao nhất đạt 14.000 – 15.000đ/kg nhưng những tháng cuối năm 2008 đầu năm 2009 thì giá cao su giảm mạnh chỉ còn 1.500 - 2.000đ/kg làm cho người trồng cao su lâm vào tình trạng khó khăn.
Trước thực trạng đó, việc đánh giá đất nhằm xây dựng bản đồ thích nghi trên địa bàn xã cho cây cao su là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho việc quy hoạch diện tích trồng cao su một cách khoa học và phù hợp với điều kiện đất đai, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng cao su và góp phần phát triển bền vững loại hình sử dụng đất này trên địa bàn xã Hương Bình.
Đây là hướng nghiên cứu rất có ý nghĩa và hợp lý, khi mà phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã là đất gò đồi rất thích hợp để trồng cao su và người dân trên địa bàn xã sống chủ yếu bằng việc trồng cao su.
Từ những hiểu biết về công tác đánh giá đất và yêu cầu thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Lê Thanh Bồn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích:
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của xã Hương Bình bằng phần mềm MapInfo 9.0.
- Đánh giá mức độ thích nghi của đất đai xã Hương Bình - huyện Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế đối với cây cao su.
- Áp dụng phần mềm MapInfo 9.0 để xây dựng bản đồ thích nghi hiện tại của đất đai đối với cây cao su.
- Từ bản đồ thích nghi hiện tại và phân tích những tiêu chí ảnh hưởng trong tương lai, tiến hành xây dựng bản đồ thích nghi tương lai của đất đai đối với cây cao su.
- Qua kết quả thu được cũng như những khó khăn mà người trồng cao su gặp phải, để đề xuất các biện pháp phát triển bền vững cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình.
1.2.2 Yêu cầu:
- Nghiên cứu, tìm hiểu được các yêu cầu về sinh thái của cây cao su.
- Thông qua các tài liệu thu thập được, sẽ nắm rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hương Bình.
- Nắm được công tác đánh giá đất, quy trình chung của các phương pháp đánh giá đất trên thế giới, đặc biệt là phương pháp đánh giá đất theo FAO.
- Phân tích được các chỉ tiêu cần nghiên cứu như: pH, độ phì, hàm lượng mùn…có trong đất.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm để xây dựng và chồng ghép bản đồ, trong đó chủ yếu là phần mềm MapInfo 9.0.
- Đề xuất được các giải pháp hợp lý, hiệu quả, khoa học và khả thi để phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Khái niệm đánh giá đất (Land Evaluate – LE)
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá đất, cụ thể như sau:
- Thứ nhất: Đánh giá đất là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất dựa vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.
- Theo Sôbôlev: Đánh giá đất đai là học thuyết về sự đánh giá có tính chất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Theo định nghĩa thứ ba thì: Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.
- Theo FAO (1976) Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt / khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu.
Nguồn [ 2 ].
Trong tất cả các định nghĩa đó thì định nghĩa của FAO là đầy đủ hơn cả và nó đang được ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
2.1.2 Một số khái niệm liên quan đến đánh giá đất
* Đơn vị bản đồ đất đai (Land Map Unit – LMU)
Đơn vị bản đồ đất đai là những khoanh đất / vạt đất được xác định trên bản đồ với những tính chất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hình…
* Sử dụng đất (Land Use – LU)
Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều kiểu sử dụng:
- Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (trồng trọt, lâm nghiệp, đồng cỏ)
- Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (chăn nuôi)
- Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm).
- Sử dụng theo các chức năng đặc biệt (đường sá, khu dân cư, khu công nghiệp…).
* Kiểu sử dụng đất (Land Use Utilization)
Kiểu sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế, xã hội và kỹ thuật xác định.
* Loại hình sử dụng đất (Land Use Type – LUT)
Là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định.
Trong sản xuất nông nghiệp các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như đầu tư, vật tư hay kỹ thuật…và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn thâm canh, lao động, trình độ kỹ thuật, vấn đề sở hữu đất đai.
* Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS)
Hệ thống sử dụng đất là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụng đất (hiện tại và tương lai). Như vậy một hệ thống sử dụng đất sẽ bao gồm: một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai.
Trong sản xuất nông nghiệp, hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các đặc tính đất đai của đơn vị bản đồ đất đai như: thời vụ cây trồng, độ dốc, thành phần cơ giới đất…Hợp phần sử dụng đất của hệ thống sử dụng đất là sự mô tả loại hình sử dụng đất với các thuộc tính của nó.
* Yếu tố đánh giá đất (Evaluate Factor For Land)
Yếu tố đánh giá đất là các tính chất lý học, hóa học và các dấu hiệu khác của đất…mà nó tương quan với cây trồng.
Nguồn [ 2 ].
2.1.3 Lịch sử phát triển đánh giá đất trên thế giới:
Như chúng ta đã biết, đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, nó đóng vai trò rất quan trọng và không thể thay thế trong sản xuất cũng như trong đời sống của con người. Chính vì vậy, các nghiên cứu về đất trên thế giới xuất hiện khá sớm. Cách đây hơn bốn nghìn năm, người Trung Quốc đã có sơ đồ thổ nhưỡng và đã biết sử dụng để làm cơ sở cho việc đánh thuế (NycleC. Brady, 1974). Trong triết học cổ điển Hy Lạp cũng có đề cập đến sự phân loại đất. Nhưng mãi đến thế kỷ 14 sau công nguyên, việc đánh giá đất mới được đi sâu nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước châu Âu. Đến giữa thế kỷ 19, Đôcutraiev đã đưa ra cơ sở phân hạng đất theo quan điểm phát sinh, từ đó nhiều nhà thổ nhưỡng học trên thế giới tiếp tục nghiên cứu và đã đưa ra nhiều quan điểm cũng như nhiều phương pháp đánh giá đất khác nhau.
Ngay từ khi mới hình thành, mỗi quốc gia trên thế giới đều áp dụng những phương pháp đánh giá đất riêng. Để tìm ra một phương pháp đánh giá đất chung đồng thời để trao đổi ý kiến, học hỏi kinh nghiệm giữa các nước thì vào năm 1978 một tổ chức thuộc hội đồng chuyên ngành Công nghệ về đất của Hội đồng khoa học quốc tế ra đời, nhằm giải quyết những hạn chế, khó khăn mà công tác đánh giá đất trên thế giới thường gặp phải.
Nguồn [ 2 ].
2.1.4 Các luận điểm về đánh giá đất trên thế giới:
a. Luận điểm đánh giá đất của Đôcutraiev
Luận điểm này cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu quả cần nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo Đôcutraiev, khả năng tự nhiên của đất là yếu tố quyết định giá trị của đất và sự thu nhập từ đất.
Đánh giá đất đai của Đôcutraiev dựa vào những luận điểm sau:
* Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau thì khác nhau.
* Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối bằng điểm.
- Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu có thể là:
+ Loại đất theo phát sinh
+ Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, tính chất lý học và các dấu hiệu khác).
* Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng.
Nguồn [ 2 ].
b. Luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự
Ở hội nghị Quốc tế về đánh giá đất lần thứ X tổ chức tại Matscơva (1974), một luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã được trình bày và nhất trí cao.
Nội dung luận điểm của Rozop bao gồm những điểm sau:
* Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau có các yếu tố đánh giá đất khác nhau.
* Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng.
* Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.
* Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
* Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng.
- Trường hợp không có sự tương quan giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng là do:
+ Trình độ thâm canh khác nhau.
+ Trong quá trình sản xuất, tiềm năng của đất chưa có điều kiện thuận lợi để biểu hiện cụ thể bằng năng suất.
Nguồn [ 2 ].
c. Luận điểm đánh giá đất của Pháp
Theo Đôlômông, khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặt tính dinh dưỡng của cây trồng và ở mức độ nhất định, sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của cây trồng đã thể hiện được tính chất đất.
Theo luận điểm này, có thể lập được một thang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ với đặc tính đất đai và với đánh giá đất theo độ phì đất dựa trên nguyên tắc thống kê năng suất cây trồng nhiều năm.
Đây là luận điểm đánh giá đất theo độ phì đất. Tuy nhiên, đánh giá đất theo luận điểm này có một số bất cập sau:
* Không thể chỉ dựa vào một loại cây trồng để làm tiêu chuẩn đánh giá đất có giá trị mà cần phải thống kê năng suất của các loại cây trồng trong hệ thống luân canh.
* Đánh giá đất theo năng suất cây trồng ở mức độ nhất định cũng thể hiện trình độ của người sử dụng đất, bởi vì kết quả tổng hợp của tất cả các biện pháp kỹ thuật tác động là tiền đề để tăng độ màu mở của đất.
* Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc nhiều vào hình thái phẫu diện đất, nhưng độ phì đất chỉ đạt mức độ tối đa khi lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng đạt mức tối ưu.
Nguồn [ 2 ].
d. Luận điểm đánh giá đất của Anh
Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì: “Đánh giá đất theo năng suất cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu biết của người sử dụng đất”. Bởi vậy, đánh giá đất theo năng suất chỉ được sử dụng để sơ bộ đánh giá độ phì của các loại đất khác nhau.
Nguồn [ 2 ].
e. Luận điểm đánh giá đất của FAO.
Những luận điểm đánh giá đất đã nêu ở trên khi áp dụng để đánh giá cho các tiểu vùng cụ thể thì còn mắc phải những hạn chế nhất định. Năm 1970, nhiều nhà khoa học đất trên thế giới đã cùng nhau nghiên cứu để đưa ra một phương pháp đánh giá đất có tính khoa học và thống nhất các phương pháp hiện tại. Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo “Đề cương đánh giá đất” và công bố vào năm 1973. Năm 1975, Hội nghị đánh giá đất ở Rome dự thảo đề cương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học đất hàng đầu bổ sung và công bố vào năm 1976 (Khung đánh giá đất đai – Frameword for land Evaluation). Tài liệu này đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho đến ngày nay.
Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Vì vậy, khi đánh giá, đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như: khí hậu, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những tác động trước đây và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng các vạt đất đó trong hiện tại và tương lai”.
Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, cần xem xét cả điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất đất có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu.
Nguồn [ 2 ].
Sơ đồ 01: Trình tự đánh giá đất theo FAO (1976).
Nguồn [ 2 ].
2.1.5 Công tác đánh giá đất ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đánh giá đất cũng được xuất hiện từ rất sớm. Người ta tìm thấy các kiến thức về đất liên quan đến cây trồng trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Từ thời xa xưa, nông dân ta dựa vào kinh nghiệm sản xuất đã đánh giá đất với hình thức rất đơn giản như đất tốt, đất xấu. “Lịch hiến chương” thời phong kiến đã biết đánh giá phân hạng đất, “Tứ đẳng điền, lục hạng thổ”, địa chủ dựa vào đó để đánh thuế dưới dạng địa tô với các mức độ khác nhau.
Đến thời kỳ Pháp thuộc, cách phân hạng được thực hiện đối với một số đồn điền nhằm đánh thuế. Vào năm 1886, Pavie và cộng sự đã tiến hành khảo sát đất vùng Trung lào, Trung bộ và Đông Nam bộ Việt Nam. Đến năm 1890 kết quả này được xem là tài liệu nghiên cứu về đất đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương.
Năm 1954, đất nước chia hai miền: Ở miền bắc cùng với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc đánh giá đất đai bắt đầu được nghiên cứu, chủ yếu là việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ theo trường phái Đôcutraiev.
Ở thập kỷ 70, Nguyễn Văn Thân (Viện thổ nhưỡng Nông hóa) đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất với một số cây trồng trên một số loại đất. Những tiêu chuẩn xếp hạng ruộng đất được xây dựng và thực hiện ở Thái Bình (1980 – 1982).
Đầu những năm 1990, nước ta tiến hành nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO trong dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng Sông Cửu Long năm 1990 của Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
Từ năm 1992 đến nay, phương pháp đánh giá đất đai của FAO bắt đầu được thực hiện nhiều ở nước ta. Đánh giá đất đai theo FAO được triển khai rộng khắp ở nhiều mức độ chi tiết và tỷ lệ bản đồ khác nhau, từ bản đồ tỷ lệ 1 : 250.000 cho các dự án lớn đến tỷ lệ 1 : 10.000 cho các dự án nhỏ.
Hiện nay, nước ta phân toàn bộ đất đai thành 6 hạng, từ hạng I đến hạng VI, với 4 cấp độ thích nghi. Rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N). Trong đó, chia đất không thích hợp ra thành: đất không thích hợp hiện tại (N1) và đất không thích hợp vĩnh viễn (N2).
Nguồn [ 2 ].
2.1.6 Các phương pháp đánh giá đất đai.
Ngày nay, trên thế giới đang sử dụng 3 phương pháp đánh giá chính, đó là:
- Đánh giá đất theo định tính – chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán.
- Đánh giá đất theo phương pháp thông số.
- Đánh giá đất theo định lượng.
Nguồn [ 2 ].
* Phương pháp đánh giá đất đai theo Đôcutraiev:
Theo Đôcutraiev, đánh giá đất đai dựa vào điều kiện tự nhiên của đất là dựa vào quy luật tương quan giữa các phần tử cấu thành đất, giữa đất và năng suất cây trồng trên đất đó. Tùy thuộc vào mục đích đặt ra mà có thể lựa chọn phương pháp đánh giá đất thích hợp cũng như lựa chọn yếu tố, chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá đất trong điều kiện cụ thể của từng quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực, địa phương.
Đôcutraiev sử dụng độ phì đất là phương pháp duy nhất được thực hiện để xác định giá trị tương đối của đất.
Nguồn [ 2 ].
* Phương pháp đánh giá đất theo Koetưtrev:
Theo Koetưtrev, đánh giá đất phải dựa trên tính chất hóa học đất, loại đất phát sinh đặc tính của loại cây trồng trên loại đất mà chúng sinh trưởng, phát triển, vị trí, độ dày và chất lượng tầng đá mẹ.
Nguồn [ 2 ].
* Đánh giá đất ở Liên Xô (cũ)
Phương pháp này thường được thực hiện theo hai hướng: đánh giá đất chung và riêng (theo hiệu suất cây ngũ cốc và cây họ đậu). Đơn vị đánh giá đất là các chủng đất được quy định cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ…
Nguồn [ 2 ].
* Đánh giá đất ở Mỹ:
Ở Mỹ, ứng dụng rộng rãi hai phương pháp đánh giá đất đó là:
- Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý vào việc phân hạng đất đai cho từng cây trồng chính.
- Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác.
Nguồn [ 2 ].
* Đánh giá đất ở các nước châu Âu:
- Phân hạng định tính: nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất.
- Phân hạng định lượng: nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội nhằm xác định sức sản xuất của đất.
Nguồn [ 2 ].
* Phương pháp đánh giá đất theo FAO:
Đánh giá đất theo FAO dựa trên việc phân loại khả năng thích nghi của đất.
Khả năng thích nghi của đất được chia làm 4 cấp:
- Bộ: phân loại thích nghi
- Lớp: phản ánh mức độ thích nghi
- Lớp phụ: phản ánh loại giới hạn hay loại biện pháp cải tạo chính được yêu cầu trong một lớp.
- Đơn vị: phân loại sự khác biệt nhỏ trong cùng một lớp phụ.
Nguồn [ 2 ].
2.1.7 Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp.
2.1.7.1 Các bước tiến hành đánh giá đất.
* Bước chuẩn bị:
- Xác định mục tiêu
+ Xác định rõ kết quả đánh giá đất phục vụ cho mục tiêu nào?.
+ Xác định địa bàn, đối tượng và tỷ lệ bản đồ sử dụng.
- Thu thập tài liệu và khảo sát sơ bộ: Thu thập các thông tin về đất đai, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Tổng hợp kết quả: Thu thập tài liệu và khảo sát sơ bộ.
* Bước khảo sát thực địa:
- Xây dựng bản đồ đất.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Hoàn thành các bản đồ chuyên đề khác: Kiểm tra và lựa chọn các yếu tố của các loại bản đồ đơn tính phục vụ lập bản đồ đơn vị đất đai.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân và các cán bộ địa phương về hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Thu thập các tài liệu và mẫu vật cần thiết khác có liên quan.
* Bước nội nghiệp:
- Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề: Bản đồ đất, hiện trạng sử dụng đất, phân hạng thích nghi và đề xuất sử dụng đất.
- Xử lý và tổng hợp các loại bản đồ chuyên đề khác.
- Xác định chính thức các yếu tố và các chỉ tiêu sử dụng xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và phân hạng thích nghi.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo phương pháp chồng xếp các bản đồ chuyên đề.
- Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi và đề xuất sử dụng đất.
- Tổng hợp các số liệu thống kê diện tích và các số liệu về sử dụng đất.
- Viết báo cáo đánh giá đất.
Nguồn [ 6 ].
2.1.7.2 Bộ tài liệu đánh giá đất đai.
* Bản đồ:
- Bản đồ thể hiện kết quả đánh giá đất đai gồm có:
+ Bản đồ đất.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Bản đồ đơn vị đất đai.
+ Bản đồ phân hạng thích nghi hiện tại.
+ Bản đồ phân hạng thích nghi tương lai.
+ Bản đồ đề xuất sử dụng.
- Các bản đồ chuyên đề được xây dựng để phục vụ lập bản đồ đánh giá đất được xây dựng và sử dụng trong quá trình đánh giá đất theo yêu cầu của dự án.
* Tài liệu:
- Báo cáo đánh giá đất đai và số liệu kèm theo nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của dự án.
2.1.8 Quy trình đánh giá đất của FAO.
Ban đầu, Việt Nam áp dụng: “Quy trình đánh giá đất ở Việt Nam”, nhưng hiện nay thì quy trình này không còn được sử dụng nữa, mà thay vào đó nước ta áp dụng: “Quy trình đánh giá đất của FAO”. Có thể nói rằng, đây là quy trình đánh giá rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh.
* Mục đích, yêu cầu:
Mục đích của đánh giá đất theo FAO là:
- Lựa chọn các loại sử dụng đất thích hợp, xây dựng các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất được lựa chọn.
- Đánh giá khả năng thích nghi của các loại sử dụng đất đã chọn trên từng đơn vị đất đai trong điều kiện hiện tại và tương lai, có xem xét đến vấn đề cải tạo đất, bảo vệ môi trường, kinh tế - xã hội.
- Định hướng cho sản xuất Nông – Lâm nghiệp.
- Quản lý sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất.
- Dự đoán những kết quả do sử dụng đất hiện tại hoặc do sự thay đổi loại sử dụng đất (đặc biệt quan tâm việc lựa chọn một loại hình sử dụng đất mới gây ra sự thay đổi của bản thân đất đai).
Nguồn [ 2 ].
* Các phương pháp thực hiện:
Quy trình đánh giá đất của FAO được thực hiện theo 2 phương pháp sau:
( Phương pháp 2 bước
Phương pháp này được thực hiện theo 2 bước:
- Bước thứ nhất: Đánh giá đất tự nhiên.
- Bước thứ hai: Phân tích theo hướng kinh tế - xã hội.
Phương pháp 2 bước được tiến hành theo các hoạt động theo một trình tự rõ ràng, vì vậy sẽ chủ động về mặt thời gian cho các hoạt động và huy động người tham gia.
( Phương pháp song song
Các bước đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên cùng đồng thời với phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội. Ưu điểm của phương pháp này là các nhóm cán bộ đa ngành cùng làm việc và đưa ra các nhận xét. Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá đất chi tiết và bán chi tiết.
Nguồn [ 2 ].
Sơ đồ 02: Các phương pháp đánh giá đất theo FAO
Nguồn [ 2 ].
Sơ đồ 03: Quy trình đánh giá đất cho quy hoạch sử dụng đất
Nguồn [ 2 ].
Sơ đồ 04: Mô tả tiến trình kỹ thuật thực hiện đánh giá đất
Nguồn [ 5 ].
Để thực hiện được các nội dung theo tiến trình trên công tác đánh giá đất đai đều phải tiến hành theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị, điều tra dã ngoại và nội nghiệp.
2.1.9 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS).
2.1.9.1 Định nghĩa về GIS.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về GIS.
* Định nghĩa của dự án The Geographer’s Craft, Khoa Địa lý, Trường Đại học Texas:
GIS là cơ sở dữ liệu số chuyên dụng trong đó hệ trục tọa độ không gian là phương tiện tham chiếu chính. GIS bao gồm các công cụ để thực hiện các công việc sau đây:
- Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu điều tra và các nguồn khác.
- Lưu trữ dữ liệu, khai thác, truy vấn cơ sở dữ liệu.
- Biến đổi dữ liệu, phân tích, mô hình hóa, bao gồm cả dữ liệu thống kê và dữ liệu không gian.
- Lập báo cáo, bao gồm bản đồ chuyên đề, các bảng biểu, biểu đồ và kế hoạch.
* Định nghĩa của Viện Nghiên cứu Hệ thống môi trường ESRI, Mỹ:
GIS là công cụ trên cơ sở máy tính để lập bản đồ và phân tích những cái đang tồn tại và các sự kiện xảy ra trên Trái đất. Công nghệ GIS tích hợp các thao tác cơ sở dữ liệu như truy vấn và phân tích thống kê với lợi thế quan sát và phân tích thống kê bản đồ.
* Định nghĩa của David Cowen, NCGIA, Mỹ:
GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế để thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị các dữ liệu quy chiếu không gian để giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch phức tạp.
Trải qua một thời gian dài xuất hiện và phát triển, hiện nay đã có sự thống nhất về định nghĩa GIS: “Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ cho một mục đích nghiên cứu nhất định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế.doc