MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ VÀ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG CỦA MỘT VƯỜN QUỐC GIA 4
1.1. Vườn Quốc gia và Tổng giá trị kinh tế của Vườn Quốc gia 4
1.1.1.Vườn Quốc gia và sự cần thiết đánh giá giá trị của VQG 4
1.1.2. Tổng giá trị kinh tế của0 một Vườn Quốc gia 6
1.1.3. Phương pháp định giá giá trị của một VQG 10
1.2. Phương pháp chi phí du lịch định giá giá trị giải trí của VQG 11
1.2.1. Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method) 11
1.2.2. Mô hình lý thuyết hàm chi phí du lịch 12
1.2.3. Một số phương pháp tiếp cận chi phí du lịch 14
1.2.4. Tổng quan các nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan 19
1.2.5. Một số ưu điểm hạn chế của phương pháp chi phí du lịch 21
1.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên trong định giá giá trị phi sử dụng 22
1.3.1. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM) 22
1.3.2. Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên 24
1.3.3. Các bước tiến hành định giá ngẫu nhiên 26
1.3.4. Tổng quan các nghiên cứu sử dụng CVM đo lường giá trị phi sử dụng của môi trường 28
1.3.5. Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp định giá ngẫu nhiên 31
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN 33
2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển VQG Ba Bể 33
2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 35
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 35
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 37
2.3. Giá trị cảnh quan và giá trị đa dạng sinh học của VQG Ba Bể 39
2.3.1. Giá trị cảnh quan văn hoá lịch sử 39
2.3.2. Giá trị đa dạng sinh học 41
2.4. Hoạt động của Vườn Quốc gia Ba Bể 45
2.4.1. Hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường 45
2.4.2. Hoạt động du lịch 48
2.4.3. Hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư và tác động đến tài nguyên rừng 50
2.5. Những áp lực bảo tồn và những việc cần ưu tiên trong quản lý, bảo tồn 52
2.5.1. Mục tiêu đặt ra đối với công tác bảo tồn 52
2.5.2. Các áp lực và thách thức đối với công tác bảo tồn 53
2.5.3. Các hoạt động cần ưu tiên trong công tác bảo tồn 55
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ VÀ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ 57
3.1. Bảng hỏi phỏng vấn và các đặc điểm xã hội của đối tượng phỏng vấn 57
3.1.1. Bảng hỏi phỏng vấn 57
3.1.2. Mẫu điều tra 58
3.1.3. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng phỏng vấn 59
3.2. Sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) đánh giá giá trị giải trí tại VQG Ba Bể 64
3.2.1. Những giả thiết cơ bản 64
3.2.2 Phân vùng khách du lịch 65
3.2.3. Xác định chi phí du lịch 69
3.2.4. Hàm cầu giải trí 76
3.2.5. Đường cầu giải trí và giá trị cảnh quan du lịch của VQG Ba Bể 78
3.3. Đánh giá giá trị phi sử dụng VQG Ba Bể bằng phương pháp CVM 79
3.3.1. Mô hình đánh giá 79
3.3.2.Thiết lập thị trường giả tưởng 80
3.3.3. Thu nhận thông tin về mức sẵn lòng chi trả 81
3.3.4. Phân tích các yếu tố tác động đến sự bằng lòng chi trả 84
3.3.5. Lượng giá giá trị phi sử dụng VQG Ba Bể 89
3.4. Kết luận rút ra từ nghiên cứu và một số đề xuất 90
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 1 97
109 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5383 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oài họ Dẻ.
Rừng trên núi đá vôi: Kiểu này tuy còn diện tích lớn nhưng là rừng thứ sinh sau khai thác chọn nên cấu trúc cũng như tổ thành thực vật rừng đã bị thay đổi, chủ yếu gồm Thung, Đinh thối. Ven hồ có các loài Trám trắng, Mùng quân, Trâm vối.
Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi đất cao trung bình đã bị tác động phân bố chủ yếu ở độ cao từ 700 đến 1500m. Loại rừng này đã bị khai thác nhiều lần, cấu trúc rừng bị phá vỡ. Các đỉnh núi cao có Dẻ, Thích, Côm, Lòng mang; vùng sườn núi có Đinh, Lát, Sấu; vùng phục hồi sau nương rẫy có Hu, Trám, Sòi, Chẹo.
Trảng cây bụi, cây gỗ mọc rải rác: Loại rừng này chủ yếu ở vùng thấp nơi đất đã bị thoái hoá do làm nương rẫy. Cây gỗ ở đây có Thôi ba, Thôi chanh, Hồng bì và các loại cây bụi như Tổ kén, Cò ke.
Rừng tre nứa: Kiểu rừng nay gặp ở ven hồ gồm Vầu, Trúc sáo. Trên các vách đá dọc theo sông Năng có nhiều Trúc dây (loài đặc hữu ở Ba Bể).
Khu hệ thực vật ở Ba Bể mang đặc trưng bản địa Bắc Việt Nam với 2 yếu tố cơ bản như sau:
Yếu tố bản địa có các họ: Re, Dâu, Trầm, Dẻ Đậu, Trôm, Xoan, Bồ hòn, Bứa…
Yếu tố di cư gồm:
+ Yếu tố Malaixia - Indo như các loài Chò nâu,
+ Yếu tố Vân Nam, Quý Châu với các họ Đỗ Quyên, Óc chó,
+ Yếu tố Miến Điện, Ấn Độ với các loài Chò Xanh, Thung, Gạo.
Thực vật quý hiếm tiêu biểu cho rừng Ba Bể là tập đoàn Nghiến, Trai, Đinh mọc trên núi đá vôi; tập đoàn Thung, Gạo, Sấu có đường kính lớn, cao, to từ 20-40m, mọc xen kẽ ở các thung lũng.
Thực vật đặc hữu của Hồ Ba Bể là loài Trúc dây mọc trên các vách đá, loài tảo đỏ ở Hồ Ba Bể. Đây là những loài duy nhất chỉ tìm thấy tại VQG Ba Bể.
Theo điều tra ban đầu, chỉ riêng các loài thân gỗ đã điều tra được 600 loài bao gồm 300 chi, 137 họ và 10 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Ngoài các loài đặc trưng điển hình của vùng đá vôi Đông Bắc như Nghiến, Đinh, Trai, Lát còn có hàng trăm loài phong lan, địa lan, dược liệu, những loài quý hiếm khác đang nằm trong rừng hoặc ven hồ. Số liệu về thực vật cho thấy tính đa dạng loài thực vật và quan hệ địa lý thực vật tại VQG Ba Bể là cao nhưng ở đây lại hiếm thực vật cổ nhiệt đới.
Thảm thực vật rừng của VQG giữ vai trò phòng hộ đầu nguồn cho hồ Ba Bể. Mất rừng, hồ sẽ mất khả năng dự trữ nước vào mùa lũ đồng thời lòng hồ bị nâng lên bởi sự lắng đọng, và sẽ gây nên nạn lũ lụt hàng năm, đem lại những hậu quả nghiêm trọng đe doạ các cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng hạ lưu sông Năng.
2.3.2.2 Động vật
Khu hệ động vật của Ba Bể cũng rất đa dạng và phong phú bao gồm ba nhóm động vật: trên cạn, dưới nước, biết bay. Vì vậy, Hội nghị chương trình đa dạng sinh học quốc gia đã xếp hạng Vườn Quốc gia Ba Bể vào loại A về đa dạng sinh học.
Tại VQG Ba Bể khu hệ thú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự có mặt của loài Voọc đen má trắng (Semnopithecus francoisi francoisi) và Cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni). Loài Voọc này đã được phát hiện vào năm 1995 tại bờ hồ 2 và mới đây (năm 2001) đã tìm thấy lại ở dãy núi đá gần trạm Đầu Đẳng. Rất có khả năng Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) vẫn còn lại ở vùng lõi của Vườn. Đây là loài Voọc đã từng bị coi là tuyệt chủng cho đến khi chúng được phát hiện lại ở Khu BTTN Nà Hang vào năm 1992, và gần đây còn được tìm thấy tại một số địa điểm ở miền Bắc Việt Nam. VQG Ba Bể đã có thông tin Voọc mũi hếch đã từng xuất hiện ở phía Tây Bắc của Vườn, gần đây nhất là vào năm 1997. Thông tin phỏng vấn thợ săn cùng các vật mẫu tìm thấy đã chứng tỏ rằng có thể có ba đàn Voọc mũi hếch vẫn còn sinh sống ở vùng phía Nam thuộc khu vực đề xuất mở rộng VQG (luận chứng KTKT 1990, N. Lormee thuật lại. 2000). Nếu những thông tin trên được khẳng định qua việc tìm thấy lại Voọc mũi hếch ở Vườn thì sẽ làm tăng giá trị bảo tồn đa dạng sinh học tại đây.
Vườn Quốc gia Ba Bể cũng là một trong các khu bảo vệ có ý nghĩa về bảo tồn sự đa dạng các sinh cảnh vùng đất ngập nước do có hồ nội địa lớn nhất trong cả nước. Điều này có liên quan đến sự đa dạng của cá loài cá nước ngọt sinh sống trong hồ Ba Bể. Hiện đã thống kê được 87 loài, chiếm khoảng 1/3 khu hệ cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có 11 loài quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Khu hệ động vật VQG Ba Bể hiện chưa được biết đến một cách đầy đủ do việc điều tra nghiên cứu còn hạn chế. Nhưng riêng khu hệ bướm, trong khoảng thời gian hai năm (1997 và 1998) khảo sát tương đối kỹ ghi nhận 332 loài, trong đó có 20 loài mới được tìm thấy lần đầu ở Việt Nam đã chứng tỏ tính đa dạng khu hệ động vật ở đây. Có thể nhìn nhận tính đa dạng và phong phú về giống loài qua số liệu chưa đầy đủ về hệ động vật có giá trị của Vườn như sau:
- Lớp thú: có 65 loài thuộc 7 bộ, 23 họ trong đó có 22 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
- Lớp chim: có 214 loài thuộc 17 bộ, 47 họ trong đó có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
- Lớp bò sát lưỡng cư: có 46 loài thuộc 3 bộ, 15 họ trong đó có 15 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
- Lớp cá: có 87 loài trong đó có 11 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Như vậy, hiện nay khu hệ động vật Ba Bể có 412 loài động vật trong đó có 55 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt có nhiều loài quí hiếm đang bị đe doạ cần được bảo vệ là:
- Loài Voọc mũi hếch ở Đồng Phúc Ba Bể (loài đặc hữu).
- Loài Gấu ngựa, Báo lửa, báo hoa mai ở vùng Nà Dường, Hin Đăm xã Khang Ninh, Ba Bể.
- Loài Voọc đen má trắng, Vượn đen, Khỉ mặt đỏ ở khu vực Hồ Ba Bể và xã Nam Mẫu.
- Loài Sơn dương, Hươu xạ ở Động Puông xã Cao Thượng.
- Loài Phượng hoàng đất, Vạc hoa, Công, Trĩ, Sóc bay… ở Khang Ninh, Đồng Phúc, Ba Bể
- Loài Cá Anh Vũ, Dầm xanh, cá Lăng, cá Chiên … ở thác Đầu Đẳng và sông Năng.
Bảng 2.2: So sánh tài nguyên thú rừng ở một số VQG
TT
Tên VQG
Số loài
Họ
Bộ
% số loài toàn quốc
1
VQG Ba Bể
65
23
7
29
2
VQG Ba Vì
43
21
8
19
3
VQG Cát Bà
20
10
5
9
4
VQG Bến En
53
21
10
23
5
VQG Bạch Mã
55
23
9
24
Nguồn: Báo cáo đa dạng sinh học VQG Ba Bể.
Nhìn chung, cho đến nay số liệu thu thập được về khu hệ động thực vật, và các loài có giá trị cần bảo tồn của VQG Ba Bể còn hạn chế, vì vậy đòi hỏi phải đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.
Nguồn tài nguyên sinh vật của Vườn mặc dù được quản lý tốt song hiện đang suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài thực vật bị khai thác quá mức, nhiều cây thuốc quý đã trở nên khan hiếm, nhiều loại động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do săn bắt trái phép.
2.4. Hoạt động của Vườn Quốc gia Ba Bể
2.4.1. Hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Vườn Quốc gia Ba Bể là bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn hệ động, thực vật chuẩn của vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Vườn rất coi trọng công tác bảo tồn, bên cạnh tăng cường tuần tra bảo vệ rừng là các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng đối với bảo tồn. Vườn cũng tiến hành một số công tác điều tra, nghiên cứu khoa học: xây dựng vườn thực vật, nhân giống phong lan, nhân giống một số loài cây thuốc và một số loài thủy sản.
2.4.1.1. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Công tác quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm của Vườn với vai trò trực tiếp của Hạt kiểm lâm. Năm 1992 Hạt kiẻm lâm được thành lập có 19 kiểm lâm viên, đến nay đã có 40 chuyên viên chuyên trách. Nhiệm vụ của cán bộ kiểm lâm là quản lý rừng, theo dõi tài nguyên rừng trong diện tích được giao, kết hợp với các cấp chính quyền, các ngành liên quan tuyên truyền nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, triển khai chiến dịch bảo vệ mặt hồ, thu đổi súng săn.
Qua công tác giáo dục tuyên truyền, cộng đồng dân cư địa phương đã nắm được quy chế Vườn Quốc gia, luật bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt năm 2000, có 72 thôn bản trong 7 xã đã xây dựng và cam kết thực hiện hương ước, quy ước, quản lý bảo vệ rừng. Đánh giá sơ bộ thấy rằng chim thú xuất hiện nhiều hơn ở bờ hồ, khu văn phòng; diện tích và độ che phủ rừng tăng; nương rẫy giảm…chứng tỏ hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng.
2.4.1.2. Công tác nghiên cứu khoa học và triển khai dự án
Bên cạnh công tác bảo vệ, Vườn đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án. Vườn đã tiến hành điều tra cơ bản động, thực vật rừng nhiều đợt qua các năm:
Năm 1992: đã điều tra được 165 loài động vật có xương sống thuộc 26 bộ và 69 họ. Khu hệ thực vật có 354 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 93 họ 274 chi.
Năm 1997: đã điều tra 417 loài thực vật thuộc 114 họ, 300 chi và 290 loài động vật.
Từ 1994 - 1999: Viện sinh thái Tài nguyên sinh vật phối hợp với tổ chức Frontier của Anh đã nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học của VQG Ba Bể: nghiên cứu côn trùng, thú, chim, cá, thực vật, các loài cây có hoa. Năm 1995, Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga đã tiến hành nghiên cứu bướm, kết quả thu thập được tổng số 450 loài, trong đó phát hiện 3 loài mới.
Từ năm 1998 đến năm 1999, Vườn phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền nghiên cứu, điều tra được 720 loài cây có ích.
Hướng vào các mục tiêu nâng cao đời sống và nhận thức của người dân vùng đệm, tại khu vực VQG Ba Bể đã triển khai một số Dự án có quy mô khác nhau và đã thu được một số kết quả quan trọng:
1. Dự án Xây dựng các khu bảo vệ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thông qua bảo tồn sinh thái cảnh quan (PARC), mã số VIE/95/G31, là dự án về bảo tồn lớn nhất đã được thực hiện ở VQG Ba Bể. Nội dung của dự án được ký ngày 20/11/1998, với sự tài trợ tài chính từ Quỹ Môi Trường Toàn Cầu (GEF) và Quĩ phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Dự án này cũng đang được thực hiện tại khu BTTN Nà Hang và VQG Yok Đôn. Mục tiêu của dự án là tiếp cận sinh thái học cảnh quan trong công tác bảo tồn. Tại khu BTTN Nà Hang và VQG Ba Bể dự án được thực hiện bởi tổ chức Scott Wilson Asia-Pacific Ltd.
2. Dự án “Sử dụng bền vững nguồn lâm sản phi gỗ.” do Viện Kinh Tế Sinh Thái (Eco-Eco) và Trung Tâm nghiên cứu các sản phẩm phi gỗ, thuộc Bộ NN & PTNN tiến hành tại vùng đệm của VQG Ba Bể. Dự án do chính phủ Hà Lan tài trợ với sự hỗ trợ kỹ thuật của IUCN.
3. Chương trình hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam – Phần Lan giai đoạn II (1999 - 2003) thực hiện tại vùng đệm của VQG Ba Bể nhằm mục tiêu đóng góp vào việc phát triển nông thôn bền vững thông qua lồng ghép các hoạt động lâm nghiệp trong sử dụng đất và kinh tế nông thôn.
4. Tổ chức Helvetas (Thụy Sỹ) tài trợ thực hiện dự án nghiên cứu và phân tích các thể chế địa phương và chính quyền đối với môi trường, phân tích các chính sách phát triển và sinh kế ở vùng nông thôn huyện Ba Bể (thực hiện từ tháng 8/2000 - 6/2002).
5. Dự án về du lịch do Trung tâm du lịch VQG thực hiện với mục tiêu nâng cao mức sống của nhân dân xã Nam Mẫu, bảo vệ tài nguyên và văn hoá truyền thống của thôn bản bằng phát triển du lịch sinh thái bền vững trên cơ sở cộng đồng. Dự án do SNV - Chương trình phát triển của Hà Lan tài trợ, thực hiện từ 11/2001 -9/2002.
Như vậy, so với các VQG khác trên cả nước, VQG Ba Bể được nhiều tổ chức trong và ngoài nước quan tâm triển khai các dự án nhằm nâng cao đời sống của người dân đồng thời kết hợp bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái.
2.4.1.3. Lâm sinh
Vườn đã tiến hành các chương trình bảo vệ và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương bằng các chương trình 327, 661 và chương trình khuyến lâm. Đặc biệt dự án PARC do UNDP tài trợ đã được triển khai rất tốt.
Để ổn định cuộc sống của người dân, bên cạnh các chính sách chung của Nhà nước, VQG Ba Bể đã có chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương như giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho đồng bào ở các xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Trĩ, Quảng Khê và Nam Cường từ 1994 - 2001. Đến nay có 3.000 ha rừng đã giao khoán cho 592 hộ. Vườn đã hỗ trợ 58 hộ trồng cây ăn quả, tư vấn cho 30 hộ gia đình có điều kiện tham gia dịch vụ phục vụ khách nghỉ tại gia đình, khoán quản lý bảo vệ rừng, trồng bổ sung cây lâm nghiệp tại phân khu phục hồi sinh thái và ở vùng đệm thông qua chương trình khuyến nông, với tổng diện tích gần 4.000 ha. Mặt khác, thực hiện chương trình ổn định dân cư của tỉnh Bắc Kạn, Vườn đã kết hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ di chuyển 43 hộ người H’mông trở về quê cũ làm ăn (1997- 1999), đồng thời giúp địa phương xây dựng kế hoạch qui hoạch lại dân cư trong Vườn kể từ năm 2001 trở đi.
2.4.2. Hoạt động du lịch
Với giá trị cảnh quan vô cùng độc đáo đặc biệt có Hồ Ba Bể nổi tiếng được ví như Vịnh Hạ Long trên núi, VQG Ba Bể có tiềm năng to lớn để phát triển các loại hình du lịch. Ngay từ khi thành lập Vườn đã xác định phát triển du lịch sinh thái là mục tiêu phát triển của Vườn nhằm phục vụ công tác bảo tồn và từ bảo tồn đem lại lợi ích phục vụ du lịch.
Hiện tại Vườn Quốc Gia Ba Bể đã xây dựng một chương trình du lịch sinh thái với 3 loài hình du lịch: du lịch truyền thống, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm với 21 điểm và tuyến tham quan gồm các quần thể cảnh quan, hang động và các bản làng đậm đà bản sắc dân tộc của người Tày, Nùng, H’Mông, Dao và các tuyến thăm quan xuyên rừng nguyên sinh. Tất cả các loại hình du lịch trên đã và đang hình thành gắn liền với các tour tuyến du lịch vùng Đông Bắc, phục vụ cho chương trình du lịch Quốc gia.
Khách đến thăm quan nghiên cứu tại VQG Ba Bể có thể lựa chọn một trong hai hình thức: nghỉ tại nhà nghỉ của Vườn hoặc tại nhà sàn của dân. VQG có đội ngũ cán bộ phục vụ nhiệt tình, hiếu khách, đáp ứng những yêu cầu của du khách về sinh hoạt, nghiên cứu học tập. Tại đây có 30 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi, nhà ăn, căng tin rộng rãi, có xuồng máy, thuyền độc mộc phục vụ khách thăm quan đến với các loại hình du lịch, các điểm du lịch tốt hơn.
Số lượng khách du lịch tăng lên hàng năm: năm 1995 chỉ có 1.500 khách; năm 2000 số khách đã lên 5500 người, trong đó khách quốc tế chiếm 17% (chủ yếu là khách Châu Âu). Du khách đến Ba Bể thường tập trung vào mùa hè, những ngày cuối tuần, mùa đông thường chỉ có khách nước ngoài.
Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch đến Ba Bể từ 2003 đến 2005
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tháng
Khách trong nước
Khách quốc tế
Khách trong nước
Khách quốc tế
Khách trong nước
Khách quốc tế
1
132
94
187
86
100
61
2
91
72
409
88
389
68
3
345
86
427
126
532
291
4
127
110
852
158
823
248
5
430
68
547
109
1160
106
6
384
65
674
83
701
104
7
415
58
1385
184
874
177
8
507
85
790
206
927
159
9
234
108
596
226
622
252
10
546
96
851
208
845
212
11
312
147
507
255
528
248
12
145
146
385
95
234
182
Tổng
3868
1135
7601
1824
7735
2108
Nguồn: Thống kê số lượng khách đến VQG Ba Bể- TT du lịch Ba Bể
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch đang được đầu tư để thu hút khách. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Vườn cũng chưa có biện pháp nào để phân bổ lượng khách rải đều quanh năm tránh sự tập trung vào một thời điểm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và đời sống của động vật hoang dã.
2.4.3. Hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư và tác động đến tài nguyên rừng
Cư dân sống trong khu vực VQG Ba Bể đã từ rất lâu. Cuộc sống của họ đã gắn liền với rừng Ba bể. Vì vậy, các hoạt động kinh tế xã hội của dân cư địa phương phải được tôn trọng và tìm cách giải quyết khi đặt ra những biện pháp quản lý bảo tồn tài nguyên.
Với VQG Ba Bể, các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu của dân địa phương trong khu vực VQG tác động đến tài nguyên rừng gồm: phát rừng làm nương; khai thác gỗ củi; săn bắn động vật; đánh bắt thủy sản Hồ Ba Bể.
2.4.3.1 Hoạt động phát rừng làm nương
Hoạt động phát rừng làm nương được đánh giá là phá rừng nhanh nhất và tàn khốc nhất. Vào khoảng đầu những năm 1980, nạn di dân, du canh du cư từ các tỉnh phía Tây Bắc và Cao Bằng làm cho dân số của Ba Bể tăng nhanh, nhất là các khu vực vùng cao. Dân số tăng nhanh làm duy giảm diện tích đất rừng do tình trạng đốt rừng làm nương rẫy của dân tộc thiểu số H’Mông, Dao. Dân số càng tăng nhanh thì càng thiếu đất canh tác, người dân phải khai phá thêm nương rẫy mới đủ ăn. Hiện nay tình trạng này đã giảm bớt nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ, nếu VQG không quản lý chặt người dân sẽ tiếp tục phá rừng.
2.4.3.2 Hoạt động khai thác gỗ củi
Hiện tượng dân vào khu bảo vệ nghiêm ngặt để khai thác trộm gỗ vẫn xảy ra lén lút mặc dù đã có sự quản lý chặt của cán bộ kiểm lâm. Theo đánh giá của cán bộ VQG, hiện tượng khai thác trộm gỗ ở cả vùng đệm và vùng cấm xảy ra nhiều vào đầu những năm 90, nay đã giảm; song hiện tượng buôn bán gỗ tại khu vực Huyện Ba Bể có phần sôi động hơn.
Giống như các khu vực miền núi khác, người dân Ba Bể thường sử dụng củi làm chất đốt. Họ cho rằng đun củi là tiện nhất và sẵn có nhất. Nhiều hộ gia đình cho biết mỗi ngày họ dùng hết một vác củi khô từ 20 – 30kg cho việc nấu nướng, sưởi ấm. Hàng ngày mỗi gia đình đều phải có một người đi lấy củi và công việc này chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm. Nếu tốc độ khai thác gỗ củi ngày càng tăng, nguồn chất đốt không được sử dụng tiết kiệm thì mỗi năm VQG sẽ mất đi một lượng gỗ khá lớn.
2.4.3.3 Săn bắn động vật hoang dã và thu hái lâm sản ngoài gỗ
Săn bắn là nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm tài nguyên thú của VQG. Thời kỳ trước năm 1986, Ba Bể là khu vực có nhiều súng săn nhất trong các khu bảo tồn ở nước ta vì đồng bào các dân tộc ở đây có tập quán săn bắn động vật từ lâu và có cơ sở sản xuất súng ngay tại địa phương. Mặc dù người dân đã được tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng và họ biết rằng nếu săn bắn động vật hoang dã có thể bị truy tố nhưng săn bắn trộm vẫn xảy ra. VQG đã vận động các hộ gia đình giao nộp súng săn và đã thu được hơn 2000 khẩu nhưng nhiều người dân có ý thức kém vẫn mang súng cất giấu trong rừng.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ tạo một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Lâm sản ngoài gỗ được khai thác nhiều gồm Măng, nấm, Mộc nhĩ, dược liệu, cây làm rau, quả rừng…. Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên có khả năng tái sinh nhanh mà dân địa phương là người được hưởng lợi trực tiếp. Chẳng hạn, hiện có 9 người sống quanh khu vực VQG làm nghề khai thác cây thuốc, bốc thuốc với thu nhập khá cao từ 2 - 3 triệu đồng/tháng. Nếu nguồn lâm sản ngoài gỗ được khai thác hợp lý thì người dân sẽ được hưởng lợi lâu dài nhưng nếu khai thác hủy diệt như hiện nay thì nguồn tài nguyên sẽ dần cạn kiệt (chặt cả cây gỗ để khai thác tầm gửi, đào cả gốc các cây dược liệu…).
2.4.3.4 Đánh bắt cá trong hồ
Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên được hình thành từ lâu nên rất đa dạng về loài cá, về trữ lượng cá. Khai thác cá trong hồ là một nghề của người dân vùng ven hồ. Theo ước tính có khoảng 80% hộ dân sống ở các khu vực vùng thấp của xã Nam Mẫu giáp hồ Ba Bể đều có nguồn thu nhập từ đánh bắt cá. Có gia đình coi đây là nguồn thu chính và khá ổn định. Hầu như gia đình nào cũng có thuyền độc mộc và ngư cụ như chài lưới để đánh bắt cá.
Các nhà nghiên cứu về nguồn lợi cá hồ Ba Bể (Đào Văn Tiến năm 1962; Nguyễn Văn Hảo 1964, Mai Đình Yên 1969) đều xác nhận nguồn cá ở đây rất phong phú, cụ thể năm 1961 – 1962 là 38 tấn/năm và 15tấn/năm (1975). Thời gian gần đây qua kết quả điều tra sản lượng ước tính chỉ còn 6 – 7 tấn/năm vào năm 2000. Sau gần 40 năm năng suất cá Hồ Ba Bể đã giảm 5,67 lần từ 85kg/ha năm 1961 – 1962 xuống còn 15kg/ha năm 2000.
Nguyên nhân chính suy giảm năng suất cá là do sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt đã và đang diễn ra tại Ba Bể. Người dân chỉ vì lợi ích trước mắt mà sẵn sàng sử dụng xung điện thậm chí thuốc nổ để đánh bắt cá, vừa làm suy giảm năng suất sinh học vừa để lại những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, gây ra sự mất cân bằng sinh thái của các quần thể thực động vật trong hồ.
2.5. Những áp lực bảo tồn và những việc cần ưu tiên trong quản lý, bảo tồn
2.5.1. Mục tiêu đặt ra đối với công tác bảo tồn
Mục tiêu quản lý VQG Ba Bể là nhằm bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái đa dạng, các cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là vùng Hồ Ba Bể và các nguồn gen động, thực vật quí hiếm, bị đe doạ ở cấp độ quốc gia, khu vực và thế giới, tạo hiện trường cho nghiên cứu khoa học, tham quan học tập, giáo dục bảo vệ môi trường và du lịch sinh thái. Đồng thời, góp phần giúp đỡ các cộng đồng địa phương từng bước nâng cao mức sống của mình, giảm sức ép của họ đối với rừng và đa dạng sinh học. Mục tiêu quản lý bảo vệ của VQG Ba Bể trong ngắn hạn và dài hạn là:
Mục tiêu trước mắt:
- Tổ chức tốt việc quản lý, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn nguồn gen động thực vật quí hiếm trên cạn, dưới nước và các cảnh quan thiên nhiên.
- Tiến hành quy hoạch, tổ chức lại và ổn định đời sống dân cư trong vùng phù hợp với yêu cầu bảo vệ.
- Từng bước phục hồi lại rừng theo chương trình của Vườn trong các Phân khu chức năng.
Mục tiêu lâu dài:
Thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo quy chế chung về rừng đặc dụng và VQG của Bộ NN và PTNT bao gồm các mục tiêu trước mắt nêu trên và công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch và tuyên truyền giáo dục về bảo tồn thiên nhiên.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, kế hoạch bảo tồn của Vườn đối với từng phân khu được xác định như sau:
Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
- Bảo vệ và phục hồi toàn bộ diện tích rừng, cảnh quan thiên nhiên, nơi sống của các loài hoang dã,
- Bảo vệ và theo dõi sự diễn biến của tài nguyên rừng và các nguồn gen động vật,
- Ngăn chặn mọi sự tác động đến rừng và động vật hoang dã,
- Nghiên cứu đề xuất thực thi phương án di chuyển hoặc ổn định các làng bản sống trong khu này phù hợp qui chế rừng đặc dụng và mục tiêu bảo tồn.
Đối với phân khu phục hồi sinh thái:
- Thực hiện trồng rừng, tái sinh rừng,
- Phục hồi nơi cư trú và các nguồn gen động vật hoang dã,
- Thực hiện các chính sách về lâm sinh phù hợp quy chế rừng đặc dụng,
- Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến rừng và động vật hoang dã
Đối với vùng đệm:
Vùng đệm được xác định là các xã xung quanh Vườn bao gồm: xã Khang Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, Hoàng Trí, Nam Cường, Xuân Lạc, Đồng Phúc, và xã Đà Vị huyện Nà Hang, Tuyên Quang. Vùng đệm sẽ được VQG phối hợp với chính quyền địa phương lập dự án đầu tư riêng. Với khu vực gần VQG cần giúp người dân tăng cường sự hiểu biết, tạo cơ hội để họ có thể tham gia vào các hoạt động bảo tồn của Vườn.
2.5.2. Các áp lực và thách thức đối với công tác bảo tồn
Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trên địa bàn xã Nam Mẫu, bao xung quanh là 6 xã. Tại đây ngoài áp lực dân cư cư trú đông trong vùng lõi và vùng đệm còn áp lực của tỷ lệ tăng dân số cao (1,7%), trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu và nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng cao. Thực tế đó luôn tạo ra thách thức lớn đối với công tác bảo tồn ở VQG. Biển hiện rõ nét nhất là các hoạt động trái phép của một số nhóm cộng đồng như khai thác gỗ củi, các sản phẩm phi lâm sản, săn bắn động vật rừng, dùng mìn đánh bắt cá, mở rộng đất nông nghiệp và chăn thả gia súc trong Vườn.
Qua khảo sát thu thập thông tin từ cán bộ quản lý Vườn và trực tiếp phỏng vấn người dân có thể xác định các thách thức đối với công tác quản lý và bảo tồn.
1. Nhận thức của cộng đồng về các lợi ích do bảo tồn mang lại và tầm quan trọng của ĐDSH còn yếu do hạn chế về trình độ dân trí, thiếu thông tin, giao tiếp khó khăn, ý thức kém...
2. Các sinh cảnh và rừng tự nhiên trong vùng bị chia cắt mạnh do tình trạng rừng bị khai phá làm nương rẫy, các vùng cư trú của các loài động thực vật giữa Ba Bể, Chợ Đồn và Na Hang cũng bị chia cắt.
3. Tình trạng các hộ gia đình xâm lấn đất đai phi pháp trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt. Do đất sản xuất nông nghiệp thiếu, các hộ gia đình đã tìm cách tăng thu nhập bằng các hoạt động khai thác phi pháp tài nguyên rừng.
4. Số hộ gia đình sinh sống xen kẽ bên trong và xung quanh ranh giới Vườn khá đông, tạo sức ép lớn về nhiều mặt.
5. Sử dụng chất nổ trong đánh bắt cá còn xảy ra ở vùng lòng hồ, mỗi tháng từ 1 đến 2 vụ. Nguyên nhân là do thiếu sự kết hợp chặt chẽ của các lực lượng Công an, Chính quyền địa phương, kiểm lâm và quần chúng.
6. Hiện tượng xói mòn và bồi tụ lòng hồ gia tăng, chưa có biện pháp khắc phục. Hiện diện tích đất trống đồi núi trọc đầu nguồn sông Chợ Lèng chiếm 60%, hàng năm bồi tụ lấn hồ từ 15 đến 20 mét.
7. Cơ sở hạ tầng và vật tư trang thiết bị của VQG chưa đáp ứng yêu cầu quản lý bảo vệ, một số trạm kiểm lâm cần được củng cố, xây dựng lại, nguồn kinh phí hoạt động cho công tác bảo tồn còn hạn chế.
8. Sự hạn chế về trình độ, kĩ năng của cán bộ trong công tác quản lý và bảo vệ; chưa đủ điều kiện để mở các lớp tập huấn, tham quan học tập trong và ngoài nước. Chưa xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra, giám sát đa dạng sinh học và tác động con người đến tài nguyên rừng, hoạt động điều tra rừng còn mang tính hành chính; Chính quyền cơ sở ít tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động chung của Vườn.
9. Dịch vụ du lịch còn yếu, chưa được tổ chức tốt, hoạt động du lịch gây nhiều tác động tiêu cực đến VQG. Việc quản lý khách du lịch tập trung chưa tốt, thiếu hợp tác đồng bộ về quản lý du lịch; gia tăng lượng phương tiện xuồng máy, gây ô nhiễm lòng hồ và quấy nhiễu động vật hoang dã; vẫn còn du khách xâm phạm quy chế bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên trong VQG.
10. Việc triển khai các văn bản pháp luật và xử lý các vi phạm pháp luật bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư chưa triệt để và thiếu đồng bộ.
Áp lực lớn nhất đối với công tác bảo tồn là còn nhiều hộ dân sống bên trong và xung quanh Vườn với đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức thấp nên nếu sơ hở trong quản lý là họ sẵn sàng vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn.DOC