Đề tài Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn

Các chất khí và các chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi vị. Nước dưới đất trong tự nhiên có mùi đất, mùi tanh, mùi thối hay mùi đặc trưng của các chất hòa tan trong nó như mùi clo, mùi amoniac, mùi hydrosunfua Nước cũng có thể có vị ngọt, vị chát tùy theo thành phần và hàm lượng các muối hòa tan trong nước .

Các chất gây mùi trong nước có thể chia làm 3 nhóm :

- Các chất gây mùi có nguồn gốc vô cơ như NaCl, MgSO4 gây vị mặn , muối Cu, muối Fe gây mùi tanh, các chất gây tính kiềm, tính axít trong nước

- Các chất gây mùi có nguồn gốc hữu cơ trong chất thải công nghiệp, chất thải mạ, dầu mỡ, phenol

- Các chất gây mùi từ quá trình sinh hoá, các hoạt động của vi khuẩn, của tảo như CH3 – S – CH3 cho mùi tanh cá , C12H22O, C12H18O2 cho mùi tanh bùn .

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.4./ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC : 3.4.1) Lượng nước mưa cung cấp cho tầng chứa nước Q1 : - Diện tích tầng chứa nước tiếp xúc trực tiếp với nước mưa (m2): + Diện tích Quận Gò Vấp : SGV = 19,74 km2 = 19,74 x 106 (m2) + Diện tích huyện Hóc Môn : SHM = 109,28 km2 = 109,28 x 106 (m2) à Diện tích tầng chứa tiếp xúc trực tiếp với nước mưa được xác định tùy theo các vùng khác nhau : Quận Gò Vấp lấy bằng 20% diện tích quận, và Huyện Hóc Môn lấy bằng 60% diện tích huyện. à F = 69,516 x 106 (m2) - Cường độ thấm của nước mưa trên một đơn vị diện tích tầng chứa nước trong một đơn vị thời gian : lấy theo kết quả trung bình của thành phố Hồ Chí Minh (theo Báo cáo Quy hoạch và Sử dụng nước ngầm Tp.HCM – 2001) W = 486,53 mm/năm = 0,001334 (m/ngày) à Q1 = 0,001334 x 69,516 x 106 = 92.735 m3/ngày.đêm 3.4.2) Lượng nước sông cung cấp cho tầng chứa nước Q2 : (m3/ngày) a) Lượng nước được cung cấp từ sông Bến Cát : (m3/ngày.đêm) Trong đó : K : hệ số thấm của đất đá dưới đáy sông, K = 1 m/ngày L : chiều dài của sông cung cấp cho tầng chứa nước, L =12.000 m W : chiều rộng của sông cung cấp cho tầng chứa nước, W=60 m , lấy bằng bề rộng sông Bến Cát. M : chiều dày của lớp trầm tích đáy sông, M=4 m (chiều dày lớp trầm tích sông, lấy trung bình bằng 4m) friv : mực nước trên sông = 0,15 m (lấy trung bình nhiều năm tại trạm quan trắc Bình Dương faquifer : mực nước ngầm bên sông = 0,0 m , (Mực nước ngầm bên sông lấy trung bình nhiều năm tại trạm quan trắc Q002 Bình Mỹ) b) Lượng nước được cung cấp từ sông Rạch Tra : (m3/ngày.đêm) Trong đó : K : hệ số thấm của đất đá dưới đáy sông, K = 1 m/ngày L : chiều dài của sông cung cấp cho tầng chứa nước, L =10.500 m W : chiều rộng của sông cung cấp cho tầng chứa nước, W=80 m, lấy bằng bề rộng sông Rạch Tra . M : chiều dày của lớp trầm tích đáy sông, M=4 m (chiều dày lớp trầm tích sông, lấy trung bình bằng 4m) friv : mực nước trên sông = 0,15 m (lấy trung bình nhiều năm tại trạm quan trắc Bình Dương faquifer : mực nước ngầm bên sông = 0,0 m , (Mực nước ngầm bên sông lấy trung bình nhiều năm tại trạm quan trắc Q002 Bình Mỹ) c) Lượng nước được cung cấp từ sông Sài Gòn : (m3/ngày.đêm) Trong đó : K : hệ số thấm của đất đá dưới đáy sông, K = 1 m/ngày L : chiều dài của sông cung cấp cho tầng chứa nước, L =22.500 m W : chiều rộng của sông cung cấp cho tầng chứa nước, W=80 m , lấy bằng bề rộng sông Sài Gòn . M : chiều dày của lớp trầm tích đáy sông, M=4 m (chiều dày lớp trầm tích sông, lấy trung bình bằng 4m) friv : mực nước trên sông = 0,15 m (lấy trung bình nhiều năm tại trạm quan trắc Bình Dương faquifer : mực nước ngầm bên sông = 0,0 m , (Mực nước ngầm bên sông lấy trung bình nhiều năm tại trạm quan trắc Q002 Bình Mỹ) à Q2 = Q2 – Bến Cát + Q2 – Rạch Tra + Q2 – Sài Gòn = 27.000 + 67.500 + 31.500 = 126.000 (m3/ngày) 3.4.3) Lượng nước dưới đất chảy từ ranh giới Q3 : (m3/ngày) a) Tầng Pleistocen (qp) : (m3/ngày) + Q31 = Lượng nước chảy từ phía Bắc vào vùng nghiên cứu : - Km = 395,44 - B = 16 km = 16.000 mét - I = 0,002 à Q41 = 12.654 m3/ngày. + Q32 = Lượng nước chảy từ phía Đông Bắc vào vùng nghiên cứu : - Km = 395,44 - B = 25 km = 25.000 mét - I = 0,001 à Q42 = 9.986 m3/ngày. à Q3-qp = 22.640 m3/ngày b) Tầng Pliocen dưới () : (m3/ngày) + Q31 = Lượng nước chảy từ phía Bắc vào vùng nghiên cứu : - Km = 1258,1 - B = 16 km = 16.000 mét - I = 0,0025 à Q31 = 50.324 m3/ngày. + Q32 = Lượng nước chảy từ phía Đông Bắc vào vùng nghiên cứu : - Km = 1258,1 - B = 24km = 24.000 mét - I = 0,002 à Q32 = 60.338 m3/ngày. + Q33 = Lượng nước chảy từ phía Tây vào vùng nghiên cứu : - Km = 1258,1 - B = 28 km = 28.000 mét - I = 0,002 à Q32 = 70.454 m3/ngày. à Q3-n22 = 181.166 m3/ngày c) Tầng Pliocen dưới () : (m3/ngày) + Q31 = Lượng nước chảy từ phía Bắc vào vùng nghiên cứu : - Km = 1119,37 - B = 16 km = 16.000 mét - I = 0,0015 à Q41 = 26.865 m3/ngày. + Q32 = Lượng nước chảy từ phía Đông Bắc vào vùng nghiên cứu : - Km = 1119,37 - B = 25km = 25.000 mét - I = 0,002 à Q42 = 47.013 m3/ngày. + Q33 = Lượng nước chảy từ phía Tây vào vùng nghiên cứu : - Km = 1119,37 - B = 18 km = 18.000 mét - I = 0,001 à Q42 = 20.149 m3/ngày. à Q3-n21 = 94.027 m3/ngày 3.4.4) Trữ lượng khai thác từ trữ lượng tĩnh trọng lực Q4 : Lượng nước này được tính toán theo công thức sau: (m3/ngày) (CT3.8) a) Quận Gò Vấp : Pleistocen (qp) Pliocen trên () Pliocen dưới () a1 0,35 0,35 0,35 m 0,257 0,268 0,259 F (m2) 19,74 * 106 19,74 * 106 8 * 106 m 25,28 62,24 78 tkt (ngày) 104 104 104 Q5-GV (m3/d) 4.489 11.525 5.657 b) Huyện Hóc Môn : Pleistocen (qp) Pliocen trên () Pliocen dưới () a1 0,35 0,35 0,35 m 0,257 0,268 0,259 F (m2) 109,28 * 106 109,28 * 106 109,28 * 106 m 29,25 73,21 78 tkt (ngày) 104 104 104 Q5-HM (m3/d) 28.752 75.043 77.269 c) Khu vực nghiên cứu : Pleistocen (qp) Pliocen trên () Pliocen dưới () Q5-GV (m3/d) 4.489 11.525 5.657 Q5-HM (m3/d) 28.752 75.043 77.269 Q5 (m3/d) 33.241 86.568 82.926 3.4.5) Trữ lượng khai thác từ trữ lượng tĩnh đàn hồi Q5 : (m3/ngày) a) Quận Gò Vấp : Pleistocen (qp) Pliocen trên () Pliocen dưới () S 0,005 0,011 0,0024 F (m2) 19,74 * 106 19,74 * 106 8 * 106 h 13,64 23,25 100 tkt (ngày) 104 104 104 Q6-GV (m3/d) 134,63 504,85 192 b) Huyện Hóc Môn : Pleistocen (qp) Pliocen trên () Pliocen dưới () S 0,005 0,011 0,0024 F (m2) 109,28 * 106 109,28 * 106 109,28 * 106 h 13,64 51,94 132,28 tkt (ngày) 104 104 104 Q6-HM (m3/d) 746 6.244 3.470 c) Khu vực nghiên cứu : Pleistocen (qp) Pliocen trên () Pliocen dưới () Q6-GV (m3/d) 134,63 504,85 192 Q6-HM (m3/d) 746 6.244 3.470 Q6 (m3/d) 881 6.749 3.662 3.4.7) Tổng hợp kết quả : Pleistocen (qp) Pliocen trên () Pliocen dưới () Q1 (m3/ngày) 92.735 Q2 (m3/ngày) 126.000 - - Q3 (m3/ngày) 22.640 181.166 90.027 Q4 (m3/ngày) 33.241 86.568 82.926 Q5 (m3/ngày) 881 6.749 3.662 Tổng cộng 162.097 274.483 176.615 3.5./ NHẬN XÉT : Trên cơ sở tính toán trữ lượng bằng phương pháp cân bằng, ta nhận thấy trữ lượng của tầng Pleistocen (qp) và Pliocen trên có trữ lượng nhiều nhất. Tuy nhiên tầng này chính là tầng đang được sử dụng khai thác nhiều. Theo Báo cáo quy hoạch và sử dụng nước ngầm thành phố Hồ Chí Minh (Liên đoàn Địa chất thủy văn và Địa chất công trình miền Nam – 2001) thì hiện trạng khai thác tại các tầng của khu vực nghiên cứu như sau : Khu vực Pleistocen (qp) (m3/d) Pliocen trên () (m3/d) Hóc Môn 29.128 Gò Vấp 31.191 31.890 Hóc Môn + Gò Vấp 60.319 31.890 Toàn thành phố 277.585,4 245.315,6 Như vậy, khu vực nghiên cứu vẫn còn tiềm năng khai thác rất lớn. Tuy nhiên cần chú ý rằng việc khai thác nước với lưu lượng quá lớn sẽ làm tăng gradient thủy lực trong các tầng chứa nước, điều này làm vận tốc di chuyển của biên mặn nhạt vào khu vực nghiên cứu. Để khắc phục tình trạng này cần tiến hành nghiên cứu bổ cấp nhân tạo cho các tầng chứa nước đang khai thác. CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4.1/ HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU: 4.1.1) Nguồn cấp nước: a) Quận Gò Vấp : nguồn cấp nước cho Quận Gò Vấp chủ yếu từ 2 nguồn nước máy và nước ngầm: - Nguồn nước máy được cung cấp từ nhà máy nước Thủ Đức. Nguồn nước này chủ yếu được khai thác từ sông Đồng Nai (tại cầu Đồng Nai) và sông Sài Gòn (Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh). Nước cấp cho Quận Gò Vấp được thông qua các đường ống đặt trên các đường: Lê Quang Định, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Oanh, Quang Trung. - Tại các khu vực chưa có nguồn nước máy, người dân vẫn sử dụng nước ngầm, toàn quận có hơn 10.000 giếng khoan (thống kê năm 2006). Nước ngầm khai thác từ các giếng khoan có độ sâu từ 30 - 40m được sử dụng trực tiếp cho các nhu cầu sinh hoạt, ăn uống… mà không qua xử lý. Chất lượng nước ngầm tại các giếng khoan lẻ trên địa bàn Quận Gò Vấp nhìn chung nước có độ pH thấp (3,8 - 4,3), nhiều vùng có hàm lượng sắt tổng cộng lớn hơn 0,5mg/l, nhiều nơi bị nhiễm Nitrat từ cao đến rất cao (45 – 90 mg/l NO3-). Người dân sử dụng nguồn nước này sẽ có nguy cơ mắc bệnh "da xanh" do Nitrat phá hoại quá trình hình thành hồng cầu trong máu. Mặt khác, Nitrat cũng là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho các loài rong tảo phát triển mạnh, điều này đã gây nên hiện tượng ô nhiễm 2 lần cho bản thân nguồn nước . Do đó hiện nay nhu cầu được cấp nước sạch trở nên rất cần thiết. b) Huyện Hóc Môn : - Trong khi Gò Vấp có thể sử dụng từ 2 nguồn nước máy và nước ngầm thì ở Hóc Môn, nguồn nước ngầm được sử dụng chủ yếu, nguồn nước chủ yếu được khai thác từ các giếng khoan có độ sâu từ 30 – 40 m đối với các giếng nhỏ lẻ và từ 58 – 105 m cho các giếng công nghiệp. - Trên điạ bàn huyện Hóc Môn, hệ thống cung cấp nước chủ yếu từ Trung tâm Nước Sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, còn lại là nguồn nước do người dân tự khai thác. 4.1.2) Hiện trạng cấp nước: a) Quận Gò Vấp : Theo báo cáo quy họach cấp nước quận Gò Vấp, giai đọan 1995-2001, tỷ lệ dân số được cấp nước chỉ đạt 30%. Cũng theo báo cáo này, đến năm 2020, nước cấp cho nhu cầu tiêu thụ của quận Gò Vấp được lấy từ 3 nguồn: nước sông Đồng Nai, nước sông Sài Gòn và nước ngầm từ nhà máy nước Gò Vấp có công suất 30.000 m3/ngày và nguồn nước ngầm từ cụm giếng Sài Gòn - Phú Nhuận (nằm trong công viên Gia Định). Tổng lưu lượng này mới chỉ đảm bảo cung cấp đủ cho 75- 90% dân số. Vì vậy, nguồn nước thiếu hụt vẫn được khai thác từ các giếng khoan tại chỗ của các hộ dân và cơ sở công nghiệp. Kết quả điều tra về hiện trạng cấp nước của quận Gò Vấp giai đoạn 1995-2001 và nhu cầu cấp nước dự báo vào năm 2020 được thể hiện trong bảng 4.1 Bảng 4.1: Hiện trạng và nhu cầu cấp nước quận Gò Vấp STT Tiêu chuẩn Đơn vị Năm 1995-2001 Năm 2020 1 Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt l/người/ngày đêm 43 160 – 200 2 Tỷ lệ dân số được cấp nước % 30 75 – 90 3 Nhu cầu (QTB) m3/ngày đêm 9.210 92.250 (Nguồn Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2) Hiện nay, nhìn chung mạng lưới cấp nước khu vực nghiên cứu còn quá ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp nước sạch, do vậy không phân phối đủ nước cho các đối tượng tiêu thụ. Có thể thấy được hiện trạng cấp nước của khu vực (đặc biệt của quận Gò Vấp) rất kém so với các quận khác, hệ thống đường ống cấp nước trong những năm qua tại quận đã chưa có sự đầu tư đáng kể trong khi tốc độ tăng dân số lại rất lớn. Trên toàn địa bàn khu vực mới chỉ có một số ít tuyến đường có đặt đườùng ống cấp nước từ hệ thống cấp nước TP.HCM. Tuy nhiên do vị trí của khu vực nằm xa đường ống chính, mặt khác đường ống nhánh trên địa bàn đã quá cũ và đang xuống cấp nên áp lực nước máy rất yếu chỉ cung cấp ở các tuyến đường chính gần trung tâm như Nguyễn Oanh, Quang Trung, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn... Mạng lưới cấp nước năm 2003 chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam, những khu vực khác không có. b) Huyện Hóc Môn : - Trên địa bàn huyện Hóc Môn, hệ thống cung cấp nước chủ yếu từ Trung tâm Nước Sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với số liệu cho ở bảng 4.2. - Do nhu cầu cấp thiết của việc cung cấp nước sạch sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho người dân nên UBND thành phố, UBND huyện Hóc Môn, Trung tâm Nước Sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn đã có những kế hoạch nhằm tăng thêm trạm cấp nước, đảm bảo 80% đến 2010 và 90% vào năm 2020 dân số huyện được sử dụng nước sạch. Bảng 4.2: Hiện trạng cấp nước sạch cho huyện Hóc Môn đến tháng 3/2009 STT TÊN TRẠM SỐ DÂN SỐ HỘ Công suất Khai thác (m3/d) 1 NHỊ BÌNH 1 633 152 200 2 NHỊ BÌNH 2 1,423 240 200 3 ĐÔNG THẠNH 1 1,260 203 200 4 ĐÔNG THẠNH 2 735 165 233 STT TÊN TRẠM SỐ DÂN SỐ HỘ Công suất Khai thác (m3/d) 5 ĐÔNG THẠNH 3 455 102 600 6 TÂN THỚI NHÌ 1 1,505 231 160 7 TÂN THỚI NHÌ 2 1,302 220 350 8 TÂN XUÂN 1 1,980 364 190 9 THỊ TRẤN HÓC MÔN 8,497 1,569 1,800 10 XUÂN THỚI SƠN 3,545 426 740 11 XUÂN THỚI THƯỢNG 1 3,079 512 600 12 XUÂN THỚI THƯỢNG 2 1,767 394 468 Tổng cộng 26,229 4,626 5,941 Nguồn : Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn 4.1.3) Nhu cầu cung cấp nước tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 : Theo báo cáo điều chỉnh quy họach tổng thể hệ thống cấp nước TP.HCM đến năm 2010 của Công ty tư vấn cấp nước số 2, trình UBND thành phố phê duyệt, nhu cầu dùng nước của thành phố như sau : Bảng 4.3: Nhu cầu dùng nước trên địa bàn TP.HCM năm 2010 STT Nguồn nước và Nhà máy nước Lượng nước cấp năm 2005 (m3/d) Lượng nước cấp năm 2010 (m3/d) 1 Nhà máy nước mặt Thủ Đức 750.000 1.050.000 2 Nhà máy nước mặt BOT L.D.E 300.000 300.000 3 Nhà máy nước mặt BOT Bình An 50.000 100.000 4 Nhà máy nước mặt sông Sài Gòn 300.000 600.000 5 Nhà máy nước ngầm Hóc Môn 85.000 100.000 6 Nhà máy nước ngầm Gò Vấp 30.000 30.000 7 Nhà máy nước ngầm Bình Trị Đông 10.000 10.000 8 Nhà máy nước ngầm Bình Hưng 15.000 45.000 9 Nhà máy nước ngầm Vĩnh Lộc 15.000 15.000 Tổng cộng 1.555.000 2.250.000 (Nguồn Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2) 4.2/ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU : 4.2.1) Hiện trạng khai thác nước tầng Pleistocen (qp): a) Quận Gò Vấp : Trong mức độ sinh hoạt hằng ngày, các hộ gia đình chủ yếu sử dụng nước lấy từ tầng chứa nước Pleistocen. Thời điểm năm 1999, tình hình khoan giếng lấy nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn quận đã diễn ra rất mạnh mẽ. Theo kết quả điều tra trong Báo cáo quy hoạch và sử dụng nước ngầm TP.HCM, dân số của quận là 310.515 người tức cần hơn 51.235 m3/ngày nước dùng cho sinh hoạt (tính theo tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt 165 l/người/ngày). Với số giếng là 11.947 giếng khả năng cung cấp nước cho nhu cầu là 31.191m3/ngày, đạt 60,87% (bảng 4.4). Bảng 4.4: Hiện trạng khai thác nước quận Gò Vấp tính đến năm 2002 Chi tiết Quận Gò Vấp Thành phố Giếng khoan khai thác nước (giếng) 5 24 17.010 qp 11.947 78.752 qh 61 Tổng 11.971 95.828 Lưu lượng khai thác (m3/ngày đêm) 1.440 31.890 245.316 qp 31.191 277.585 qh 116 Tổng 63.081 524.456 Lưu lượng ứng với các mục đích (m3/ngày đêm) Sinh hoạt 17.007 296.911 Sản xuất 46.074 2.275.466 (Nguồn Báo cáo quy hoạch và bảo vệ nước ngầm TP.HCM) Theo Sở TNMT TP.HCM, năm 2002, số liệu điều tra được cho thấy tổng số giếng khai thác để phục vụ cho sinh họat là 10.102 giếng. Tuy không thống kê được tổng lưu lượng khai thác nhưng số liệu trên cho thấy, trong 3 năm đã có sự thay đổi, cả quận giảm 1.845 giếng so với năm 1999. Điều này phản ánh: hiện nay một số giếng không còn được sử dụng và mạng lưới cấp nước của quận đã được cải thiện so với năm 1999. Bảng 4.5 thể hiện chi tiết sự phân bố giếng trong từng phường vào năm 2002. Trong đó, phường 13 tập trung nhiều giếng khoan nhất với mật độ 1.517,44 giếng/km2. Bảng 4.5: Hiện trạng khai thác nước tầng Pleistocen tính đến năm 2002 Phường Diện tích (km2) Dân số (người) Số giếng (giếng) Mật độ giếng (giếng/km2) 1 0,58 17.518 320 551,72 3 1,45 30.716 834 575,17 4 0,38 13.242 249 655,26 5 1,57 20.624 504 321,02 7 0,97 17.182 343 353,61 10 1,65 29.498 613 371,51 11 2,17 33.991 797 367,28 12 4,59 46.716 1.211 558,06 13 0,86 14.114 1.305 1.517,44 15 1,43 16.574 1.300 909,09 16 1,28 27.549 1.605 1.253,91 17 2,81 41.091 1.021 363,35 Quận 19,74 348.815 10.102 511.75 (Nguồn Sở TNMT TP.HCM Giai đọan từ 2002-2006 dân số tăng kéo theo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cũng tăng theo. Dân số hiện nay (tính đến hết năm 2006) của quận là 478.033 người, điều này có nghĩa toàn quận cần gần 71.705 m3/ngày nước dùng cho sinh hoạt (nếu tính trung bình 165 lít/người/ngày). Tuy nhiên hiện chưa có số liệu thống kê chính xác số lượng giếng cũng như lưu lượng khai thác đến thời điểm này. Nhưng nhìn chung tình hình cấp nước vẫn chưa được cải thiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, do đó phần lớn người dân vẫn dựa vào nước giếng làm nguồn nước sinh họat chính. Nước giếng ở hầu hết các nơi trong quận đều có độ pH thấp, không đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) . Một số nơi có biểu hiện bị nhiễm sắt, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ như phường 3, 4, 7, 10. Nhiễm bẩn vi sinh có mức độ nặng hơn, vượt quá TCCP nhiều lần, xuất hiện ở các phường 11, 12, 15, 16. Việc sử dụng nước trong thời gian dài sẽ gây hậu quả không tốt cho sức khỏe do người dân không có thói quen sử dụng các thiết bị lắng lọc mà đưa vào sử dụng trực tiếp, một phần gây khó khăn cho công tác quản lý các nguồn nước ngầm của quận cũng như của thành phố, ngoài ra có thể làm nhiễm bẩn tầng chứa. b) Huyện Hóc Môn : Số giếng khai thác trong tầng này là 6.512 giếng (chiếm 37% số lượng giếng khai thác nước ngầm toàn thành phố) với tổng lưu lượng khai thác là 29.128 m3/d (chiếm 12% tổng lượng khai thác nước ngầm toàn thành phố) Bảng 4.6: Hiện trạng khai thác nước tầng Pleistocen tính đến năm 2002 khu vực Hóc Môn Số giếng Tổng lưu lượng khai thác (m3/ngàyđêm) Mực nước tĩnh (m) Lưu lượng khai thác trung bình (l/giây) Hóc Môn 6.512 29.128 2 - 10 2,4 Thành phố 71.252 260.569.1 (Nguồn Sở TNMT TP.HCM 4.2.2) Hiện trạng khai thác nước tầng Pliocen trên () : - Tầng Pliocen trên thường được khai thác để phục vục cho mục đích sản xuất. - Trên địa bàn quận Gò Vấp đang có xu thế phát triển mạnh ngành chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến nước giải khát và các ngành tiểu thủ công nghiệp như dệt, may, thêu, da… Phần lớn các ngành sản xuất này đòi hỏi lượng nước sử dụng tương đối lớn. Các giếng khai thác này có đặc điểm : hút nứơc không liên tục và không đồng thời (theo Báo cáo Tiềm năng khai thác và ô nhiễm nước ngầm tại quận Gò Vấp, 2002). Vì lẽ đó, những giếng khai thác lẻ tẻ này đóng vai trò thứ yếu so với quy mô khai thác công nghiệp của cụm giếng Gò Vấp. Như vậy tính đến năm 2006, tổng lưu lượng khai thác ở tầng Pliocen trên là 33.839 m3/ngày.đêm với 34 giếng. - Trên địa bàn huyện Hóc Môn, hiện tại do Trung tâm Nước Sinh họat và vệ sinh môi trường nông thôn cung cấp với các giếng khoan công nghiệp lưu lượng từ 15 – 35 m3/giờ cung cấp nước cục bộ cho các cụm dân cư trong địa bàn huyện. Các giếng này được khoan và khai thác đúng kỹ thuật nên chất lượng tốt, phục vụ cho nhu cầu sinh họat của nhân dân. Bảng 4.7 : Lưu lượng khai thác ở các giếng khu vực nghiên cứu tầng năm 2006 STT Lỗ khoan X Y Lưu lượng (m3/ngày) 1 GV01 679130 1197905 1892 2 GV02 679715 1198800 1980 3 GV03 679955 1198590 2100 4 GV04 680175 1199200 2300 5 GV05 680720 1198855 2200 6 GV06 680985 1198565 1870 7 GV07 681165 1199040 1760 8 GV08 681135 1198765 1980 9 GV09 681545 1198365 1760 10 GV10 681500 1199080 2200 11 GV11 681205 1199715 1400 12 GV12 681720 1199490 1650 13 GV13 681860 1199050 1980 14 GV14 682275 1199070 1500 15 GV15 682255 1198335 1760 16 GV16 682865 1198365 1760 17 HM01 678250 1194800 1920 18 HM02 678610 1195380 3408 19 HM03 678380 1195300 2832 STT Lỗ khoan X Y Lưu lượng (m3/ngày) 20 HM04 678740 1195820 2880 21 HM05 678020 1195350 2160 22 HM06 678040 1195780 1944 23 HM07 6780505 1195080 2184 24 HM08 678400 1196040 2400 25 HM09 678460 1195340 1680 26 HM10 678650 1195220 1920 27 HM11 678200 1195450 2880 28 HM12 677500 1195190 2256 29 HM13 678200 1196710 2880 30 HM14 677720 1196980 1380 31 HM18 678160 1197340 2400 32 HM19 678390 1197720 2832 33 HM20 678540 1198270 2832 34 HM21 678650 1198800 1248 35 Nhị Bình 1 684357 1205978 600 36 Nhị Bình 2 683357 1205978 500 37 Đông Thạnh 1 679029 1205870 400 38 Đông Thạnh 2 680187 1206293 400 39 Tân Thới Nhì 1 672419 1204822 400 40 Tân Thới Nhì 2 671883 1205482 800 41 Xuân Thới Sơn 670372 1202000 1200 42 Tân Xuân 675165 1200605 500 43 Xuân Thới Thượng 1 670568 1201296 800 44 Xuân Thới Thượng 2 674294 1200593 600 (Nguồn: Báo cáo quy hoạch và bảo vệ nước ngầm TP.HCM và dữ liệu của Trung tâm Nước SH và VSMT NT) Bảng 4.8 : Lưu lượng khai thác của một số giếng phục vụ sản xuất STT Vị trí giếng khai thác Phường Chiều sâu (m) Lưu lượng (m3/ngày đêm) 1 Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Nguyên Sơn 5 85 300 2 Công ty Isuzu Việt Nam 11 120 384 3 Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất nước uống tinh khiết Hải Cường 11 86 20 4 Công ty Liên Doanh Mercedes Benz Việt Nam 11 75 500 5 Công ty TNHH Quảng Phát 12 60 250 6 Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn – Trung tâm giết mổ An Nhơn 13 100 400 7 Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất An Nam 15 70 10 8 Công ty TNHH Thương mại Thiện Tâm 17 80 10 9 Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hải Nam 17 60 25 10 H8 Lê Đức Thọ 17 80 50 (Nguồn Sở TNMT TP.HCM) Các giếng khai thác ở tầng Pleistocen thường phục vụ cho quy mô sinh hoạt hoặc sản xuất nhỏ phân bố trên toàn quận với lưu lượng 5.848 m3/ngày. Các giếng khai thác ở tầng Pliocen trên chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất, đôi khi có phục vụ cả sinh họat, quy mô thường là các nhà máy, công ty lớn. Tổng lưu lượng khai thác là 3.074 m3/ngày. Độ sâu các giếng thường dao động từ 60 – 85m, có nơi 100m (phường 13). Nổi bật có một số đơn vị khai thác với lưu lượng lên tới 900m3/ngày và nhiều công trình khai thác trên 500m3/ngày. 4.3/ CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC : 4.3.1) Định nghĩa về sự ô nhiễm nước dưới đất : Ô nhiễm nước là sự thay đổi có xu hướng bất lợi cho môi trường nước, hoàn toàn hay đại bộ phận do các hoạt động kinh tế kỹ thuật của con người gây ra. Những hoạt động gây tác động trực tiếp hay gián tiếp đến những thay đổi về các mặt năng lượng, bức xạ mặt trời, thành phần vật lý, hóa học của nước và sự phong phú của các loài sinh vật trong nước. 4.3.2) Các chất ô nhiễm có trong nước : a) Các chất rắn có trong nước : Các chất rắn trong nước gồm có các chất rắn vô cơ (các muối hòa tan , các chất không tan như huyền phù, đất cát …) và các chất rắn hữu cơ ( gồm các vi sinh vật, vi khuẩn, và các chất hữu cơ do phế thải như phân rác, chất thải công nghiệp v.v. . .). Trong nước dưới đất thường chứa các chất rắn như cát, bột, sét, xác thực vật… các chất này tạo độ đục, nhiều tạp chất làm giảm chất lượng n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn.doc
Tài liệu liên quan