Đề tài Giải pháp góp phần hạ thấp chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng thép tại Tổng công ty Thép Việt Nam

 

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. TỒNG QUAN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH. 3

1. Khái niệm và vai trò của chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp. 3

1.1. Khái niệm. 3

1.2. Vai trò của chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp. 4

II. Phân loại chi phí kinh doanh. 4

2.1. Phân loại chi phí kinh doanh theo quan hệ với các đối tượng chịu phí. 5

2.2. Phân loại chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 5

2.3. Phân loại chi phí kinh doanh theo tính chất biến đổi của chi phí so với mức lưu chuyển hàng hoá. 7

2.4. Phân loại chi phí kinh doanh theo nội dung kinh tế, yêu cầu quản lý tài chính và hạch toán chi phí. 8

III. Phạm vi áp dụng và nội dung chí phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. 9

3.1. Phạm vi của chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp. 9

3.2. Nội dung của chi phí kinh doanh. 11

3.2.1. Chi phí mua hàng. 11

3.2.2. Chi phí bán hàng. 12

3.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 13

3.3. Cơ cấu chi phí kinh doanh trong các mặt hàng xuất nhập khẩu. 14

3.3.1. Đối với hàng xuất khẩu. 14

3.3.2. Đối với hàng nhập khẩu. 14

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 20

CHƯƠNG II 21

thực trạng kinh doanh và chi phí kinh doanh các mặt hàng thép tại tổng công ty thép Việt nam 21

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM. 21

1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam. 21

1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam 22

1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam. 26

1.4. Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam và bộ phận kinh doanh trực thuộc. 27

1.5. Nguồn lực của Văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam. 27

II. THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THÉP TẠI BỘ PHẬN KINH DOANH CỦA VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM. 32

2.1. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam : 32

2.1.1.Hoạt động nhập khẩu: 32

2.1.2. Hoạt động xuất khẩu: 34

2.2. Hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003. 34

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ KINH DOANH CỦA VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM QUA 2 NĂM 2002-2003. 38

3.1. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và công tác quản lý chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003. 38

3.1.1. Nội dung công tác quản lý chi phi kinh doanh. 39

3.1.2. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty qua 2 Năm 2002-2003. 39

3.1.3. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh qua các hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003. 41

3.2. Hiệu quả thực hiện chi phí kinh doanh theo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản. 43

3.3. Đánh giá tình hình thực hiện chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003. 46

3.3.1. Những kết quả đạt được. 46

3.3.2. Những khó khăn hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh. 47

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 48

CHƯƠNG III 49

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY VIỆT NAM. 49

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2002 - 2005 CỦA VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM. 49

1.1. Phương hướng phát triển của Văn phòng Tổng công ty Thép. 49

1.2. Thuận lợi và khó khăn khi bước vào kế hoạch giai đoạn 2002-2005 của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. 51

II. NHỮNG GIẢI PHÁP HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH Ở VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM. 52

2.1. Các giải pháp cụ thể nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. 52

2.1.1.Nghiên cứu thị trường. 53

2.1.2. Các biện pháp quản lý lao động. 53

2.1.3. Tiết kiệm chi phí lưu thông. 54

2.1.4. Vấn đề về vốn. 56

2.1.5. Tăng cường tiết kiệm chi phí. 56

2.2. Các ý kiến đề xuất. 57

2.2.1. Chi phí mở, điều chỉnh, thanh toán L/C. 57

2.2.2. Cần có biện pháp phòng ngừa để tránh rủi ro do chênh lệch của tỷ giá hối đoái. 58

2.2.3. Đổi mới phương thức bán hàng. 58

2.3. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 61

KẾT LUẬN 62

Tài liệu tham khảo 63

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp góp phần hạ thấp chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng thép tại Tổng công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phận kinh doanh trực thuộc. Văn phòng Tổng công ty ngoài việc lập và cung cấp báo cáo tài chính như một đơn vị thành viên, còn có nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên đề hình thành nên báo cáo tài chính toàn ngành, kiểm tra, giám sát, hưỡng dẫn cho các đơn vị trong công tác tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Trực tiếp quan hệ và làm đầu mối với các cơ quan chức năng quản lý như Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục tài chính doanh nghiệp Chịu trách nhiệm về việc cung cấp số liệu của toàn ngành thép ra bên ngoài. 1.5. Nguồn lực của Văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam. Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật. Trụ sở của Tổng công ty Thép Việt Nam tại 91 Láng Hạ -Đống Đa-Hà nội là một địa điểm rất thuận lợi cho việc giao dịch. Các phòng ban được trang bị khá đầy đủ các thiết bị làm việc như bàn ghế, sổ sách, tủ tài liệu, điện thoại ,máy vi tính, máy photo, fax, máy in,để tạo môi trường làm việc tốt. Tổ chức lao động . Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam có một đội ngũ cán bộ công nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tác phong làm việc nhanh gọn, nghiêm túc. Hàng ngũ cán bộ gương mẫu, tận tâm tận lực, biết cách tổ chức, triển khai các nhiệm vụ được giao. Hiện nay và trong thời gian tới Văn phòng Tổng công ty có chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp sự năng nổ, nhiệt tình sáng tạo của tuổi trẻ với kinh nghiệm của các thế hệ đi trước nhằm tạo ra một động lực mới cho sự phát triển bền vững của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. Văn phòng Tổng công ty có số nhân viên tính đến thời điểm này là 120 người hoạt động tại các phòng ban khác nhau. Có nhiều người đã và đang tham gia học tập công tác tại nước ngoài. Khả năng tài chính : Là một trong những nguồn lực hết sức quan trọng cho sản xuất kinh doanh. Tình hình vốn và tài sản của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003 như sau: Theo quy chế tài chính của Nhà nước ban hành cần phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tự chủ về vấn đề tài chính để kinh doanh đạt được hiệu quả cao. Những năm gần đây Văn phòng Tổng công ty luôn hoàn thành mục tiêu đề ra kinh doanh có hiệu quả, không ngừng góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước. Hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty đã đạt hiệu quả về kinh tế xã hội đặc biệt trong giai đoạn nước ta hiện nay và tính chất cạnh tranh gay gắt của thị trường ngành thép việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, nó có thể tồn tại và phát triển, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và cho Nhà nước. Để thấy được tình hình tài chính của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong những năm qua ta đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Văn phòng trong 2 Năm 2002-2003 qua bảng các bảng biểu sau: Bảng 01: Một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính của Văn phòng Tổng công ty trong 2 Năm 2002-2003. Đơn vị tính: VNĐ Stt Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Chênh lệch Tỷlệ% 1 TSLĐ bình quân. 256.018.298.000 285.676.434.414 29.658.136.414 11,58 2 TSCĐ bình quân. 365.319.274.382 360.959.581.478 -4.359.692.904 -1,19 3 Vốn KD bình quân. 499.233.982.731 508.366.298.219 9.132.315.488 1,83 4 Nợ phải trả bình quân. 92.568.091.711 71.154.717.347 -21.413.373.732 -0,23 5 NguồnVCSH BQ 528.769.481.302 575.481.298.545 46.711.817.243 8,38 6 Doanh thu thuần. 131.938.094.911 68.718.544.225 -63.264.550.686 -47,93 7 Lợi nhuận sau thuế. 41.236.515.658 58.953.018.288 17.716.502.570 42,96 ( Nguồn: Báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh các Năm 2002, 2003 của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam) Nhìn vào bảng 02, Ta thấy hoạt động kinh doanh Năm 2003 của Văn phòng Tổng công ty đạt được kết quả cao so với Năm 2002 thể hiện trên các chỉ tiêu tài chính chủ yếu sau: - Năm 2003 tài sản lưu động bình quân của Văn phòng Tổng công ty là 285.676.434.414 đồng tăng lên so với Năm 2002 với số tiền là 29.658.136.414 đồng với tốc độ tăng là 11,58%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng TSLĐ&ĐTNH của Văn phòng Năm 2003 là có hiệu quả thể hiện lượng tiền trong TSLĐ&ĐTNH tăng lên từ 72.276.084.881đồng (năm2002) lên 109.922.707.554 đồng Năm 2003. - Tài sản cố định bình quân Năm 2003 của Văn phòng Tổng công ty là 360.959.581.478 đồng giảm 4.359.692.904 đồng với tỷ lệ giảm là 1,19%. Tài sản cố định của Văn phòng Tổng công ty bao gồm: TSCĐ hữu hình( Nhà cửa, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị công cụ quản lý) và các TSCĐ vô hình( Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các dự án, kế hoạch phát triển ngành Thép). Mặc dù tài sản cố định của Văn phòng Năm 2003 có giảm so với Năm 2002 với tỷ lệ nhỏ nhưng tỷ trọng của nó trong tổng tài sản của Văn phòng vẫn rất lớn chiếm hơn 50%. Tài sản cố định và ĐTDH của Văn phòng giảm trong Năm 2003 giảm là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm từ 18.207.873.188 đồng( Năm 2003) xuống còn 422.154.555 đồng( Năm 2002). - Vốn kinh doanh bình quân của Văn phòng Tổng công ty Năm 2003 là 508.366.298.219 đồng tăng so với Năm 2002 là 9.132.315.488 đồng với tốc độ tăng là 1,83%. Việc vốn kinh doanh của Văn phòng TCty tăng là do được bổ sung từ nguồn lợi nhuận sau khi nộp thuế và làm các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, đồng thời trích lập các quỹ theo chế độ quy định và tăng phần vốn tự bổ sung. So với toàn Tổng công ty vốn kinh doanh của Văn phòng TCty tương đối lớn chiếm gần 50% tổng số vốn của Tổng công ty, điều này là do Văn phòng đem vốn phân bổ cho các đơn vị thành viên và đem vốn góp liên doanh. Đôi khi nguồn vốn kinh doanh của đơn vị còn thiếu nên vẫn phải đi vay vốn ngân hàng để nhập khẩu thép. - Nợ phải trả bình quân Năm 2003 của Văn phòng Tổng công ty là 71.154.717.347 đồng giảm 21.413.373.732 đồng với tỷ lệ giảm là 0,23% so với Năm 2002. Điều đó chứng tỏ rằng các khoản nợ của Văn phòng( Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ khác) đã giảm một cách đáng kể. Trong đó với thuế và các khoản nộp NSNN đã được khấu trừ một lượng đáng kể khoảng 668.254.374 đồng. Khả năng thanh toán các khoản nợ của Văn phòng TCty Năm 2003 là khá tốt. - Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân của Văn phòng Tổng công ty Năm 2003 là 575.481.298.545 đồng tăng 46.711.817.243 đồng với tỷ lệ tăng là 8,38% so với Năm 2002. Việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị là do nguồn vốn kinh doanh và các quỹ đều tăng đáng kể. Điều này còn cho thấy khả năng kinh doanh và đầu tư phát triển của Văn phòng TCty là rất lớn. - Doanh thu thuần Năm 2003 của Văn phòng TCty là 68.718.544.225 đồng giảm 63.264.552.486 đồng với tỷ lệ giảm là 47,93% so với Năm 2002 điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của đơn vị Năm 2003 là không có hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do giá phôi thép nhập khẩu tăng cao, lượng phôi thép khan hiếm, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của thị trường thế giới và khu vực nên việc lỗ trong hoạt động kinh doanh Năm 2003 là điều không thể tránh khỏi. - Lợi nhuận sau thuế của Văn phòng Năm 2003 đạt 58.953.018.288 đồng tăng 17.716.502.570 đồng với tỷ lệ tăng là 42,96% so với Năm 2002. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chứng tỏ rằng Văn phòng làm ăn vẫn có lãi. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận sau thuế này tăng là do đóng góp bởi lợi nhuận từ các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường, bên cạnh đó thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cuối kỳ là không có do hoạt động kinh doanh không có lãi mà lãi của Văn phòng chủ yếu là từ lãi liên doanh được chia( số lãi này các doanh nghiệp liên doanh đã phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên Văn phòng không phải nộp nữa). Để thấy rõ hơn tình hình tài chính của Văn phòng Tổng công ty qua 2 Năm 2002-2003 ta đưa ra một vài chỉ tiêu hệ số đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Văn phòng được biểu hiện qua bảng sau: Bảng 02: Một số chỉ tiêu, hệ số đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của Văn phòng. Stt Các chỉ tiêu hệ số Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 1 Hệ số tự tài trợ. % 86,37 91,50 2 Hệ số nợ. % 13,63 8,50 3 Hệ số đầu tư TSCĐ. % 57,89 53,84 4 Hệ số đầu tư TSLĐ. % 42,11 46,16 5 Hệ số thanh toán hiện hành. Lần 7,36 11,79 6 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Lần 5,45 10,55 7 Hệ số thanh toán nợ dài hạn. Lần 8,25 13,12 8 Tốc độ chu chuyển vốn LĐ. Vòng/lần 0,52 0,24 9 Tốc độ chu chuyển vốn KD. Vòng/lần 0,26 0,14 10 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ DTT. % 31,24 85,79 11 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ NV chủ sở hữu. % 7,56 9,74 12 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ tổng TS. % 6,53 8,91 Qua bảng 03 cho thấy : Việc bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Văn phòng Tổng công ty qua 2 Năm 2002-2003 là hợp lý thông qua chỉ tiêu hệ số đầu tư vào tài sản lưu động tăng, đầu tư vào tài sản cố định giảm. Tuy nhiên tỷ trọng của TSCĐ trong tổng tài sản là rất lớn chiếm hơn 50%. Điều này còn chứng tỏ rằng Văn phòng đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn của Văn phòng thông qua 2 chỉ tiêu hệ số quan trọng là hệ số tự tài trợ và hệ số nợ, qua 2 Năm 2002-2003 ta thấy hệ số tự tài trợ tăng, hệ số nợ giảm đáng kể và hệ số tự tài trợ chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Văn phòng. Điều này chứng tỏ rằng Văn phòng Tổng công ty có nguồn vốn dồi dào và khả năng kinh doanh độc lập là rất cao. Nhìn chung các chỉ tiêu hệ số thanh toán của Văn phòng Tổng công ty qua 2 Năm 2002-2003 là rất tốt, các chỉ tiêu hệ số này đều tăng một tỷ lệ đáng kể điều này chứng tỏ rằng các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo và Văn phòng đã cố gắng rất tốt trong việc thanh toán các khoản nợ. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động và tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh đều giảm 1 nửa so với Năm 2002 điều này đã làm giảm doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư, phản ánh hoạt động kinh doanh của Văn phòng Năm 2003 là không có hiệu quả. Trong thời gian tới doanh nghiệp cần chú ý là tăng tốc độ chu chuyển vốn để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Các chỉ tiêu hệ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Qua 2 Năm 2002-2003 Chỉ tiêu hệ số sinh lời sau thuế của Văn phòng đã tăng một tỷ lệ đáng kể điều đó chứng tỏ 1 đồng trong doanh thu, 1 đồng trong nguồn vốn chủ sở hữu và 1 đồng trong giá trị tài sản đã tạo ra một lượng lợi nhuận sau thuế trong Năm 2003 đã cao hơn Năm 2002. Các chỉ tiêu hệ số trên đã phần nào phản ánh khái quát thực trạng tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Văn phòng qua 2 Năm 2002-2003 có sự biến đổi đáng kể. II. Thực trạng chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng thép tại bộ phận kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. 2.1. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam : Hiện nay, Tổng công ty Thép Việt Nam vẫn có chủ trương tập trung đầu mối nhập khẩu về Văn phòng Tổng công ty để điều tiết chung vì vậy mọi hoạt động giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu với bạn hàng nước ngoài đều được thực hiện thông qua Văn phòng Tổng công ty. Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam hàng năm vẫn nhập khẩu một khối lượng lớn các mặt hàng kim khí trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước cho nên kết quả hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty chủ yếu là từ hoạt động nhập khẩu mang lại, còn hoạt động xuất khẩu thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ chủ yếu là xuất khẩu uỷ thác( nhận xuất khẩu các mặt hàng Gang cho công ty Kim khí Bắc Thái) và xuất khẩu lao động đi lao động ở nước ngoài, bởi vậy doanh thu của Văn phòng từ hoạt động xuất khẩu là chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu kinh doanh của Văn phòng Tổng công Ty Thép Việt Nam. 2.1.1.Hoạt động nhập khẩu: Các mặt hàng kinh doanh. Hiện nay, Việt nam mới chỉ sản xuất được thép cán, thép dây và một lượng ít thép hình do công nghệ luyện thép còn non kém quặng sắt khai thác chất lượng kém còn nhiều tạp chất. Vì vậy Tổng công ty phải nhập một khối lượng lớn phôi thép về để sản xuất. Ngoài mặt hàng phôi thép là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu chiếm hơn 40% tổng sản lượng nhập khẩu thì Văn phòng tổng công ty Thép Việt Nam còn nhập các loại mặt hàng thép sau: Thép lá các loại Thép tấm dầy Thép hình cỡ lớn Thép ống không hàn cỡ lớn , thép ống đặc chủng Thép phế liệu Thép hợp kim cho cơ khí chế tạo máy, thép tốt. Kim loại màu Thị trường kinh doanh của Tổng công ty : Hiện nay thép nhập khẩu của Văn phòng Tổng công ty chủ yếu có xuất xứ từ Nga và Ucraina, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Đây là những bạn hàng lớn của ngành Thép Việt Nam. Nga và Ucraina Thép nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Nga và Ucraina chiếm gần 70%. Đây là nguồn hàng truyền thống của thị trường Việt Nam và được khách hàng trong nước tin và quen dùng. Khu vực này có thể cung cấp cho ta khối lượng thép lớn, chất lượng đảm bảo giá cả phải chăng. Tuy nhiên trong kinh doanh với các nước này, Việt Nam đang có những trở ngại khá lớn là chúng ta thường phải nhập khẩu qua nước thứ 3 làm cho giá cả thường bị dội lên khá cao và gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển và cung cấp nguồn hàng thường xuyên. Mặc dù giá thép từ Nga và ucraina rẻ hơn song phải chuyên chở đường dài nên giá cả tăng lên do cước phí vận chuyển cao bằng 30% giá trị thép nhập khẩu. Trong quá trình kinh doanh với các nước này cần chú ý tới tình hình kinh tế xã hội còn thiếu ổn định, tình trạng kinh doanh trái pháp luật gian lận rất phổ biến. Tránh những tình trạng kinh doanh với những doanh nghiệp sau giao hàng nhận tiền phía Việt Nam tìm đến đối tác thì họ đã phá sản hoặc giải thể. Hàn Quốc. Hàn Quốc là một đối tác mới nhưng là một đối tác quan trọng của ViệtNam, chúng ta thường giao dịch với các công ty lớn và làm ăn có uy tín như Deawoo, Posco, Hyudai xét về chất lượng và giá cả thép thì Hàn Quốc có thể so sánh với thép từ Nga và ucraina. Nhật Bản . Hiện nay các loại thép tốt chúng ta thường nhập khẩu từ Nhật Bản. Mặc dù giá cao nhưng chất lượng thép lại đảm bảo những yêu cầu về thép phục vụ vụ cho công nghiệp chế tạo. Đồng thời Nhật Bản là đối tác rất uy tín của Việt Nam, sản lượng thép xuất khẩu của Nhật Bản vào các nước Châu á đang tăng mặc dù giá nhập khẩu Thép từ Nhật Bản rất cao. Trung Quốc . Đối với sản phẩm thép nhập khẩu ,thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường Trung Quốc .Khi thị trường Trung Quốc nhập khẩu về nhiều thì giá thép nhập khẩu tăng nhưng khi thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu thì giá lại hạ. Văn phòng Tổng công ty cũng nhập khẩu khá lớn lượng thép từ Trung Quốc mặc dù giá rẻ nhưng chất lượng kém. Ngoài những bạn hàng lớn ở trên Tổng công ty thép Việt Nam còn tạo mối quan hệ mật thiết với một số nhà cung cấp lớn của Châu Âu như Mannesmann.Helm củaĐức.,của Australia, Singapore. 2.1.2. Hoạt động xuất khẩu: Hàng xuất khẩu chủ yếu là gang đúc và các sản phẩm đúc từ gang. Từ năm 2000, Tổng công ty Thép Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu thép xây dựng sang một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào và gần đây là I Rắc. 2.2. Hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003. Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam vừa có hoạt động kinh doanh như một đơn vị thành viên vừa mang tính chất là cơ quan đầu não quản lý điều hành toàn nghành Thép Việt Nam( do vốn Nhà nước cấp). Hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu hàng hoá về bán cho các đơn vị thành viên( không bán ra ngoài xã hội) và các liên doanh của Tổng công ty Thép và xuất khẩu uỷ thác các sản phẩm gang cho công ty Kim khí Bắc Thái và xuất khẩu lao động. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh cuả Văn phòng Tổng công ty không ngừng phát triển, đạt được hiệu quả cao về kinh tế và xã hội, đảm bảo cung cấp nguồn hàng và góp phần bình ổn thị trường Thép Việt Nam, nâng cao đời sống cho cán bộ CNV ở Văn phòng, tăng thu nhập cho NSNN. Tổng doanh thu và doanh thu thuần của Năm 2003 đạt 68.718.544.225 đồng giảm hơn Năm 2002 là 63.264.550.686 đồng với tỷ lệ giảm là 47,93% điều này là do những biến động về hoạt động kinh doanh XNK( giá nhập khẩu phôi tăng, mặt hàng phôi thép khan hiếm), cung cấp dịch vụ trong Năm 2003 dẫn đến kết quả kinh doanh của Văn phòng chịu thua lỗ. Trong những năm tới với nguồn vốn kinh doanh rất lớn và việc phân tích những biến động của thị trường Thép Văn phòng Tổng công ty cần có những biện pháp cần thiết để tăng doanh thu của Văn phòng. Giá vốn hàng bán Năm 2003 là 66.890.627.498 đồng so với Năm 2003 giảm 61.516.620.318 đồng với tỷ lệ giảm là 47,91%. So sánh mỗi quan hệ với doanh thu thuần ta thấy tốc độ giảm của giá vốn gần bằng tốc độ giảm của doanh thu thuần, điều này dẫn đến lợi tức gộp bị giảm và kìm hãm. Do vậy nếu giảm giá vốn hàng bán mà vẫn đảm bảo tốc độ tăng doanh thu thì nó có ý nghĩa tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm nhưng đều rất khó khăn khi cố gắng thực hiện. Điều này đòi hỏi trong kỳ kinh doanh sau doanh thu của Văn phòng phải tăng để có lợi nhuận. Lợi tức gộp: Năm 2003 là 1.827.916.727 đồng giảm 1.747.930.368 đồng với tỷ lệ giảm là 48,88% so với Năm 2002 . Mặt khác chi phí bán hàng tăng 288.621.475 đồng với tỷ lệ tăng là 63,44% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên rất lớn là 11.673.235.391 đồng so với Năm 2002 điều này làm cho lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh Năm 2003 là 11.404.073.964 đồng giảm 13.080.109.299 đồng với so với Năm 2002 đây là năm có mức giảm về lợi nhuận thuần lớn, điều đó dẫn đến hoạt động kinh doanh của Văn phòng Năm 2003 có hiệu quả không cao. Sở dĩ Năm 2003 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao như vậy vì trong năm này, Tổng công ty đã quyết định xử lý, phân bổ khoản hàng nhập khẩu thiếu tồn đọng chưa xử lý từ những năm trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp của năm nay. Đây là yếu tố bất thường làm giảm lãi kinh doanh Năm 2003 của Văn phòng Tổng công ty . Bên cạnh đó, lợi nhuận từ các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường tăng lên rất nhiều lần so với Năm 2002, điều đó làm cho lợi nhuận sau thuế cuả Văn phòng Tổng công ty đạt 58.953.018.228 đồng tăng 17.716.502.570 đồng với tỷ lệ tăng là 42,96 % so với Năm 2002. Do vậy, lỗ của hoạt động kinh doanh của Văn phòng đã được bù đắp bởi các khoản lãi từ hoạt động tài chính, hoạt động bất thường và làm cho Năm 2003 Văn phòng vẫn có được khoản lợi nhuận sau thuế cao, có sự tăng trưởng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần Năm 2003 cao hơn 54% so với Năm 2002 điều đó chứng tỏ rằng 1 đồng doanh thu Năm 2003 có tới 0.8579 đồng lợi nhuận sau thuế (so với 0.3124 đồng Năm 2002). Qua phân tích ở trên cho thấy hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Năm 2003 có hiệu quả không cao so với Năm 2002 rất nhiều Tuy nhiên Văn phòng vẫn có nguồn thu từ các hoạt động khác như hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Qua bảng ta cũng thấy rằng chi phí kinh doanh ở Văn phòng Tổng công ty còn rất cao cần quan tâm hơn nữa về mặt quản lý và sự dụng chi phí cho hợp lý để đem lại lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời có biện pháp hiệu quả để đạt được doanh thu cao từ hoạt động kinh doanh. Để đánh giá tiếp kết quả hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty ta phân tích tiếp một số chi tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh qua bảng sau: Bảng 03 : Kết quả của hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003. Stt Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ(%) 1 Tổng doanh thu. - DT XK uỷ thác. - DT CC dịch vụ. - DT bán hàng NK đ đ đ đ 131.983.094.911 361.420.901 767.132.480 130.854.541.530 68.718.544.225 32.004.653 9.002.923 68.679.335.750 -63.264.550.686 -329.416.429 -758.129.557 -62.175.205.780 -47,93 -91,14 -98,83 -47,51 2 Tổng chi phí KD đ 129.677.381.641 80.122.618.190 -49.954.769.451 -31,21 3 TSCP kinh doanh % 98,25 116,60 18,35 4 LN từ hoạt động kd đ 1.676.035.336 -11.404.073.964 -13.080.109.299 5 TS lợi nhuận/ DT % 1,27 -16,60 -17.87 6 Tổng quỹ lương đ 2.537.662.500 2.792.865.477 255.202.977 10,06 7 Tiền lương BQ (1người/tháng) đ 1.855.016 2.154.989 299.973 16,17 ( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính các Năm 2002, 2003 của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam) Qua bảng trên cho thấy Tổng doanh thu Năm 2003 là 68.718.544.225 đồng giảm hơn Năm 2002 là 63.264.550.686 đồng với tỷ lệ giảm là 47,93% , Kết quả này đã khẳng định những khó khăn phần nào trong hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Năm 2003 doanh thu từ các hoạt động kinh doanh đều giảm sút: Doanh thu xuất khẩu uỷ thác giảm 329.416.429 đồng với tỷ lệ giảm là 91,14% so với Năm 2002( Lý do có sự suy giảm này vì từ nửa cuối Năm 2003, Văn phòng Tổng công ty đã không nhận uỷ thác xuất khẩu mặt hàng Gang cho công ty Kim Khí Bắc Thái mà để cho đơn vị này tự làm); Doanh thu cung cấp dịch vụ giảm 758.129.557 đồng với tỷ lệ giảm là 98,83% so với Năm 2003; Doanh thu nhập khẩu uỷ thác giảm 62.175.205.780 với tỷ lệ giảm là 47,51%. Các hoạt động kinh doanh của Văn phòng Năm 2003 đều giảm xuống do việc giá phôi thép nhập khẩu tăng cao, lượng phôi thép nhập khẩu khan hiếm nên khối lượng nhập khẩu giảm 16% so với Năm 2003. Tổng mức chi phí của Văn phòng Năm 2003 thấp hơn Năm 2002 là 49.954.769.451 đồng với tỷ lệ giảm là 38,21%. Do tổng chi phí doanh giảm nhưng tốc độ giảm lại thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu (47,93%) điều này làm cho tỷ suất chi phí kinh doanh tăng lên 18,35%. Do đó kết quả hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của Văn phòng bị giảm là 13.080.109.299 đồng so với Năm 2002. Tuy nhiên, tiền lương bình quân của các bộ công nhân viên trong Năm 2003 tăng lên so với Năm 2002 là 299.975 đồng với tốc độ tăng là 16,17%. Tiền lương bình quân tăng là do Tổng quỹ lương của Văn phòng Tổng công ty tăng lên so với Năm 2002 là 255.202.977 đồng với tốc độ tăng là 10,06%. Điều này cho thấy đơn vị đã nâng cao được đời sống cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị. Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng hoạt động kinh doanh tại Văn phòng Năm 2003 không được thuận lợi, lợi nhuận kinh doanh đã giảm sút đáng kể. Tuy nhiên trong các hoạt động tài chính, hoạt động bất thường Văn phòng có những khoản thu khá lớn do vậy nhìn chung kết quả của toàn bộ Văn phòng vẫn có lãi góp phần vào tổng số lãi của toàn ngành, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN. * ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. Hiện tại Văn phòng Tổng công ty Thép dùng ngoại tệ để nhập hàng của các đối tác nước ngoài và dùng ngoại tệ để góp vốn liên doanh. Mặc dù nguồn vốn kinh doanh của Văn phòng là rất lớn( hơn 500 tỷ đồng) nhưng do yêu cầu kinh doanh phải dùng đến ngoại tệ cho nên nhiều khi đơn vị phải đi vay ngoại tệ để kinh doanh và việc thay đổi tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Theo quy chế tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam khi vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá thì sau khi có biên bản giám định đơn vị tiếp nhận hàng nhập khẩu của Văn phòng các đơn vị thành viên đều phải Fax trước 1 bản về Văn phòng Tổng công ty căn cứ theo vận đơn hoá đơn thương mại biên bản giám định trong vòng 7 ngày kể từ ngày ghi trên hoá đơn đơn vị phải thanh toán hết toàn bộ số tiền hàng cho Văn phòng Tổng công ty. Quá thời hạn trên đơn vị phải chịu lãi suất trần cho vay của ngân hàng do ngân hàng nhà nước quy định công bố cho các ngân hàng thương mại. Nên Văn phòng chỉ chịu ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá khi có vay vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng để nhập khẩu hàng hoá trong thời gian lúc vay cho đến khi lúc trả nợ ngân hàng. Ví dụ: Về sự ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái: Văn phòng Tổng công Thép nhập khẩu phôi thép để bán cho công ty Gang thép Thái Nguyên theo hợp đồng số 02/VSC- DAEWOO/2000 ngày 01/3/2000, tên tàu và số L/C 0180114001L/C124. Nhập khẩu 5020,86 tấn phôi thép với đơn giá 181 USD/MT tỷ giá lúc nhập là USD/VND = 13891. Tổng ngoại tệ phải trả là 911286 USD. Tổng giá vốn: 13.075.892.834 đ. Chi phí: 136.476.344 đ. Giá bán: 13.516.155.120 đ Lãi gộp: 303.785.950 đ. Nhưng khi thanh toán tiền hàng cho bên Hàn Quốc thì tỷ giá USD/ VNĐ = 13903. Nên Văn phòng Tổng công ty phải thanh toán 911286 USD với tỷ giá 13903. Sự chênh lệch này đã làm cho Văn phòng Tổng công ty Thép thiệt 11.089.914 đ( Cả số tiền do Văn phòng mở L/C). Như vậy, thực lãi của đơn vị là 303.785.950 – 11.089.914 = 292.696.036đ. Vì vậy khi tỷ giá thay đổi, công ty sẽ phải thanh toán khoản phải trả cao hơn và điều này sẽ làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn biện pháp phòng ngừa sự thay đổi tỷ giá ( mua kỳ hạn thanh toán, dự bảo tỷ giá) nhằm tránh việc tăng chi phí mua hàng, giảm doanh thu cho doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0160.doc