MỤC LỤC
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI ĐẢO CÁT BÀ 1
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1
1.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ RANH GIỚI HÀNH CHÍNH 1
1.1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO 1
1.1.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH 2
1.1.4 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU - THUỶ VĂN 3
1.1.5 ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG - ĐẤT 4
1.1.6 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT - ĐỘNG VẬT 5
1.1.6.1 THỰC VẬT 5
1.1.6.2 ĐỘNG VẬT 6
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI Ở ĐẢO CÁT BÀ 6
1.2.1 DÂN SỐ VÀ NGUỒN DÂN CƯ 6
1.2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI 7
1.2.2.1 SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 7
1.2.2.2 SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 7
1.2.2.3 KINH TẾ RỪNG 9
1.2.2.4 KHAI THÁC THUỶ SẢN 9
1.2.2.5 GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC 10
1.2.2.6 DỊCH VỤ 11
1.2.2.7 LỊCH SỬ - VĂN HOÁ 12
1.2.2.8 GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 14
1.2.2.9 CÔNG TÁC Y TẾ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 14
Chương 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CHO VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Ở CÁT BÀ 15
2.1 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TỰ NHIÊN 15
2.1.1 YẾU TỐ ĐIẠ CHẤT - ĐỊA HÌNH 15
2.1.2 YẾU TỐ KHÍ HẬU 19
2.1.3 YẾU TỐ THUỶ VĂN 20
2.1.4 YẾU TỐ THỔ NHƯỠNG 22
2.1.5 YẾU TỐ SINH VẬT 22
2.2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ - XÃ HỘI CHO VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH TRÊN ĐẢO CÁT BÀ. 24
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG DU LỊCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ĐẢO CÁT BÀ 26
3.1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO CÁT BÀ 26
CÁC ĐIỂM DU LỊCH: 27
ĐÁNH GIÁ CHUNG: 30
3.2 ĐỊNH HƯỚNG CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CÁT BÀ 32
3.2.1 KHÁI NIỆM DU LỊCH BỀN VỮNG 32
3.2.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ĐẢO CÁT BÀ 32
3.2.3 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG. 34
ĐỐI TƯỢNG BẢO VỆ CỦA VƯỜN QUỐC GIA BAO GỒM: 34
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng du lịch và định hướng phát triển du lịch bền vững đảo Cát Bà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi mới và đa dạng, phong phú hơn. Bước đầu đã tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch.
1.2.2.7 Lịch sử - văn hoá
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, ngay từ thời xa xưa, tổ tiên ta đã biết sử dụng và chế ngự thiên nhiên để phục vụ đời sống. Những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học đã bước đầu cho thấy được những nét cơ bản của quá trình phát triển của con người cư trú và sinh sống trên đảo Cát Bà. Đó là nguồn tài nguyên văn hoá lâu đời tôn thêm giá trị to lớn cho việc xây dựng vườn quốc gia Cát Bà. Những dấu tích cư trú và hoạt động của con người thuộc thời kỳ tiểu sử trên đảo tuy phát hiện chưa được nhiều nhưng tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của con người từ khoảng 7 000 năm đến 4 000 năm trước đây trên vùng ven biển Đông Bắc nước ta.
Đầu tiên, người ta đã phát hiện ra các di sản của người dân cư trú trong các hang động như hang Đục, hang Eo Bùa. Trong các hang động này đã tích đầy những vỏ ốc của con người bắt về ăn, lần vào đó là những hòn kê, hòn đập, hòn nghiền... bằng đá, rùi mài, một số dụng cụ dùng đun nấu bằng đất nung.
Bước vào giai đoạn tiếp theo, dấu vết cư trú của con người phát hiện còn rất ít - di chỉ Cái Bèo ở đảo Cát Bà. Đây là di chỉ ngoài trời khác với các giai đoạn trước. Quy mô di chỉ lớn hơn dân số tăng lên rõ rệt. Di chỉ Cái Bèo nằm trên bãi cát sát bờ biển cách thị trấn Cát Bà 1.5 km về phía Đông Nam. Những di vật về con người để lại ở khu di chỉ này chủ yếu nằm ở độ sâu từ 1-3m thể hiện sự tiến bộ của con người ở giai đoạn này, những di chỉ không phải có nguồn gốc nước ngọt mà chủ yếu động vật sống trong nước biển, xương cá, xương răng động vật mà con người sử dụng làm thức ăn và chế tạo ra công cụ để sử dụng.
Ngoài di cốt động vật biển, các thành phần vật chất khác trong tầng văn hoá này cũng có nguồn gốc từ biển. Rõ ràng con người ở đây đã sống và hoạt động trong một môi trường có biển và đất ở Cát bà. Đảo đã tách khỏi lục địa và trở thành hòn đảo lớn nhất của vung biển Đông nước ta.
Vào khoảng 5000 năm đến 4000 năm cách ngày nay, lớp người thuộc giai đoạn cuối cùng của thời kỳ tiền sử - “người Hạ Long” đã mở rộng phạm vi cư trú của mình ra biển, ra các hải đảo Đông Bắc nứơc ta. Di vật người Hạ Long để lại phong phú thể hiện sự phát triển nhiều mặt của con người trong điều kiện thuận lợi của môi trường so với người dân Cái Bèo. Công cụ sản xuất có những biến đổi lớn, chế tạo rất tinh vi, kích thước nhỏ, nhiều kỉểu dáng mới ra đời... Trên các đồ gốm ngoài loại văn hoá mang tính chất kỹ thuật, còn được trang trí bằng hoa văn mang tính chất nghệ thuật cao thể hiện sự tư duy, sáng tạo của con người lúc đó. Đặc biệt cuộc sống tinh thần của con người Hạ Long cũng được quan tâm nhiều vòng tay, khuyên tai, chuỗi hạt chế tạo hết sức tinh tế.
Những di vật điển hình của văn hoá Hạ Long không chỉ giới hạn trong phạm vi phân bố của vùng văn hoá này. Đến nay qua tài liệu của một số nước Đông Nam á cũng đã phát hiện di vật này trong một nền văn hoá đương thời khác. Đó là những chứng cớ về mối quan hệ thân thiết giữa người Hạ Long và các cư dân khác cùng thời trong khắp cả vùng.
Ngoài ra ở đảo Cát Bà còn ghi lại nhiều chiến công lịch sử trong công cuộc kháng chiến chống pháp, chống Mĩ như truyền thuyết “bảy ngày ba bão” hay nguồn gốc tên đảo Cát Bà xuất phát từ Các Bà tương truyền rằng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm các Ông ở đảo tuyến trước để chiến đấu nay vẫn gọi là đảo Các Ông, các Bà ở tuyến sau lo hậu cần nên gọi là đảo Các Bà.
Đặc biệt, ngày đầu xuân ở Cát Bà có nhiều lễ hội trò chơi gắn với biển cả như Hội xuống biển bơi thuyền rồng (nhiều người cùng trên một thuyền), đua thuyền thúng (thuyền hình tròn). Nhìn chung, đảo Cát Bà ghi lại nhiều lịch sử vẻ vang của cư dân sinh sống nơi đây, có nhiều tâp tục, văn hoá khác nhau là một trong những yếu tố quan trọng để du khách mở rộng tầm hiểu biết, cũng như được hoà mình vào các hoạt động văn hoá nơi đây...
1.2.2.8 Giáo dục đào tạo
Hiện nay đảo đã có một trường tiểu học và phổ thông cơ sở. Số lớp trong một trường còn ít. ở thị trấn Cát Bà có một trường phổ thông trung học. Năm 1996-1997 toàn huyện có 34 học sinh đậu vào các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học
Huyện có kế hoạch đầu tư mới trường PTTH Cát Bà, trường PTCS Gia Luận phấn đấu duy trì tốt số lượng học sinh, cho thấy số lượng học sinh bỏ học ít (tiểu học 0 . 4%; THCS 1 . 1%; PTTH 1 . 5%), tỷ lệ học sinh lên lớp đạt > 98%, phong trào thi đua học tốt được đẩy mạnh. Nhiều tập thể, cá nhân đạt danh hiệu thi đua tiên tiến, riêng trường tiểu học thị trấn đạt danh hiệu đơn vị lá cờ đầu tiểu học trong toàn quốc.
Đã hoàn thành việc điều tra, lập kế hoạch về triển khai thành công phổ cập giáo dục, THCS đến năm 2000. Đến nay có 5 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập THCS theo tiêu chuẩn quốc gia.
1.2.2.9 Công tác y tế - kế hoạch hoá gia đình
Hiện nay, toàn huyện có 2 trung tâm y tế là Cát Bà và Cát Hải. ở các xã, cán bộ y tế trình độ chuyên môn còn kém, phần lớn là y tế và hộ lý. Trong tương lai sẽ đầu tư hai bệnh viện, nâng cao và tăng cường đội ngũ y tế về tận làng.
Tuy thế, trong những năm qua đã đảm bảo cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Triển khai thực hiện các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng và uống vitamin A, tập huấn có kết quả chương trình dùng muối Iốt chống bệnh sốt rét và chống căn bệnh thế kỷ HIV.
Y tế cơ sở không ngừng tăng cường về cơ sở vật chất và con người. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình năm 1997 trở đi toàn huyện phấn đấu giữ ổn đinh tỷ lệ phát triển dưới mức 1,25% và phấn đấu trong tương lai giảm xuống 0,9%.
Chương 2: Đánh giá tiềm năng tự nhiên và kinh tế - xã hội cho việc phát triển bền vững các loại hình du lịch ở Cát Bà
2.1 Đánh giá tiềm năng tự nhiên
2.1.1 Yếu tố điạ chất - địa hình
ở Cát Bà tìm thấy các loại hoá thạch tuổi C2 - P1. Trên đảo có kiểu trầm tích lục nguyên tuổi C - P xen kẽ với các trầm tích hiện đại. Đá mẹ chủ yếu là đá vôi hoa cương với nhiều hình dạng khác nhau và lẫn nhiều khoáng vật khác.
Những dạng địa hình đặc trưng của Cát Bà là kết quả của một qúa trình lịch sử kiến tạo địa chất phức tạp, có liên quan đến nhiều hoạt động kiến tạo hình thành nên vùng biển ĐB việt nam.
Người ta cho rằng Cát Bà cùng với đồi núi Quảng Ninh thuộc rìa địa mảng Thái Bình Dương được hình thành từ cuối vận động tạo sơn caleđôni đầu vận động tạo sơn Hecxini thuộc nguyên đại cổ sinh và có liên quan đến thời kỳ biểu tiến.
Vì vậy cũng như các vùng núi đá vôi khác đảo Cát Bà có rất nhiều hang động với nhiều dáng vẻ khác nhau. Hang nhỏ xinh xinh bên bờ bãi tắm, hang to chiếm một khoảng không gian lớn trong lòng quả núi. Đây chính là những điểm dừng chân của khách du lịch . họ có thể tham quan chiêm ngưỡng những cảnh quan kỳ thú làm mê hồn lòng người. Hay họ có thể tìm hiểu, nghiên cứu nguồn gốc thành tạo của các hang. Đôi khi có những du khách lại thích được nghỉ ngơi, chìm mình trong không gian tuyệt đẹp này với những nhũ đá, măng đá, trụ đá... tạo ra các hình dạng thật đẹp, đa dạng, phong phú tuỳ vào sự liên tưởng cũng như óc tưởng tượng của từng du khách mà những hình dạng đó có tên gọi khác nhau...
Du khách có thể đến hang Luồn và lối vào bến Hiền Hào là những kỳ quan hiếm có. Nằm ở xã trân châu động Hà Sen giống như con đường hầm xuyên núi, rộng đẹp bởi nhiều thạch nhũ và nguồn nước ngầm róc rách chảy quanh năm. Nơi đây còn ghi lại những chiến tích oanh liệt của người dân huyện đảo trong những năm đánh pháp và đánh Mỹ.
ở Cát Bà mỗi động mỗi vẻ đẹp riêng . song trung trang là động mang nhiều máu sắc độc đáo hơn cả. Nơi đây thiên nhiên và bàn tay sáng tạo thần kỳ của tạo hoá sẽ làm phong phú trí tưởng tượng của khách tham quan tăng vốn hiểu biết của con người đối với cảnh quan thiên nhiên xung quanh chúng ta.
Đến với động đá Gia Luận với những chùm những khối những rừng hoa đá long lanh huyền ảo soi bóng xuống làn nước trong xanh của nên hang càng tôn lên vẻ đẹp huyền bí của thiên nhiên bất diệt làm cho du khách như hoà mình theo những cảnh quan này đến cảnh quan khác của thiên nhiên nơi đây.
Đến với hang Khe Sâu (hang Quân Y) thì du khách như được đưa về thời kỳ oanh liệt, sôi động, quyết thắng của cư dân trên đảo đánh mỹ. Tất cả vẫn còn đó phòng cấp cứu, phòng khám bệnh, phòng giải phẫu, phòng phát thuốc, phòng khách, phòng điều trị, phòng ăn, câu lạc bộ, rạp chiếu phim. Tất cả như hiện ra trước mắt du khách một không khí hoành tráng một thời của cư dân trên đảo. Chiếc hang lịch sử này sẽ thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giảI trí của du khách khắp nơ trong nước và nước ngoài đến tham quan.
Hàng trăm chiếc hang lớn nhỏ khác nhau giữa rừng sâu là nơi cư trú của những loài chim thú và cũng là mục tiêu đầy hấp dẫn làm say mê những nhà khảo sát, nghiên cứu và tham quan. Đến với Cát Bà du khách không chỉ say sưa quan sát vẻ đẹp của các hang động các cảnh quan tự nhiên nơi đây. Du khách còn có thể thả mình trong các bãi tắm thật thơ mộng - phong cảnh hữu tình. Nước biển Cát Bà trong xanh và ít tạp chất những bãi cát rộng, cát vàng óng ánh, mịn chính là nơi lý tưởng để khách du lịch phơi mình trong ánh nắng ban mai, hay chơi các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ... tăng cường trí lực, thể lực cho du khách.
Đường Gianh là bãi tắm lớn của hàng ngàn người tắm. Nếu những du khách cần sự yên tĩnh và kính đáo hơn biển Cát Bà cũng sẽ giành cho khách những bãi tắm riêng. Đó là những bãi tắm nhỏ hơn nằm lọt giữa các dọi núi đá vôi nhô ra mép nước như Cát Cò, Cát Dứa, Cát Trai Gái... và những bãi tắm khác đều có sự hấp dẫn riêng bởi tính độc đáo về phong cảnh xung quanh tạo nên vẻ thơ mộng riêng của mỗi vùng bãi biển... đó cũng chính là sự kết hợp hài hoà của thiên nhiên nơi đây.
Qua con đường hầm bê tông dài trên 100 km xuyên núi sẽ đưa du khách đến một thung lũng nhỏ tươi mát để đến hang Gió, du khách sẽ phải ngỡ ngàng trước cảnh đẹp nơi đây. Với ánh nắng chan hoà trong gió biển mở ra một thảm cát mịn màng đó là bãi tắm Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Cò 3. Xung quanh các bãi tắm là hàng chục hang đá nhỏ với nhiều hình dáng khác nhau bao quanh các bãi tắm. Nằm trên bãi cát vàng thoải dài của bãi Cát Cò du khách ngỡ mình như đang ở trong cái nôi khổng lồ của thiên nhiên. Khi đã thoả mãn những con sóng biển xô bờ, ghi nhận cái đẹp của bãi tắm này, nhiều du khách còn có sở thích sưu tập các loại vỏ sò với nhiều hình hài lạ mắt, màu sắc đa dạng được lộ ra trong làn nước trong xanh, phô bày sự kì diệu của thiên nhiên vùng biển quý.
Cát bà có nhiều áng nước đẹp và có giá trị, có nhiều áng nước mặn do tiếp xúc với ngoài biển khơi và có những áng nước lợ nhờ có nguồn nước ngọt từ các khe hoà lẫn mà độ mặn giảm đi rất nhiều, cũng có những áng chỉ có nước ngọt. Mỗi áng là một vẻ kì thú riêng mà chỉ nghe nói thôi cũng đã gợi lên niềm thích thú say mê, đó là những áng thảm, ángVẹm , áng xôi...
Với áng Thảm nằm lọt giữa một hòn đảo đá ngay giữa biển khơi và chỉ thông ra với biển bằng chiếc cổng thiên nhiên rấtđẹp. áng này trước đây đã thử nghiệm nuôi đồi mồi thành công...
áng Vẹm là một chiếc hồ lớn dài hơn nửa km nước lợ và cũng là nơi tập trung các loại vẹm đặc sắc, sò , và nhiều cá, tôm, cua khác.
áng Xôi là một áng lớn với diện tích S= 100 ha là nơi sinh sản tốt của nhiều loại tôm cá…
Đến các áng này du khách có thể tham quan, nghiên cứu... các loài tôm cua cá đồng thời có thể tìm hiểu phương thức nuôi trồng ở đây tăng vốn hiểu biết của mình.
Khách du lịch có thể dọc theo bờ áng để quan sát các luồng cá, tôm rất đẹp mắt. Đặc biệt các luồng cá với đa dạng màu sắc hiện lên rất rõ trong làn nước trong xanh, tạo cảm giác thích thú trong quá trình quan sát ở đây du khách có thể làm quen với một “môn thể thao du lịch” hết sức thú vị và hấp dẫn đó là nghề “ngán tôm” mà bất cứ người nào ham mê nó đều có thể làm được...
Đến áng Cá Hồng ta bơi thuyền đi vào Tùng Gấu ngắm cảnh biển vịnh đẹp với những hòn cặp Gà, Hòn Đố Nháy, Hòn Ghồ...
Nhìn chung đến với Cát Bà du khách được tận hưởng một cảnh quan thiên nhiên kỳ diệu, lôi cuốn đến mê hồn và không thể không ngạc nhiên trước cảnh đẹp nơi đây, nào các hang động, với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau, nào các bãi tắm nước trong xanh, cát vàng được phơi bày dưới ánh sáng mặt trời với các áng có một vẻ kỳ thú riêng . thiên nhiên nơi đây sẽ đáp ứng đầy đủ các sở thích của từng du khách như tham quan nghiên cứu nghỉ dưỡng hay chơi một số môn thể thao có thể.
2.1.2 Yếu tố khí hậu
Cát Bà cũng như vùng Đông Bắc nước ta ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra do nằm giữa vùng biển nên khí hậu mang tính chất HảI Dương. Đây là điều kiện tốt để du khách thay đổi môi trường sống của mình. Về mùa hè khí hậu ở Cát Bà mát mẻ, dễ chịu, về mùa đông thì ấm hơn.
+ Nhiệt độ trung bình năm 230C - 24 0C. Tuy nhiên do cấu tạo địa hình đã tạo nên những vùng tiểu khí hậu khắc nghiệt hơn so với những vùng ven biển. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm 30C - 5 0C, riêng vùng trung tâm có thể lên 10 0c.
Tháng nóng nhất (tháng 7 ) nhiệt độ : 28 – 29 0c
Tháng lạnh nhất ( tháng 1 ) nhiệt độ : 16 – 17 0c
Theo nhiệt độ Cát Bà chia ra hai mùa:
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau . Nhiệt độ chênh lệch giữa hai mùa từ 110C - 12 0C.
+ Về độ ẩm, trung bình: 85%. Tháng 1 thấp nhất 76%, tháng cao nhất 91%.
+ Về lượng mưa: tổng lượng mưa 1700mm - 1800mm.
Theo lượng mưa chia ra 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 4 - tháng 11, chiếm 80 - 90 % lượng mưa cả năm
Mùa khô từ tháng 12 - tháng 3 năm sau. Đầu mùa thườngkhô hanh và cuối mùa thường ẩm ướt vì có mưa phùn từ tháng2 - tháng 3.
Như vậy, dựa vào điều kiện khí hậu mà du khách có thể lựa chọn được thời gian đi du lịch và loại hình du lịch mà mình ưa thích như:
Du lịch lặn biển để tham quan, nghiên cứu các rạn san hô thường thuận lợi vào mùa hạ. Khí hậu đã trở nên ấm áp ( vừa thuận lợi cho du khách đi du lịch đây cũng là thời kỳ các rạn san hô phát triển mạnh) hoặc có thể tắm biển, nghỉ ngơi...
Du lịch sinh thái để tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng rừng ẩm nhiệt đới chắc chắn sẽ phong phú và làm hài lòng khách du lịch vào mùa mưa tuy nhiên việc đi lại tham quan lại khó khăn.
Du lịch tham quan để tham quan các vườn cây ăn quả đặc sản như nhãn lồng, vải thiều, xoài cát... vào mùa hạ và cam giấy, cam đường và mùa đông.
2.1.3 Yếu tố thuỷ văn
Do địa hình núi đá vôi, hiện tượng caxtơ mạnh với nhiều hang động ngầm nên ở Cát Bà không có sông suối lớn, nước chảy quanh năm mà chỉ có suối nhỏ dẫn nước tới các khe tiêu về mùa mưa tại vùng trung tâm đảo trong các thung, các áng mùa mưa từ các mái núi đổ xuống làm ngập tràn khắp mặt thung. Sau một thời gian ngăn nước rút hết vào các hang và sưối nước ngầm để rồi chảy ra các “ Cửa hiệu” tạo thành dòng nước ngầm cung cấp nước ngọt cho dân sống trên đảo và khách du lịch trong quá trình tham quan. Đó là suối thuồng luồng ở xã trân châu, suối treo cơm ở khu Đồng Cỏ, suối trung trang, suối Việt Hải, tiền đức là những nguồn cung cấp nước khoáng có tác dụng giải nhiệt, giải khát tốt cho khách tham quan đặc biệt vào mùa hè. Theo các nhà chuyên môn nước khoáng ở suối Thuồng luồng có tác dụng tốt chữa một số căn bệnh mãn tính ở thận đường tiết liệu gan, đường tiêu hoá, còn dùng để giải độc một số bệnh nhiễm độc hoá chất. Đây là tiềm năng quan trọng để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó có một nguồn nước đặc biệt có giá trị là ao ếch. Đó là chiếc hồ tự nhiên trên núi đá vôi. Diện tích hồ bằng 3 ha quanh năm giữ một mực nước > 50 cm giữa một vùng núi non hiểm trở ở ngay trung tâm khu rừng nguyên sinh. Nguồn nước này quanh năm cung cấp cho chim thú trong rừng. Lên ao ếch ta được nhìn thấy làn làn nước trong xanh đến tuyệt vời, ẩn hiện dưới nó là các loàI tôm, cá... với muôn màu sắc, tất cả như hoà quện vào nhau tạo ra một bức tranh thật đẹp. Chẳng những thế du khách còn được quan sát các hoạt động, cũng như vẻ đẹp tuyệt vời của các loài chim thú. Đây là điểm du lịch hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu cũng như các du khách có nhu cầu tham quan, giải trí...
Về chế độ thuỷ triều hải đảo Cát Bà có chế độ nhật triều điển hình nhất của vùng bờ biển Việt Nam. Thuỷ triều lên xuống khá đều đặn, mỗi ngày một lần. Mực nước triều 3,3 - 3,5 m. Mức cao nhất 4 m. Chế độ hoạt động của thuỷ triều tuy có chu kỳ đều đặn song khá phức tạp. Hàng nửa tháng cso một con nước cường và một con nươc kém phù hợp với vị trí của mặt trăng. Con nước cường diễn ra sau vài ba ngày khi mặt trăng có độ xích vĩ cao nhất tức vào ngày trăng tròn giữa tháng (ngày vọng ) và ngày không trăng ( ngày sóc ) chu kỳ của con nước khoảng 13 - 14 ngày . vào kỳ con nước cường thuỷ triều lên cao nhất và xuống thấp nhất.
Con nươc kém diễn ra sau vài ba ngày khi mặt trăng ở độ xích thấp nhất tức là vào những ngày đầu trăng và cuối tuần trăng kỳ con nước kém mực nước thuỷ triều dao động nhỏ nhưng lại xuất hiện dạng bán nhật triều.
Trong mùa hạ, thuỷ triều lên cao nhất vào tháng 5, 6, 7 và lên thấp nhất vào tháng 8, 9.
Trong mùa đông, thuỷ triều lên cao nhất vào tháng 10, 11, 12 lên thấp nhất vào tháng 3, 4.
Chế độ thuỷ triều ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh tế trên đảo vì vậy cần phải tính toán chu kỳ con nước phục vụ tốt cho hoạt động du lịch.
Nhìn chung, chế độ thuỷ triều ở Cát Bà đều đặn mức nước triều không cao là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tắm biển đặc biệt vào mùa hạ số lượng người có thời gian rỗi nhiều, ta thấy mỗi nơi mỗi đIểm ở Cát Bà đều có thể phát triển thành khu tham quan, nghỉ ngơi, nghiên cứu , hay du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm. Khó có nơi nào như nơI đây, phục vụ mọi lứa tuổi, với các nhu cầu du lịch khác nhau.
2.1.4 Yếu tố thổ nhưỡng
ở Cát Bà địa hình đá vôi là chủ yếu trên các sườn và đỉnh là sản phẩm phong hoá của đá vôi, trong các thung áng là các sản phẩm bồi tụ và đất peralit trên diệp thạch sét. Các đồi trọc chủ yếu là đất phong hoá tại chỗ với các quá trình peralit là chính, trên diệp thạch sét, đất màu nâu xám với nhiều đá lẫn. Ngoài ra, đất bồi tụ do phù sa sông của vùng sông, đất ngập mặn là nơi đứng chắn của nhiều cây sú vẹt đặc trưng cho kiểu rừng ngập mặn của bờ biển nước ta.
Chính sự đa dạng phong phú của các loại đất tạo cơ sở cho việc hình thành các thảm thực vật xanh tốt quanh năm, kiểu rừng ngập mặn với các cây đặc trưng sú vẹt. Đó cũng là tiềm năng để Cát Bà phát triển loại hình du lịch sinh thái...
2.1.5 Yếu tố sinh vật
Thực vật Cát Bà phong phú về chủng loại, đa dạng về số loài, mặt khác do địa hình núi đá vôi hiểm trở nơi đây còn giữ lại một thảm rừng mưa nhiệt đới thường xanh đặc trưng của Miền Bắc. Rừng Cát Bà có một kiểu chính là rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở đại thấp. Nhưng do địa hình đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu phụ. Rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng ngập nước với đặc trưng là cây và nước ở khu ao ếch tạo ra một cảnh quan rất đặc sắc.
Du khách có thể đến tham quan rừng ở các thung áng và chân núi đá vôi. Kiểu rừng này ít bị tác động nên du khách có thể được quan sát trực tiệp thảm rừng nguyên sơ này, mở rộng vốn hiểu biết của mình về thiên nhiên Việt Nam nói chung và Cát Bà nói riêng. ở đây có một số loài có giá trị khoa học: trai lý, lát hoa, gội nếp, chò đãi, kim giao, thảm thực vật dày với nhiều tầng tán che phủ, vì vậy rừng ở đây là nơi lý tưởng, hấp dẫn những du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, tăng cường sức khỏe cũng như phục vụ cho sinh viên trong nghiên cứu khoa học. Cũng như rừng trên thung, áng và chân núi đá vôi thì rừng trên sườn và giông đá vôi cũng rất đẹp, khi du khách trèo lên trên đỉnh đá vôi, có thể quan sát bao quát khung cảnh nơi đây nào là ở giông núi tạo thành bức tranh hoàn hảo làm mê hồn lòng người.
Đến với rừngkim giao (khu vực trung trang) còn một rừng non của cây kim giao mọc khá tập trung trên S = 3 ha. Đây là khu rừng rất quý, có giá trị trong hệ thực vật hạt trần hiện nay đang được tu bổ, cải tạo thêm và chuyển hoá dần trở thành khu rừng giống bảo vệ gen phục vụ cho công tác khoa học và tham quan du lịch có giá trị cao.
Rừng ngập mặn trên nước ở khu ao ếch đó là rừng thường xuyên bị ngập nước S = 3 ha. Mực nước trung bình ở khu ao ếch là 50 cm, dưới đây có bùn lầy thụt, để thích nghi với môi trường thường xuyên ngập nước mỗi cây đều có hệ thống rễ thở rất độc đáo. Chỉ có một loại cây tập trung chiếm ưu thế đây là kiểu rừng đặc sắc không nơi nào Miền Bắc có được. Cùng với nó là kiểu rừng ngập mặn điển hình của miền bắc thuộc khu vực phù long - cái viềng. Rừng ở đây bao gồm các cây thường xanh là cứng. Đó là loại cây có giá trị sinh học đặc biệt. Rừng ngập mặn còn là hệ sinh thái đặc biệt quan trọng đối với môI trường biển. Nơi đây vừa là nơi cư trú sinh sản của các loài tôm cá và những loài giáp sát của vùng biển, cửa sông nó còn là rừng phòng hộ giữ đất, ngăn sóng tạo điều kiện hình thành các bãi bồi. Loại cây chiếm ưu thế: Đước xanh, sú trang... loại rừng này cũng là điểm thu hút rất nhiều khách tham quan.
Về động vật: Cùng với sự đa dạng, phong phú của các thảm thực vật thì động vật cũng rất phong phú thích nghi với sinh cảnh đá vôi như sơn dương, khỉ vàng, nhím, sóc đen, trong số những loài động vật ở Cát Bà có một số loài có giá trị kinh tế như nai, hoẵng, sơn dương, cầy giông, mèo rừng và một số loài khỉ. Do nạn săn bắn bừa bãi của một số người dân trên đảo nên nhiều loài thú đã bị vắng bóng hoặc giảm số lượng. Voọc đầu vàng cũng là một loài đặc hữu ở Cát Bà, lọài voọc này đang được bảo vệ nghiêm ngặt và trở thành biểu tượng của vườn quốc gia Cát Bà. Ngoài ra còn có một số loài quý hiếm khác như mèo rừng, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ... Bên cạnh đó có rất nhiều loài chim thường sống thành bầy đàn ở các vùng cửa sông, bãi cát. Nhiều loài chim hót hay và màu sắc rực rỡ như Bách tranh khướu, sơn ca, cao cát... và các loài ong mật có giá trị kinh tế.
Nhìn chung thực vật và động vật đảo Cát Bà là điểm tham quan độc đáo dường như rút ngắn khoảng cách đưa con người về với thiên nhiên từ đó giáo dục nâng cao nhận thức cho khách du lịch có trách nhiệm về bảo tồn sự toàn vẹn của các giá trị thiên nhiên. Đó là đặc trưng của loại hình du lịch sinh thái cần mở rộng phát triển. Đến với Cát Bà du khách không thể không đến thăm các bãi san hô đặc biệt là lứa tuổi thanh niên có thể lặn để ngắm những rừng hoa đá muôn màu trong nền nước trong xanh nhất là lúc triều xuống là cả thế giới huyền diệu của các loài san hô. Đây đó từng đàn cá bơi lội tung tăng len lỏi giữa rừng hoa, từng con cua, con tôm nhiều hình dáng luồn lách dưới những khóm hoa đá mang màu sắc kỳ ảo. Vào kỳ con nước triều cường xuống thấp một vài bãi hoa đá nhô lên mặt nước phơi bày đầy đủ dáng vẻ huyền diệu của nó dưới ánh mặt trời. Đây là thế mạnh lớn nhất để Cát Bà mở rộng loại hình du lịch thể thao thu hút nhiều du khách trong nước và nước ngoài.
Đánh giá tiềm năng kinh tế - xã hội cho việc phát triển bền vững các loại hình du lịch trên đảo Cát Bà.
Du lịch phát triển là do tác động tổng thể các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Trong đó các yếu tố tự nhiên đóng vai trò quyết định, còn các yếu tố xã hội tạo điều kiện cơ sở vật chất để phát huy các tiềm năng tự nhiên của vùng. Khó có nơi nào mà thiên nhiên lại phục vụ cho con người chu đáo như nơi đây, vừa được chiêm ngưỡng những phong cảnh tuyệt vời được nghỉ ngơi sảng khoái ở các bãi biển đẹp, được lặn, ngắm nhìn các rạn san hô muôn màu sắc… vừa được ăn đặc sản vừa được uống nước khoáng sau giờ đi tham quan, vui chơi giải trí…
ở Cát Bà, số khách sạn tăng lên rõ rệt, sẽ đảm bảo cho du khách số phòng nghỉ và tiện nghi sử dụng tiện lợi, cũng như các món ăn đặc sản có giá trị làm vừa lòng tất cả du khách khi đến đây du lịch.
Khi chia tay Cát Bà sẽ chuẩn bị đầy đủ cho khách du lịch những món quà lưu niệm bằng những mặt hàng mĩ nghệ phong phú và đặc sắc: những con đồi mồi đủ loại, lược, vòng tay, nhẫn đeo, trai ngọc, san hô, những bức tranh khắc gỗ Kim Giao…
Giờ đây, Cát Bà cùng với thành phố đang chuẩn bị dọn đường đón khách tới tham quan. Đó là con đường xuyên đảo thật kì vĩ và cũng đầy thơ mộng, ô tô du lịch sẽ đi thẳng từ trung tâm đến các điểm du lịch, tuy nhiên ở Cát Bà giao thông đường thuỷ vẫn là chủ yếu.
Cát Bà có số lượng điện thoại khoảng 400 máy, đạt gần 2 máy/100 dân. Tập trung nhiều ở trung tâm đảo Cát Bà, là điểm mà du khách trong nước và quốc tế lựa chọn làm điểm dừng chân, còn có một số cửa hàng truy cập internet, rất thuận tiện cho liên lạc đối với du khách.
Ngoài ra sản lượng nông nghiệp, chế biến lâm sản, cũng như các nghề phụ, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế. Giúp cho cư dân sinh sống ở khu vực này tăng thêm thu nhập, đảm bảo mức sống. đồng thời với nó là sự nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường cũng như cách cư xử của họ đối với du khách. Vì vậy để cho du lịch phát triển bền vững cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các cán bộ quản lí cũng như cư dân sinh sống tại đây. từ đó nhiều xã đã trồng được các vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cũng như giá trị du lịch.
Các yếu tố văn hoá, giáo dục, y tế, kế hoạch hoá gia đình cũng góp phần thúc đẩy đời sống dân cư nâng cao, từ đó xác lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn toàn vẹn các giá trị thiên nhiên, văn hoá - lịch sử, đồng thời họ thấy được lợi ích của vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DLy (26).doc