MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
IV. Giả thuyết khoa học.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
VII. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
VIII. Kế hoạch nghiên cứu.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIÊC HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNGVỀ ĐỘNG VẬT NUÔI CHO TRẺ 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHUNG.
I. Cơ sở lí luận.
II.Cơ sở thực tiễn.
CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNGVỀ ĐỘNG VẬT NUÔI CHO TRẺ 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHUNG.
I. Cơ sở đề xuất biện pháp.
II. Các biện pháp hình thành biểu tượng
về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động chung.
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. Mục đích thực nghiệm.
II Nội dung thực nghiệm.
III. Cách tiến hành thực nghiệm.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết luận chung.
II. Kiến nghị.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đ. PHỤ LỤC
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9772 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ tri thức về các con vật nuôi, hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với các con vật nuôi. Vì vậy cần lựa chọn các phương tiện phù hợp cho việc hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi.
Các phương tiện hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi :
Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ.
Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ không chỉ là đối tượng cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh mà còn là phương tiện để giáo dục trẻ. Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ chứa đựng những yếu tố cần thiết để hình thành ở trẻ biểu tượng về tự nhiên, giáo dục tình cảm tốt của trẻ đối với chúng. Các yếu tố gần gũi với trẻ, có quan hệ thân thiết với cuộc sống của trẻ và được tiếp cận dưới hình thức phù hợp mới trở thành phương tiện cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Việc hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi ta cần sử dụng yếu tố của môi trường tự nhiên là các loại động vật nuôi.
Tuy nhiên các yếu tố trong môi trường tự nhiên không tồn tại một cách độc lập mà trong mối quan hệ thống nhất. Vì vậy, trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nói chung và làm quen với các con vật nuôi nói riêng không chỉ sử dụng các phương tiện trên một cách độc lập mà tuỳ vào khả năng nhận thức của trẻ, cần cho trẻ tiếp cận với các đối tượng trên trong môi trường sống thực của nó với các mối quan hệ và sự phụ thuộc. Trong trường mầm non, cần phải tạo ra môi trường tự nhiên với không gian mở rộng dần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc thường xuyên với môi trường tự nhiên là góc thiên nhiên và vườn trường.
Góc thiên nhiên ở trường mầm non là một trong các phương tiện trực quan và thực tế cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Sự quan sát của trẻ lúc thăm quan, trong giờ học chỉ diễn ra trong thời gian ngắn còn ở góc thiên nhiên trẻ có thể tiếp xúc cả ngày với động vật, quan sát chúng trong thời gian dài có tác dụng mở rộng tri thức của trẻ về những con vật nuôi. Khi quan sát tự nhiên, tính ham hiểu biết,hứng thú của trẻ sẽ phát triển. Trong quá trình chăm sóc động vật ở góc thiên nhiên các kĩ năng lao động sẽ hình thành các phẩm chất nhân cách như tình yêu lao động, sự quan tâm, trách nhiệm với công việc. Góc thiên nhiênđược sử dụng cho trẻ quan sát các con vật hàng ngày và lao động chăm sóc chúng, đây là phương tiện cho trẻ làm quen với động vật nuôi một cách liên tục, thường xuyên, có hệ thống nhằm hình thành ở trẻ tri thức cơ bản về những con vật nuôi, các kĩ năng lao động và tính ham hiểu biết. Từ đó giáo dục trẻ thái độ đúng đắn với động vật nuôi. Việc cho trẻ làm quen với động vật nuôi trong phạm vi hẹp ở góc thiên nhiên giúp trẻ có thể rút ra những đặc điểm chung của các con vật nuôi.
Vườn trường: Vườn trường là nơi có thể tổ chức các hoạt động cho trẻ trong thời gian ở trường, ở đây trẻ có thể quan sát động vật nuôi. Việc lựa chọn động vật nuôi, sắp xếp chúng trong vườn trường có ý nghĩa lớn đối với việc giáo dục thẩm mĩ.
Thế giới đồ vật:
Các đồ vật đều chứa đựng kinh nghiệm xã hội của con người, phản ánh mức độ phát triển xã hội, tiến độ khoa học kĩ thuật. Thế giới đồ vật rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đồ chơi là phương tiện quan trọng giúp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nói chung và với động vật nuôi nói riêng. Thông qua đồ chơi trẻ nhận thức được sư. đa dạng của cuộc sống. đồ chơi phản ánh mức độ phát triển kĩ thuật xã hội, các giá trị đạo đức, các quan điểm chính trị. Đồ chơi thực hiện chức năng cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, có thể sử dụng nó để mở rộng biểu tượng của trẻ về thế gới xung quanh và hình thành kĩ năng thực hành.
Các phương tiện nghệ thuật:
Bên cạnh các đối tượng thực, môi trường thực, có thể sử dụng các phương tiện nghệ thuậtnhư văn học, tạo hình, âm nhạc giúp trẻ là quen môi trường xung quanh. Các phương tiện này rất phù hợp với hứng thú nhận thức, tình cảm của trẻ mầm non. Mỗi loại hình nghệ thuật có những đặc trưng riêng và lợi thế đối với việc cho trẻ làm quen môi trường xung quanh nếu biết sử dụng chúng một cách hợp lí. Các loại hình nghệ thuật này có tác dụng củng cố mở rộng biểu tượng của trẻ về môi trường xung quanh.
Mỗi phương tiện trên đều có ưu thế nhất định trong việc cho trẻ là quen với môi trường xung quanh nói chung và động vật nuôi nói riêng. Việc phối hợp sử dụng các phương tiện phụ thuộc vào mục đích, nội dung giáo dục và đặc điểm lứa tuổi.
3. Đặc điểm hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi.
Trẻ mầm non có nhu cầu lớn trong việc tiếp xúc, nhận thức về môi trường thiên nhiên nói chung. Khả năng nhận thức của trẻ phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tâm sinh lí của từng độ tuổi.
Đặc điểm sinh lí của trẻ 4-5 tuổi là:
Các chức năng chủ yếu của cơ thể dần dần hoàn thiện, đặc biệt là chức năng vận động phối hợp động tác, cơ lực phát triển nhanh. Vì vậy trẻ làm được những động tác khéo léo, gọn gàng hơn, có thể làm được những công việc tự phục vụ.
Hệ thần kinh tương đối phát triển,hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hoá, chức năng phân tích, tổng hợp của vỏ não đã được hoàn thiện, số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh. Trẻ có thể nói được những câu dài, có biểu hiện ham học, có ấn tượng sâu sắc với những người xung quanh. Các giác quan của trẻ cũng dần được hoàn thiện hơn. Cảm giác, xúc giác cũng tăng dần theo lứa tuổi, trẻ 4 tuổi có thể nhận biết đồ vật bằng tay mà không cần nhìn.
Đặc điểm tâm lí:
Khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo về môi trường thiên nhiên còn mang nặng cảm tính và trực quan hành động,trẻ chỉ nhận thức ở mức độ nhận biết những dấu hiệu bên ngoài chứ chưa hiểu bản chất bên trong của đối tượng.
Đối với trẻ 4-5 tuổi tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế, phát triển mạnh và ổn định, trẻ có thể giải quyết những bài toán thực tế tương đối phức tạp. Chúng thường liên hệ các sự vật và hành động với sự phát triển của trò chơi đóng vai theo chủ đề và các hoạt động khác giúp cho khả năng tư duy trực quan hình tượng của trẻ được phát triển. Do đó, vốn kinh nghiệm, vốn biểu tượng của trẻ phong phú hơn. Tuy vậy, vì chưa có khả năng tư duy trừu tượng nên trẻ chỉ mới dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra những vấn đề mới. Vì vậy, trong nhiều trường hợp chúng chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài mà chưa đi vào bản chất bên trong. Trẻ rất dễ lẫn lộn thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật và hiện tượng xung quanh, cần cung cấp biểu tượng cho trẻ một cách phong phú, đa dạng, hệ thống hoá và chính xác hoá dần các biểu tượng cho trẻ thông qua các hoạt động, đặc biệt là qua các trò chơi, qua hoạt động chung.
ở lứa tuổi này tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh, đó là điều kiện thuận lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật được xây dựng nên trong các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Nhận thức của trẻ ở giai đoạn này đánh dấu sự phát triển cả về số lượng, chất lượng. Trẻ hiểu sự vật hiện tượng ở bình diện bên ngoài đến bình diện bên trong một cách đầy đủ và chính xác. Nhận thức của trẻ chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính. Trẻ có thể tập trung chú ý lâu hơn để nhìn, nghe, sờ mó, tìm hiểu, khám phá và thử nghiệm đối với sự vật, hiện tượng mới mẻ, hấp dẫn trẻ. Trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá sự vật này với sự vật khác qua những dấu hiệu bên ngoài và bản chất bên trong, biết phân nhóm các đối tượng xung quanh theo dấu hiệu chung của chúng để thoả mãn tính tò mò, ham hiểu biết, từ đó trẻ biết thể hiện thái độ đúng đắn của mình đối với sự vật xung quanh.
Trong lứa tuổi mẫu giáo tình cảm thống trị các mặt hoạt động tâm lí của trẻ, đặc biệt ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ tình cảm của trẻ có một bước chuyển biến mạnh mẽ và phong phú.
Tình cảm của con người chỉ nảy sinh trong mối quan hện giữa người với người. ở tuổi mẫu giáo nhỡ quan hệ của trẻ với những người xung quanh được mở rộng, tình cảm của trẻ được phát triển. Trẻ không chỉ biểu lộ tình cảm với con người mà còn biểu lộ tình cảm với cỏ cây, hoa lá, con vật…. Nhân cách hoá trong cách nhìn sự vật của trẻ mẫu giáo nhỡ là sự kết hợp giữa tình cảm với trí tưởng tượng còn mang nặng màu sắc của tính chủ quan ngây thơ. Tình cảm của trẻ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm với con người và cảnh vật xung quanh. Đây là thời điểm thuận lợi để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Sự phát triển của đời sống tinh thần ở trẻ mẫu giáo nhỡ nó được biểu hiện bắt đầu hình thành tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ.
Trẻ 4-5 tuổi các quá trình tâm lí phát triển hơn, trẻ có khả năng chú ý có chủ định lâu, khả năng ghi nhớ, tư duy trừu tượng phát triển mạnh.Vì vậy, khi hình thành biểu tượng về động vật nuôi cần cung cấp cho trẻ không chỉ những dấu hiệu bên ngoài mà còn giúp trẻ hiểu rõ bản chất của từng con vật. Từ việc hiểu rõ chúng trẻ có thể so sánh sự giống nhau và sự khác nhau giữa các con vật, trẻ có thể khái quát chúng theo những dấu hiệu đặc trưng của chúng như nhóm gia súc, nhóm gia cầm….
Hoạt động chung:
Hoạt động chung có mục đích học tập là hoạt động có sự thiết kế và chuẩn bị trước của giáo viên nhằm hướng dẫn trẻ trong lớp hoạt động, trỉa nghiệm với các hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt để giúp trẻ lĩnh hội tri thức, phát triển kĩ năng của môn học theo nội dung chủ điểm. Hoạt động chung có mục đích học tập có sự hướng dẫn của giáo viên nhằm cung cấp những ý tưởng mới, dạy trẻ học những kiến thức và kĩ năng mới dựa trẻ những hiểu biết và kinh nghiệm đã có của trẻ. Hoạt động chung được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định đối với từng độ tuổi (mẫu giáo nhỡ từ 25-30 phút).
Hoạt động chung gồm 3 phần:
-Phần 1:ổn định tổ chức:
Cô dùng những thủ thuật để gây hứng thú học tập cho trẻ và giới thiệu bài học (trò chuyện, bài hát, câu đố…)
Phần 2: Giải quyết nội dung tiết học:
Cô sử dụng các phương pháp, biện pháp để đưa nội dung của tiết học hình thành các biểu tượng cho trẻ thông qua hình thức tổ chức các hoạt động.
Phần 3: Kết thúc tiết học:
Dùng các biện pháp để củng cố, tổng hợp, hệ thống hoá những kiến thức vừa cungcấp ở trên.
II. cơ sở thực tiễn.
1. Thực trạng mức độ hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Khánh Tiên huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
Khảo sát mức độ hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4-5 tuổi.
Xây dựng tiêu chí đánh giá:
Tiêu chí 1: Sự phong phú của biểu tượng(trẻ biết có những con vật nuôi gì?).
Tiêu chí 2: Tính chính xác của biểu tượng (con vật nuôi này có đặc điểm gì?).
Tiêu chí 3: Tính khái quát của biểu tượng (đặc điểm chung của nhóm đối tượng).
Tiêu chí 4: Khả năng vận dụng biểu tượng vào thực tiễn(trẻ có thể vẽ, nặn, xé dán…các con vật nuôi).
Thang đánh giá cho điểm tiêu chí
Tiêu chí
Số điểm đối với trẻ 4-5 tuổi
1
2
2
3
3
3
4
2
10
Bảngđánh giá kết quả khảo sát mức độ hình thành biểu tượng
về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi
Trường mầm non
Số trẻ
Tiêu chí
1
2
3
4
Khánh Tiên
30
1,9
2,2
1,9
0,8
6,8
2. Thực trạng về việc hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non Khánh Tiên như sau:
Tôi đã dự 3 tiết dạy làm quen với động vật nuôi ở lớp 4 tuổi và có những nhận xét việc hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non Khánh Tiên như sau:
Mục đích yêu cầu của tiết dạy : Nhìn chung giáo viên đã đưa ra mục đích, yêu cầu cho bài dạy rất đầy đủ, cụ thể, phù hợp với bài dạy.
Nội dung : Trong các tiết dạy đảm bảo yêu cầu chi tiết, cô truyền đạt nội dung rõ ràng mạch lạc.
Phương pháp: Giáo viên đã dùng phương pháp dùng lời nói kết hợp phương pháp trực quan như sử dụng tranh ảnh, đồ chơi cho trẻ tri giác đối tượng. Cô đặt ra những câu hỏi “ Đây là con gì? có đặc điểm gì ?” kết hợp cho trẻ quan sát tranh về con vật để trẻ nói tên và đặc điểm của con vật đó. Cô giáo chủ yếu sử dụng đồ dùng trực quan là tranh ảnh mà ít sử dụng con vật thật vì vậy trẻ chưa hứng thú trong giờ học trẻ chưa tập trung chú ý vào bài học. Lượng tri thức mà trẻ tiếp thu được còn rất hạn chế, rời rạc,không có hệ thống. Do đó trẻ khó thể trả lời được những câu hỏi mang tính khái quát của đối tượng.
Kết quả: Tôi nhận thấy kết quả hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non nơi tôi công tác mới chỉ ở mức trung bình. đa số cháu mới chỉ biết được tên các con vật nuôi và một số đặc điểm nổi bật của các con vật nuôi đó, việc khái quát chúng theo nhóm thì trẻ thực hiện chưa tốt, có nhiều trẻ chưa nắm được đặc điểm chung của nhóm con vật nên chưa biết chúng ở nhóm nào. Khả năng vận dụng biểu tượng vào thực tiễn còn rất hạn chế, có nhiều trẻ chưa biết vận dụng biểu tượng vào việc vẽ, nặn, xé dán…các con vật, còn phần lớn trẻ chỉ biết vận dụng một chút vào việc vẽ, nặn con vật.
Vậy muốn hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ lớp mẫu giáo nhỡ đạt hiệu quả cao, trẻ có được những biểu tượng chính xác về các con vật nuôi và áp dụng được chúng vào trong thực tiễn thì chúng ta cần phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi trong giờ hoạt động chung.
Chương II
đề xuất một số biện pháp hình thành biểu tượng về động vật nuôi
Cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động chung
I. Cơ sở đề xuất biện pháp.
1. Dựa vào mục đích hình thành biểu tượngvề động vật nuôi cho trẻ mầm non.
Mục đích hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động chung là trang bị cho trẻ tri thức về động vật nuôi trong gia đình. Hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với các con vật nuôi, biết yêu quí, chăm sóc, bảo vệ chúng. Rèn luyện cho trẻ kĩ năng chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng về động vật nuôi và những hành vi trong mối quan hệ với chúng.
2. Dựa vào quan điểm giáo dục tích cực hiện nay là lấy trẻ làm trung tâm: Dạyhọc thông qua tổ chức các hoạt động học tập của trẻ. Trẻ tự khám phá những điều cần học qua các hoạt động tích cực, trẻ tự quan sát, trao đổi, giải quyết vấn đề từ đó nắm kiến thức mới.
Dạy học theo quan điểm giáo dục tích cực giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn để trẻ tham gia vào các dạng hoạt động để rèn luyện phương pháp, thói quen và ý chí tự học cho trẻ, nhằm tăng cường học tập cá nhân và học nhóm, kết hợp sự đánh giá của các nhóm trẻ với sự đánh giá của giáo viên. Trẻ tự đánh giá, tự điều chỉnh cách học của mình cho phù hợp với khả năng nhận thức của mình.
Dạy học theo hướng tích cực nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của trẻ, kích thích động cơ bên trong của trẻ, tác động đến tình cảm dem lại niềm vui hứng thú cho trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hoà nhập , thích ứng với cuộc sống, phát triển những phẩm chất cá nhân như tính kiên trì nhẫn nại, ý thức tập thể của trẻ.
3. Dựa vào quan điểm giáo dục tích hợp.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ em được thể hiện trong nội dung, hình thức, phương pháp của tiết học phải tích hợp nghĩa là lồng ghép về mọi lĩnh vực, đan xen các hình thức và kết hợp nhiều phương pháp giáo dục một cách thích hợp.
Giáo dục tích hợp là trong khi tổ chức giờ học cho trẻ giáo viên sử dụng tích hợp nhiều phương pháp giáo dục, các phương pháp này được giáo viên sử dụng linh hoạt, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau nhằm truyền đạt những kiến thức cho trẻ một cách rõ ràng,cụ thể, chính xác đạt hiệu quả cao. Qua đó giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng thoỉa mái. Trẻ tích cực chủ động, khám phá, tìm tòi, dưới sự hướnh dẫn của cô.
Như vậy, khi tổ chức hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ giáo viên cần vận dụng sáng tạo quan điểm giáo dục tích hợp vào tiết học thì tri thức cô truyền đạt đến trẻ mới đạt hiệu quả cao.
4. Dựa vào đặc điểm điều kiện trường mầm non Khánh Tiên.
Đối với trường mầm non nơi tôi đang công tác điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, đồ dùng ,đồ chơi còn thiếu thốn chưa có nhiều chủng loại, đa phần là do cô giáo tự làm nên chưa được đẹp mắt, chưa hấp dẫn với trẻ. Khuân viên trường học còn chật hẹp, chưa có chỗ để tạo ra các góc thiên nhiên, vườn trường để cho trẻ được trực tiếp quan sát các con vật nuôi.
Tuy nhiên việc hình thành biểu tượng về động vật nuôi cũng đã dược các giáo viên trong trường quan tâm và thực hiện trong chủ điểm “thế giới động vật”. Việc thực hiện các tiết làm quen với động vật nuôi được giáo viên tiến hành theo 2 loại đề tài là đề tài cụ thể và đề tài khái quát.
Loại tiết học cho trẻ làm quen với động vật nuôi có thể tiến hành trong lớp hoặc ngoài trời nhưng trường tôi phần lớn là tổ chức trong lớp học.Trong tiết học làm quen với động vật nuôi các giáo viên đã sử dụng đồ dùng trực quan là tranh ảnh, lô tô, đồ chơi tự tạo để cung cấp biểu tượng cho trẻ. Chính vì thế mà biểu tượng cung cấp cho trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa hứng thú để học, giờ học đạt kết quả chưa cao.
II. Các biện pháp hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động chung.
Biện pháp 1: Tạo không khí tiết học luôn thoải mái:
a. Mục đích: Tạo không khí tiết học thoải mái nhằm giúp trẻ hoạt động một cách tự nhiên, không gò bó áp đặt , trẻ tiếp thu tri thức một cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao.
b. ý nghĩa: Muốn cho trẻ có được những biểu tượng chính xác về các con vật nuôi thì trẻ phải được tiếp thu chúng trong điều kiện thoải mái, không bị gò bó về tinh thần. Tổ chức cho trẻ làm quen với động vật nuôi cần phải tiến hành dưới dạng trò chơi để trẻ hứng thú hoạt động.
c. Cách tiến hành:
Như chúng ta đã biết trong tiết học làm quen môi trường xung quanh nói chung và làm quen với động vật nuôi nói riêng đều gồm 3 phần : ổn định tổ chức vào bài, giải quyết nội dung bài, kết thúc bài học. Tạo không khí tiết học luôn thoải mái phải tiến hành ngay từ đầu tiết học và kéo dài trong suốt cả tiết học. Vì thế, ngay từ phần vào bài chúng ta đã phải sử dụng các thủ thuật như câu đố, trò chơi, bài hát, câu chuyện có nội dung phù hợp liên quan đến bài học để dẫn dắt trẻ vào bài học một cách nhẹ nhàng.Ví dụ: Cho trẻ làm quen với các con vật nuôi thuộc nhóm gia cầm cô trò chuyện cùng trẻ về con gà trống (buổi sáng con gì đánh thức chúng ta dậy? Nó là con vật sống ở đâu? đây là một con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia cầm. Vậy muốn biết có những con vật nuôi nào trong gia đình thuộc nhóm gia cầm và chúng có đặc điểm gì thì hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu nhé.)
Trong phần giải quyết nội dung bài ta tiến hành dưới hình thức các trò chơi trong các hội thi, cho trẻ thi đua giữa các đội để trẻ hăng hái tìm tòi, khám phá và nói nên hiểu biết của mình về các con vật nuôi đó.
ở phần kết thúc bài chúng ta nên cho trẻ bắt trước các đặc điểm của các con vật về vận động hay tạo dáng con vật để trẻ phấn khởi, hứng thú học bài.Ví dụ cho trẻ làm gà gáy. vịt lạch bạch hoặc cho trẻ vẽ, nặn xé dán con vật.
Biện pháp 2: Học hợp tác nhóm.
a. Mục đích: Hợp tác nhóm nhằm tạo cho trẻ có điều kiện trao đổi, thảo luận những hiểu biết của mình về các con vật nuôi cùng bạn bè trong nhóm khi trẻ đang trực tiếp tri giác chúng để trẻ có thêm được vốn tri thức về các con vật nuôi.
b. ý nghĩa: Trẻ mẫu giáo rất ham thích tìm tòi, khám phá cái mới lạ, trẻ thích được chơi cùng nhau. Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm trẻ được tự mình khám phá, tìm hiểucác con vật nuôi về những đặc điểm của nóvà được trao đổi với bạn bè về hiểu biết của mình, giúp trẻ khắc sâu tri thức, làm chính xác hoá, cụ thể hoá các biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ.
c. Cách tiến hành:
Cô phát cho mỗi trẻ một lô tô con vật và yêu cầu trẻ tìm về vị trí nhóm có con vật tương ứng để tạo nhóm (thường mỗi nhóm có 4-5 trẻ).
Cô cho trẻ quan sát con vật thật ở từng nhóm cho trẻ được nhìn, sờ vào con vật và trao đổi cùng bạn về các đặc điểm của con vật đó. Cô mời đại diện của nhóm đứng dậy trả lời về các đặc điểm của con vật rồi cho nhóm khác nhận xét phần trả lời của bạn và bổ xung ý kiến của mình cho câu trả lời. Cô khái quát lại nội dung câu trả lời của trẻ và làm chính xác thêm biểu tượng cho trẻ.
Cho trẻ học hợp tác nhóm cô cần để thời gian cho trẻ được quan sát kĩ lưỡng đối tượng và trao đổi cùng bạn bè để thống nhất ý kiến của nhóm, tìm câu trả lời cho phù hợp.
Biện pháp 3: Kích thích tính chủ động, tích cực tham gia hoạt động của trẻ.
a. Mục đích: kích thích tính chủ động,tích cực của trẻ nhằm tạo cho trẻ sự chủ động tìm tòi, khám phá, trẻ là người đặt ra vấn đề để giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của cô.
b. ý nghĩa:
Kích thích tính chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa vô cùng to lớn khi tổ chức hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ. Vì trong tiết học cô thường là người chủ động truyền đạt kiến thức đến cho trẻ, trẻ thụ động tiếp thu kiến thức nên kết quả hình thành biểu tượng trên trẻ không cao. Sử dụng biện pháp này tôi lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được chủ động tiếp cận đối tượng, tìm tòi và khám phá về nó. Từ đó phát triển các kĩ năng quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng cho trẻ.
c. Cách tiến hành:
Kích thích tính chủ động, tích cực của trẻ thể hiện ở nhiều vấn đềnhư đồ dùng được phản ánh sinh động hấp dẫn và sử dụng đồ dùng trực quan một cách linh hoạt có hiệu quả phù hợp với tiết học.
Hệ thống câu hỏi đặt ra cho trẻ đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ và đặt ra những yêu cầu khiến trẻ phảitập trung cao độ cho hoạt động đang diễn ra.
Ví dụ : Hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ tôi sử dụng đĩa hình thì tôi phải sử dụng ngay khi bắt đầu vào nội dung trọng tâm của bài học. Đọc câu đố nói về các con vật nuôi cho trẻ đoán đó là con gì rồi cho con vật đó dần dần xuất hiện trên màn hình để trẻ tri giác con vật với môi trường sống của chúng giúp trẻ hiểu sâu sắc về con vật.Cô đưa tranh vẽ từng con vật ra cho trẻ quan sát và đàm thoại cùng trẻ về đặc điểm của con vật đó. Khi đàm thoại cô đặt ra câu hỏi phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Với trẻ 4-5 tuổi nên đặt những câu hỏi để trẻ phải giải thích như tại sao?Vì sao? Phải làm gì?...Những câu hỏi mang tính chất hiểu, so sánh, khái quát sẽ luôn tạo điều kiện cho trẻ khám phá, tìm tòi, trao đổi, thảo luậnvới nhau đưa ra ý kiến của mình. Cô là người khái quát ý kiến của trẻ làm chính xác hoá các biểu tượng hình thành cho trẻ.
Kích thích tính chủ động, sáng tạo của trẻ đòi hỏi phải sử dụng đồ dùng trong tiết học một cách linh hoạt tránh sự phân tán chú ý của trẻ vào việc khác. Muốn kích thích tính chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động giáo viên phải là người biết tổ chức tốt tiết học, biết sử dụng đồ dùng trực quan hợp lí có khoa học mới thu hút được hứng thú ham tìm tòi khám phá của trẻ. Cô giáo phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Câu hỏi cần mang tính gợi mở, khơi gợi, kích thích sự tìm hiểu, khám phá các con vật của trẻ có như vậy mới phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ.
3. Mối quan hệ gữa các biện pháp hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động chung.
Trên đây tôi đã đề xuất 3 biện pháp hình thành biểu tượng về động vật nuôi chom trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động chung đó là:
- Tạo không khí thoải mái trong giờ học.
- Học hợp tác nhóm.
- Kích thích tính chủ động tích cực tham gia vào hoạt động của trẻ.
Trong quá trình hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ nói riêng và hình thành các biểu tượng về môi trường xung quanh nói chung thì các biện pháp này được sử dụng một cách linh hoạt và đan xen vào nhau. Khi sử dụng phương pháp “học hợp tác nhóm” thì cũng cần phải tạo cho trẻ không khí được thoải mái trẻ mới tích cực, chủ động, tìm tòi, khám phá đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp này mới đạt kết quả tốt. Từ việc sử dụng phương pháp “học hợp tác nhóm” cũng tạo cho trẻ phải chủ động, tích cực tìm tòi khám phá đối tượng, vì thế trẻ cũng thoải mái khi tham gia hoạt động.
Như vậy, 3 biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, hỗ trợ,tạo điều kiện cho nhau để giúp trẻ có được những biểu tượng chính xác về động vật nuôi nói riêng và các biểu tượng về môi trường xung quanh nói chung. Nếu áp dụng các biện pháp này vào quá trình hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ thông qua hoạt động chung thì tôi tin rằng sẽ đạt được hiệu quả cao.
Chương III
Thực nghiệm sư phạm
I. Mục đích thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của các phương pháp đã nêu ra có liên quan đến giả thuyết khoa học của đề tài.
II. Nội dung thực nghiệm:
Chúng tôi thực nghiệm 3 biện pháp hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động chung.
Biện pháp 1: Tạo không khí thoải mái trong giờ học.
Biện pháp 2: Học hợp tác nhóm.
Biện pháp 3: Kích thích tính chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động của trẻ.
Chúng tôi sử dụng các biện pháp này trong giờ hoạt động chung, thời gian vào buổi sáng từ ngày 15 đén 20 tháng 9 năm 2008 với số lần là 5 lần.
III. Cách tiến hành thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại lớp 4 tuổi trường mầm non Khánh Tiên huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
Trước và sau khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4 tuổi.
Chúng tôi đã sử dụng các biện pháp “tạo không khí thoải mái trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- - Một số biện pháp hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động chung.doc