Đề tài Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường THCS Ea Phê

- Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào tình hình đặc điểm của nhà trường. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra chuyên môn. Lực lượng kiểm tra gồm : Hiệu trưởng, trưởng ban, phó hiệu trưởng, phó ban, các tổ trưởng bộ môn, giáo viên giỏi cấp tỉnh là thành viên. Đây là hình thức kiểm tra theo cơ chế trực tiếp.

- Hiệu trưởng phân công từng nhóm phụ trách công tác kiểm tra từng cá nhân, tổ trưởng chuyên môn làm nhóm trưởng có trách nhiệm tổng hợp đánh giá giáo viên, cũng như tất cả các thông tin thu được qua dự giờ.

- Ngoài ra hàng tuần, hàng tháng tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức dự giờ thăm lớp, thao giảng ở tổ để rút kinh nghiệm hay minh hoạ cho đề tài nào đó chẳng hạn như tiết dạy khó, tiết ôn tập

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường THCS Ea Phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục đào tạo về vấn đề tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra trong ngành giáo dục. - Điều 22 quyết định số 478/QĐ ngày 11 tháng 03 năm 1993 của Bộ giáo dục. - Hướng dẫn số 10227 /THPT của Bộ giáo dục và đào tạo về việc đánh giá xếp loại giờ dạy ở bậc trung học; - Kế hoạch năm học - Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 20 tháng 03 năm 2004 của Bộ giáo dục đào tạo về vấn đề thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trung học. + Về mục đích : Đánh giá khách quan, toàn diện hoạt động sư phạm của giáo viên để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn xác định một trong những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đải ngộ giáo viên một cách hợp lý. + Về yêu cầu : Kiểm tra và đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáo viên đối chiếu với những quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy, xem xét hoạt động của giáo viên phát hiện các tiềm năng hạn chế và thiếu sót. + Về nội dung thanh tra : Trình độ sư phạm, thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả giảng dạy, thực hiện nhiệm vụ khác. + Về việc dự các giờ lên lớp : Dự ít nhất 2 tiết của các bài dạy khác nhau ở phân môn chủ yếu của những bộ môn mà giáo viên đã được đào tạo đối với giáo viên dạy khác môn khi cần thiết phải thanh tra thì việc dự giờ nhằm đánh giá chủ yếu khả năng thâm nhập vào bộ môn chưa được đào tạo, trường hợp vẫn chưa quyết định được xếp loại thì dự tiết thứ 3 ghi biên bản đánh giá tiết dạy. + Về việc xếp loại : Giáo viên được đánh giá 4 loại : Giỏi, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu (Lưu ý phải căn cứ vào thông tư số 10227/THPT của Bộ giáo dục và đào tạo về việc đánh giá xếp loại giờ dạy ở bậc trung học) III. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN LÊN LỚP CỦA GV Tại trường THCS Ea Phê – huyện Krông Pắc – tỉnh Đăk Lăk. 1. Đặc điểm tình hình Trường THCS Ea Phê thành lập năm 1999 được tách từ trường cấp 2, 3 Lê Hồng Phong do nhu cầu phát triển trường lớp và đặc biệt là quan tâm đến học tập của con em đồng bào các dân tộc ít người, với diện tích của trường là 9760m2 nằm trên địa bàn của 2 buôn đồng bào dân tộc (Buôn Puăn A và B). Năm học 1999-2000 trường có 8 lớp với 417 học sinh, cán bộ giáo viên 21. Về cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu sót : Chỉ có 8 phòng học lãnh đạo nhà trường làm việc ở chân cầu thang, sân chơi bài tập còn ngỗn ngang cây, cỏ, rác bề bộn. 2. Về thuận lợi và khó khăn 2.1 Thuận lợi - Được sự quan tâm của UBND huyện Krông Pắc, Phòng giáo dục đào tạo, Đảng uỷ, UBND xã Ea Phê về mục tiêu xây dựng và phát triển đơn vị trường nhằm thu hút số lượng học sinh con em các dân tộc ít người (Dân tộc Ê Đê tại chỗ và học sinh các dân tộc ở phía Bắc vào lập nghiệp) - Địa phương có truyền thống cách mạng, đồng bào các dân tộc biết đoàn kết, thật thà chịu thương chịu khó, cần cù lao động, nhân dân có truyền thống hiếu học. - Lãnh đạo nhà trường đoàn kết nhất trí, đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ nhiệt tình, phần lớn là giáo viên mới ra trường đa số là người ở địa phương. - Ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm, giúp đỡ các hoạt động dạy và học. 2.2 Khó khăn - Đội ngũ giáo viên trẻ kinh nghiệm, năng lực giảng dạy còn hạn chế một số giáo viên chưa yên tâm công tác số lượng giáo viên không đều giữa các bộ môn. - Học sinh đồng bào dân tộc chiếm khoảng 70% phần lớn là con em nông dân lao động thu nhập chính là làm nương rẫy phụ thuộc vào thời tiết thiên nhiên nên đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập điều kiện đi lại của 1 bộ phận học sinh còn khó, lầy lội về mùa mưa, gió bụi về mùa khô tuyển học sinh đầu vào chất lượng thấp. - Cơ sở vật chất còn thiếu : Các phòng chức năng, phòng thực hành, thư viện và đặc biệt là thiết bị đồ dùng dạy học mà thiếu vừa không đồng bộ, công tác bồi giỏi phụ kém gặp khó khăn. - Tập thể cán bộ giáo viên trong trường coi khó khăn là tạm thời và xác định thuận lợi là điều cơ bản, cần phải tập trung trí tuệ của nhân dân, góp phần vào xây dựng sự nghiệp giáo dục ở miền đất Tây Nguyên. Phát huy mặt thuận lợi : Cho đến nay về tình hình nhà trường cơ bản được đáp ứng tương đối đủ phục vụ cho việc dạy và học 2 ca với 16 phòng học và 32 lớp với 1509 em. - Về tình hình đội ngũ Tổng số cán bộ giáo viên : 64 Lãnh đạo : 03 Giáo viên : 57 Văn thư, hành chính, thư viện : 04 Bảo vệ : 02 (Hợp đồng ngắn hạn) - Số giáo viên theo trình độ chuẩn Đạt trình độ chuẩn trở lên : 57 Trong đó trên chuẩn : 16 - Số giáo viên chia theo độ tuổi Chia ra : Dưới 31 : 41 Từ 31-40 : 09 Từ 41-50 : 07 - Số cán bộ nhân viên khác chia theo độ tuổi Chia ra : Dưới 31 : 04 Từ 31-40 : 0 - Cán bộ quản lý Chia ra : Hiệu trưởng : 01 Phó hiệu trưởng : 02 - Số CBQL chia theo độ tuổi Chia ra : Dưới 31 : 0 Từ 31-40 : 01 Từ 41-50 : 02 - Số lượng Đảng viên : 09 Trong đó : Dân tộc : 01 Tình hình về đội ngũ cán bộ giáo viên được chia : 05 tổ 1. Tổ : Toán, Lý 2. Tổ : Văn, Mỹ thuật 3. Tổ : Sử, Giáo dục công dân, Nhạc 4. Tổ : Sinh, Hoá, Địa 5. Tổ : Hành chính, Thiết bị thư viện * Tình hình về học sinh Loại HS Tổng số Khối 6/8 lớp Khối 7/8 lớp Khối 8/8 lớp Khối 9/8 lớp Tổng số 1509 372 365 383 389 Trong đó số nữ 758 171 178 192 217 Dân tộc 1056 270 257 277 252 Nữ dân tộc 548 125 128 142 153 * Đánh giá xếp loại 2 mặt : Hạnh kiểm và đạo đức Số HS phân theo hạnh kiểm Tổng số Khối 6 Khối 7 Khối Khối 9 Chia ra : Tốt 1509 372 365 383 389 Trong tổng số : Nữ 963 263 255 199 246 Dân tộc 607 153 156 140 158 Nữ dân tộc 617 175 174 125 143 418 110 112 94 Số HS phân theo hạnh kiểm Tổng số Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Chia ra : Khá 1509 372 365 383 389 Trong tổng số : Nữ 463 96 77 163 127 Dân tộc 143 18 18 52 55 Nữ dân tộc 389 85 59 139 106 125 15 14 48 48 Chia ra : Trung bình 71 13 32 13 13 Trong tổng số : Nữ 8 0 4 0 4 Dân tộc 45 10 23 9 3 Nữ dân tộc 5 0 2 0 3 Chia ra : Yếu 8 0 1 4 3 Trong tổng số : Nữ 0 0 0 0 0 Dân tộc 3 1 2 0 Nữ dân tộc 0 0 0 0 0 Số học sinh phân theo học lực 1509 372 365 383 381 Chia ra : Giỏi 13 5 0 7 1 Trong tổng số : Nữ 10 3 0 7 0 Dân tộc 2 1 0 1 0 Nữ dân tộc 2 1 0 1 0 Chia ra : Khá 224 56 80 44 44 Trong tổng số : Nữ 155 36 56 35 28 Dân tộc 83 23 32 18 10 Nữ dân tộc 69 15 30 17 7 Chia ra : Trung bình 849 207 209 193 240 Trong tổng số : Nữ 463 109 103 107 144 Dân tộc 615 152 162 138 163 Nữ dân tộc 362 87 83 87 105 Chia ra : Yếu 409 100 75 131 103 Trong tổng số : Nữ 129 23 19 43 44 Dân tộc 347 90 62 116 79 Nữ dân tộc 115 22 15 37 41 Chia ra : Kém 10 4 1 4 1 Trong tổng số : Nữ 1 0 0 0 1 Dân tộc 7 4 1 2 0 Nữ dân tộc 0 0 0 0 0 Chia ra : Không xếp loại 4 4 Trong tổng số : Nữ 0 0 Dân tộc 2 2 Nữ dân tộc 0 0 3. Phân tích Với thực trạng chất lượng giảng dạy của nhà trường kết quả học tập của học sinh còn thấp, đây là vấn đề lãnh đạo nhà trường mà đặc biệt là hiệu trưởng phải suy nghĩ, trăn trở, tìm hiểu nguyên nhân, học tập các đơn vị bạn để đề ra những biện pháp thiết thực khả thi trong quá trình của giáo viên giảng dạy giảng trên lớp để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy tại đơn vị. Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng tổ chức cuộc họp hội đồng vi phạm quán triệt về tinh thần chỉ đạo của các cấp thông qua các nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của ngành là không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời quan tâm việc bỏ học của học sinh vì nhiều nơi một số em học yếu kém hoặc gia đình khó khăn về kinh tế cũng bỏ học. Đây là cơ sở để các tổ giáo viên có định hướng ngay từ đầu và qua đại hội cán bộ công nhân viên chức, từng tổ, từng cá nhân tự đăng ký chỉ tiêu, danh hiệu phấn đấu thông qua các ngày lễ lớn trong năm học như ngày 20/10 ; 20/11 ; 22/12 ; 8/3 và 26/3 để đăng ký thao giảng, dự giờ giáo viên có điều kiện không ngừng tự học, tự rèn, để nâng cao chất lượng giảng dạy. * Chỉ tiêu - Giáo viên mới ra : Dự giờ 2 tiết/ tuần tham gia hội giảng 3 tiết để đánh giá xếp loại. - Giáo viên ra trường từ 5 năm trở lên : Dự giờ 1 tiết/ tuần tham gia hội giảng 2 tiết để đánh giá xếp loại, nếu trường hợp dạy 2 tiết chưa đạt thì phải dạy tiết thứ 3. Lãnh đạo nhà trường và lực lượng kiểm tra tiến hành dự giờ dựa trên bảng tự đăng ký thao giảng và hội giảng của mổi tổ. Ngoài ra hiệu trưởng chỉ đạo cho ban kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Khi các tổ đăng ký thao giảng và hội giảng các tổ trưởng báo cáo với phó hiệu trưởng tổng hợp, thống kê, lên lịch thông báo cho tất cả giáo viên nắm lịch để chủ động sắp xếp thời gian dự giờ rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Hiệu trưởng chỉ đạo và xây dựng được kế hoạch kiểm tra tương đối khoa học và có tính khả thi kế hoạch phù hợp với tình hình của nhà trường, thời gian kiểm tra được quy định rõ ràng, công khai. Mặc dù kế hoạch kiểm tra không được rãi đều khắp các tuần trong năm học nhưng vẫn hợp lý vì ở các tuần đầu năm học, giữa năm, cuối năm bận ổn định nề nếp và phục vụ cho các kỳ thi học kỳ. Mặc khác kế hoạch còn phù hợp với kế hoạch của ngành về tổ chức các kỳ thi giáo viên giỏi các cấp. Kế hoạch kiểm tra của nhà trường cũng đảm bảo được tính hiệu quả, các tiết thanh kiểm tra được rãi đều khắp các môn học có tập trung ở các tuần trọng điểm trong năm và không bị động về thời gian kiểm tra. Kế hoạch được bố trí đều do đó lãnh đạo trường có thời gian đi dự khắp các môn học để có điều kiện nắm bắt tình hình về đội ngũ để có hướng bồi dưỡng điều chỉnh hợp lý. Hơn nữa kế hoạch chưa đều theo thời gian và tổ chức thao giảng vào các buổi chiều thứ bảy không có giờ chính khác tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian dự giờ đông đủ nhằm học tập kinh nghiệm về nội dung, phương pháp…… việc nhân rộng học tập có hiệu quả hoặc nếu có những sai sót, thì người dự cũng biết để tự rút kinh nghiệm tự rèn luyện để nâng cao năng lực trong giảng dạy. Hạn chế của kế hoạch là giáo viên chủ động đăng ký chọn bài dạy thì thường do những bài để dạy hoặc theo các chủ đề trong các ngày lễ trong năm thường được lặp lại, hoặc những bài có tình huống nên kết quả đánh giá giờ dạy chủ yếu là khá giỏi điều này dẫn đến giáo viên dễ sinh bệnh “Chủ quan” có khi mang tính chất đối phó việc đánh giá như vậy đã xếp hạn giáo viên là chưa thật chính xác và cũng có thể dẫn đến một số tiết dạy nếu không có sự kiểm tra thì kết quả sẽ sao nếu giáo viên chưa thấy được trách nhiệm với học sinh tạo uy tín với đồng nghiệp học sinh và phụ huynh điều này dẫn đến chất lượng giáo dục là thấp. 4. Đề xuất - Hiệu trưởng cần chú ý đến việc chỉ đạo phó hiệu trưởng các tổ (nhóm) trưởng chuyên môn và bản thân mình xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất giờ dạy trên lớp của giáo viên thường xuyên hơn. - Cần thay đổi cách thức kiểm tra phổ biến hiện nay là giáo viên chọn bài, chọn lớp dạy, đăng ký với tổ chuyên môn rồi phó hiệu trưởng lên kế hoạch kiểm tra mà nên giáo viên trong tổ (nhóm) bốc thăm bài dạy, lớp dạy với chương trình dạy chính khoá vào thời điểm nhà trường đưa ra lịch kiểm tra. 5. Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp 5.1. Xây dựng chuẩn Hiệu trưởng căn cứ vào hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy trên lớp giáo viên THCS của Bộ giáo dục & đào tạo và của Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Đăk Lăk. Chuẩn đánh giá giờ dạy được in vào sổ dự giờ – phiếu dự giờ để người dự căn cứ cho điểm. Chính vì vậy tất cả giáo viên cũng biết được chuẩn đánh giá. 5.2. Phân tích - Về mặt lý luận, chuẩn là cơ sở để đánh giá tiết dạy có ý nghĩa hướng dẫn đối tượng hành động. Do đó, đòi hỏi người hiệu trưởng trên cơ sở chuẩn đánh giá của cấp trên phải xây dựng chuẩn cho đơn vị mình. Bởi mỗi trường có những đặc điểm riêng và các môn học, các loại bài dạy cũng có những kiến thức dạy khác nhau, nhưng lại dùng chung một tiêu chuẩn để đánh giá tiết dạy là chưa thật phù hợp, chưa sát thực tế, dẫn đến tình trạng đánh giá tiết dạy một cách chung chung, đánh giá theo cảm tính, thiếu khách quan và chính xác. Điều đó không có ý nghĩa nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, họ cảm thấy không bằng lòng với kết quả đánh giá và khó làm chuyển hoá quá trình kiểm tra từ bên ngoài chuyển hoá thành tự kiểm tra bên trong. Tôi xin được phép nêu lên vài ví dụ về sự bất cập giữa tiêu chuẩn đánh giá với thực tiễn giảng dạy và đặc thù điển hình ở từng địa phương, từng trường, từng đối tượng học sinh. + Giờ dạy trên lớp là hình thức tổ chức dạy học với những loại bài khác nhau. Bài học lý thuyết, thực hành, luyện tập, ôn tập … Do đó phải đòi hỏi phải có những chuẩn đánh giá khác nhau. Ở đây sử dụng một tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy trên lớp với những loại bài khác nhau là hoàn toàn không hợp lý. +Trong chuẩn đánh giá tiết dạy có tiêu chí “Sử dụng đồ dùng dạy học”. Trong khi đó, thiết bị dạy học của nhà trường lại không có hoặc có không đồng bộ hoặc hư chưa bổ sung kịp thời, như vậy không có khả năng phục vụ giờ dạy trên lớp. Tiêu chí này đánh giá ra sao ? tương đối hay tuyệt đối ? Hiện nay chưa có cách nào khác là đánh giá hơi còn chủ quan. * Đề xuất ý kiến : Để đánh giá chính xác, khách quan kết quả giờ dạy trên lớp của giáo viên và phát huy hiệu lực hướng dẫn hành động của đội ngũ giáo viên, đòi hỏi người hiệu trưởng phải xây dựng chuẩn riêng cho đơn vị mình trên cơ sở chuẩn chung của sở. Chuẩn phải phù hợp với từng môn học, từng loại bài học và chuẩn phải được đưa ra thảo luận để mọi người thống nhất và thực hiện tốt hơn. 6. Xây dựng lực lượng kiểm tra 6.1. Thực trạng - Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào tình hình đặc điểm của nhà trường. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra chuyên môn. Lực lượng kiểm tra gồm : Hiệu trưởng, trưởng ban, phó hiệu trưởng, phó ban, các tổ trưởng bộ môn, giáo viên giỏi cấp tỉnh là thành viên. Đây là hình thức kiểm tra theo cơ chế trực tiếp. - Hiệu trưởng phân công từng nhóm phụ trách công tác kiểm tra từng cá nhân, tổ trưởng chuyên môn làm nhóm trưởng có trách nhiệm tổng hợp đánh giá giáo viên, cũng như tất cả các thông tin thu được qua dự giờ. - Ngoài ra hàng tuần, hàng tháng tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức dự giờ thăm lớp, thao giảng ở tổ để rút kinh nghiệm hay minh hoạ cho đề tài nào đó chẳng hạn như tiết dạy khó, tiết ôn tập … 6.2. Phân tích - Thành viên ban kiểm tra chuyên môn đều là những lực lượng cốt cán, đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, có uy tín, có tâm huyến với nghề, có năng lực, có tinh thần trách nhiệm, có uy với đồng nghiệp. Trong hoạt động có sự phân công phân nhiệm rõ ràng. - Qua thực trạng kiểm tra, hiệu trưởng đã xây dựng được tuyến kiểm tra trường và tuyến kiểm tra tổ. Điều này phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm trong quá trình kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, do đó họ chủ động, nổ lực vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác, với cơ chế gián tiếp năng động như vậy, hiệu trưởng đã phần nào nhẹ nhàng hơn trong quản lý, mà có thời gian, điều kiện để suy nghĩ, vạch ra chương trình hành động của nhà trường một cách thiết thực hiệu quả. Từ thực tế trên, hiệu trưởng buông lơi cơ chế kiểm tra trực tiếp rất ít, hiệu trưởng đi dự giờ của giáo viên. Rõ ràng hiệu trưởng nhà trường đã tin vào cơ chế kiểm tra gián tiếp, vô tình đã có phần rơi vào “Chủ quan” khi đánh giá thực chất về đội ngũ của mình. - Hình thức kiểm tra đột xuất giờ dạy trên lớp của giáo viên, ít được chú ý, mặc dù đã đề ra ngay từ đầu năm học. Nhưng khi lãnh đạo nhận được phản ánh thông tin từ giáo viên bộ môn giáo viên chủ nhiệm, học sinh và phụ huynh về những tiết dạy có “Vấn đề” thì lúc đó mới kiểm tra đột xuất. - Về công tác bồi dưỡng lực lượng kiểm tra : Lực lượng kiểm tra được cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở về công tác thanh kiểm tra. - Về chế độ chính sách : Hiệu trưởng mạnh dạn đề ra những chế độ bồi dưỡng thoả đáng để khuyến khích động viên lực lượng kiểm tra làm tốt nhiệm vụ của mình. 6.3. Đề xuất - Lãnh đạo nhà trường cần chú ý nhiều hơn đến nguyên tắc hiệu quả trong kiểm tra, ngoài việc cũng cố tăng cường lực lượng cho ban kiểm tra tổ. - Hiệu trưởng phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra. - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nên chú trọng hơn đến cơ chế kiểm tra trực tiếp. Về mặt tâm lý sự có mặt của lãnh đạo trường đem đến cho giáo viên sự khích lệ, hưng phấn, vì họ cũng muốn chứng tỏ bản lĩnh, tài năng của mình với lãnh đạo. Mặt khác lãnh đạo cũng thể hiện được sự quan tâm, gần gũi với giáo viên. - Hiệu trưởng cũng nên tăng cường kiểm tra đối với tổ (nhóm) trưởng có thể là định kỳ hoặc xác suất giáo viên nhiều hơn, để thu thập kết quả kiểm tra chính xác hơn, rồi từ đó có hướng điều chỉnh, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường, nhất là giáo viên trẻ mới ra trường. 7. Chỉ đạo kiểm tra giờ dạy trên lớp. 7.1. Chuẩn bị dự giờ 7.1.1. Thực trạng Trước khi kiểm tra, trong cuộc họp hội đồng, hiệu trưởng đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc kiểm tra, nhắc nhở lực lượng kiểm tra làm đúng chức năng, người dạy chuẩn bị kỹ bài dạy, tạo ra bầu không khí thi đua sôi nổi lành mạnh. Thực tế phần chuẩn bị dự giờ của ban kiểm tra theo tuyến tổ và trường còn sơ sài, có lẽ quá tin vào năng lực của bản thân và đã quá hiểu rõ nội dung bài mà họ chuẩn bị dự . 7.1.2. Phân tích - Trước khi dự giờ, ban kiểm tra không nhận phiếu nhận xét đánh giá của lần kiểm tra trước đó nên chủ yếu là đánh giá thực tế tiết dạy này… Chưa có sự so sánh định lượng giữa 2 lần kiểm tra mà chỉ so sánh theo kiểm định tính. - Nội dung bài dạy, kiến thức trọng tâm, kỹ năng cần hình thành hầu như không được kiểm tra chuẩn bị trước. Việc phát thảo nội dung quan sát bài dạy cũng chưa được đầu tư nghiêm túc. - Với sự chuẩn bị chưa tốt như vậy, tất yếu phần kiểm tra kĩ năng và phỏng vấn học sinh cũng không được chuẩn bị tốt. 7.1.3. Đề xuất - Sự chuẩn bị chưa tốt của ban kiểm tra, lãnh đạo nhà trường có nắm được không. Bởi vì ban kiểm tra đa số đều chưa học tập nghiệp vụ kiểm tra như chuyên đề. - Vậy hiệu trưởng cần hướng dẫn sớm nhất về cách thức việc chuẩn bị kiểm tra giờ dạy trên lớp cho ban kiểm tra, đừng để họ nghĩ rằng kinh nghiệm là làm được tất cả. 8. Dự giờ quan sát trên lớp * Thực trạng : - Bước chuẩn bị dự giờ tuy có còn sơ sài, nhưng khi dự giờ các thành viên trong ban kiểm tra rất nghiêm túc, họ ghi chép đầy đủ, quan sát khá tốt các hoạt động của thầy và trò trong suốt tiết dạy. Ghi nhận đầy đủ các thông tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy. Cuối giờ đặt câu hỏi vấn đáp học sinh nhằm kiểm tra việc tiếp thu kiến thức và sự vận dụng của học sinh. * Phân tích : - Ban kiểm tra thực hiện khá tốt các yêu câu của việc dự giờ. Tuy nhiên cũng còn vì ghi chép không cẩn thận, chủ quan, quan sát thiếu tập trung, ảnh hưởng đến việc phân tích đánh giá góp ý sau này. Phân tích giờ dạy của giáo viên * Thực trạng - Sau tiết dạy với các sự kiện và dữ liệu ghi nhận được, các thành viên trong ban kiểm tra đều rất nghiêm túc phân tích, đánh giá giờ dạy vì sự tiến bộ chung cho đồng nghiệp và chính bản thân mình. Qua phân tích sư phạm tiết dạy theo đúng các tiêu chí. Nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy, cấu trúc của học sinh… Từ đó xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên qua tiết dạy. - Các uỷ viên cũng đề ra được những giải pháp thiết thực giúp giáo viên cải tiến về phương pháp, cách thức, nội dung truyền đạt nhằm hoàn thiện công tác giảng dạy của họ. - Bản kiểm tra cũng đã thống nhất được nội dung trao đổi với giáo viên thông qua hội ý và trưởng ban sẽ là người cuối cùng đại diện ban kiểm tra để nêu nhận xét chung, những lời khuyên và đánh giá xếp loại tổng kết kết quả số điểm trên mỗi phiếu dự giờ của các uỷ viên kiểm tra. - Phân tích : Có thể nói nhờ thực hiện nghiêm túc bước phân tích giờ dạy mà cả người dự lẫn người dạy đều rút ra được những bài học tốt, những kinh nghiệm quý, không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy, nghiệp vụ của mình. Ban kiểm tra đã đảm bảo khá tốt nguyên tắc thuyết phục và nguyên tắc hiệu quả trong kiểm tra. Tuy nhiên phải thực sự nhìn nhận rằng vẫn còn một số ít uỷ viên kiểm tra chưa thực hiện tốt hai nguyên tắc nêu trên, đặc biệt là đối với ban kiểm tra tuyến tổ chẳng hạn như : Phân tích sư phạm tiết dạy còn hời hợt hay là mang tư tưởng cả nể, ngại nói ra những yếu kém của đồng nghiệp. Một số khác mang lại tính áp đặt, quan liệu định kiến, coi ý nghĩ của mình, quan điểm của mình là đúng nhất. Có trường hợp cũng nên kiểm tra rất giỏi, có nhiều sáng tạo trong bài dạy nhưng họ lại không nêu ra, giữ làm riêng cho mình. - Đề xuất : Ban kiểm tra tuyến trung gian cần thẳng thắn mạnh dạn đóng góp ý kiến bạn đồng nghiệp để cùng nhau chia sẽ, cùng nhau tiến bộ. Trưởng ban phải tập trung lắng nghe tổng hợp ý kiến thật chính xác, tìm những lời góp ý ngắn gọn có tính chất xây dựng. Trao đổi với giáo viên – đánh giá xếp loại tiết dạy - Thực trạng : Ban kiểm tra đã thống nhất, đại diện trao đổi với giáo viên. Trong quá trình trao đổi đó các uỷ viên khác có thể trao đổi thêm với giáo viên. Trong quá trình trao đổi đó các uỷ viên khác có thể trao đổi thêm với giáo viên và ngược lại giáo viên dạy trao đổi với các uy viên kiểm tra về ý kiến của mình. Cuộc trao đổi diễn ra theo trình tự sau : Căn cứ vào thông tin đã thu được, phân tích sư phạm giờ dạy của giáo viên trên cơ sở lý luận dạy học và theo những tiêu chí khoa học, xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. - Phân tích kết quả học tập của học sinh -Đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiến bộ, hoàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận QLGD- Công tác tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường THCS Ea Phê.doc