MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
2. Cơ sở lý luận 9
3. Các khái niệm công cụ 10
3.1. Khái niệm “Giá trị” 10
3.2. Khái niệm “Định hướng giá trị” 11
3.3. Khái niệm “Sinh viên” 12
3.4. Khái niệm “Phẩm chất” 13
3.5. Khái niệm “Chuẩn mực” 13
3.6. Khái niệm “Truyền thống” 13
3.7. Khái niệm “Hiện đại” 14
CHƯƠNG II 15
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
1. Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ 15
2. Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất hiện đại của người phụ nữ 21
3. Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất lý tưởng của người phụ nữ 26
4. Kết luận - khuyến nghị 31
4.1. Kết luận 31
4.2. Khuyến nghị 32
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái niệm công cụ
3.1. Khái niệm “Giá trị”
Khái niệm giá trị được đề cập đến và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học: Triết học, kinh tế học, đạo đức học, mĩ học, tâm lý học, xã hội học... Đây là một khái niệm đã từng được tranh luận quyết liệt nhất trong Xã hội học. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “Giá trị”.
Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết định nghĩa: “Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩ của các đối tượng thuộc thế giới chung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên mà là bởi tính chất cuốn hút ( lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thể và mục đích”.
Trong từ điển Triết học của Liên Xô do N.M.Rozental chủ biên, định nghĩa “Giá trị- những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới chung quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, cái thiện và ác, cái xấu...nằm trong những hiện tượng xã hội hoặc đời sống tự nhiên)”.
Từ điển Đức có nêu: “Giá trị (Triết học) là ý nghĩa tích cực của một chủ thể hoặc khách thể trong mối quan hệ với những chủ thể hoặc khách thể khác”
Trong Từ điển Tiếng Việt, giá trị được định nghĩa như sau:
1. Cái gì làm cho một vật có ích lợi, có nghĩa là đáng quý về một mặt nào đó.
2. Tác dụng, hiệu lực.
3. Lao động xã hội, kết tinh trong sản phẩm hàng hoá.
4. Số đo của một đại lượng.
Theo I.H.Fichter - nhà xã hội học Hoa Kỳ: “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá trị”
Còn theo Durkheim thì “Giá trị dù có đặc tính bề ngoài đối với tất cả các thành viên của xã hội, giá trị xã hội có thuộc tính ép buộc về mặt đạo đức vì bản thân nó phụ thuộc vào hiện thực khách quan, đồng thời nó lại là một phần của chính hiện thực khách quan đó”.
Một tác giả khác có tên tuổi nổi tiếng nhất của trường phái xã hội học cơ cấu chức năng là T.Pason đã xem giá trị như là quy tắc cao nhất của hành vi, nhờ đó mà sự đồng thuận, nhất trí được thực hiện cả trong nhóm nhỏ lẫn trong xã hội tổng quát. Giá trị tham gia vào việc định hướng giá trị của hệ thống xã hội, nó quyết định xu hướng hành động xã hội. Do vậy, giá trị cũng là cái chức năng tất yếu của xã hội để duy trì và hình thành trật tự xã hội.
Có thể nói “Giá trị định hướng hành vi của con người trong đời sống xã hội theo xu hướng xác định, đồng thời nó kích thích, thúc đẩy và điều chỉnh những hành động nhằm đạt tới mục tiêu cụ thể. Giá trị như là chiếc đèn dẫn đường cho các chủ thể hoạt động nhận thức được cách thức liên hệ trong các quan hệ xã hội, nó giúp cho cá nhân gia nhập vào hệ thống văn hoá xã hội nó đồng thời bổ sung cho tính liên tục và đa dạng của các nền văn hoá nhờ vào loại liên hệ căn bản trong tương tác xã hội, chính vì thế mà các nhà xã hội học cho rằng giá trị là hạt nhân của văn hoá” (Định hướng giá trị của sinh viên con em cán bộ khoa học. Vũ Hào Quang –Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Trang 26-27).
3.2. Khái niệm “Định hướng giá trị”
Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư Xô Viết “Định hướng giá trị” là:
Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó.
Phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị hình thành thông qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện trong các mục đích, tư tưởng, chính kiến, ham muốn...của nhân cách. Trong cấu trúc của hoạt động con người, định hướng giá trị gắn với gắn liền với các đặc điểm nhận thức và ý chí của nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở bên trong các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại.
Sự phát triển định hướng giá trị là dấu hiệu của sự chín muồi nhân cách, là chỉ tiêu đo đạc tính xã hội của nhân cách...
Trong từ điển “Tâm lý học tóm tắt” của Liên Xô, tác giả A.V Petrocski, MG Jrosevski quan niệm: “Định hướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt với các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướn, động cơ hoạt động. Như vậy, trong định hướng giá trị của cơ quan hệ đến cái mặt nhận thức, ý chí và cảm xúc trong sự phát triển nhân cách.
Tác giả Ladov cho rằng: “Định hướng giá trị là những biểu tượng của con người về những mục đích chủ yếu của cuộc đời và các phương tiện cơ bản đạt những mục tiêu ấy. Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chương trình hành vi (ứng xử) lâu dài. Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể xác định và do tính chất của các quan hệ xã hội quy định. Các quan hệ xã hội này là nguồn gốc khách quan hình thành những nhu cầu ấy”.
Các nhà tâm lý học xã hội thì cho rằng: Hệ thống định hướng giá trị phản ảnh hệ tư tưởng và văn hoá của xã hội cơ sở bên trong của những quan hệ giữa con người đối với những giá trị khác nhau có tính vật chất, chính trị, tinh thần và đạo đức. Định hướng giá trị của nhóm hình thành trong quá trình hoạt động cùng nhau (phụ thuộc vào vị trí của nhóm trong hệ thống cá quan hệ xã hội).
3.3. Khái niệm “Sinh viên”
Thuật ngữ “sinh viên” được bắt nguồn từ một từ gốc Latinh: “Students” với nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức (Từ điển Bách khoa thư- tiếng Nga).
Hiểu theo nghĩa thông thường thì “Sinh viên” là những người đang học trong các trường Đại học, cao đẳng.
3.4. Khái niệm “Phẩm chất”
Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hoặc vật ( Từ điển Tiếng Việt –Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm-NXB Thanh Hoá, trang 1025 )
3.5. Khái niệm “Chuẩn mực”
Chuẩn mực là một quy tắc hành vi có giá trị phổ biến mà việc tuân thủ nó được những thành viên khác của xã hội trông đơị và thừa nhận. Như vậy, nó nói lên đặc biệt rõ cái cần phải, cái nghĩa vụ và mệnh lệnh đối với hànhvi.
Chuẩn mực là khả biến trong phạm vi một nền văn hoá hay giữa các nền văn hoá, mặc dù mang tính nghĩa vụ hàm ẩn nó vẫn chỉ ra một sự tương đối.
(Từ điển Xã hội học- G.Endruweit và G.Trommsdorff- NXB Thế Giới)
Trong đời sống xã hội, chuẩn mực được hiểu là những quy ước chung của cả cộng đồng hay một nhóm hạn hẹp, có thể công khai hoặc ngầm ẩn, song được mọi người chia sẻ về mặt hành vi. với chức năng là điểm tựa cho hành vi, chuẩn mực xã hội điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực quan hệ của con người, chỉ ra và quy định mỗi người cần phải xử sự như thế nào trong những tình huống cụ thể.
(Xã hội học Văn hoá- Mai Văn Hai, Mai Kiệm-NXB Khoa học xã hội)
3.6. Khái niệm “Truyền thống”
Truyền thống gốc từ Latinh là Tratio, nghĩa là một hoạt động gửi đi truyền lại.
Theo Bách khoa của Liên Xô cũ: Truyền thống là những tục lệ, trật tự quy tắc ứng xử truyền từ đời này sang đời khác.
Theo Từ điển Tiếng Việt của trung tâm Từ điển Triết học(Trang 1027,1081)-NXB Khoa học và xã hội : Truyền thống theo nghĩa danh từ là thói quen hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, truyền thống là những tục lệ, trật tự quy tắc ứng xử, phong tục tập quán đã đạt giá trị chuẩn mực trên các lĩnh vực của lối sống được truyền từ đời này sang đời khác.
3.7. Khái niệm “Hiện đại”
Hiện đại là thời đại hiện nay (Trang 576- Từ điển Tiếng Việt - Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm - NXB Thanh Hoá )
CHƯƠNG II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ
Người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến xưa luôn phải chịu những bất bình đẳng rất lớn so với nam giới. Các quy tắc, luật tục của xã hội đã trói buộc thân phận của họ từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Một quy tắc được áp đặt phổ biến nhất là quy tắc “tam tòng, tứ đức ”.
Tam tòng có nghĩa là “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Ở nhà, người con gái phải tuân theo mọi mệnh lệnh, mọi sự chỉ bảo, dạy dỗ của cha đẻ. Người xưa thường có câu: “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Có thể nói vị thế của người cha trong gia đình là quan trọng nhất, mọi việc đều do người cha quyết định kể cả việc lựa chọn người chồng tương lai cho con cái họ. Nhưng khi về nhà chồng, người phụ nữ lại phải tuân thủ người chồng, họ không có quyền định đoạt bất cứ việc gì trong gia đình, không những thế họ còn phải có trách nhiệm thực hiện tất cả những công việc, quy tắc ứng xử, lối sống... mà người chồng áp đặt cho. Thậm chí khi người chồng qua đời, người phụ nữ cũng không có quyền quyết định cuộc đời mình mà phải tiếp tục tuân thủ con trai của mình. Có thể nói, quy tắc “tam tòng” đã trói buộc người phụ nữ suốt đời phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình.
Bên cạnh đó, người phụ nữ còn phải luôn giữ được phẩm chất “tứ đức” đó là: công, dung, ngôn, hạnh. “Công” nghiã là công việc, người phụ nữ phải chăm chỉ lao động, đảm đang mọi công việc nội trợ trong gia đình. “Dung” nghĩa là dung nhan, là hình thức bên ngoài. Người phụ nữ phải biết ăn mặc gọn gàng, kín đáo và phù hợp với từng hoàn cảnh. “Ngôn” nghĩa là ngôn từ, lời nói cần phải đúng mực, cư xử tốt, đúng bổn phận của mình. “Hạnh” nghĩa là đức hạnh, người con gái phải trong trắng thuỷ chung, có đạo đức tốt.
Đây là những phẩm chất đạo đức truyền thống mà người phụ nữ xưa kia phải thực hiện như một nghĩa vụ. Song, liệu trong sự phát triển của nền kinh tế- văn hoá- xã hội như hiện nay, các đức tính, phẩm chất đó có còn cần thiết đối với phụ nữ hay không, và cần thiết ở mức độ nào? Trên cơ sở thu thập ý kiến khách quan của sinh viên, chúng tôi đã thấy được quan điểm, đánh giá của các bạn về vấn đề này như sau.
Biểu 1: Đánh giá của sinh viên về quan điểm cho rằng “Phụ nữ hiện nay ít coi trọng các phẩm chất truyền thống ”
Đa số sinh viên không đồng ý với quan điểm “Phụ nữ hiện nay ít coi trọng các phẩm chất truyền thống” chiếm (58.6%), chỉ có một số ít (15.5% ) đồng ý và 25.9% lưỡng lự không nghiêng về phía nào.
“Em thấy những giá trị truyền thống là rất quan trọng, nó được xác lập từ lâu đời, hơn nữa nam giới cũng rất coi trọng các phẩm chất truyền thống nên người phụ nữ vẫn cần phải giữ gìn các phẩm chất ấy.”
HTT (Nữ 22 tuổi, sv năm 2 Khoa Đông phương)
Như vậy, có thể nói mặc dù xã hội ngày càng phát triển song người Việt Nam nói chung và người phụ nữ nói riêng vẫn luôn tôn trọng bản sắc văn hoá và hướng về những giá trị truyền thống. Điều quan trọng là họ đã nhận thức được những phẩm chất nào cần giữ gìn, phát huy và những phẩm chất nào cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với thời đại.
Bảng 1: Đánh giá của sinh viên về những phẩm chất truyền thống cần giữ gìn và phát huy của người phụ nữ.
đơn vị: %
Mức độ
Phẩm chất
Rất cần thiết
Cần thiết
Không rõ
Ít cần thiết
Không cần thiết
Ở nhà theo cha
1,7
20,7
6,9
27,6
43,1
Lấy chồng theo chồng
10,3
25,9
3,4
41,1
19
Chồng chết theo con
3,4
5,2
5,2
32,8
53,4
Đảm đang
46,6
50
1,7
0
1,7
Cư xử đúng mực
56,9
41,1
0
1,7
0
Đạo đức tốt
67,2
31,1
0
1,7
0
Chung thuỷ
62,1
34,5
1,7
1,7
0
Nhân hậu, vị tha
53,5
43,1
0
3,4
0
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy quy tắc “tam tòng” đã có sự thay đổi. Sinh viên không đánh giá cao các quy tắc này. Có tới 43.1% cho rằng quy tắc “ở nhà theo cha ” đã không còn phù hợp. Người con gái khi còn ở nhà không nhất thiết phải tuân thủ theo mọi mệnh lệnh và sự sắp đặt của người cha. Họ hoàn toàn có quyền quyết định cho tương lai và sự nghiệp của bản thân, cha mẹ chỉ có vai trò định hướng và đưa ra những ý kiến nhằm góp ý cho con cái.
Quan niệm “chồng chết theo con” hầu như không được chấp nhận (53.4%) và 32.8% sinh viên cho rằng “ít cần thiết”. Đây là quan điểm rất dân chủ, thể hiện xu hướng giải phóng phụ nữ khỏi các lễ giáo phong kiến quá khắt khe và lỗi thời.
Trong ba quy tắc ấy, chỉ có quy tắc “lấy chồng theo chồng” là có số người chấp nhận cao nhất (25.9%). Xét về tương quan năm học thì 20% sinh viên năm thứ nhất cho rằng “lấy chồng theo chồng” là cần thiết, 35.3% sinh viên năm thứ hai chia sẻ quan điểm đó và 23.8% sinh viên năm thứ tư có cùng nhận xét.
Mặc dù người phụ nữ hiện nay đã có những nhận thức tiến bộ và đang khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội, song quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của họ và việc “lấy chồng theo chồng” vẫn được nhiều người ủng hộ. Xét trong điều kiện thực tế nam giới vẫn chiếm ưu thế về quyền lực và sức mạnh thể chất. Việc đàn ông là trụ cột gia đình đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân, do đó người phụ nữ vẫn chấp thuận việc “lấy chồng theo chồng” là chuyện đương nhiên. Trong xu thế bình đẳng giới hiện nay, nam giới cũng đã có những thay đổi lớn về tư tưởng, họ đang ngày càng tham nhiều vào các công việc gia đình mà trước kia người phụ nữ phải một mình đảm nhận. Đây là suy nghĩ rất đúng đắn, thể hiện thái độ chia sẻ trách nhiệm của nam giới với người phụ nữ trong mọi công việc.
Mặc dù vị thế của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện một cách rõ rệt, song sinh viên vẫn đánh giá cao các phẩm chất truyền thống.
Có 46.6% sinh viên cho rằng “đảm đang” là một phẩm chất rất cần thiết đối với người phụ nữvà 50% nhận xét đây là phẩm chất cần thiết. Xét về tương quan nơi ở trước khi vào Đại học, ta thấy các sinh viên ở nông thôn đánh giá rất cao về phẩm chất “đảm đang”với 63.2% cho rằng đây là đức tính rất cần thiết đối với người phụ nữ và 31.6% đánh giá là cần thiết. Còn sinh viên ở thành phố, thị xã thì đánh giá mức độ rất cần thiết là 38.5% và cần thiết là 59%. Có thể thấy, các sinh viên xuất thân từ nông thôn vẫn có sự chú ý nhiều hơn về phẩm chất “đảm đang”do họ tiếp xúc nhiều với các công việc đồng áng. Nhìn chung là sinh viên đã có đánh giá cao về đức tính “đảm đang”của người phụ nữ. Đây là phẩm chất quan trọng để người phụ nữ xứng đáng với danh hiệu “giỏi việc nươc, đảm việc nhà”.
Không chỉ đam đang, quán xuyến được các công việc gia đình, người phụ còn cần phải “cư xử đúng mực”. Có 56.9% sinh viên coi đây là phẩm chất “rất cần thiết”và 41.4% cho rằng đức tính này là cần thiết. Cư xử đung mực nghĩa là người phụ nữ phải biết ăn nói dịu dàng, “kính trên nhường dưới”, “đi hỏi về chào”....Đây là phẩm chất quan trọng mà người phụ nữ cần chú ý.
Trong số các phẩm chất truyền thống của người phụ nữ thì “đạo đức tốt”là đức tính được nhiều người ủng hộ nhất,với 67.2% sinh viên cho rằng “rất cần thiết”và 31.1% đánh giá là “cần thiết”, chỉ có 1.7% cho là “ít cần thiết”. Người phụ nữ trong chế độ cũ phải thực hiện quy tắc “tứ đức”, trong đó phẩm hạnh là một quy tắc quan trọng.Cũng có thể hiểu đạo đức tốt là lối sống lành mạnh, quan hệ đúng mực và tâm hồn trong sáng. Đây là phẩm chất và tâm hồn trong sáng. Đây là phẩm chất đáng quý mà người phụ nữ dù ở thời đại nào cũng cần phải gìn giữ và phát huy.
Phẩm chất chung thuỷ. cũng được các bạn sinh viên quan tâm chú ý. Với 62.1% đánh giá đây là phẩm chất rất cần thiết và 34,5% cho rằng cần thiết. Mặc dù xã hội hiện đại có cái nhìn thông thoáng hơn về phẩm chất đạo đức của người phụ nữ, song sinh viên vẫn có đánh giá cao về phẩm chất này.
Xét theo tương quan nam nữ, chúng ta thấy nam sinh viên đánh giá rất cao về phẩm chất chung thuỷ của người phụ nữ (70%) so với 60,4% sinh viên nữ có cùng ý kiến. Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa và sự giao thoa của nhiều nền văn hoá khác nhau, vấn đề quan hệ nam nữ đã được nhiều người nhìn nhận thoáng hơn. Song tầng lớp sinh viên có xu hướng đề cao phẩm chất chung thuỷ, điều này có ý nghĩa rất quan trọng.
Phẩm chất nhân hậu, vị tha được sinh viên đánh giá là rất cần thiết (53,5%) và cần thiết (43,1%).
Như vậy có thể thấy rõ định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ. Những phẩm chất “lỗi thời” đã không được sinh viên ủng hộ, tuy nhiên chắt lọc từ những giá trị lâu đời, sinh viên vẫn coi trọng các phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Đặc biệt, tầng lớp tri thức lại có xu hướng lựa chọn mẫu hình người phụ nữ có nhiều phẩm chất truyền thống.
Biểu 2. Đánh giá về người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp
Qua điều tra cho thấy, có 63,8% sinh viên cho rằng đối với họ người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhất chính là người mẹ, trong đó có tới 80% sinh viên nam lựa chọn phương án này và chỉ có 60,4% sinh viên nữ có cùng quan điểm. Đánh giá của sinh viên cũng rất đa dạng: người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhất là: bà, bác, cô, dì...(6,9%); chị, em gái (1,7%); bạn bè: (3,4%), nhân vật trong phim, truyện (8,6%); nhân vật nổi tiếng (6,9%). Một điểm đáng lưu ý là một số bạn sinh viên nữ đã rất tự tin khi đánh giá bản thân hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Bên cạnh đó, sinh viên nam cũng đã đánh giá về người phụ có nhiều phẩm chất tốt đẹp chính là bạn gái, người yêu của mình.
Việc trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân là rất cần thiết đối với sinh viên nói chung và sinh viên nữ nói riêng. Định hướng của sinh viên về các phẩm chất truyền thống của người phụ nữ có vai trò rất quan trọng. Không chỉ đánh giá về các đức tính tốt đẹp của người phụ nữ, sinh viên còn thông qua đó để phấn đấu, tu dưỡng bản thân, phát huy những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.
2. Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất hiện đại của người phụ nữ
Người ta thường nói “Phụ nữ chiếm nửa phần nhân loại”- đó là nửa phần nhân loại với những chức năng mà nửa kia của nhân loại không thể thay thế. Phu-ri-ê đã từng nói rằng “Muốn biết tính chất triệt để của một cuộc cách mạng đến đâu, ta phải xem thái độ của nó đối với phụ nữ”. Như vậy, có thể thấy vai trò của người phụ nữ trong xã hội là vô cùng quan trọng.
Bảng 3. Đánh giá của sinh viên về vị trí của người phụ nữ trong xã hội hiện nay
Đánh giá
%
Rất được coi trọng
12,1
Được coi trọng
51,7
Bình thường
34,5
ít được coi trọng
1,7
Không được coi trọng
0
Không rõ
0
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đánh giá rất cao về vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Ý kiến của các bạn sinh viên cũng khá đa dạng với 12,1% cho rằng vị trí của người phụ nữ trong xã hội hiện nay rất được coi trọng. Đa số sinh viên cho rằng người phụ nữ ngày nay được coi trọng (51,7%). Tuy nhiên vẫn có khá nhiều ý kiến đánh giá vị trí của người phụ nữ trong xã hội là bình thường (34,5%). Chỉ có một số ít cho rằng người phụ nữ hiện nay ít được coi trọng (1,7%), và điều đáng mừng là không có sinh viên nào cho rằng vị trí của người phụ nữ trong xã hội không được coi trọng.
Những đánh giá khách quan của sinh viên đã làm rõ hơn thực tế vị trí của người phụ nữ trong xã hội hiện nay. Mặc dù người phụ nữ đã tự khẳng định được vai trò và vị thế của mình trên mọi lĩnh vực, song sự bất bình đẳng vẫn tồn tại. Có thể nói tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân, đặc biệt là nam giới. Chính vì lẽ đó, người phụ nữ Việt Nam trong xã hội ngày nay càng phải hoàn thiện hơn về phẩm chất, nhân cách của mình để chứng tỏ vai trò và vị trí của bản thân.
Nếu như người phụ nữ ở chế độ cũ luôn ý thức được việc tuân thủ theo những quy tắc, tục lệ truyền thống, rèn luyện phẩm chất “tam tòng, tứ đức”, việc làm đẹp là rất giới hạn và kín đáo, thì người phụ nữ ngày nay không những trau dồi, hoàn thiện các phẩm chất tốt đẹp của bản thân mà còn phải tự chăm sóc đến hình thức bên ngoài.
Biểu 3. Sự cần thiết phải quan tâm đến hình thức bên ngoài
Người ta thường nói “Ăn cho mình, mặc cho người”. Việc làm đẹp cho bản thân là một nhu cầu chính đáng mà người phụ nữ dù ở tầng lớp xã hội nào cũng quan tâm, chú ý đến.
Có tới 96,6% sinh viên cho rằng người phụ nữ cần thiết phải quan tâm đến hình thức bên ngoài, chỉ có 3,4% ý kiến không cho là như vậy.
“Đã là phụ nữ thì ai mà chẳng mốn mình đẹp, theo em việc chăm sóc về hình thức bên ngoài là rất quan trọn, cách trang điểm, ăn mặc nhiều khi cũng thể hiện tính cách của mỗi người”
(NHH, 20t, Sinh viên năm thứ 1- Khoa Văn học)
Bảng 4. Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của hình thức bên ngoài đơn vị %
Mức độ
Hình thức
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Ít quan tâm
Không quan trọng
Hình thức đẹp
8,6
39,7
46,6
1,7
3,4
Biết ăn mặc, gọn gàng
53,5
43,1
1,7
1,7
0
Biết cách làm đẹp
34,5
56,9
6,9
1,7
0
Qua điều tra cho thấy sinh viên đã có sự đề cao về hình thức bên ngoài. Đây là điều tất yếu và phù hợp với bối cảnh phát triển của nền kinh tế- văn hoá- xã hội hiện nay.
Về hình thức đẹp, có thể coi đó là những nét đẹp “có sẵn” của mỗi người. Vẻ đẹp có thể toát lên từ khuôn mặt, dáng đi, nước da hay đơn giản chỉ là một nụ cười... Hình thức đẹp có thể do bẩm sinh, cũng có thể do rèn luyện mà nên, chính vì thế, đây được coi là cái vốn của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, quan niệm rằng người con gái phải có hình thức đẹp đã không còn là mơ ước của đại đa số nam nữ sinh viên. Chỉ có 8,6% cho rằng hình thức đẹp là rất quan trọng, 39.7% sinh viên có ý thức đẹp cũng quan trọng. Phần lớn sinh viên cho rằng hình thức đẹp là bình thường (46,6%). Một số ít đánh giá là “Ít quan trọng” (1,7%) và không quan trọng (3,4%).
Người con gái cúng nên biết cách ăn mặc đẹp, gọn gàng và phù hợp với từng hoàn cảnh. Có 53,5% sinh viên cho rằng điều đó là rất quan trọng, 43,1% cho rằng quan trọng, chỉ có 1,7% cho rằng ít quan trọng. Việc ăn mặc đúng cách cũng thể hiện được tính cách và phẩm chất của người con gái. Văn hoá thể hiện rất rõ nét qua cách ăn mặc. Không nhất thiết phải là những trang phục đắt tiền, hợp thời trang mà việc ăn mặc gọn gàng, phù hợp mới là điều quan trọng.
“Sinh viên nữ trường mình ăn mặc khá “bắt mắt”, điều đó chứng tỏ các bạn rất quan tâm đến hình thức bên ngoài, tuy nhiên mình nghĩ rằng cách ăn mặc đẹp nhất là trang phục phù hợp với bản thân, không màu mè và phải kín đáo”
(NTHY, Nữ, 23t, Năm thứ 4- Xã hội học)
Việc làm đẹp cho bản thân là một nhu cầu tất yếu của người phụ nữ dù ở lứa tuổi nào. Người ta thường nói “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. Đa số sinh viên có quan điểm là phụ nữ thì phải biết cách làm đẹp (56,9%); 34,5% cho rằng điều đó là rất quan trọng, chỉ có 6,9% đánh giá là bình thường và 1,7% nhận xét rằng ít quan trọng.
Như vậy, có thể nói sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã có những cách nhìn mới mẻ trong vấn đề chăm sóc về hình thức của người phụ nữ. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế mở cửa, nền văn hóa có sự giao lưu, hội nhập và phát triển như ngày nay.
Người phụ nữ hiện đại không còn bó hẹp bản thân với những công việc trong gia đình. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã khiến cho họ có nhiều cơ hội để tiếp cận với những công việc ngoài xã hội. Những rào cản của định kiến đã bị phá bỏ, thay vào đó là nỗ lực vươn lên tự khẳng định mình của người phụ nữ hiện đại. Không những thế họ còn có khả năng đảm nhiệm nhiều vị trí cao trong xã hội và đạt được không ít thành công trên mọi lĩnh vực. Song, không vì thế mà họ quên đi vai trò quan trọng của mình. Xã hội càng phát triển, người phụ nữ càng phải rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế- văn hoá- xã hội.
Bảng 5. Những phẩm chất cần thiết cho người phụ nữ với điều kiện kinh tế - xã hội - hiện nay
Phẩm chất
Tỷ lệ (%)
Nội trợ giỏi
31
Biết ăn mặc, làm đẹp
36,2
Biết xã giao
46,6
Học vấn cao
50
Sức khoẻ tốt
41,1
Biết làm kinh tế
19
Năng động, tự tin
72,4
Khác
3,4
Trên đây là những định hướng của sinh viên về những phẩm chất hiện đại của người phụ nữ. Sinh viên đã có đánh giá cao về sự năng động, tự tin của người con gái, với 72,4% ý kiến cho rằng đây là phẩm chất cần thiết. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, người phụ nữ tham gia vào nhiều hoạt động và đóng góp công sức của mình trên mọi lĩnh vực thì sự năng động, tự tin là không thể thiếu được.
Em thấy phụ nữ bây giờ nhiều người thành đạt lắm. Em rất khâm phục sự năng động, tự tin và ý chí vươn lên của họ.
(NMH, nam, 21t, Sinh viên năm thứ 2, Đông Phương học)
Học vấn cao cũng được sinh viên đánh giá là cần thiết với 50% số người được hỏi cho rằng như vậy. Đây một điều đáng mừng đối với sự phát triển của xã hội hiện nay. Các sinh viên đánh giá cao trình độ học vấn của người con gái tức là đánh giá cao về tri thức, đó là nền tảng của sự tiến bộ xã hội.
Quan niệm của đạo Khổng cho rằng “Đàn bà là tiểu nhân là những kẻ khó dạy” giờ đây không còn phù hợp nữa. Người phụ nữ đang ngày càng lĩnh hội được nhiều kiến thức và khẳng định được năng lực của bản thân.
Không chỉ có học vấn cao, người phụ nữ còn cần phải biết xã giao, biết ăn nói. Đây là phẩm chất mà 46,6% sinh viên cho rằng cần thiết đối với phụ nữ. Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi ở người phụ nữ một phong cách xã giao, cách ăn nói dịu dàng, khéo léo, đúng mực, lịch sự. Điều đó không chỉ thể hiện nghệ thuật giao tiếp mà còn phản ánh nhận thức, phẩm chất, nhân cách của người phụ nữ.
Bên cạnh các phẩm chất năng động, tự tin, học vấn cao, biết xã giao, sinh viên còn đánh giá cao trong các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (0).doc