LỜI CAM ĐOAN.i
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP .6
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong doanh nghiệp .6
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp .6
1.1.2 Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp .6
1.1.3 Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp.7
1.1.4 Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp .10
1.1.5 Các công cụ trong quản lý tài chính doanh nghiệp .11
1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.14
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính doanh nghiệp .33
1.2.1 Hình thức pháp lý của doanh nghiệp.33
1.2.2 Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh .33
1.2.3 Môi trường kinh doanh .34
1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý doanh nghiệp.35
1.3.1 Các quy định nhà nước về quản lý tài chính doanh nghiệp .35
1.3.2 Kinh nghiệm về quản lý tài chính của một số doanh nghiệp .35
1.4 Các công trình khoa học có liên quan đến đề tài .38
Kết luận chương 1 .39
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ HOÀNG ANH GIA LAI.40
2.1 Quá trình hình thành, phát triển và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai .40
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.40
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.41
2.1.3 Tổ chức bộ máy của Công ty .42
2.1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 .44
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rang
thiết bị dạy nghề tin học.
Để quản lý tài chính hiệu quả, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển ổn định; công ty
đã thực hiện kết hợp nhiều biện pháp. Ban lãnh đạo công ty đề cao vai trò của hoạch
định tài chính. Quá trình hoạch định tài chính của công ty chủ yếu tập trung vào việc
lựa chọn phương án hành động cho tương lai. Kế hoạch tài chính của công ty dựa trên
nhiều yếu tố: kế hoạch mục tiêu trong năm của công ty, phân tích và dự báo môi
36
trường, các phân tích về nguồn huy động vốn, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, dự đoán sự biến động của thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ...
Công tác kiểm tra tài chính cũng được tiến hành nghiêm túc cả trước và sau khi thực
hiện các kế hoạch tài chính. Các kiểm tra này giúp phát hiện kịp thời những sai lệch
khỏi kế hoạch.
Để đảm bảo cho việc dự toán thu chi tiền mặt đạt hiệu quả, công ty thực hiện một trình
tự dự toán gồm 6 bước cơ bản, bao gồm:
+ Thiết lập dự toán thu chi tiền mặt
+ Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt
+ Thiết lập phương án dự toán thu chi tiền mặt
+ Thẩm duyệt dự án dự toán chi thu tiền mặt
+ Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt
+ Kiểm tra giám sát dự toán thu chi tiền mặt
Công ty không chỉ chú trọng đầu tư trong nội bộ, mà còn đầu tư ra bên ngoài, nhằm
mở rộng phạm vi hoạt động và tìm kiếm lợi nhuận đảm bảo an toàn về vốn. Hiện tại,
công ty thực hiện các hình thức đầu tư ra bên ngoài, chủ yếu thông qua các chứng
khoán có giá trị như mua cổ phiếu, trái phiếu, liên kết kinh doanh...
Nhờ có công tác quản lý tài chính hiệu quả, công ty đã có bước phát triển vượt bậc.
Tổng tài sản tăng lên đáng kể, trong đó, tăng mạnh ở vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đều tăng nhanh. Hệ số thanh toán đạt mức ổn định
trong nhiều năm, cho thấy công ty an toàn về khả năng trả nợ. Hệ số nợ trên tổng tài
sản giao động trong khoảng 30 - 40%, chứng tỏ công ty vẫn đạt mức an toàn về tài
chính.
1.3.2.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần FPT
Công ty Cổ phần FPT, tên tiếng anh là FPT Corporation có trụ sở chính tại 89 Láng
Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Công ty là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam theo thống
37
kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc năm 2007. Từ năm 2015 - 2017, FPT
liên tục được bình chọn là một trong năm công ty quản trị tốt nhất Việt Nam. Để đạt
được những thành tựu trên, công tác quản lý tài chính của công ty luôn đặc biệt được
coi trọng.
Công ty ban hành Quy định quản trị Quản lý tài chính, nhằm thiết lập các nguyên tắc
quản lý các hoạt động tài chính kế toán, đảm bảo các nguồn lực tài chính, đảm bảo tính
tự chủ và nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh của công ty. Ngoài ra,
còn có các hướng dẫn chi tiết trong các sổ tay quá trình, giúp công tác quản lý tài
chính được tiến hành theo những quy định chặt chẽ, dễ kiểm soát.
Để gia tăng tỷ suất sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu, tính liên tục của nguồn vốn
nhưng vẫn đảm bảo khả năng chi trả, Công ty giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó
là thu hồi các khoản nợ để đưa vào vốn kinh doanh. Công ty đưa ra các chính sách tín
dụng bao gồm các yếu tố: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn và tỷ lệ
chiết khấu được cân nhắc kỹ để đảm bảo phù hợp lợi nhuận doanh nghiệp có thể có và
rủi ro gia tăng những khoản nợ xấu. Các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời được đầu tư
bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn đến khi tiền được dùng vào kinh doanh. Như
vậy, công ty có thể duy trì khả năng thanh toán bằng tiền mặt tốt, mà vẫn đảm bảo lợi
nhuận.
Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
công ty. Trình độ lao động của công ty được đánh giá rất cao, song không vì thế mà
công tác đào tạo cho nhân viên bị buông lỏng. Đặc biệt, cấp cán bộ quản lý được đào
tạo quản lý song song với việc đào tạo chuyên môn. Ban giám đốc công ty đưa ra
nhiều chính sách cụ thể để khích lệ sự nhiệt tình, khả năng sáng tạo của nhân viên.
Công tác tuyển dụng cũng đặc biệt được chú ý để tuyển chọn được những người có
năng lực, phẩm chất tốt. Với nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả, chi phí và giá
thành sẽ được quản lý tốt, từ đó đẩy nhanh tốc độ gia tăng lợi nhuận.
1.3.2.3 Kinh nghiệm quản lý tài chính ở Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xuất nhập
khẩu Nông Trang Xanh
Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xuất nhập khẩu Nông Trang Xanh (tên giao dịch là
Greenfarm JSC) có trụ sở chính tại quận 8, TP Hồ Chí Minh; thành lập tháng 10/2016
38
hoạt động trong lĩnh vực tư vấn các dự án nông nghiệp và phát triển các chương trình
quảng bá sản phẩm, tiếp thị các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp. Là một công ty
khởi nghiệp, công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ có những chính sách
đúng đắn, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài chính; công ty bước đầu đã phát triển
khá nhanh.
Giám đốc là người nắm rất rõ tình hình tài chính dựa vào các bản báo cáo tài chính và
các phân tích dựa vào các số liệu và tình hình hoạt động kinh doanh. Từ đó, nhìn thấy
tình hình thực tế và các cơ hội kinh doanh mới để nắm bắt kịp thời.
Công ty lập kế hoạch chi tiết về quản lý dòng tiền cho từng tuần, tháng, quý và cả
năm. Nhờ vậy, dễ dàng dự báo được mức chi và thu của doanh nghiệp; ngoài ra còn
giúp người quản lý dự đoán được những biến động tài chính có thể xảy ra trong thời
gian tới. Ngoài ra, công ty thiết lập các chính sách để kiểm tra, kiểm soát nội bộ bao
gồm các biện pháp bảo vệ chống việc thiếu trung thực, gian lận.
Công ty đưa ra những khoản ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng để được thanh toán
ngay, theo dõi sự chi trả chậm và đề ra các chính sách thu tiền khi giao hàng xong.
Những khoản cần chi được quản lý thật chặt chẽ, kiểm soát dòng tiền cẩn trọng và
mạnh dạn cắt bỏ những khoản phí không phù hợp. Điều này tránh cho công ty được
những khoản thâm hụt, lượng tiền mặt không đủ để chi trả hóa đơn.
Công ty chú trọng tìm kiếm những nguồn huy động vốn ngoài việc vay ngân hàng như
tích cực tìm kiếm các nhà đầu tư, tạm ứng hóa đơn, hoặc gây vốn trên cộng đồng nhờ
các trang web. Ngoài ra, hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam đang được nhiều
tổ chức tài trợ. Vì vậy, công ty cũng chú trọng tìm đến lĩnh vực kinh doanh được tài
trợ vốn.
1.4 Các công trình khoa học có liên quan đến đề tài
Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp đã được trình bày trong nhiều tài liệu
xuất bản trong và ngoài nước và là đề tài được sự quan tâm của nhiều tác giả. Có thể
đưa ra một số đề tài được nghiên cứu ở Việt Nam và được đánh giá cao như:
39
- Luận văn Thạc sỹ “Phân tích tài chính công ty cổ phần phát triển và đầu tư công
nghệ FPT” của tác giả Nguyễn Hồng Tiệp, Đại học Kinh tế Quốc Dân viết năm 2016.
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Minh Hùng, trường Đại học Kinh Tế - Đại học
Quốc Gia Hà Nội: “Quản lý tài chính tại công ty Cổ phần Bibica” năm 2014.
- “Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần nâng cao
khả năng tài chính của Tổng Công ty Chè Việt Nam”, luận văn thạc sỹ của tác giả
Đặng Thị Vân Nga, khoa Tài chính Kế toán, Đại học Thương Mại năm 2012.
Vấn đề được các đề tài trên quan tâm nhất là nghiên cứu thực trạng kết quả hoạt động
kinh doanh, quản lý tài chính và tình hình lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Từ
đó, tác giả đưa ra các biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu của các tác giả nói trên đều đề cập đến các doanh
nghiệp đang có tình hình sản xuất kinh doanh phát triển ổn định. Nghiên cứu “Hoàn
thiện công tác quản lý tài chính tại công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh
Gia Lai” của tác giả phân tích và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài
chính cho công ty đang có tình hình kinh doanh không tốt, vì vậy đề tài nghiên cứu có
nhiều nét khác biệt so với các đề tài đã được công bố.
Kết luận chương 1
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý
doanh nghiệp. Trong đó, cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp là một hệ thống
tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ quản lý được vận dụng để quản lý
các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được
các mục tiêu của quản lý tài chính nói riêng và doanh nghiệp nói riêng. Những cơ sở lý
luận cơ bản về Quản lý tài chính trong chương 1 là cơ sở để tác giả đưa ra đánh giá,
phân tích tình hình tài chính ở Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia
Lai, và đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của
công ty.
40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ HOÀNG ANH
GIA LAI
2.1 Quá trình hình thành, phát triển và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Cao su Hoàng Anh Gia Lai được quyết định thành lập năm 2010 khi
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai thực hiện chương trình tái cấu trúc.
Năm 2011, Công ty ký Hợp đồng với Chính phủ Lào về việc sửa đổi Hợp đồng phát
triển Dự án, tăng quy mô Dự án từ 10.000 ha lên 19.950 ha, trong đó diện tích phát
triển thêm là 9.950 ha, gồm 7.950 ha cao su và 2.000 ha cọ dầu tại tỉnh Attapeu . Ngay
sau đó, ký hợp đồng phát triển dự án trồng mía và xây dựng khu phức hợp mía đường
tại Attapeu, Lào. Ký Hợp đồng thuê đất với diện tích 9.000 ha tại xã Talav và Nhang,
huyện Andoung Meas, tỉnh Ratanakiri giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Công
ty TNHH Hoàng Anh Oyadao để đầu tư phát triển cao su. Ký Hợp đồng thuê đất với
diện tích 9.470 ha tại huyện Konmum, tỉnh Rattanakiri giữa Chính phủ Hoàng gia
Campuchia và Công ty TNHH Hoàng Anh Andoung Meas để đầu tư phát triển cây
công nông nghiệp. Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Ủy ban phát triển Campuchia đã
cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư cho Dự án.
Năm 2012: Khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất mía đường công suất
7.000 tấn/ngày và nhà máy sản xuất nhiệt điện chạy từ bã mía với công suất 30 MW
tại Attapeu. Hoàn thành việc xây dựng nhà máy chế biến mủ công suất 25.000 tấn/năm
tại tỉnh Attapeu.
Năm 2013: Khánh thành cụm công nghiệp mía đường và nhà máy chế biến mủ cao su
Hoàng Anh Attapeu tại Lào ngày 25/02/2013. Động thổ dự án sân bay quốc tế Nong
Khang, tỉnh Hủa Phăn, Lào ngày 14/03/2013.
Năm 2014: Trồng xong 42.500 ha cao su, 17.303 ha cọ dầu, 8.000 ha mía và 5.000 ha
bắp tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt và
bò sữa tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế.
41
Tháng 4/2015, công ty đổi tên từ Công ty Cổ phần Cao su Hoàng Anh Gia Lai thành
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico), đồng thời
sáp nhập công ty Cổ phần Bò sữa Tây Nguyên và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Ngày 20/07/2015, cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh (mã chứng khoán HNG)
HAGL Agrico là trụ cột kinh doanh trong công ty CP Hoàng Anh Gia Lai khi mảng
nông nghiệp đóng góp tỷ trọng lớn về doanh thu và lợi nhuận cho công ty mẹ. HAGL
Agrico có lợi thế hơn hẳn các công ty nông nghiệp khác ở quy mô và những ưu đãi mà
công ty này nhận được. Một số ví dụ có thể thấy rõ như cánh đồng cao su của HAGL
Agrico mặc dù mới bắt đầu trồng từ 2007 nhưng diện tích được cấp phép lên đến
100.000ha đất liền thửa, nằm trên ranh giới 3 nước Đông Dương và nhận được sự hỗ
trợ tích cực từ chính phủ 3 nước. Mía đường của HAGL Agrico cũng được nhận
những ưu đãi từ bộ Công thương trong việc nhập khẩu về Việt Nam.
Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, HAGL Agrico không gặp nhiều may mắn khi giá cao
su giảm, nhiều mảng công ty mới đầu tư vào chưa có kết quả rõ rệt và chi phí quản lý
tăng cao.
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai hiện đang hoạt động với
bốn ngành nghề cơ bản là trồng và chế biến các sản phẩm từ Cao su và Cọ dầu; Chăn
nuôi bò thịt và tham gia dự án trồng cây ăn quả tại Việt Nam, Lào và Campuchia.
Nông nghiệp nói chung là ngành kinh doanh khá đặc thù. Việc sản xuất và cung ứng
các sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ cao, đặc điểm này thường dẫn đến cung –
cầu sản phẩm nông nghiệp thường không cân bằng. Vào đầu và cuối vụ, lượng cung
thường ít hơn cầu. Trong khi đó, vào giữa vụ, lượng cung thường nhiều hơn cầu. Do
đó, giá cả sản phẩm nông nghiệp tùy vào thời điểm có biến động rất lớn, điều này ảnh
hưởng lớn tới việc tính toán doanh thu của công ty.
Giá của các mặt hàng nông nghiệp cũng có thể thay đổi đáng kễ giữa các năm liên
tiếp. Điều kiện tự nhiên (như thời tiết, sâu hại, dịch bệnh) là những nguyên nhân chính
của sự biến đổi về giá này. Sự biến động rất lớn về giá là nguyên nhân chính gây ra
42
tính rủi ro cao của thị trường nông nghiệp. Người sản xuất có thể thấy rằng giá cả thị
trường vào thời điểm thu hoạch không đủ chi trả cho các chi phí sản xuất.
Ngoài ra, đầu tư vào nông nghiệp cũng đòi hỏi một lượng vốn ban đầu lớn, nhưng thời
gian để thu được sản phẩm thì khá dài. Hơn nữa, nguồn thu đến từ các sản phẩm nông
nghiệp có tính thời vụ, do đó nhu cầu về vốn lưu động tại các thời điểm trong năm của
doanh nghiệp có sự biến động lớn, dòng tiền thu về không đều, làm ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán và cân đối thu chi của công ty.
2.1.3 Tổ chức bộ máy của Công ty
Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế HAGL được tổ chức theo mô hình công ty mẹ-công
ty con, gồm 21 công ty con và 02 công ty liên kết.giữ cổ phần từ 20% đến 50%. Trong
đó có 9 công ty tại Việt Nam, 10 Công ty tại Campuhia và 2 Công ty tại Lào. Cơ cấu
bộ máy, tổ chức của Công ty như sau:
43
Hình 2. 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty CP Quốc tế Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban Kiểm soát
Phòng
Kế
hoạch
Phòng
Kỹ
thuật
cây ăn
trái
Phòng
Quản
lý
phân
bón và
thuốc
BVTV
Phòng
Hành
chính
nhân
sự
Phòng
Tiêu
chuẩn,
MT&
XH
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Quản
lý
hình
ảnh
Phòng
kiểm
soát
nội bộ
Phòng Pháp chế
Phòng Tài chính
Phòng IT
44
2.1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2018
Bảng 2. 1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 -2018
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
TT Mục Mã 2016 2017 2018
Chênh lệch
2018/2017
Chênh lệch
2018/2016
+/- % +-/ %
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp DV
O1 4.795 3.349 5.388 2.039 61% 593 12%
2 Các khoản giảm trừ O2 5 -5 -100%
3
Doanh thu thuần từ
BH&CCDV
10 4.790 3.349 5.388 2.039 61% 598 12%
4
Giá vốn hàng bán và DV
cung cấp
11 3.220 2.093 3.013 920 44% -207 -6%
5
LN gộp từ hoạt động
BH&CCDV
20 1.570 1.256 2.375 1.119 89% 805 51%
6
Doanh thu hoạt động tài
chính
21 334 1.372 1.404 32 2% 1.070 320%
7 Chi phí tài chính 22 934 827
-
1.721
-2.548 -308% -2.655 -284%
Trong đó : Chi phí lãi vay 23 676 697
-
1.532
-2.229 -320% -2.208 -327%
8
Phần lãi lỗ hoặc lỗ trong
công ty liên doanh, liên kết
24 0,3 924 64 -860 -93% 64
21233
%
9 Chi phí bán hàng 76 93 -192 -285 -307% -268 -352%
10 Chi phí quản lý 25 207 524 -989 -1.513 -289% -1.196 -577%
11
Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
30 -884 -996 4.242 5.238 526% 5.126 580%
12 Thu nhập khác 31 168 263 21 -242 -92% -147 -88%
13 Chi phí khác 32 815 324 -914 -1.238 -382% -1.729 -212%
14
Lợi nhuận từ hoạt động
khác
40 -646 -61 935 996 1628% 1.581 245%
15 Lợi nhuận truớc thuế 50 -945 -61 5.238 5.299 8687% 6.183 654%
16
Chi phí thuế TNDN hiện
hành
51 1.152 1.152
17
Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
52 16 5 -38 -43 -838% -54 -333%
18
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
60 -945 -61 4.086 4.147 6798% 5.031 532%
18.1
Lợi ích của cổ đông thiểu
số
-35 -8 0 8 200% 35 -100%
18.2
Lợi nhuận sau thuế của
công ty mẹ
-945 -61 4.086 4.147 6798% 5.031 532%
Bảng số liệu cho thấy, trong giai đoạn 2016-2018, lợi nhuận năm 2018 của công ty
tăng so với năm 2016 là 5.29 tỷ đồng, tương ứng tăng 654%; so với năm 2017 giảm
45
5.299 tỷ đồng, tương ứng 8.687%. Năm 2018 dường như tình hình tài chính của công
ty có bước chuyển mình rõ rệt song vẫn chưa bền vững, xu hướng khủng hoảng vẫn
đang hiện hữu trước mắt của Công ty nếu không có những biện pháp kịp thời để làm
ổn định tình hình tài chính của Công ty.
2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại công ty
2.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch tài chính
Ưu điểm:
- Công tác xây dựng kế hoạch được thực hiện qua các bước của một quy trình xây
dựng kế hoạch kinh doanh;
- Tổ chức phân công nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, rõ ràng, hợp lý.
Hạn chế
- Chưa xây dựng kế hoạch chiến lược làm cơ cở, định hướng cho việc xây dựng kế
hoạch kinh doanh hàng năm;
- Các nguồn lực phục vụ công tác xây dựng kế hoạch tài chính còn thiếu và yếu ảnh
hưởng đến chất lượng kế hoạch;
- Công tác nghiên cứu, phát triển thị trường chưa được coi trọng, dự báo nhu cầu thị
trường chất lượng chưa cao;
- Phương pháp tính các chỉ tiêu tài chính chưa thật sự thống nhất giữa các cấp xây
dựng kế hoạch, việc tính toán còn mang tính chủ quan.
2.2.2 Công tác quản lý các khoản thu chi
a. Phân tích tính hình công nợ phải thu, phải trả
Tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ phải trả của Công ty giảm dần từ 19% năm 2016
xuống còn 15% năm 2018; năm 2016, tỷ lệ này là 15% cho thấy Công ty bị chiếm
dụng vốn nhiều hơn so với đi chiếm dụng vốn.
Các khoản phải thu năm 2018 là hơn 4.746 tỷ, tăng hơn 1.430 tỷ (tăng hơn 30%) so
với năm 201 và hơn 98 tỷ (tăng 2%) so với năm 2016. Trong các khoản phải thu thì
46
phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, cuối năm 2018 khoản phải thu từ
khách hàng là hơn 2.976 tỷ tăng 968 tỷ (tăng hơn 32%) so với 2017 và 1.368 tỷ (tăng
46%) so với 2016. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu năm 2018 giảm mạnh
xuống mức 0,88 vòng từ mức 1,03 vòng năm 2016, thời gian của một vòng quay các
khoản phải thu qua đó tăng từ mức 354 năm 2016 lên mức 414 năm 2018. Điều này
cho thấy, Công ty ngày càng bán chịu cho khách hàng nhiều hơn, điều này có thể là
nhân tố giúp Công ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng, góp phần tăng doanh thu, tuy
nhiên sẽ khiến Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, và buộc phải vay ngắn hạn để
đáp ứng các nhu cầu thanh toán.
47
Bảng 2. 2 Bảng công nợ của công ty các năm 2016 - 2018
STT Chỉ tiêu
31/12 năm 31/12/2018 so với 31/12 năm
2016 2017 2018
2017 2016
+/- % +/- %
1 Các khoản phải thu
1.1 Các khoản phải thu ngắn hạn 4.648 3.316 4.746 1.430 30,14 98 2
1.1.1 - Phải thu từ khách hàng 1.608 2.008 2.976 968 32,53 1.368 46
1.1.2 - Trả trước cho người bán 1.732 735 427 -308 -72,13 -1.305 -306
1.1.3 - Phải thu khác 399 0
1.2 Các khoản phải thu dài hạn 840 226 656 430 65,55 -184 -28
2 Các khoản phải trả 24.984 22.129 31.299 9.170 29,30 6.315 20
2.1 Nợ ngắn hạn 6.125 6.601 13.136 6.535 49,75 7.011 53
2.2 Nợ dài hạn 18.859 15.528 18.163 2.635 14,51 -696 -4
3
Tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ
phải trả
0,19 0,15 0,15 0 1,19 0 -23
4
Số vòng luân chuyển các khoản
phải thu
1,03 1,01 0,88 0 -14,66 0 -17
5
Thời gian của 1 vòng quay các
khoản phải thu
354 361 414 53 12,78 60 15
b. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với khả năng thanh toán
nói riêng và tình hình tài chính nói chung của Công ty. Khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của Công ty được thể hiện ở các chỉ tiêu qua bảng sau:
Bảng 2. 3 Bảng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, giai đoạn 2016 -2018
STT Chỉ tiêu
Năm Năm 2018 so với
2016 2017 2018
2017 2016
+/- % +/- %
1
Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn
1,08 0,67 0,67 0,00 0% -0,41 -62%
2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,81 0,51 0,37 -0,14 -17% -0,44 -117%
3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,05 0,01 0,01 0,00 5% -0,04 -368%
48
Hình 2. 2: Biểu đồ so sánh khả năng thanh toán nợ của công ty qua các năm và
so sánh với mặt bằng các công ty cùng ngành
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2018 của Công ty giảm mạnh ở mức 0,67
so với 1,08 của năm 2016 thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành cho thấy khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2018 giảm, và kém hơn rất nhiều so với
các công ty hoạt động cùng ngành. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công
ty qua các năm đều xấp xỉ bằng 1, đặc biệt năm 2018 và 2017 nhỏ hơn 1, cho thấy
công ty đang gặp khó khắn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn.
Hệ số này năm 2018 giảm mạnh là do tài sản ngắn hạn năm 2018 giảm mạnh so với
năm 2017 trong khi đó nợ ngắn hạn cũng giảm nhưng tốc độ giảm không bẳng so với
việc giảm tài sản ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2018 là 0,37 giảm 0,14 so với năm
2017 và 0,44 so với năm 2016 và thấp hơn nhiều mức trung bình ngành cho thấy khả
năng thanh toán nhanh của Công ty rất kém và giảm dần dần qua các năm. Chỉ tiêu
này của Công ty qua các năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy với giá trị còn lại của tài sản
ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi
thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), Công ty gặp khó khăn trong việc
trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty cũng giảm dần qua các năm và thấp
hơn so với mức trung bình ngành. Năm 2018 hệ số này là 0,01, giảm 0,04 so với hai
năm trước đó. Sở dĩ năm 2018 hệ số khả năng thanh toán tức thời (= Tiền và các
khoản tương đương tiền/nợ ngắn hạn) giảm mạnh là do tiền và các khoản tương đương
001
001
002
.810
.510
.370
1.1
.050 .010 .011
0.3
.000
.200
.400
.600
.800
1.000
1.200
1.400
1.600
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TB Ngành
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh
Hệ số khả năng thanh toán
tức thời
49
tiền năm 2018 giảm mạnh so với năm 2017.
Như vậy, nhìn chung khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của HAGL Agrico trong giai
đoạn 2016 - 2018 đang gặp rất nhiều khó khăn, khiến cho Công ty luôn trong tình
trạng không đảm bảo thanh khoản ngắn hạn.
2.2.3 Công tác quản lý vốn của công ty
a. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của tăng đặt ra yêu cầu đối với sử dụng nguồn vốn này phải hiệu quả.
Qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty tại bảng sau ta
xem xét Công ty có giải quyết được vấn đề này không.
Bảng 2. 4 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
của công ty
STT Chỉ tiêu
Năm Năm 2018 so với năm
2016 2017 2018
2016 2017
+/- % +/- %
1
Sức sinh lời của tài sản
(ROA)
-0,03 0,03 0,001 0,028 100% -0,03 -124%
2 Số vòng quay của tài sản 0,14 0,10 0,11 -0,023 -17% 0,01 6%
3
Suất hao phí của tài sản so
với doanh thu thuần
7,41 9,64 8,93 1,524 21% -0,71 -10%
4
Suất hao phí của tài sản so
với lợi nhuận sau thuế
-36,2 29,20 8.018,50 8.054,758 22.215% 7.989,30 -22034%
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công ty không ngừng biến động qua các năm,
năm 2018 của công ty là 0,001 tức là một đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào
kinh doanh đem lại 0,001 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,03 đồng so với năm 2017 và
tăng 0,028 đồng so với năm 2016.
Sử dụng phương pháp Dupont ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh
lời của vốn chủ sở hữu.
Sức sinh lời của vốn
chủ sỏ hữu
=
Sức sinh lời của
doanh thu thuần
x
Số vòng
quay của tài
sản
x
Hệ số tài
sản so với
vốn chủ sở
50
hữu
Tất cả các chỉ tiêu: sức sinh lợi của doanh thu thuần, hệ số tài sản so với vốn chủ sở
hữu năm 2017 đều tăng, chỉ có số vòng quay của chủ sở hữu giảm so với năm 2015.
- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu năm 2018 giảm 0,2 so với năm 2017 trong khi
sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng:
3,18*0,17*0,15– 2,74*0,17*0,15= 0,11.
Có kết quả này do công ty kinh doanh thua lỗ năm 2018 nên năm 2017, ban lãnh đạo
Công ty quyết định huy động thêm vốn chủ sở hữu tăng lên từ 10.151 tỷ đồng năm
2017 lên 16.180 tỷ đồng năm 2018 nhưng sức sinh lời của vốn sở hữu lại không tăng
theo vì vậy làm cho hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu tăng trong khi sức sinh lời của
vốn giảm.
- Số vòng quay của tài sản năm 2018 giảm 0,07 so với năm 2016 đã làm cho sức sinh
lời
của vốn chủ sở hữu giảm:
3,18*0.1*0,15 – 3,18*0,17*0,15= -0,03
- Sức sinh lời của doanh thu thuần năm 2018 tăng 0,01 so với năm 2016 đã làm cho
sức sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm:
3,18*0,1*0,16 – 3,18*0,1*0,15 = -0,003
Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với Pháp luật, với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, đảm bảo an ninh, an
toàn xã hội, đảm bảo môi trường phát triển bền vững.
b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá mạnh để mở rộng phát triển hoạt động kinh
doanh. Ta sẽ phân tích hiệu quả sử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_tai_chinh_tai_cong_ty_co.pdf