Đề tài Một số ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường và sinh vật

Sử dụng phân bón hoá học và hợp chất bảo vệ thực vật là chìa khoá thành công của cuộc cách mạng xanh, trong nền nông nghiệp, công nghiệp hoá (nông nghiệp đầu tư cao) để đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại do sự ảnh hưởng của phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ con người. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở các nước phát triển mà nó đang ngày trở lên nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Khi người nông dân áp dụng những công nghệ hiện đại (như giống mới, phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), máy móc, thiết bị tưới tiêu.) Đã nảy sinh rất nhiều vấn đề môi trường:

- Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu, N03-, do đó tác động xấu đến sức khoẻ con người, động vật hoang dại và suy thoái các hệ sinh thái.

- Gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm thức ăn cho gia súc bởi dư lượng thuốc trừ sâu, NO3- và chất kích thích sinh trưởng.

- Gây xói mòn đất, giảm độ phì của đất do xu hướng sử dụng nhiều phân bón hoá học thay cho phân hữu cơ.

- Gây mặn hoá thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý.

- Gây ô nhiễm không khí do sự khuyếch tán của HCBVTV.

- Chặt phá rừng, mở rộng diện tích canh tác gây suy thoái nguồn nước ngầm, làm mất dần và có nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật hoang dã.

- Xu thế tiêu chuẩn hoá, chuyên canh hoá tập trung vào một số giống cây, con mới đồng nhất về di truyền trong nông nghiệp dẫn đến sự thay thế dần và biến mất những giống loài truyền thống – cơ sở di truyền để cải tạo giống là nguồn gen dự trữ quan trọng trong tương lai.

1. Ô nhiễm môi trường từ phân bón hoá học:

Nitrat (N03-) là yếu cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng, đồng thời nó cũng được xem là mối đe doạ cho sức khoẻ con người và tính trong sạch của các nguồn nước tự nhiên. Tính trung bình, khi bón phân đạm vào đất thực vật chỉ hấp thụ được khoảng 50 - 60%, số còn lại đi vào các nguồn khác.

Mặc dù thực vật rất cần nitơ nhưng ion NO3- gần như không bị đất hấp thụ và luôn tồn tại ở dạng linh động dễ bị rửa trôi vào các nguồn nước. Một nghiên cứu vào năm 1972 ở Anh cho thấy có hiện tượng phú dưỡng ở cả 18 con sông nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu bằng phương pháp nguyên tử đánh dấu đã khẳng định N-NH4 tronh nước có nguồn gốc từ nitơ bón vào đất. Như vậy nguồn gốc N03- trong nước là do phân bón vô cơ và hữu cơ đậc biệt khi người nông dân bón không đúng lúc, bón thúc vào thời kỳ cây không cần và bón không đều.

Ô nhiễm nỉtat không phải là vấn đề mới, cách đây hàng trăm năm người ta đã ghi nhận nồng độ coa của nó trong các giếng nước ăn nhưng phát hiện mới nhất là NO3- liên quan tới sức khoẻ cộng đồng thể hiện qua 2 loại bệnh:

 

doc85 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 32073 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường và sinh vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT Sử dụng phân bón hoá học và hợp chất bảo vệ thực vật là chìa khoá thành công của cuộc cách mạng xanh, trong nền nông nghiệp, công nghiệp hoá (nông nghiệp đầu tư cao) để đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại do sự ảnh hưởng của phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ con người. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở các nước phát triển mà nó đang ngày trở lên nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Khi người nông dân áp dụng những công nghệ hiện đại (như giống mới, phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), máy móc, thiết bị tưới tiêu....) Đã nảy sinh rất nhiều vấn đề môi trường: - Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu, N03-, do đó tác động xấu đến sức khoẻ con người, động vật hoang dại và suy thoái các hệ sinh thái. - Gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm thức ăn cho gia súc bởi dư lượng thuốc trừ sâu, NO3- và chất kích thích sinh trưởng. - Gây xói mòn đất, giảm độ phì của đất do xu hướng sử dụng nhiều phân bón hoá học thay cho phân hữu cơ. - Gây mặn hoá thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý. - Gây ô nhiễm không khí do sự khuyếch tán của HCBVTV. - Chặt phá rừng, mở rộng diện tích canh tác gây suy thoái nguồn nước ngầm, làm mất dần và có nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật hoang dã. - Xu thế tiêu chuẩn hoá, chuyên canh hoá tập trung vào một số giống cây, con mới đồng nhất về di truyền trong nông nghiệp dẫn đến sự thay thế dần và biến mất những giống loài truyền thống – cơ sở di truyền để cải tạo giống là nguồn gen dự trữ quan trọng trong tương lai. 1. Ô nhiễm môi trường từ phân bón hoá học: Nitrat (N03-) là yếu cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng, đồng thời nó cũng được xem là mối đe doạ cho sức khoẻ con người và tính trong sạch của các nguồn nước tự nhiên. Tính trung bình, khi bón phân đạm vào đất thực vật chỉ hấp thụ được khoảng 50 - 60%, số còn lại đi vào các nguồn khác. Mặc dù thực vật rất cần nitơ nhưng ion NO3- gần như không bị đất hấp thụ và luôn tồn tại ở dạng linh động dễ bị rửa trôi vào các nguồn nước. Một nghiên cứu vào năm 1972 ở Anh cho thấy có hiện tượng phú dưỡng ở cả 18 con sông nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu bằng phương pháp nguyên tử đánh dấu đã khẳng định N-NH4 tronh nước có nguồn gốc từ nitơ bón vào đất. Như vậy nguồn gốc N03- trong nước là do phân bón vô cơ và hữu cơ đậc biệt khi người nông dân bón không đúng lúc, bón thúc vào thời kỳ cây không cần và bón không đều. Ô nhiễm nỉtat không phải là vấn đề mới, cách đây hàng trăm năm người ta đã ghi nhận nồng độ coa của nó trong các giếng nước ăn nhưng phát hiện mới nhất là NO3- liên quan tới sức khoẻ cộng đồng thể hiện qua 2 loại bệnh: - Methaemoglobinaemia: Trè xanh ở trẻ sơ sinh. - Ung thư dạ dày ở người lớn. Thực ra NO3- không độc, nhưng khi nó bị khử thành nỉtit(NO2-) trong cơ thể nó trở nên rất độc. NO3- trong dạ dày bị các vi khuẩn khử thành NO2- và sâm nhập vào máu, nó phản ứng với haemoblobin chứa Fe2+ ( đây là phân tử có chức năng vận chuyển O2 đi khắp cơ thể) tạo ra methaemoglobinaemia chứa Fe3+ có rất ít năng lực vận chuyển O2 và trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với bệnh này do trong dạ dày của chungs không đủ axit để ngăn cản các vi khuẩn biến đổi NO3- thành NO2-. Ung thư dạ dày cũng là bệnh liên quan tới hàm lượng NO3trong nước và do quá trình biến đổi từ NO3- thành NO2 phản ứng với một loại amin thứ sinh xuất hiện khi phân huỷ mỡ hoặc prôtêin ở bên trong dạ dày tạo ra hợp chất N – nitroso( chất gây ung thư). Vì tính chất nguy hiểm của NO3 đối với sức khoẻ cộng đồng nên châu Âu qui định mức chuẩn cho nước uống là 50g NO3 -/m3, giá trị tối ưu không quá 25g NO3/m3. 2. Ô nhiễm môi trường do HCBVTV: Việc sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường. Định hướng của thuốc trừ sâu là diệt sâu hại, nhưng diễn biến thực tế của lại ảnh hưởng độc tới đất, nước, không khí, đại dương và các sản phẩm nông nghiệp, động vật sức khoẻ con người đặc biệt những dư lượng của những chất do tính độc cao như chlordane, DDT, picloram, zimazine... Một đặc tính quan trọng của HCBVTV trong hệ sinh thái là tính khuyếch đại sinh học. Từ nồng độ sử dụng nhỏ, sau khi vào hệ sinh thái thông qua chuỗi lưới thức ăn chất độc được tích luỹ với nồng độ cao dần qua các bậc dinh dưỡng. Hầu hết các loại HCBVTV đều độc đối với người và động vật máu nóng, tuy nhiên mức độ gây độc của mỗi loại thuốc có khác nhau, có loại thuốc gây độc cấp tính, có loại thuố có tính tích luỹ lâu trong cơ thể sống, bền vững trong môi trường. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 90% HCBVTV không đạt mục đích mà gây nhiễm độc đất, nước, nông sản. Việc sử dụng lặp lại nhiều lần cùng một loại thuốc ở nhiều nước đang phát triển do được bao cấp, trợ giá dẫn đến hiện tượng quen thuốc buộc phải sử dụng các chủng loại HCBVTV khác có độc tính cao hơn và càng xúc tiến rủi ro về môi trường cũng như nghề nghiệp. Theo kết quả báo cáo của viện bảo vệ thực vật năm 1999, hiện nay trên thị trường Việt Nam có 270 loại thuốc diệt côn trùng, 216 loại thuốc diệt nấm, 160 loại thuốc diệt cỏ, 12 loại thuốc diệt gậm nhấm và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng. Điều đáng là 60% tổng số hoá chất trên được sử dụng phun cho rau quả mà phần lớn nông dân lại không hiểu đầy đủ về tác dụng, tính năng của mỗi loại thuốc cho nên họ thường phun sai chủng loại, liều lượng cũng như thời gian cho phép. Ví dụ trung bình từ 1 đến 3 ngày họ lại phun thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc trừ sâu cho dưa chuột và đậu. Năm 1990 lượng HCBVTV được sử dụng là 10.300 tấn đến năm 1998 đã tăng lên 33.000 tấn. Rất nhiều vụ ngộ độc do HCBVTV gây ra ở các quy mô và mức độ khác nhau. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do HCBVTV nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã chú ý đến việc quản lý sâu hại tổng hợp( IPM ) để kìm dữ sâu bệnh ở mức chấp nhận được. IPM bao gồm việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách có chọn lọc và dựa trên việc áp dụng các biện pháp sinh học, tính đề kháng di truyền và thực tiễn quản lý thích hợp./. ô nhiễm đất Đất được hình thành từ đá qua quá trình phong hoá. Khi sự sống trên trái đất chưa xuất hiện, thì vòng đại tuần hoàn địa chất là quá trình phong hoá đá đã dần dần hình thành phần không sống của hệ sinh thái đất (các chất khoáng, các dạng nước, các chất khí) gọi là mẫu chất tạo tiền đề cho sinh vật phát triển. Kể từ khi có những sinh vật đơn bào đầu tiên xuất hiện trên mẫu chất là lúc xuất hiện một vòng tuần hoàn mới – vòng tiểu tuần hoàn sinh học. Như vậy tự bản thân môi trường đất đã có cấu trúc, chức năng như là một hệ sinh thái, một mẫu hình của hệ thống mở. Tuy nhiên sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất có một giới hạn nhất định. Nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn này, hệ sinh thái đất sẽ mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là đất bị ô nhiễm và thoái hoá. Sự ô nhiễm môi trường đất là hậu quả của các hoạt động của con người, làm thay đổi các nhân tố sinh thái quá ngưỡng của các quần xã sống trong đất. Muốn kiểm soát được ô nhiễm môi trường đất cần phải biết giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất đối với từng nhân tố sinh thái. Xử lý ô nhiễm tức là điều chỉnh và đưa các nhân tố sinh thái trở về giới hạn sinh thái của quần xã sinh vật đất. Đây là nguyên lý sinh thái cơ bản được vận dụng vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường. Bản chất của sự xác lập cân bằng là quá trình tự điều chỉnh năng lượng và vật chất giữa 3 loại sinh vật: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ. Thông thường tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất cao hơn so với hệ sinh thái nước, không khí nên khả năng tự lập lại cân bằng của nó cũng cao hơn. Khái niệm: Sự ô nhiễm môi trường đất là do hậu quả các hoạt động cuả con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái quá ngưỡng sinh thái của những quần xã sinh vật sống trong đất. Nguyên nhân: Bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Khi có mặt một số chất mà hàm lượng của chúng vựot quá ngưỡng cho phép thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng, môi trường đất bị ô nhiễm và thoái hoá. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm đất trong đó có một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất ở Việt Nam là: 1. áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải đẩy mạnh khai thác độ phì nhiêu của đất bằng cách: - Tăng cường sử dụng hoá chất như phân vô cơ, thuốc trừ sâu diệt cỏ…vv. - Sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo thuận lợi cho thu hoạch. Mở rộng các hệ thống tưới tiêu. 2. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và đô thị hoá không có kế hoạch quản lý môi trường đã làm ô nhiễm nặng nề các vùng ven đô thị và khu công nghiệp. Các tác nhân chính gây ô nhiễm đất ở đây là không khí ô nhiễm, nước thải, chất thải rắn của các cơ sở trên. 3. Do hậu quả chiến tranh (thuốc diệt cỏ do Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam) đã gây ảnh hưởng lâu dài đến con người, tự nhiên trên những vùng đất rộng lớn. Như vậy nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất ở Việt Nam là sử dụng không hợp lý phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, chất kích sinh trưởng, chất thải không qua xử lý của các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp, chất độc trong chiến tranh…vv, gây ô nhiễm khá nghiêm trọng ở một số nơi. Tuy nhiên về quy mô vùng bị ô nhiễm không lớn, chỉ xẩy ra ở ven một số thành phố lớn, khu công nghiệp làng nghề truyền thống không có công nghệ xử lý chất thải độc hại và những vùng chuyên canh, thâm canh sử dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật không hơp lý, không có sự quản lý chặt chẽ. II. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất: 1. Tác nhân hoá học: Loại ô nhiễm này được gây ra do một số nguồn: Chất thải công nghiệp, giao thông, chất thải sinh hoạt, đặc biệt là việc sử dụng phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật, các chất kích thích sinh trưởng…làm cho đất bị ô nhiễm kim loại nặng, Nitơrát…ở Việt Nam ô nhiễm đất bởi kim koại nặng nhìn chung không phổ biến tuy nhiên nhiều trường hợp cục bộ gần khu công nghiệp, đặc biệt ở các làng nghề tình trạng ô nhiễm kim loại nặng đang diễn ra khá trầm trọng. Bảng 1: Hàm lượng Pb trong bùn và trong đất tại xã Chỉ Đạo, Mỹ Văn, Hưng Yên. ( Nguồn: Lê Văn Khoa-2002). stt  mẫu nghiên cứu  hàm kượng chì (ppm)   1 2 3 4  Mẫu bùn trong ao chứa nước thải phá ắc quy Mẫu đất lúa gần nơi nấu chì Mẫu đất giữa cánh đồng Mẫu đất gần làng  2166.0 387.6 125.4 2911.4   Hàm lượng chì lớn hơn 100 ppm được đánh giá là đất bị ô nhiễm. 2. Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: a. Ô nhiễm nhiệt: Khi nhiệt độ trong đất tăng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến khu hệ vi sinh vật đất phân giải chất hữu cơ và nhiều trường hợp làm đất chai cứng, mất dinh dưỡng. Nhiệt độ trong đất tăng, dẫn đến hàm lượng mất O2 giảm gây mất cân bằng và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ sẽ diễn ra theo kiểu hô hấp kỵ khí, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có mùi khó chịu và độc cho cây trồng, động vật như: NH3, H2S, CH4 và Alđêhyt.... Nguồn gây ô nhiễm nhiệt là do sự thải bỏ nước làm mát các thiết bị của các nhà máy. Nước này có thể làm nhiệt độ của đất tăng từ 5- 150C gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Ngoài ra nguồn ô nhiễm nhiệt còn do những đám cháy rừng, phát nương đốt rẫy trong du canh làm nhiệt độ đất tăng đột ngột từ 15- 300C huỷ diệt nhiều sinh vật có ích trong đất, đất trở nên chai cứng. b. Ô nhiễm do các chất phóng xạ: Do phế thải của những trung tâm khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử, các bệnh viện và những vụ thử vũ khí hạt nhân. Các chất phóng xạ thâm nhập vào đất, theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng, động vật và con người. Sau mỗi vụ thử vũ khí hạt nhân chất phóng xạ trong đất tăng lên10 lần và khi đi vào sinh vật nó cũng có hiện tượng khuyếch đại sinh học. Các chất phóng xạ (Sn90,I131Cs137) xâm nhập vào cơ thể con người làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây ra các bệnh di truyền, bệnh về máu, ung thư… 3. Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Do các phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh, sử dụng phân bắc tươi, bùn ao tươi, bùn kênh dẫn chất thải sinh hoạt bón trực tiếp vào đất. Hiện nay các vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam tập quán sử dụng phân bắc và phân chuồng tươi trong canh tác vẫn còn phổ biến. Chỉ tính riêng trong nội thành Hà Nội, hàng năm lượng phân bắc thải ra khoảng 550.000 tấn và chỉ khoảng 1/3 số đó được xử lý. ở các vùng nông thôn phía Nam đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá. Tập quán sử dụng phân tươi, nước thải bón, tưới trực tiếp cho đất đã gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng cho môi trường đất, không khí, nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Bảng 2: Số lượng các loại vi trùng và trứng giun stt  đối tượng nghiên cứu  vi trùng E-Coli trong 100 gam đất  số trứng giun trong 50g phân hoặc trong 1000ml nước      giun đũa  giun tóc   1 2 3 4 5 6 7 8  Phân bắc tươi trộn tro bếp Phân bắc đã ủ 2 tháng Đất vừa tưới phân bắc Đất tưới phân bắc sau 20 ngày Đất vừa tưới phân tươi Đất chỉ dùng phân hoá học Nước mương khu trồng rau tưới phân bắc Nước giếng khu trồng rau tưới phân bắc  107 105 105 105 105 102 450 20  31 12 22 13 5 3 3 7  16 7 10 5 1   ( Nguồn: Trần Khắc Thi, 1996) IV. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất. Làm sạch cơ bản: Mục đích chính là phòng ngừa sự nhiễm trùng đất có nguồn gốc từ phân, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện.... Các ngồn này phải được sử lý trước khi thải ra môi trường để tránh làm nhiễm bẩn nước ngầm hoặc nước bề mặt. *Khử chất thải rắn: rác gia đình, phế liệu xây dựng, phế liệu công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp... đây là môi trường thuận lợi cho ruồi, muỗi, các loài gặm nhấm phát triển. Ngoài ra chúng còn góp phần làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí... làm tổn hại đến chất lượng môi trường xung quanh. Các thiết bị xử lý thường dùng một hay nhiều những kỹ thuật như: lựa chọn, đốt cháy, trộn phân, phun, nghiền, làm đặc.... ở các nước công nghiệp phát triển, nhiều khu vực đất đai bị ô nhiễm nặng, người ta sử dụng các hệ thống cơ hoá lý nhằm ngăn ngừa sự chuyển động của các chất gây ô nhiễm do rửa trôi, hoạt động mao quản và di chuyển khí. Các hệ thống nhằm ngăn chặn sự chuyển động của các chất gây ô nhiễm do rửa trôi, hoạt động mao quản và di chuyển khí: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Lĩnh vực kinh tế: + Giảm đều mức tiêu phí năng lượng và những tài nguyên khác thông qua các công nghệ mới và qua thay đổi lối sống. + Thay đổi các hình thức tiêu thụ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của các nước khác. + Giảm hàng rào nhập khẩu hay chính sách bảo hộ mậu dịch làm hạn chế thị trường cho các sản phẩm của những nước nghèo. + Sử dụng tài nguyên nhân văn, kỹ thuật và tài chính để phát triển công nghệ sạch và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên. + Làm cho mọi người tiếp cận tài nguyên một cách bình đẳng. + Giảm chênh lệch về thu nhập và tiếp cận y tế. + Chuyển tiền từ chi phí quân sự và an ninh cho những yêu cầu phát triển. + Dùng tài nguyên cho việc cải thiện mức sống thường xuyên. + Loại bỏ nghèo nàn tuyệt đối. + Cải thiện việc tiếp cận ruộng đất, giáo dục và các dịch vụ xã hội. + Thiết lập một ngành công nghiệp có hiệu suất cao để tạo công ăn việc làm và sản xuất hàng hoá cho thương mại và tiêu thụ. Lĩnh vực nhân văn: + Ổn định dân số. + Giảm di cư đến các thành phố qua chương trình phát triển nông thôn, + Xây dựng những biện pháp mang tính chất chính sách và kĩ thuật để giảm nhẹ hậu quả môi trường cuả đô thị hoá. + Nâng cao tỷ lệ biết chữ. + Người dân tiếp cận dễ dàng hơn với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. + Cải thiện phúc lợi xã hội, bảo vệ tính đa dạng văn hoá và đầu tư vào vốn con người. + Đầu tư vào sức khoẻ và giáo dục của phụ nữ. + Khuyến khích sự tham gia vào những quá trình làm quyết định. Lĩnh vực môi trường: + Sử dụng có hiệu quả hơn đất canh tác và cung cấp nước. + Cải thiện canh tác nông nghiệp và kĩ thuật để nâng cao sản lượng. + Tránh sử dụng quá mức phân hoá học và thuốc trừ sâu. + Bảo vệ nguồn nước bằng cách chấm dứt việc sử dụng nước lãng phí và nâng cao hiệu suất của các hệ thống nước. + Cải thiện chất lượng nước và hạn chế rút nước bề mặt. + Bảo vệ đa dạng sinh học bằng cách làm chậm lại đáng kể và nếu có thể thì chặn đứng sự tuyệt diệt của các loài, sự huỷ hoại nơi ở cũng như các hệ sinh thái. + Hạn chế tình trạng không ổn định của khí hậu, sự huỷ hoại tầng ozon do hoạt động của con người. + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất lương thực và chất đốt trong khi phải mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của tăng dân số. + Sử dụng nước tưới một cách thận trọng. + Tránh mở đất nông nghiệp trên đất dốc hoặc đất bạc màu. + Làm chậm hoặc chặn đứng sự huỷ hoại rừng nhiệt đới, hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn ven biển, những vùng đất ngập nước và các nơi ở độc đáo khác để bảo vệ tính đa dạng sinh học. Lĩnh vực kĩ thuật: + Chuyển dịch sang nền kĩ thuật sạch và có hiệu suất hơn, giảm tiêu thụ năng lượng và những tài nguyên thiên nhiên khác để không làm ô nhiễm không khí, đất và nước. + Giảm phát thải CO2, giảm tỷ lệ khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính. + Cùng với thời gian phải giảm đáng kể sử dụng nhiên liệu hoá thạch và tìm ra những nguồn năng lượng mới. + Loại bỏ sử dụng CFCs để tránh làm thương tổn đến tầng ozon bảo vệ trái đất. + Bảo tồn những kĩ thuật truyền thống với ít chất thải và chất ô nhiễm, những kĩ thuật tái chế chất thải phù hợp với hoặc hỗ trợ các hệ tự nhiên. + Nhanh chóng ứng dụng những kĩ thuật đã được cải tiến cũng như những quy chế của chính phủ đã được cải thiện và thực hiện những quy chế đó. Phát triển bền vững được xem là một quá trình đòi hỏi đồng thời cả 4 lĩnh vực: kinh tế, nhân văn, môi trường và kĩ thuật. Tuy nhiên thực hiện phát triển bền vững không giống nhau ở mỗi nước, tuỳ thuộc vào lịch sử, chính quyền, thể chế chính trị, tài nguyên thiên nhiên.... Ví dụ ở vùng phụ cận Sahara, Châu Phi phát triển bền vững có thể là cải thiện điều kiện nhân văn bằng cách nâng cao sức khoẻ và giáo dục cho người dân trong khi Châu Âu lại có thể là hạn chế phát thải huỷ hoại tầng ozon, các khí nhà kính và gây ra mưa axit.... Trước khi bắt đầu xác lập mục tiêu cho phát triển bền vững mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực phải xác định được hiện mình đang ở đâu. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới có thu nhập thấp với dân số đông, Việt nam đang đối đầu với những vấn đề gay cấn do tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp và sự sa sút của chất lượng môi trường. Sau ba mươi năm chiến tranh ác liệt, nhân dân và chính phủ Việt nam đã cố gắng nhiều để phát triển kinh tế, đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chiến lược quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững đã được phác ra từ năm 1985, sau đó đã đề ra Chương trình hành động Quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững, và đã được thực hiện từng mặt. Dựa trên Chương trình quốc gia, nhiều hoạt động đã được thực thi trên phạm vi cả nước về các mặt pháp chế, công tác quản lý, giáo dục, nghiên cứu và thực nghiệm. Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế hướng theo thị trường đã đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế. Việc giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như việc phát triển nền kinh tế dịch vụ, việc mở cửa cho đầu tư nước ngoài và việc đẩy mạnh xuất khẩu và tham gia vào nền thương mại khu vực và quốc tế, đã tạo nên thành tựu lớn về kinh tế và xã hội cho nhân dân ta, nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng đồng thời nước ta cũng đang phải đối đầu với một số vấn đề gay cấn trong khi thực hiện mục tiêu phát triển của mình là vấn đề môi trường. Các gay cấn đó về môi trường đặc biệt khó giải quyết, vì sự tăng trưởng kinh tế và việc bảo vệ môi trường cho ngày nay và cho thế hệ mai sau, thường mâu thuẫn trực tiếp với nhau. Hiện nay có nhiều vấn đề về môi trường mà Việt Nam đang phải đối đầu, trong đó những vấn đề nghiêm trọng nhất là nạn phá rừng , sự khai thác quá mức tài nguyên sinh học, sự xuống cấp của tài nguyên đất, việc bảo tồn nguồn nước ngọt kém hiệu quả, nạn thiếu nước ngọt và nạn ô nhiễm gia tăng, đó là chưa kể đến tác động lâu dài của chiến tranh đến môi trường. Những vấn đề rắc rối nói trên đang ngày càng trầm trọng hơn do dân số tăng nhanh và nạn đói nghèo còn chưa giải quyết được một cách cơ bản. Bởi vậy điều cần thiết là phải đón trước những vấn đề về môi trường không thể tránh khỏi mà công cuộc phát triển sẽ đem lại và phải có những biện pháp đề phòng để giảm nhẹ hậu quả bằng cách thực hiện một chiến lược môi trường phù hợp với phát triển bền vững, thông qua việc sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên và lôi cuốn được đại bộ phận nhân dân vào quá trình đó. Công việc hợp tác với các nước phát triển và đang phát triển, nhất là các nước láng giềng là điều quan trọng, tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ về kinh nghiệm để giúp Việt Nam đối phó được thử thách về vấn đề môi trường trước tình hình thay đổi nhanh chóng về kinh tế. Sau đây là những vấn đề cấp bách về môi trường cần được quan tâm đúng mức. I- Hiện trạng tài nguyên và môi trường 1- Sự giảm sút độ che phủ và chất lượng rừng là một vấn đề quan trọng Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật quý giá nhất của đất nước ta. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo sự chu chuyển ô xy cà các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh chúng ta, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất và bờ biển, sụt lở đất đá, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, của sự biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm, làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước . Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và độ cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 3/4 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ điều kiện nhiệt đới ẩm phía Nam, đến điều kiện ôn hòa ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các lòai sinh vật rừng. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều lọai rừng như rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt, rừng cây lá rộng đai thấp, rừng cây lá rộng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng đai núi cao, rừng tre nứa v.v... Trước đây tòan bộ đất nước Việt nam có rừng che phủ, nhưng chỉ mới mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thóai nặng nề. Diện tích rừng tòan quốc đã giảm xuống từ chỗ năm 1943 chiếm khoảng 43% thì đến năm 1990 chỉ còn 28,4% tổng diện tích đất nước. Trong mấy năm qua diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,8% năm 1998 và năm 2000 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 33,2% (Niên giám Thống kê năm 2000) trong đó: 1- Kontum 63,7% 2- Lâm đồng 63,3% 3- Đắc Lắc 52,0% 4- Tuyên Quang 50,6% 5- Bắc Cạn 48,4% 6- Gia Lai 48,0% 7- Thái Nguyên 39,4% 8- Yên Bái 37,6% 9- Quảng Ninh 37,6% 10-Hà Giang 36,0% 11- Hoà Bình 35,8% 12- Phú Thọ 32,7% 13-Cao Bằng 31,2% 14- Lào Cai 29,8% 15- Lạng Sơn 29,3% 16-Lai Châu 28,7% 17- Bắc Giang 25,6% 18- Bình Phước 24,0% 19- Sơn La 22,0%. Trên thực tế rừng tự nhiên vẫn còn bị xâm hại, và chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên thủy. Miền Bắc Việt Nam đã chứng kiến sự sa sút lớn nhất về độ che phủ của rừng, giảm từ 95% rừng nguyên thuỷ đến 17% trong vòng 48 năm. Ở nhiều tỉnh miền núi, độ che phủ rừng tự nhiên, nhất là rừng già còn lại rất thấp, thí dụ ở Lai Châu chỉ còn 7,88%; ở Sơn La 11,95%; và ở Lao Cai 5,38%. Từ năm 1995 đến năm 1999 ở 4 tỉnh Tây Nguyên đã có hơn 18.500 ha rừng bị khai phá (Cục kiểm lâm, 1999). Diện tích rừng tự nhiên ở đây hiện nay vẫn liên tục giảm, khai thác vẫn vượt quá mức quy định, khái thác bất hợp pháp chưa ngăn chặn được. Rừng trồng không đạt chỉ tiêu. Khuynh hướng suy giảm tài nguyên còn tiếp diễn (Báo các tổng kết chương trình “Sử dụng hợp lý Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường” Mã số KHCN 07 , tháng 12 năm 2001). Theo đề tài KHCN 07-05 “ Nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện qui hoạch phát triển kinh tế xã hội và khai thác , sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Tây Nguyên giai đoạn 1996-2010” thì từ năm 1996 đến năm 2000, ở các tỉnh Tây Nguyên trung bình mỗi năm diện tích rừng tự nhiên mất 10.000 ha (hơn cả diện tích rừng mất đi trung bình hàng năm của kế hoạch 5 năm trước đó). Số liệu này có lẽ còn thấp hơn thực tế nhiều vì có nhiều nơi rừng bị phá mà chính quyền không hề biết. Các xí nghiệp thực hiện việc khai thác gỗ theo chỉ tiêu pháp lệnh thường làm vượt quá chỉ tiêu cho phép và không theo đúng thiết kế được duyệt. Từ năm 1996-1999 các tỉnh Tây Nguyên đã khai thác vượt kế hoạch 31%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường và sinh vật.doc
Tài liệu liên quan