Đề tài Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất các giải pháp phát triển cá thát lát còm ở tỉnh hậu giang năm 2007

Chương 1 MỞ ĐẦU. 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.1

1.2.1 Mục tiêu tổng quát . .1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2

1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI.2

1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG.3

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .4

2.1.1 Các khái niệm thủy sản . 4

2.1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản 4

2.1.1.2 Khái niệm thâm canh trong nuôi trồng thuỷ sản 4

2.1.1.3 Các yếu tố sản xuất 4

2.1.2 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế . 4

2.1.2.1 Doanh thu (TR = Total revenue) 4

2.1.2.2 Chi phí sản xuất (TC = Total costs) 5

2.1.2.3 Lợi nhuận (LN hay PR = Profit revenue) 5

2.1.2.4 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí 5

2.1.2.5 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 5

2.1.3 Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế . 5

2.1.4 Hiệu quả kỹ thuật . 6

2.1.4.1 Phân tích hệ thống để thành lập danh sách biến độc lập. 6

2.1.4.2 Xét mối tương quan tuyến tính đơn giữa từng biến độc lập trong bước (1) 6

2.1.4.3 Xét mối tương quan giữa các biến độc lập 6

2.1.5 Phân tích SWOT . 7

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.8

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . 8

2.2.1.1 Số liệu sơ cấp 8

2.2.1.2 Số liệu thứ cấp 10

2.2.2 Phương pháp phân tích.10

2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả (thực hiện cho mục tiêu 1 & 2) 10

2.2.2.2 Phân tích và so sánh hiệu quả tài chính (thực hiện cho mục tiêu 2) 10

2.2.2.3 Phương pháp phân tích hồi qui tương quan (thực hiện cho mục tiêu 2) 11

2.2.2.4 Phân tích SWOT (thực hiện cho mục tiêu 3) 12

Chương 3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU, GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 13

3.1 LƯỢC KHẢO TÀI 13

3.2 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên.15

3.2.1.1 Vị trí địa lý 15

3.2.1.2 Khí hậu 16

3.2.1.3 Thủy văn 16

3.2.2 Kinh tế - xã hội .17

3.2.2.1 Kinh tế 17

3.2.2.2 Đặc điểm xã hội 18

3.3 THỦY SẢN HẬU GIANG 19

3.3.1 Mô tả vùng nghiên cứu.19

3.3.2 Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2007 của tỉnh Hậu Giang.19

3.3.3 Đánh giá thuận lợi khó khăn .22

3.3.3.1 Về thuận lợi 22

3.3.3.2 Về hạn chế 22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 24

4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA VÙNG NUÔI 24

4.1.1 Thực trạng nuôi TLC qua các năm.24

4.1.2 Phân bổ diện tích nuôi cá TLC theo huyện, thị.24

4.1.3 Thời vụ sản xuất cá thát lát trong năm.25

4.1.4 Thông tin chung các hộ điều tra .25

4.1.4.1 Số lượng và địa điểm phỏng vấn 25

4.1.4.2 Tình hình cơ bản các hộ điều tra 26

4.1.4.3 Trình độ học vấn 26

4.1.4.4 Cơ cấu sản xuất của 95 hộ nuôi cá TLC 27

4.1.5 Hoạt động nuôi cá năm 2007.27

4.1.5.1 Các mô hình nuôi TLC 28

4.1.5.2 Diện tích, năng suất, sản lượng, lao động của các hộ điều tra 28

4.1.5.3 Diện tích, năng suất, sản lượng của các mô hình điều tra 29

4.1.5.4 So sánh 3 mô hình qua phép thử Duncan 31

4.1.5.5 Hình thức nuôi 31

4.1.5.6 Cá giống 32

4.1.5.7 Thức ăn 34

4.1.5.8 Phân tích chi phí nuôi của các mô hình 36

4.1.6 Những hỗ trợ trong quá trình nuôi cá .37

4.1.6.1 Hỗ trợ kỹ thuật 37

4.1.6.2 Hình thức hỗ trợ 37

4.1.6.3 Đơn vị hỗ trợ 38

4.1.6.4 Hỗ trợ tài chính thực hiện các mô hình 38

4.1.6.5 Phòng trị bệnh cho cá 39

4.1.6.6 Hướng dẫn trị bệnh 39

4.1.7 Vay vốn nuôi cá .40

4.1.7.1 Mục đích vay vốn 40

4.1.7.2 Nguồn vay vốn 41

4.1.7.3 Thời gian vay vốn 41

4.1.7.4 Lãi suất vay 42

4.1.8 Tiêu thụ.42

4.1.8.1 Hoạt động bán 42

4.1.8.2 Giá bán 44

4.1.9 Xu hướng phát triển .44

4.1.9.1 Xu hướng mở rộng diện tích nuôi cá năm 2008 44

4.1.9.2 Diện tích tăng 45

4.1.9.3 Không có ý định tăng diện tích 45

4.1.9.4 Ý định chuyển hình thức nuôi 46

4.1.9.5 Nội dung chuyển hình thức nuôi 46

4.1.9.6 Lý do chuyển 47

4.1.9.7 Xu hướng đầu tư 48

4.1.9.8 Đầu tư mở rộng sản xuất 48

4.1.9.9 Hợp tác sản xuất 49

4.1.9.10 Xu hướng hợp tác sản xuất 50

4.1.10 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong khâu nuôi cá .50

4.1.10.1 Thuận lợi 50

4.1.10.2 Khó khăn 51

4.1.10.3 Giải pháp 52

4.2 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÁ TLC 55

4.2.1 Hiệu quả tài chính các mô hình .55

4.2.1.1 Doanh thu 55

4.2.1.2 Chi phí sản xuất 56

4.2.1.3 Giá thành sản xuất của các mô hình 56

4.2.1.4 Lợi nhuận 57

4.2.1.5 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tỷ suất đầu tư của 3 mô hình 58

4.2.1.6 So sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận của 3 mô hình qua phép thử Duncan 59

4.2.1.7 Nhận xét về nghề nuôi cá TLC trong tương lai 61

4.2.2 Hiệu quả kỹ thuật .62

4.2.2.1 Hệ số tương quan từng biến độc lập đến năng suất 63

4.2.2.2 Phương pháp chọn biến (Variables Entered/Removed(b)) 64

4.2.2.3 Phân tích phương sai của các biến độc lập 66

4.3 PHÂN TÍCH SWOT 67

4.3.1 Điểm mạnh. 67

4.3.2 Điểm yếu.67

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi

4.3.3 Cơ hội .68

4.3.4 Thách thức .68

4.3.5 Các chiến lược thích ứng.69

4.3.5.1 Chiến lược đột phá (Kết hợp mặt mạnh và cơ hội) 69

4.3.5.2 Chiến lược chuẩn bị (Kết hợp điểm yếu và cơ hội) 69

4.3.5.3 Chiến lược phòng thủ (Kết hợp điểm yếu và đe dọa) 69

4.3.5.4 Chiến lược giảm rủi ro (Kết hợp điểm mạnh và đe dọa) 69

4.4 CÁC GIẢI PHÁP 70

4.4.1 Những thuận lợi .70

4.4.2 Khó khăn.70

4.4.3 Giải pháp.71

4.4.3.1 Về sản xuất 71

4.4.3.2 Hiệu quả tài chính 72

4.4.3.3 Hiệu quả kỹ thuật 72

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 73

5.1 KẾT LUẬN 73

5.1.1 Hiện trạng sản xuất .73

5.1.2 Hiệu quả tài chính .73

5.1.3 Hiệu quả kỹ thuật .73

5.2 KIẾN NGHỊ. 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO.75

PHỤ LỤC .76

Phụ lục 1 CƠ CẤU SẢN XUẤT CHI TIẾT 95 HỘ NUÔI TLC .76

Phụ lục 2 CHI PHÍ CÁC MÔ HÌNH.77

CHI PHÍ CÁC MÔ HÌNH KHÔNG KỂ LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH.78

Phụ lục 3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN .79

Phụ lục 4 DANH SÁCH CÁC HỘ ĐIỀU TRA .88

Phụ lục 5 DUNCAN.92

pdf109 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất các giải pháp phát triển cá thát lát còm ở tỉnh hậu giang năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ›&š HUỲNH VĂN THẠNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁ THÁT LÁT CÒM Ở TỈNH HẬU GIANG NĂM 2007 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CẦN THƠ - 2009 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ›&š HUỲNH VĂN THẠNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁ THÁT LÁT CÒM Ở TỈNH HẬU GIANG NĂM 2007 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành Phát triển Nông thôn Mã số 24 06 09 Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN VĂN SÁNH CẦN THƠ - 2009 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hậu Giang là tỉnh nằm về phía Tây của sông Hậu cách TP. Cần Thơ 60 km và cách TP. Hồ Chí Minh 250 km. Tổng diện tích tự nhiên là 1.608 km2, dân số trung bình năm 2007 là 802.797 người. Do tính đặc thù của địa hình, Hậu Giang có 4 hệ thống sông lớn cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt chi phối bởi hai chế độ triều: nhật triều do ảnh hưởng sông Hậu và bán nhật triều do ảnh hưởng tác động thông qua sông Cái Lớn Kiên Giang và sông Nước Trong từ Bạc Liêu đổ vào, đã tạo sự chênh lệch cột nước, dòng chảy yếu thích hợp với tập quán sinh trưởng của nhiều loài thủy sản nước ngọt, trong đó có cá thát lát còm (TLC). Phong trào nuôi cá TLC phát triển rất nhanh trong các năm qua như sau: Năm 2005 diện tích nuôi 40 ha, năng suất đạt 3 tấn/ha, sản lượng 120 tấn, đạt giá trị sản xuất 3.240 triệu đồng. Năm 2006 diện tích nuôi 61 ha, năng suất tăng lên 13 tấn/ha, sản lượng 793 tấn, đạt giá trị sản xuất 23.790 triệu đồng. Năm 2007 diện tích 85 ha, năng suất 14 tấn/ha, sản lượng 1.190 tấn, đạt giá trị sản xuất 45.220 triệu đồng. 87,4 % sản lượng được bán cho người thu gom chuyển về tiêu thụ ở các chợ đầu mối lớn ở TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Nhận ra được lợi thế và tiềm năng của sản phẩm, do đó Hậu Giang đã và đang phát động nông dân mở rộng diện tích nuôi cá TLC thương phẩm đến năm 2010 lên 500 ha. Cá TLC là một trong những sản phẩm thế mạnh của Hậu Giang và có tiềm năng phát triển rất lớn ở địa phương, nuôi cá TLC tạo việc làm, tận dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương, tận dụng diện tích mặt nước và sử dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập cho nông dân, nhất là nông dân nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên thời gian qua đầu tư nghiên cứu và phát triển cá TLC còn nhiều giới hạn, chỉ tập trung tập huấn kỹ thuật nuôi cá thương phẩm, kỹ thuật phòng trị bệnh, xây dựng mô hình, hỗ trợ các mô hình trình diễn…. Vì thế sản xuất cá TLC của tỉnh chưa phát huy hết lợi thế và tìm năng sẵn có để góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường trong thời gian tới. Do vậy đề tài nghiên cứu đánh giá hiện trạng, phân tích hiệu quả tài chính, kỹ thuật và đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cá TLC ở tỉnh Hậu Giang được tiến hành. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu và phân tích hiệu quả sản xuất cá TLC ở tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua. Từ đó, cung cấp thông tin và đề xuất các giải pháp phát triển cá TLC ở tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Đánh giá hiện trạng sản xuất cá TLC tại tỉnh Hậu Giang thời gian qua. (2) Điều tra và phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật hộ nuôi cá TLC. (3) Nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong sản xuất cá TLC ở Hậu Giang hiện nay. (4) Đề xuất các giải pháp thích hợp để phát triển cá TLC trong thời gian tới. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu này nhằm trả lời một số câu hỏi như sau: (1) Hiện trạng sản xuất cá TLC ở Hậu Giang hiện nay như thế nào? (2) Hiệu quả sản xuất cá TLC ở Hậu Giang hiện nay ra sao? (3) Những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quá trình sản xuất cá TLC ở Hậu Giang là gì? (4) Những giải pháp nào để thúc đẩy cá TLC ở tỉnh Hậu Giang phát triển trong thời gian tới? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong 10 tháng, từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009. Số liệu thu thập có liên quan đến người nuôi cá TLC trong năm 2007. - Địa điểm nghiên cứu Công việc thu thập số liệu được thực hiện ở 03 Huyện và 01 Thị xã có diện tích nuôi lớn nhất trong tỉnh và có đầy đủ các mô hình nuôi cá TLC, mang tính đại diện cho tỉnh Hậu Giang. Công tác mã hoá, nhập và xử lý số liệu cũng như viết báo cáo đề tài được tiến hành tại TP. Cần Thơ từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 08 năm 2009. - Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào người nuôi cá TLC thương phẩm năm 2007. - Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ đi sâu phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kỹ thuật, không phân tích tác động về môi trường, xã hội và một số đối tượng khác nuôi kết hợp với TLC. 1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI Kết quả của đề tài sẽ giúp chỉ ra được những vướng mắc, những khó khăn cản trở sự phát triển của ngành hàng cá TLC ở Hậu Giang trong thời gian vừa qua, để địa phương Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3 có những chủ trương, chính sách hay tạo điều kiện hỗ trợ cho nông dân được thuận tiện hơn trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm này. Mặt khác, thông qua nghiên cứu sẽ giúp cho người sản xuất cải thiện kỹ thuật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian ngắn, đề tài thu thập số liệu từ nhiều nguồn, khó đảm bảo tính chính xác, phỏng vấn viên thiếu kinh nghiệm, bản thân tác giả có giới hạn về kinh nghiệm trong nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, nên rất mong sự góp ý của quý thầy cô, các bạn và những người am hiểu về ngành hàng này. 1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG - Người tham gia nuôi cá TLC. - Các cơ quan chuyên môn các cấp. - Chính quyền địa phương. - Những nhà đầu tư tiềm năng. - Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cơ bản cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về cá TLC Hậu Giang. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các khái niệm thủy sản 2.1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản được Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO, tóm lược bởi Lê Xuân Sinh, 2005) xem là tổ hợp của 3 yếu tố: - Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thuỷ sản. - Quá trình phát triển của các đối tượng này chịu sự can thiệp của con người. - Phải được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể người lao động. 2.1.1.2 Khái niệm thâm canh trong nuôi trồng thuỷ sản Thâm canh trong nuôi trồng thuỷ sản là hình thức nuôi được đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, đòi hỏi người nuôi phải có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn về kỹ thuật và quản lý trong nuôi trồng thuỷ sản. Đây là hình thức nuôi với nguồn giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, đảm bảo điều kiện để hạn chế tác động của môi trường tự nhiên trong việc quản lý, chăm sóc và phòng chống dịch bệnh và thu hoạch,… đạt được năng suất cao. 2.1.1.3 Các yếu tố sản xuất Là các yếu tố không thể thiếu cho sản xuất kinh doanh, các yếu tố này cùng với thể chế và chính sách tạo ra môi trường kinh doanh cho mỗi ngành. Các yếu tố sản xuất gồm có: - Nhà kinh doanh với những quyết định và kỹ năng quản lý; - Đất đai hoặc diện tích mặt nước; - Tiền vốn; - Lao động bao gồm lao động kỹ thuật và lao động giản đơn. - Thông tin về kỹ thuật – công nghệ và thị trường (đầu vào và đầu ra) 2.1.2 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế 2.1.2.1 Doanh thu (TR = Total revenue) Là toàn bộ số tiền bán hàng sau khi thực hiện việc bán hàng. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 5 2.1.2.2 Chi phí sản xuất (TC = Total costs) Chi phí sản xuất là số tiền mà một cơ sở hay doanh nghiệp phải chi ra để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá nhằm mục đích thu đuợc lợi nhuận. 2.1.2.3 Lợi nhuận (LN hay PR = Profit revenue) Là phần giá trị còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí và thuế (nếu có). 2.1.2.4 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí Thể hiện lượng lợi nhuận đạt được từ việc đầu tư một đơn vị tiền tệ trong một khoảng thời gian nào đó. LN/TC = Tổng lợi nhuận / Tổng chi phí 2.1.2.5 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Thể hiện lượng lợi nhuận đạt được từ một đơn vị doanh thu nhận được. LN/TR = Tổng lợi nhuận / Tổng doanh thu 2.1.3 Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế Lợi nhuận là sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí. Mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu đóng vai trò sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, tăng lợi nhuận là mục đích cơ bản của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh (Lê Xuân Sinh 2005). Hiệu quả cuối cùng về kinh tế - kỹ thuật của việc vận hành một đơn vị sản xuất kinh doanh cần được xem xét đánh giá theo từng vụ, đợt hoặc năm sản xuất. Một số chỉ tiêu cơ bản thể hiện hiệu quả được liệt kê như sau: 2.1.3.1 Tổng sản lượng/năm; 2.1.3.2 Năng suất/ha (/vụ hoặc /năm); 2.1.3.3 Tổng chi phí/năm; 2.1.3.4 Tổng lợi nhuận/năm; 2.1.3.5 Điểm hòa vốn (theo giá, sản lượng và thu nhập); 2.1.3.6 Hiệu quả chi phí/vụ hoặc /năm = TR/TC; hoặc = TR x 100/TC nếu dùng %. 2.1.3.7 Tỷ suất lợi nhuận/vụ hoặc /năm = (TR – TC)/TC; hoặc = (TR – TC) x 100/TC; 2.1.3.8 Năng suất lao động (NSLĐ) = Sản lượng sản phẩm/ngày công, hoặc /1.000 đ chi phí lao động. Hay NSLĐ = Tổng thu nhập/ngày công, hoặc /1.000 đ chi phí lao động. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 6 2.1.4 Hiệu quả kỹ thuật Nếu năng suất cá TLC là Y và X là mức độ đầu tư đầu vào để làm ra Y, thì mối quan hệ đầu vào và đầu ra là mối quan hệ phi tuyến tính. Trong sản xuất và kinh doanh, năng suất hay khối lượng sản phẩm làm ra cũng như lợi nhuận chịu sự tác động thường là sự đồng thời tương tác giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mối tương quan này được thể hiện dưới dạng hàm số như sau: Y = f(X1, X2, X3, …,Xn, D) Trong đó: Y: Năng suất cá TLC. X1, X2, X3, …,Xn: Các yếu tố đầu vào của sản xuất. D: Là một hoặc một số biến giả (Dummy variables). Việc khảo sát các mối tương quan theo dạng hàm số như trên có thể thực hiện theo một trong 4 dạng phương trình thường gặp như sau: § Y = A + B.X (Tuyến tính, Linear). § Y = A + B1.X1 + B2.X2 + B3.X3 + …..Bn.Xn (Tuyến tính, Linear). § Y = A + B1.X – B2.X2 (Bậc 2, Quadratic). § Y = A.X1B1.X2B2 ….XnBn (Hàm mũ, Cobb – Douglas). Hàm Cobb – Douglas thường được gọi là hàm sản xuất và được sử dụng rộng rãi trong kinh tế. Hàm này được chuyển về dạng tuyến tính để thuận tiện cho việc tính toán bằng cách logarit hóa cả 2 vế có dạng như sau: LgY = Lg A + B1.Lg X1 + B2. Lg X2 +……+ Bn. Lg Xn Các mối tương quan có thể để dàng được tính toán thông qua việc sử dụng chức năng Multiple Regression của phần mềm SPSS. Chú ý các bước: 2.1.4.1 Phân tích hệ thống để thành lập danh sách biến độc lập. 2.1.4.2 Xét mối tương quan tuyến tính đơn giữa từng biến độc lập trong bước (1) với biến phụ thuộc để thành lập danh mục hệ số tương quan và giá trị P (Significant t) trong thống kê làm cơ sở cho bước (3). 2.1.4.3 Xét mối tương quan giữa các biến độc lập bằng cách sử dụng ma trận tương quan giữa các biến này để loại bỏ bớt một số biến độc lập không quan trọng. 2.1.4.4 Dùng chức năng Multiple Regression xác định phương trình tương quan đa biến giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 7 Việc thêm bớt biến độc lập lưu ý tới các biến độc lập có t value lớn hơn hoặc bằng 1 trong mối tương quan với biến phụ thuộc. Viết phương trình tương quan đa biến hoàn chỉnh. Dùng hàm sản xuất Cobb – Douglas để khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố tác động tới năng suất sản phẩm hay lợi nhuận và là cơ sở để góp phần tìm ra các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận của các mô hình sản xuất (Lê Xuân Sinh 2005). 2.1.5 Phân tích SWOT Theo nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie của Viện Nghiên cứu Standford, 2004. Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lôgíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Những điều “tốt” ở hiện tại gọi là “Những điểm mạnh” (Strengths), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại gọi là “yếu” (Weaknesses) và những điều “xấu” trong tương lai gọi là “Nguy cơ” (Threat). Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. - Strengths: Lợi thế của địa phương là gì? Công việc nào địa phương làm tốt nhất? Nguồn lực nào địa phương cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà địa phương khác thấy được ở địa phương là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện địa phương mình và của địa phương khác. - Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào địa phương làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Địa phương khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà địa phương mình không thấy. Vì sao địa phương khác có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật. - Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào địa phương đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của địa phương, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang,... từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của địa phương mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của địa phương mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 8 - Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các địa phương khác đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với địa phương hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe dọa địa phương? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng. Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) Chiến lược đột phá (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của địa phương để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) Chiến lược chuẩn bị (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của địa phương để tận dụng cơ hội thị trường. (3) Chiến lược phòng thủ (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của địa phương để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) Chiến lược giảm rủi ro (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của địa phương để tránh các nguy cơ của thị trường. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1 Số liệu sơ cấp * Điều tra phỏng vấn chuyên gia và cộng đồng. Phương pháp PRA và chuyên gia được áp dụng để thu thập thông tin những người am hiểu về lĩnh vực cá TLC (Bảng 2.1). Bảng 2.1 Nội dung và phương pháp thu thập số liệu STT NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI TƯỢNG CỠ MẪU 1 Đánh giá hiện trạng sản xuất Thu thập số liệu thứ cấp - Sở Nông nghiệp & PTNT - Chi cục Thủy Sản. - Trung tâm Khuyến Nông. - Phòng chế biến nông sản. - Phòng NN các huyện/thị. - Niên giám thống kê của huyện, tỉnh. - Các xã. - Các báo cáo của các ban ngành có liên quan. - Thông tin từ internet để tổng hợp các số liệu. Có 5 nhóm, trong đó: - Tỉnh 1 nhóm. - Huyện 2 nhóm - Xã 2 nhóm. Mỗi nhóm 5 – 6 người được hỏi để thu thập số liệu. 2 Đánh giá hiệu Thu thập số liệu sơ - Hộ nuôi ao 75 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 9 quả tài chính và hiệu quả kỹ thuật cấp Phỏng vấn hộ - Hộ nuôi ruộng - Hộ nuôi vèo 9 11 3 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh. Cơ hội, rủi ro do bên ngoài tác động (SWOT). PRA và chuyên gia - Sở Nông nghiệp & PTNT - Chi cục Thủy Sản. - Trung tâm Khuyến Nông. - Phòng chế biến nông sản. - Phòng Nông nghiệp các huyện/thị. Số người tham gia 12. Tổng mẫu 95 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2008 * Điều tra nông hộ. Điều tra 95 hộ tương ứng với 95 mẫu, số lượng mẫu cụ thể như sau: Huyện Long Mỹ 45 hộ (47,37%), Phụng Hiệp 30 hộ (31,58%), huyện Vị Thủy 18 hộ (18,95%) và TX.Vị Thanh 02 hộ (02,11%) (Bảng 2.2). Huyện Long Mỹ là huyện có diện tích nuôi TLC lớn nhất tỉnh Hậu Giang chiếm 35,52%, kết đến là huyện Phụng Hiệp chiếm 23,76% và huyện Vị Thủy chiếm 7,79%. 3 huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp và Vị Thủy nằm giáp ranh với nhau trong tiểu vùng V của tỉnh và chiếm 67,07% diện tích nuôi TLC của tỉnh., là tiểu vùng có đặc sản nổi tiếng là cá sặc rằn và cá TLC. Diện tích nuôi TLC nhiều nhất, có đầy đủ các mô hình nuôi, do đó tiểu vùng này mang tính đại diện chung cho tỉnh Hậu Giang. * Điều tra các mô hình sản xuất. + Mô hình nuôi ao 75 hộ (Huyện Long Mỹ 38 hộ, Huyện Phụng Hiệp 24 hộ, Huyện Vị Thủy 13 hộ). + Mô hình nuôi ruộng 9 hộ (Huyện Long Mỹ 4 hộ, Huyện Phụng Hiệp 3 hộ, Huyện Vị Thủy 3 hộ). + Mô hình nuôi vèo 11 hộ (Huyện Long Mỹ 3 hộ, Huyện Phụng Hiệp 3 hộ, Huyện Vị Thủy 3 hộ và TX. Vị Thanh 2 hộ). Bảng 2.2 Số lượng mẫu và địa điểm phỏng vấn TT Đơn vị Diện tích nuôi Chọn mẫu Mô hình Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Số mẫu (hộ) Tỷ lệ (%) Nuôi ao (hộ) Nuôi ruộng (hộ) Nuôi vèo (hộ) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 10 1 Long Mỹ 30,20 35,52 45 47,37 38 4 3 2 Phụng Hiệp 20,20 23,76 30 31,58 24 3 3 3 Vị Thủy 6,60 7,79 18 18,95 13 2 3 4 Tx. Vị thanh 10,00 11,76 2 02,11 0 0 2 Tổng cộng 95 100,00 75 9 11 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2008 * Nội dung nghiên cứu chính trong bảng câu hỏi (xem chi tiết trong phụ lục 3) - Đặc điểm nông hộ (tên, tuổi, giới tính, học vấn,...). - Điều kiện sản xuất của nông hộ (diện tích, lao động, vốn phục vụ sản xuất,...). - Tình hình nuôi trồng thủy sản (diện tích, năng suất, sản lượng, giống, thức ăn…). - Tín dụng cho sản xuất (số vốn vay, thời gian vay, lãi suất,...). - Thuận lợi, khó khăn,… 2.2.1.2 Số liệu thứ cấp Thu thập các thông tin từ báo cáo hàng năm của các xã, phòng Nông nghiệp các huyện/thị, Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp, niên giám thống kê của huyện, tỉnh, luận văn tốt nghiệp đại hoc, cao học, thông tin từ internet để tổng hợp các số liệu. 2.2.2 Phương pháp phân tích 2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả (thực hiện cho mục tiêu 1 & 2) Sử dụng chương trình Excell và SPSS 13.0 để xử lý và phân tích những số liệu điều tra, phỏng vấn. 2.2.2.2 Phân tích và so sánh hiệu quả tài chính (thực hiện cho mục tiêu 2) * Phân tích hiệu quả tài chánh: - Doanh thu bình quân trên 1 m2 của từng mô hình. - Chi phí sản xuất bình quân trên 1 m2 của từng mô hình. - Lợi nhuận trên 1 m2 của từng mô hình. Lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: LN/DT = x 100% Doanh thu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 11 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: cho biết với 100 đồng doanh thu hộ gia đình sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận/chi phí: LN/CP = x 100% Chi phí Tỷ số lợi nhuận/chi phí: cho biết với 100 đồng chi phí đầu tư hộ gia đình sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. * So sánh hiệu quả tài chính So sánh hiệu quả tài chính các mô hình qua phép thử Duncan, để xác định mô hình có hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.2.2.3 Phương pháp phân tích hồi qui tương quan (thực hiện cho mục tiêu 2) Hàm Cobb-Douglas được trình bày dưới dạng tuyến tính như sau: Ln Y = b0 +b1 ln X1 + b2 ln X2 + …+ b15 ln X15 Trong đó: Y: Là biến phụ thuộc Xi: Là biến độc lập Y: Năng suất cá (kg/m2/vụ) của từng hộ nuôi. X1: Kinh nghiệm nuôi (năm). X2: Mô hình nuôi (nuôi ao, nuôi ruộng, nuôi vèo). X3: Hình thức nuôi (thâm canh, bán thâm canh, nuôi kết hợp). X4: Thời gian nuôi/vụ (tháng). X5: Mật độ (con/m2/vụ). X6: Kích cở cá giống (cm/con). X7: Chi phí ao mương, đê bao, vèo (đồng/m2/vụ ). X8: Xử lý ao, mương, vèo (đồng/m2/vụ). X9: Cá giống (đồng/m2/vụ). X10: Thuốc thủy sản (đồng/m2/vụ). X11: Thức ăn (đồng/m2/vụ). X12: Lao động (đồng/m2/vụ). X13: Lãi vay (đồng/m2/vụ). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 12 X14: Chi phí quản lý nước (đồng/m2). X15: Chi phí khác (đồng/m2/vụ). N-year: Biến phân loại thu thập. 2.2.2.4 Phân tích SWOT (thực hiện cho mục tiêu 3) SWOT viết tắt của strengths (điểm mạnh), weaknesses (điểm yếu), opportunities (thời cơ) và threats (nguy cơ). Phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn lực tại địa phương và các cơ hội, nguy cơ bên ngoài tác động đến người nuôi cá TLC Hậu Giang. Thông qua đó sẽ giúp cho địa phương thấy được nghề nuôi cá TLC hiện nay và đề ra những chiến lược thích hợp. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 13 Chương 3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU, GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Cá thát lát được phân bố ở nhiều nước như: Campuchia, Lào, Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta cá thát lát chỉ phân bố từ Quảng Bình trở vào, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Hậu Giang có diện tích nuôi cá TLC 85 ha cao nhất ĐBSCL (có hai loại cá thát lát, đó là cá thát lát trắng, nhỏ con, chậm lớn. Còn cá TLC có chấm tròn như hạt cườm dọc theo vảy bụng loại này nuôi nhanh lớn). Cá TLC là một trong những đối tượng thích nghi rất tốt với điều kiện vùng đất Hậu Giang, dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, về màu sắc cũng như chất lượng thịt có nhiều ưu điểm so với cá ở các vùng khác. Kết quả nghiên cứu của Bộ môn Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Cần Thơ cho biết: cá thát lát Hậu Giang có hàm lượng protein thô là 17,08 %, béo thô 2,85 %, hàm lượng xơ thô không đáng kể. Trong khi đó cá thát lát vùng U Minh (Cà Mau) chỉ có hàm lượng thô protein: 15,95 %, béo 2,57 %. Cá thát lát Campuchia chỉ có hàm lượng protein thô 16,21 %, béo thô 2,8 %, nhưng hàm lượng xơ tới 0,3 %. Từ những chỉ số phân tích trên cho thấy cá thát lát Hậu Giang có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so nhiều nơi, đồng thời cá thát lát Hậu Giang có vẩy mịn, màu trắng sáng, thịt trắng và dẽ hơn so với cá thát lát các nơi khác, đây chính là lợi thế do thiên nhiên ưu đãi cho đất và người Hậu Giang. Hiện nay, TLC được tiêu thụ mạnh ở các quán ăn, nhà hàng, các món ăn thực phẩm cao cấp không những trong nước mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài. Theo Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân nhiều nước ở Châu Á và Châu Âu rất chuộng món chả cá được làm từ cá thát lát. Nếu khai thác tốt, Hậu Giang sẽ thu lợi rất lớn từ con cá thát lát, cũng như tỉnh An Giang rất “nổi” nhờ con cá da trơn,... Các nghiên cứu về cá TLC Hậu Giang trong thời gian qua chủ yếu nghiên cứu về khía cạnh kỹ thuật như: Hệ thống phân loại, sản xuất giống nhân tạo, ương giống, kỹ thuật nuôi,… đã được triển khai trong thời gian vừa qua, cụ thể như sau: - Hệ thống phân loại: Theo Võ Văn Chi (1993): Cá TLC được phân loại: Ngành có dây sống:Vertebrata Liên lớp cá: Pisces Lớp cá xương:Teleostomi. Bộ cá trích: Clupeiformes Họ cá thát lát: Notopteridae. Cá Còm: Notopterus Chitala Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 14 * Đặc điểm hình thái: Cá thát lát thân dẹp ngang, lưng nhô cao từ sau mắt đến vây lưng. Miệng rộng, vây hậu môn dài đến vây đuôi dọc theo gốc có 4 - 5 đốm đen, cá nhỏ không có đốm. Cá Còm, khoảng 2 tháng tuổi, ở phần dưới của các sọc này xuất hiện các đốm nâu tròn. Cá càng lớn, đốm càng rõ nét trong khi các sọc mờ dần rồi mất hẳn. * Đặc điểm phân bố: Cá TLC phân bố ở ĐBSCL, biên giới Việt Nam - Campuchia (Châu Đốc, Tân Châu,…). * Đặc điểm dinh dưỡng: Cá TLC là loài cá dữ chủ động bắt mồi, cá có cơ quan hô hấp phụ. * Đặc điểm sinh trưởng: Cá TLC nuôi ở mật độ thưa (1 con/6 m2) cho ăn bằng cá con, cá lớn nhanh trong 10 tháng từ 10g/con (dài 12 - 15 cm) đến 800 g/con. Cá TLC là loại cá sinh hoạt sau hoàng hôn nên chỉ hoạt động nhiều về đêm. - Nguyễn Thành Trung, Trần Ngọc Nguyên, Lê Thị Bình, Ngô Văn Ngọc: Nghiên cứu về kỹ thuật nuôi và sinh sản cá thát lát “Nghiên cứu sinh sản nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất các giải pháp phát triển cá thát lát còm ở tỉnh hậu giang năm 2007.PDF
Tài liệu liên quan