Đề tài Điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá Rô Phi
Đặt Vấn Đề Theo đề án phát triển nuôi cá rô phi 2003 – 2010 của bộ Thủy sản, sản lượng cá rô phi sẽ tăng từ 30.000 tấn năm 2003 lên 100.000 tấn năm 2005 và 200.000 tấn năm 2010. Giá trị xuất khẩu cá rô phi trong 6 năm tới dự kiến sẽ lên tới 160 triệu USD, tương đương 1.500 tỷ đồng. Với mục tiêu đưa diện tích nuôi cá rô phi sẽ tăng lên đến 10.000 ha và 1 triệu m3 lồng vào năm 2010, tổng mức đầu tư dành cho đề án phát triển nuôi cá rô phi ước tính cần 12.840 tỷ đồng. Và theo nhận định, trước hết khâu đầu tư giống vẫn là quan trọng nhất. Ước tính 250 triệu con giống cỡ 5 – 10 gam vào năm 2005 và 500 triệu con vào năm 2010. Để đạt được những mục tiêu trên cùng với sự mở rộng quy mô, áp dụng nhiều mô hình nuôi tiên tiến đó là việc tìm ra phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả là vấn đề cấp thiết hiện nay. Bệnh trên cá rô phi gây tổn thất không nhỏ đến người nuôi, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Vi khuẩn này gây bệnh với tỷ lệ chết rất cao và làm kìm hãm sự phát triển của nghề nuôi thủy sản nói chung và nghề nuôi cá rô phi nói riêng. Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị không đạt hiệu quả cao, gây tốn kém và nghiên cứu dịch bệnh đòi hỏi phương pháp phức tạp, trang thiết bị hiện đại, việc tìm ra một phương pháp chẩn đoán tác nhân gây bệnh nhanh, chính xác là nhu cầu cần thiết hiện nay. Trước yêu cầu thực tế đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hữu Thịnh – Chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá rô phi”. 1.2 Mục Tiêu Đề Tài Điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng vi khuẩn Streptococcus sp. và chẩn đoán nhanh bệnh này gây trên cá rô phi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá Rô Phi.pdf