Đề tài Điều kiện và giải pháp xây dựng mô hình Tập đoàn tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam

MỤC LỤC

Chương 1: Khái quát về tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa năng. Một số tập đòan Tài

chính – Ngân hàng đa năng trên thế giới. . 3

1. Tính tất yếu của việc hình thành tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng . 3

1.1. Xu thế chung . . 3

1.2. Sự cần thiết của việc hình thành tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng

tại Việt Nam . . 3

2. Một số nét cơ bản . . . 4

2.1. Khái niệm và đặc điểm . . . 4

2.1.1. Căn cứ vào nguồn gốc . . . 4

2.1.2. Căn cứ vào nguyên tắc họat động . . 5

2.1.3. Căn cứ vào nghiệp vụ . 6

2.1.4. Căn cứ vào tính chất pháp lý . . 6

2.2. Phân lọai . . . 6

2.2.1. Tập đòan Tài chính – Ngân hàng chuyên ngành hẹp . 7

2.2.2. Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng . . 7

2.3. Mô hình tổ chức tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng . 7

2.4. Phương thức hình thành tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng 8

3. Một số tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng trên thế giới . 8

3.1. Mô hình của tập đòan Tài chính – Ngân hàng Citigroup (Mỹ) . 8

3.2. Mô hình của tập đòan Tài chính – Ngân hàng Oversea Chinese Banking

Corporation – OCBC (Singapore và Malaysia) . . 9

3.3. Mô hình của tập đòan Tài chính – Ngân hàng Trung Quốc (HongKong) 9

3.4. Mô hình của tập đòan Tài chính – Ngân hàng HSBC Holdings . 10

Chương 2 : Thực trạng họat động và định h ướng phát triển của các Ngân hàng Việt

Nam. Bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng Tập đòan Tài chính – Ngân hàng

đa năng tại Việt Nam . . . 11

1. Thực trạng họat động và định hướng phát triển của các Ngân hàng Việt Nam . 11

1.1. Thực trạng họat động . 11

1.1.1. Quy mô . . . 11

1.1.2. Dịch vụ cung cấp . . . 13

1.1.3. Tiến trình cổ phần hóa . . 15

1.1.4. Các họat động đầu tư tài chính khác . . 17

1.2. Những khó khăn hiện nay. . . 18

1.3. Định hướng phát triển . . . 19

1.3.1. Phát triển về vốn . . . 19

1.3.2. Cung cấp nhiều dịch vụ mới và những sản phẩm công nghệ cao . 20

1.3.3. Tiến đến xây dựng mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa

năng tại Việt Nam. . . 20

2. Một số Ngân hàng Việt Nam hiện nay có khả năng tiến đến Tập đòan Tài chính

– Ngân hàng đa năng . . . 21

2.1. Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam (Vietcombank) . 21

2.1.1. Vị thế . . . 21

2.1.2. Quy mô . . . 22

2.1.3. Các lĩnh vực đầu tư tài chính khác . 23

2.1.4. Nhận xét . . . 24

2.2. Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) . . 24

2.2.1. Vị thế . . . 24

2.2.2. Quy mô . . . 25

2.2.3. Các lĩnh vực đầu tư tài chính khác . 26

2.2.4. Nhận xét . . . 27

2.3. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) . 28

2.3.1. Vị thế . . . 28

2.3.2. Quy mô . . . 29

2.3.3. Các lĩnh vực đầu tư tài chính khác . 30

2.3.4. Nhận xét . . . 30

2.4. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Sacombank) . 31

2.4.1. Vị thế . . . 31

2.4.2. Quy mô . . . 31

2.4.3. Các lĩnh vực đầu tư tài chính khác . 32

2.4.4. Nhận xét . . . 33

Chương 3 : Điều kiện và giải pháp xây dựng mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân

hàng đa năng tại Việt Nam . . . 34

1. Điều kiện thành lập Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam . 34

1.1. Điều kiện khách quan . 34

1.1.1. Môi trường pháp lý . 34

1.1.2. Trình độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính . 34

1.1.3. Bùng nổ công nghệ thông tin . . 34

1.2. Điều kiện chủ quan về tiềm lực tài chính . . 35

2. Giải pháp xây dựng mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt

Nam. . . . 35

2.1. Giải pháp 1. . . 35

2.1.1. Nâng cao tiềm lực tài chính thông qua việc hòan thành cổ phần

hóa . . . 35

2.1.2. Thực hiện cơ cấu lại . . . 36

2.1.3. Đổi mới phương thức quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực . . . 37

2.1.4. Ứng dụng công nghệ tiên tiến . . 37

2.1.5. Tăng cường liên doanh và mở rộng đầu tư . . 37

2.1.6. Hòan thiện hệ thống pháp lý . . 38

2.1.7. Ưu điểm – Hạn chế của giải pháp . . 38

2.2. Giải pháp 2 : Sáp nhập giữa các Ngân hàng . . 39

2.2.1. Sự cần thiết của việc sáp nhập . . 39

2.2.2. Việc sáp nhập giữa các tập đòan Tài chính – Ngân hàng trên thế

giới . . . 40

2.2.3. Bài học rút ra từ các cuộc sáp nhập trên thế giới . 41

2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để có một cuộc sáp nhập thành

công . . . 42

2.2.5. Áp dụng giải pháp “sáp nhập giữa các Ngân hàng” vào tình hình

Việt Nam . . . 43

2.2.6. Ưu điểm – Hạn chế của giải pháp . . 44

3. Một số nguyên tắc nhằm lựa chọn mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa

năng tại Việt Nam và giải pháp thí điểm mà nhóm đưa ra cho Vietcombank . 45

3.1. Một số nguyên tắc nhằm lựa chọn mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân

hàng đa năng tại Việt Nam . . . 45

3.2. Giải pháp thí điểm mà nhóm đưa ra cho Vietcombank. 46

Kết luận. 47

pdf52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều kiện và giải pháp xây dựng mô hình Tập đoàn tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắc để không mắc phải những sai lầm khi phân tán vốn . 3.2. Những khó khăn hiện nay  Do những qui định của chính phủ về số vốn pháp định phải đạt 1000 tỷ đồng vào năm 2008 và đạt 3000 tỷ đồng trước năm 2010, nếu không đạt sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động. Điều này sẽ tạo nên sức ép lớn đối với các Ngân hàng nhỏ lẻ tại Việt Nam.  Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam kém hơn các ngân hàng nước ngoài rất nhiều, quy mô về tài sản rất nhỏ, nguồn vốn tín dụng trong tổng nguồn vốn điều lệ của nhiều ngân hàng hiện chưa vượt quá 800 triệu USD, chưa bằng vốn của một ngân hàng cỡ vừa trên thế giới. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần có số tài sản bình quân chưa đạt tới 10 triệu USD. Nguồn vốn bị hạn chế làm cho các ngân hàng không thể phát huy tối đa năng lực của mình, giảm sức cạnh tranh so với những ngân hàng nước ngoài .  Thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm kéo dài, nhiều nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thua lỗ. Những khó khăn này còn gây ra những khó khăn trong hệ thống ngân hàng do các ngân hàng đã tập trung nguồn vốn quá nhiều vào thị trường chứng trong thời kỳ bong bóng. Vào năm 2007, thống kê cho thấy dẫn đầu trong khối ngân hàng về hoạt động này là Ngân hàng Á châu, khi tổng trị giá danh mục đầu tư chứng khoán là 9.636 tỷ đồng; tiếp theo Ngân hàng Kỹ thương Techcombank 6.842 tỷ đồng, Ngân hàng Đông Nam Á là 3.968 tỷ đồng … Và nay, khi giá hầu hết cổ phiếu trên sàn niêm yết, cũng như trên thị trường tự do (OTC), đã giảm phổ biến 50%, thậm chí mạnh hơn, làm nảy sinh những lo ngại về khả năng thua lỗ lớn của các ngân hàng, ứng với lượng vốn đầu tư nói trên, khoản lỗ của mỗi thành viên nói trên có thể lên đến cả nghìn tỷ đồng, có thể gạt hẳn mức lợi nhuận của cả năm 2007 tạo dựng được.  Sự yếu kém về trình độ kỹ thuật trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Tính cạnh tranh chưa cao, chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới và cạnh tranh về giá cả và lãi suất, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và công nghệ chưa phổ biến, thị trường dịch vụ thiếu ổn định, chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng trong việc phát hành các loại thẻ và khai thác dịch vụ mới.  Sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng; Chưa có chiến lược và đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn còn ở mức khiêm tốn. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, nhiều ngân hàng mới chỉ hoạt động ở mức độ thử nghiệm, giao dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế.  Trình độ lao động trong khối ngân hàng còn yếu kém, việc nắm bắt kỹ thuật, thông tin thị trường thế giới còn chậm chạm. Đây cũng là khó khăn chung của lực lượng lao động Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Mặc dù đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn đó nhưng một số ngân hàng vẫn tăng trưởng, tạo ra lợi nhuận. Các ngân hàng vẫn đang rất tin vào các chính sách tài khoá của chính phủ sẽ khắc phục được những khó khăn trên, các chủ trương chính sách của ngân hàng trung ương sẽ đưa ngành ngân hàng Việt Nam phát triển vững mạnh, hội nhập vào thị trường thế giới. 3.3. Định hướng phát triển Các ngân hàng Việt nam cần có những định hướng phát triển chủ đạo trong thời gian tới để không bị tụt hậu so với thế giới 3.3.1. Phát triển về vốn Nhằm gia tăng nguồn vốn kinh doanh trước hết các ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng quốc doanhcần phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá để có thể phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thu hú bằngt một nguồn vốn dồi dào từ công chúng . Nguồn vốn đó cần được ngân hàng sử dụng một cách hiệu quả để phát triển mạng lưới, cải tiến công nghệ, tăng sức cạnh tranh. Tính quan trọng của quá trình cổ phần hóa của các ngân hàng quốc doanh được khẳng định bằng sự phát triển mạnh mẽ của Vietcombank sau khi cổ phần hóa. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần thì cần phải tập trung thu hút khoản tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn từ công chúng . Các ngân hàng phải có chính sách lãi suất tiết kiệm phù hợp , lãi suất dài hạn phải lớn hơn lãi suất ngắn để khuyến khích công chúng gửi tiền vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài, tạo cho ngân hàng một nguồn vốn ổn định dài hạn để đầu tư vào các hoạt động tài chính lớn . 3.3.2. Cung cấp nhiều dịch vụ mới và những sản phẩm công nghệ cao Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ : Mục tiêu của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là khách hàng cá nhân, nên các dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn, mở thẻ tín dụng... khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tác dụng đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế, đồng thời giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng, do đó, thị trường dịch vụ Ngân hàng bán lẻ còn nhiều tiềm năng phát triển.. Ngày 23/5/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Banknetvn và Smartlink chính thức khai trương và đưa Hệ thống thanh toán thẻ Banknetvn – Smartlink đi vào hoạt động. Hệ thống thanh toán này bao gồm 5 ngân hàng thành viên của Banknetvn và Smartlink: Vietcombank; Agribank,BIDV,Incombank, Techcombank. Với việc kết nối thành công giữa 2 hệ thống, tất cả các chủ thẻ của 1 ngân hàng thành viên nói trên có thể giao dịch trên máy ATM của 4 ngân hàng khác trong hệ thống Banknetvn- Smartlink. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng Việt Nam và mở đường cho việc thành lập một mạng thanh toán điện tử thống nhất trên toàn quốc trong tương lai. 3.3.3. Tiến đến xây dựng mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam Những năm gần đây, trong quá trình chuẩn bị cổ phần hóa, cùng với yếu tố lành mạnh hóa và nâng cao tiềm lực tài chính, các ngân hàng quốc doanh Việt Nam đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang nhiều lĩnh vực khác. Bước đầu, điều này đã làm xuất hiện những yếu tố cơ bản khi nhận dạng một tập đoàn tài chính - ngân hàng, với quy mô vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, liên kết để mở rộng kinh doanh, đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận.. Thực tế, bên cạnh việc cổ phần hóa, các Ngân hàng thương mại Nhà nứơc như Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long và các Ngân hàng thương mại Nhà nước khác khác, một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang có kế hoạch chuyển đổi thành tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng. Lãnh đạo các ngân hàng đều khẳng định mục tiêu này và cho đây là bước phát triển tất yếu trên con đường phát triển sau cổ phần hóa. 4. Một số Ngân hàng Việt Nam hiện nay có khả năng tiến đến Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng 4.1. Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam (Vietcombank) 4.1.1. Vị thế Ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương chính thức được thành lập. Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ, quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Vietcombank được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Sau 44 năm hoạt động, Vietcombank đã phát triển thành một ngân hàng đa năng. Ngày 11/02/2007, Standard & Poor's Ratings Services đã công bố xếp hạng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam. Mức xếp hạng của S&P phản ánh vai trò quan trọng của Vietcombank trên thị trường ngân hàng Việt Nam và triển vọng hỗ trợ của Chính phủ trong trường hợp cần thiết. Trong báo cáo xếp hạng, S&P nhấn mạnh vai trò đầu tàu và tầm ảnh hưởng quan trọng của Vietcombank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với các lợi thế cạnh tranh, thị phần huy động vốn, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, và nhận định trong tương lai Vietcombank sẽ tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trên thị trường nội địa cùng với việc củng cố các mặt hoạt động sau khi cổ phần hóa 4.1.2. Quy mô  Về vốn Ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam có số vốn điều lệ hiện nay là 7554 tỷ, là ngân hàng đứng thứ 2 về số vốn điều lệ (sau Agribank). Tính đến hết tháng 12/2006, tổng tài sản của Vietcombank đạt gần 170.000 tỷ đồng (khoảng 11 tỷ USD), vốn chủ sở hữu và các quĩ đạt trên 11.200 tỷ đồng (khoảng 700 triệu USD). Vietcombank cũng là ngân hàng thương mại nhà nước có mức lợi nhuận cao nhất, đến cuối năm 2007, tổng tích sản của ngân hàng đạt 196.000 tỷ đồng và tổng thu nhập trước thuế đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn của Vietcombank đạt trên 12%, cao hơn mức yêu cầu theo thông lệ quốc tế. Năm 2007, Vietcombank đã tiến hành cổ phần hóa thành công và mục tiêu của ngân hàng là trở thành một trong 70 ngân hàng hàng đầu châu Á giai đoạn 2015-2020.  Về việc cung cấp các sản phẩm , dịch vụ : Trong bối cảnh đất nước hội nhập vào những năm 90 của thế kỷ trước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã nhanh chóng xác định việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ là chiến lược trọng tâm, có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh. Bên cạnh dịch vụ bán buôn vốn có uy tín quốc tế dành cho các tổ chức kinh tế, Vietcombank hiện được biết tới như một địa chỉ tin cậy của các dịch vụ đa dạng và hiện đại dành cho khách hàng cá nhân (dịch vụ ngân hàng bán lẻ) như các sản phẩm cho vay linh hoạt, thẻ thanh toán, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền kiều hối). Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng hàng có thể gửi tiền ở một nơi và rút tiền ở bất kỳ điểm giao dịch nào thuộc hệ thống trên toàn quốc. Hiện tại, Vietcombank chấp nhận thanh toán tất cả 5 loại thẻ tín dụng phổ biến nhất trên thế giới (Visa, MasterCard, American Express, Diner Club và JCB); phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Thị phần thanh toán thẻ chiếm 50%, thị phần phát hành thẻ quốc tế chiếm 40% và thị phần phát hành thẻ ghi nợ chiếm trên 30% thị trường Việt Nam. Cùng với dịch vụ thẻ, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như internet banking (VCB-iBanking), SMS banking (VCB SMS-Banking) và thanh toán hóa đơn tự động (billing payment) đã và đang đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích, góp phần củng cố hình ảnh một Vietcombank năng động trong ứng dụng công nghệ hiện đại. Vietcombank đã chính thức triển khai dịch vụ VCB Securities-online - một dịch vụ kết nối trực tuyến tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng với tài khoản đầu tư chứng khoán của họ tại Công ty chứng khoán.  Mạng lưới hoạt động : Vietcombank đã tập trung áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại, mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Cho đến nay, mạng lưới của Vietcombank đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm: 01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc; Bằng việc sớm thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng trên thế giới. Hoạt động của Vietcombank còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1.300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. 4.1.3. Các lĩnh vực đầu tư tài chính khác Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng bán lẻ, ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng ... thông qua các công ty con và công ty liên doanh.  Công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank - VCB Leasing, Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank –VCBS, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank - VCB AMC, Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 -VCB Tower) ; Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam – Vinafico Hongkong, Văn phòng đại diện tại Singapore và Paris.  Công ty liên doanh (Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank – VCBF, Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina, Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành)…  Góp vốn, mua cổ phần dưới hình thức dầu tư dài hạn vào Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương , Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, Công ty bào hiểm Petrolimex, Công ty CP Bảo Hiểm Nhà Rồng,…. Năm 2008, sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Vietcombank với việc chuyển đổi hoạt động sang cơ chế cổ phần. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Vietcombank thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020. 4.1.4. Nhận xét Hiện tại Vietcombank đã và đang có một vị thế vững chắc ở Việt Nam , đồng thời từng bước khẳng định mình với thế giới. Vietcombank có một mạng lưới bán lẻ rộng khắp cả nước, có mối quan hệ liên kết với nhiều ngân hàng nước ngoài, được sự tín nhiệm của các tổ chức tín dụng, các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Các sản phẩm, dịch vụ đa dạng có tính cạnh tranh cao , là một trong những ngân hàng có nguồn vốn mạnh nhất Việt Nam , có các khoản đầu tư tài chính lớn . Vietcombank còn được sự ủng hộ của chính phủ trong các dự án phát triển , là ngân hàng quốc doanh được thí điểm cổ phần hoá đầu tiên ở Việt Nam. Với những ưu điểm trên Vietcombank xứng đáng là một số những ngân hàng hàng đầu Việt Nam . Trong tương lai chắc chắn Vietcombank sẽ còn tiến xa hơn nữa ra thị trường nước ngoài và trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng đầu tiên ở Việt Nam . Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: nguồn vốn của Vietcombank tuy nhiều so với các ngân hàng Việt Nam nhưng vẫn còn rất ít so với các ngân hàng thế giới. Vietcombank còn chịu sự ảnh hưởng rất nhiều vào nhà nước do đó việc cải tiến các sản phẩm dịch vụ của mình còn rất chậm chạp so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác, các sản phẩm dịch vụ tuy đa dạng nhưng vẫn còn lạc hậu so với thế giới. 4.2. Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) 4.2.1. Vị thế Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được biết đến như là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước lâu đời, với bề dày lịch sử hơn 50 năm họat động trong lĩnh vực ngân hàng. Cho đến nay BIDV đã tạo cho mình một vị thế, một chỗ đứng vững chắc trong hệ thống ngân hàng ở nước ta. Trong giai đọan 2006- 2010, ngân hàng này tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao của mình, mở rộng mạng lưới kinh doanh nhưng vẫn đặc biệt chú trọng vào 4 lĩnh vực chính là: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khóan và đầu tư tài chính. Sau nhiều nổ lực của mình BIDV đã được xếp vào vị trí thứ 4 trong số 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 2 về quy mô trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Với tiềm lực tài chính đủ mạnh lại có nhiều kinh nghiệm, BIDV được Chính phủ giao cho trọng trách đầu mối thu hút nguồn vốn trong và ngòai nước đầu tư vào các dự án, công trình trọng điểm quốc gia ở một số lĩnh vực quan trọng như: năng lượng, giao thông, hàng không, viễn thông… BIDV còn được Finance Asian đưa vào top 100 Ngân hàng Châu Á, đứng ở vị trí thứ 93 xét theo chỉ tiêu lợi nhuận ròng (net income) đạt 70 triệu USD. Và theo Moody’s- tổ chức xếp hạng tín nhiệm tòan cầu, tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm từ 31% năm 2005 xuống còn 9,6% cuối năm 2006. Nguyên nhân giảm tỷ lệ này là do ngân hàng đã hạn chế được các khỏan vay xấu, chứ không chỉ đơn thuần là tăng trưởng tín dụng. Như vậy từ khi thành lập đến nay BIDV đã chứng minh được năng lực thực sự của mình, đồng thời không ngừng hòan thiện để giữ vững và nâng cao vị thế trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. 4.2.2. Quy mô  Tình hình tài chính Qua các năm, nguồn vốn của BIDV không ngừng tăng lên, nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành tập đòan tài chính của mình. Dưới đây là nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng từ năm 2001-2006 Tổng nguồn vốn huy động ( bao gồm phát hành trái phiếu tăng vốn) tính đến 31/12/2006 đạt 116.862 tỷ VND, tăng 34,29% so với năm 2005, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đọan từ năm 2001 đến thời điểm này. Thị phần huy động vốn của BIDV chiếm 15,8% thị phần huy động vốn của hệ thống ngân hàng.  Họat động nghiệp vụ Nghiệp vụ kinh doanh ngọai tệ ngày càng trở thành một trong những họat động mũi nhọn của BIDV thông qua các hoạt động quản lý nguồn ngoại tệ thanh toán, đáp ứng nhu cầu của các chi nhánh; quản lý và đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi. Doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng bình quân 30%/năm, đảm bảo góp phần cân đối nguồn cho toàn hệ thống và nâng cao tỷ trọng thu nhập phi tín dụng của Ngân hàng. Với sự tư vấn và bảo lãnh phát hành của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Tập đoàn Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Australia và New Zealand (ANZ), ngày 22/10/2007, Công ty cổ phần Vincom chính thức phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu Vincom. Năm 2007 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) khai trương kết nối thanh toán thẻ VISA. Đây là thẻ có khả năng thanh toán và giao dịch trên toàn cầu. Hệ thống máy ATM của BIDV sẽ được kết nối toàn cầu và thực hiện chấp nhận thanh toán các thẻ mang thương hiệu VISA/PLUS. Đây được coi là bước ngoặt đầu tiên của BIDV, mở ra một trang mới trong việc phát triển dịch vụ thẻ. Ngày 18/06/2008 nhằm đa dạng hoá các sản phẩm và kênh phân phối, đồng thời góp phần nâng cao vị thế, quy mô và khả năng cạnh tranh của toàn hệ thống, BIC sẽ chính thức triển khai 4 sản phẩm bảo hiểm qua kênh Bancassurance tại gần 500 điểm giao dịch của BIDV trên toàn quốc. sản phẩm gồm: Bảo hiểm ô tô, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm tai nạn con người 24/24, bảo hiểm nhà tư nhân. 4.2.3. Các lĩnh vực đầu tư tài chính khác  Tháng 3/2006, Công ty liên doanh quản lý đầu tư là BIDV và Vietnam Partners LLC cùng với 20 cổ đông vàng là các tập đòan, tổng công ty, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam thành lập nên Quỹ Đầu tư Việt Nam (VIF).  Ngoài ra ,BIDV còn tham gia vào lĩnh vực Bảo hiểm như: Mua lại tòan bộ cổ phần Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), tiền thân là Công ty Liên doanh bảo hiểm Việt-Úc; tiến hành việc liên doanh giữa Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) với Ngân hàng Ngọai thương Lào (BCEL) và Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (LVB) thành lập nên Công ty liên doanh Bảo hiểm Việt-Lào (LVI)  Tham gia vào lĩnh vực cho thuê tài chính thông qua việc thành lập công ty cho thuê Tài chính (BLV) với vốn điều lệ là 200 tỷ VND.  Đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán như: thành lập công ty Chứng khóan BIDV (BSC) với vốn điều lệ 100 tỷ VND, công ty cung cấp nhiều lọai dịch vu liên quan tới kinh doanh, môi giới và tư vấn chứng khóan.  Ngoài ra , để hướng đến mục tiêu trở thành tập tài chính ngân hàng đa năng BIDV còn mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực phi ngân hàng như + Vào tháng 06/2007 BIDV đã cùng Vietcombank, với vai trò là chủ đầu tư xây dựng tuyến đường siêu cao tốc từ cầu Thanh Trì (Hà Nội) đến cầu Đình Vũ (Hải Phòng) + Sự hợp tác của BIDV với 4 đại gia Vietnam Airlines, Vinashin, Vietnam Petro và Tổng công ty Phong Phú đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mua và cho thuê máy bay. + BIDV cũng tận dụng thế mạnh trong lĩnh vực cho vay đầu tư phát triển để góp vốn vào Công ty cổ phần Thủy điện Đak Đrinh và một số dự án khác như đường cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây, Thủy điện Việt - Lào..., đồng thời, góp vốn để thành lập các quỹ đầu tư trong lĩnh vực này. 4.2.4. Nhận xét BIDV là một trong những ngân hàng có vị thế mạnh, có một qui mô lớn, mạng lưới hoạt động rộng khắp, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại trên nhiều lĩnh vực. BIDV luôn không ngừng mở rộng qui mô, cải tiến công nghệ nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh và tiến đến xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng. Tiến trình xây dựng mô hình tập đòan tài chính đa năng của BIDV đã có nhiều bước chuyển đáng kể, những mục tiêu đặt ra cho từng giai đọan rất cụ thể, hợp lý . Tuy nhiên, trong nó vẫn chứa đựng một số hạn chế, nguy cơ tiềm ẩn. Thực tế cho thấy công tác thực hiện kế hoạch còn nhiều thiếu sót. Nguyên nhân là do công tác quản lý yếu kém, thiếu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên. Chẳng hạn như năm 2006 kết quả thanh tra đã xác nhận có thất thoát, lãng phí trong việc thi công các dự án, công trình, sai phạm trong quy tắc đấu thầu, một số công trình mà chủ đầu tư nâng giá trị hợp đồng lên không đúng quy định. Hay như trong hoạt động cho thuê Tài chính, qua quá trình điều tra cho thấy tỷ lệ nợ xấu và lãi treo ngày càng tăng, vượt tốc độ tăng trưởng tài sản và dư nợ tín dụng. còn hoạt động chuyển nhượng, mua bán tài sản thì phát hiện một sự gia tăng chi phí một cách bất hợp lý. Đây chỉ là một phần nhỏ trong số những sai phạm trong công tác điều hành, quản lý ở BIDV. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới những trở ngại bên ngoài mà BIDV gặp phải khi thực hiện kế hoạch của mình. Đó là hệ thống môi trường pháp lý còn chưa hoàn chỉnh , và vì là ngân hàng quốc doanh nên BIDV còn phải chịu sự chi phối nhiều từ phía Chính phủ làm cho việc đổi mới còn chậm chạp, thiếu đồng bộ. Mặt khác BIDV còn chịu tác động của các yếu tố khách quan như: thị trường chứng khoán ở nước ta còn chưa thật sự phát triển, nhu cầu của người sử dụng một số sản phẩm, dịch vụ không cao… Nguyên nhân có thể kể đến ở đây là do trình độ kinh doanh quốc tế và quản trị tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế.. 4.3. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) 4.3.1. Vị thế Tiền thân của VietinBank là IncomBank (Ngân Hàng Công thương Việt Nam), đây là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của Việt Nam. Mạng lưới họat động của VietinBank phân bố rộng khắp cả nước: 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện, 3 sở giao dịch, 138 chi nhánh, hơn 700 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm; có quan hệ đại lý với hơn 800 ngân hàng tại 80 quốc gia trên tòan thế giới. Mới đây vào ngày 10/04/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức tuyên bố đổi thương hiệu “Incombank” thành “Vietinbank” và đã bắt đầu có hiệu lực vào ngày 15/04. Việc thay đổi này nhằm mục đích khẳng định thương hiệu của Ngân hàng này không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới. Bởi biết rằng muốn giữ vững vị trí hàng đầu Việt Nam hay xa hơn nữa là hội nhập quốc tế thì Ngân hàng cần phải có một thương hiệu mạnh. Do đó thương hiệu Vietinbank đã ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu trên, đồng thời thể hiện một tầm nhìn, một diện mạo mới. Giai đọan 2001-2010, mục tiêu phát triển của Ngân hàng Công thương là: “xây dựng Ngân hàng công thương Việt Nam thành một ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của nhà nước, họat động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. 4.3.2. Quy mô  Tình hình tài chính Tính đến cuối năm 2007, tổng tài sản của Vietinbank đã đạt 172.000 tỷ đồng, tăng 24,4% so với đầu năm 2006, nợ xấu chỉ chiếm 1,02% tổng dư nợ, tổng số vốn cho vay và đầu tư nền kinh tế đạt 153.434 tỷ đồng, tăng 22,6% so với năm 2006. Đầu tháng 04/2008, Vietinbank đã nộp hồ sơ báo cáo Chính phủ về việc Cổ phần hóa. Hiện tại Vietinbank cũng đã hòan thành việc tính tóan và đưa ra phương án xác định giá trị doanh nghiệp cũng như lộ trình tổng thể về cổ phần hóa ngân hàng, và đã được Chính phủ chấp nhận cấp bổ sung vốn điều lệ gần 4.000 tỷ đồng. Dự kiến cuối năm 2008, Vietinbank sẽ thực hiện IPO.  Họat động nghiệp vụ Vietinbank cung cấp hàng lọat các dịch vụ ngân hàng thông qua hệ thống công nghệ hiện đại như dịch vụ internet banking, thẻ tín dụng liên kết với các nhà cung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan