Qua thực trạng dạy học tại PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang bản thân tôi nhận thấy các em học sinh ở đây do đặc thù hay sử dụng tiếng địa phương nhiều cho nên việc học hát rất khó khăn, các em thường phát âm không chuẩn lời ca giai điệu do nói ngọng chính vì thế làm thế nào để các em học hát dễ dàng và đúng giai điệu nhất, nhanh thuộc lời ca nhất là một trong những biện pháp mà tôi đúc rút được kinh nghiệm trong quá trình dạy học môn âm nhạc tại PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua. Tôi hy vọng một số kinh nghiệm nhỏ của mình sẽ giúp ích cho các đồng chí giáo viên khác trong việc dạy học môn âm nhạc ở một số nơi vùng cao như địa bàn tôi đang công tác.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng học hát của học sinh khối lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục và đào tạo bắc mê
Trường: PTDTBT thcs giáp trung
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng học hát của học sinh khối lớp 9
Trường PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang
Giáo viên thực hiện: Trịnh Thanh Bình
Năm Học: 2011-2012
Lời cam đoan:
Đây là những tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong tiểu luận là trung thực. Những ý kiến khoa học được đề cập trong tiểu luận, “ Đề tài” chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà giang, ngày 08 tháng 11 năm 2011
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trịnh Thanh Bình
Mục lục
Phần i
phần mở đầu …………………………………………………Trang 4
Phần ii
nội dung đề tài …………………...………………………………...5
Phần iii
thực trạng………………………………………….....……………...5
Một số giải pháp …………………………….……………………...8
Phần iv – kết luận chung……………………………………….10
Đề tài:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng học hát của học sinh khối lớp 9
Trường PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang
Phần I: Phần mở đầu
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mĩ ”, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc và những năng khiếu khác.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn học đó là “ Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh” Thầy cô giáo là người hướng dẫn, các em học sinh là người chủ động học tập, phải cố gắng khắc phục những e ngại và nhiệt tình học tập để ngày một tiếp nhận những kiến thức mới.
Các em học sinh còn giữ thói quen nói tiếng địa phương quá nhiều dẫn đến việc học hát gặp nhiều khó khăn về cách phát âm, nhả chữ...
Từ những cấp thiết về lý luận và thực tiễn như vậy cho nên đề tài có tên như trên.
*Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng dạy học tại trường PTDTBT THCS Giáp Trung - Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng.
Tác giả mong muốn kết quả của Tiểu luận có thể áp dụng ở một số trường tại địa phương.
* Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối lớp 9 trường PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang.
* Những phương pháp nghiên cứu chính:
Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát.
Phần II : Nội dung
Chương I :
Thực trạng dạy hát tại trường PTDTBT THCS Giáp Trung
Huyện Bắc Mê – sỉnh Hà giang
Tầm quan trọng của ca hát đối với học sinh THCS
Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò quan trọng trong việc hình thành con người toàn diện, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người chúng ta. Ca hát đối với học sinh THCS nhằm hướng các em trở thành những con người có hiểu biết về hoạt động nghệ thuật âm nhạc, giáo dục các em về văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành trong các em một tâm hồn trong sáng có thị hiếu âm nhạc lành mạnh, có cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
Khái quát về địa phương và nhà trường.
1.2.1 Khái quát về địa phương.
Xã Giáp Trung là một xã vùng 3 thuộc huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang, một xã còn khó khăn về mọi mặt, giao thông đi lại còn khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, địa bàn dân cư sống không tập trung. Đến nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có đường nhựa vào đến trung tâm xã, có điện lưới Quốc gia, kinh tế ngày một đổi mới.
1.2.2 Khái quát về nhà trường.
Trường PTDTBT THCS Giáp Trung mới được tách từ cụm trường xã Giáp trung năm 2007 hiện có 29 cán bộ, giáo viên.
1.2.3 Vị trí địa lý.
Xã Giáp Trung là một xã vùng 3 nằm ở phía tây thuộc huyện Bắc Mê Tỉnh Hà Giang. giao thông đi lại còn khó khăn do nhân dân sống không tập trung.
1.2.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Do trường mới thành lập nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, có 7 phòng học, 1 phòng hội đồng, 3 phòng BGH, học nhờ trường Tiểu học 5 lớp, hiện trường có 12 lớp học chia đều cho 4 khối, 3 lớp 6, 3 lớp 7, 3 lớp 8 và 3 lớp 9, trang thiết bị dạy học còn thiếu và chưa đầy đủ.
1.2.5 Đội ngũ giáo viên Âm nhạc.
Trường hiện có 1 giáo viên dạy môn âm nhạc.
1.2.6 Khả năng tiếp thu ca hát của học sinh.
Do đặc thù các em học sinh ở vùng 3, trình độ dân trí thấp, chưa có điều kiện tiếp xúc với kiến thức âm nhạc, còn hay sử dụng tiếng địa phương thường xuyên nên việc tiếp thu ca hát của học sinh còn bị hạn chế rất nhiều.
Phương pháp và kết quả dạy hát.
1.3.1 Thực hiện chương trình dạy hát:
Dạy học đúng theo phân phối chương trình môn học do Sở, Phòng giáo dục và đào tạo ban hành.
1.3.2 Sách giáo khoa, Tài liệu giảng dạy.
Sử dụng sách giáo khoa do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, tài liệu giảng dạy chủ yếu là tự nghiên cứu và học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, internet…
1.3.3 Phương pháp dạy hát:
Phương pháp trình bày tác phẩm
Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập
Phương pháp dùng lời
Phương pháp sử dụng phương tiện dạy học âm nhạc
Phương pháp kiểm tra đánh giá.
1.4 Kết quả dạy hát những năm gần đây.
Từ khi tôi công tác tại trường PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang, chất lượng học hát của các em học sinh đã ngày một tiến bộ rõ rệt hơn, các em đã dần dần hạn chế thói quen thường xuyên sử dụng tiếng địa phương trong lớp học và học tập nhiệt tình hơn, các em đã thuộc lời bài hát nhanh hơn, nhớ lâu hơn. 96% các em học sinh thuộc các bài hát trong chương trình sách giáo khoa âm nhạc và Mĩ thuật 6,7,8,9 và một số bài hát ngoại khoá khác.
Qua thực trạng dạy học tại PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang bản thân tôi nhận thấy các em học sinh ở đây do đặc thù hay sử dụng tiếng địa phương nhiều cho nên việc học hát rất khó khăn, các em thường phát âm không chuẩn lời ca giai điệu do nói ngọng chính vì thế làm thế nào để các em học hát dễ dàng và đúng giai điệu nhất, nhanh thuộc lời ca nhất là một trong những biện pháp mà tôi đúc rút được kinh nghiệm trong quá trình dạy học môn âm nhạc tại PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua. Tôi hy vọng một số kinh nghiệm nhỏ của mình sẽ giúp ích cho các đồng chí giáo viên khác trong việc dạy học môn âm nhạc ở một số nơi vùng cao như địa bàn tôi đang công tác.
Chương II
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học hát trường PTDTBT THCS Giáp Trung
2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý:
2.1.1 Đối với cán bộ quản lý:
Không ngừng giới thiệu, Tham mưu và phân tích cho cán bộ quản lý thấy được tầm quan trọng của ca hát trong việc hình thành nhân cách, thị hiếu nghe nhạc của thiếu niên, nhằm giáo dục thiếu niên toàn diện về đức, trí, thể, mĩ cho học sinh…
2.1.2 Đối với đội ngũ giáo viên Âm nhạc.
Không ngừng rèn luyện chuyên môn tay nghề, học tập và trao đổi giữa các đồng chí đồng nghiệp, thường xuyên học tập qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, internet để ngày một đổi mới phương pháp học, không ngừng gây hứng thú cho học sinh khi học…
2.2 Nâng cao chất lượng giảng dạy âm nhạc.
Tăng cường dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm giờ dạy thường xuyên mỗi học kỳ để tìm ra những ưu khuyết điểm của giờ dạy, để từ đó có những thay đổi phù hợp với mỗi bài dạy cụ thể.
2.3 Những phương pháp đổi mới trong dạy hát.
Sử dụng nhạc cụ thành thạo và giọng hát để gây hứng thú cho học sinh, vào mỗi bài học hát sau khi hướng dẫn học sinh phân đoạn và chia câu, trước khi vào học hát giáo viên yêu cầu quản ca cho cả lớp đọc phần lời ca 2, 3 lần. Tiếp theo giáo viên chia lớp thành 3 dãy bàn đọc lời ca theo lối đối đáp từng câu nhỏ để từ đó giáo viên theo dõi, quan sát yêu cầu học sinh tự chọn cho mình chỗ lấy hơi và đọc ngắt câu đúng chỗ nghỉ.
Sau khi các em đọc lời ca trôi chảy, giáo viên gọi 1 học sinh đứng lên đọc lại lời ca bài hát, yêu cầu học sinh khác đứng lên nhận xét xem bạn có đọc đúng và ngắt câu chính xác không, giáo viên nhận xét bổ xung câu trả lời của học sinh.
Khi bước vào học hát, giáo viên đàn giai điệu từng câu nhỏ, yêu cầu học sinh chú ý nghe và hát theo tiếng đàn, lần lượt từng câu theo lối móc xíc cho đến hết bài, kết hợp hát cả bài. khi các em học sinh đã hát hoàn thiện bài hát, giáo viên sửa sai cho học sinh thật chính xác bằng phương pháp trình bày tác phẩm, hát thị phạm chỗ khó 2,3 lần và yêu cầu học sinh chú ý nghe để hát theo giáo viên cho chuẩn đối với học sinh yếu kém, đàn giai điệu và yêu cầu học sinh hát theo đối với học sinh khá. Sau khi sửa sai, gọi học sinh đứng lên hát và yêu cầu học sinh nhận xét bạn, giáo viên nhận xét bổ sung.
2.3.1 Phương pháp hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm.
Khi giảng cho học sinh về bài học nghe tác phẩm, người giáo viên cần hướng dẫn kỹ cho học sinh cảm thụ tác phẩm qua lời ca giai điệu, tiết tấu, nội dung bài hát, qua đó để chúng ta đưa ra câu hỏi ngoài lề để học sinh cảm nhận và trả lời câu hỏi ví dụ câu hỏi:
Cách trình bày bài hát như thế nào?
Cách phối nhạc cho bài hát đã phù hợp chưa?....
2.3.2 Phương pháp tạo ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
Trước tiên chuyên môn nghiệp vụ phải vững, sử dụng nhạc cụ thành thạo và điêu luyện, kỹ thuật thanh nhạc chuẩn hát đúng sắc thái bài hát, khi lên lớp luôn tạo cho mình hình tượng đẹp trong mắt học sinh, hạn chế sử dụng câu hỏi Có hoặc Không.
2.3.3 Phương pháp sửa sai cho học sinh.
Khi sửa sai giáo viên cần thị phạm thật chuẩn câu hát khó, hát đi hát lại nhiều lần đối với học sinh yếu kém để học sinh nghe và hát theo, tiếp theo có thể gọi chính học sinh đó đứng lên hát để theo dõi xem học sinh đó hát đã đúng chưa. Đối với học sinh khá hơn, có thể đánh đàn câu hát theo đúng tiết tấu, âm sắc của bản nhạc, yêu cầu học sinh chú ý nghe và hát theo đúng tiếng đàn của giáo viên, sau khi hoàn thành sửa sai cho học sinh, giáo viên gọi học sinh đứng lên nhận xét bạn, giáo viên là người nhận xét cuối cùng.
2.3.4 Phương pháp kết hợp gõ tiết tấu và các động tác múa đơn giản.
Đối với mỗi bài hát, tiết tấu và nhịp điệu lại khác nhau, chính vì thế khi hướng dẫn học sinh gõ tiết tấu cần chú ý kết hợp một vài động tác múa phụ hoạ đơn giản như nghiêng đầu qua trái hoặc qua phải theo tiết tấu, cũng có thể yêu cầu cả lớp đứng dậy để gõ tiết tấu và kết hợp động tác múa phụ hoạ, giáo viên cần thị phạm một vài lần để học sinh làm theo, hướng dẫn sao cho học sinh cảm nhận được nhịp điệu tiết tấu của bài hát thông qua hoạt động của cả cơ thể để các em hiểu rõ hơn về tiết tấu của bài hát đó.
Thật vậy, một số giải pháp trên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hát tại trường PTDTBT THCS Giáp Trung mà trong những năm vừa qua bản thân cá nhân tôi tự đúc rút cho mình một số kinh nghiệm như trên.
Phần iii: kết luận
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mĩ ”, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc và những năng khiếu khác của học sinh.
Từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn học đề tài góp một phần nhỏ giúp giáo viên dạy môn âm nhạc và các em cố gắng khắc phục những e ngại, nhiệt tình học tập để ngày một tiếp nhận những kiến thức mới. Hy vọng các em học sinh không còn giữ thói quen nói tiếng địa phương quá nhiều để việc học hát không còn gặp nhiều khó khăn về cách phát âm, nhả chữ và hát một bài hát nhanh thuộc lời.
Từ những cấp thiết về lý luận và thực tiễn như vậy cho nên đề tài có một số giải pháp như trên để giúp giáo viên dạy tốt hơn nữa, học sinh học tốt hơn nữa môn âm nhạc tại trường THCS nói chung và khối lớp 9 nói riêng.
Mỗi người có một phương pháp riêng, trên đây chỉ đề cập đến kinh nghiệm của bản thân, chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót, Mong các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm.
*Đề xuất kiến nghị.
Môn học âm nhạc là một môn học mang tính đặc trưng riêng chính vì thế cần phải có phòng học nghệ thuật riêng, trang bị đầy đủ cỏc phương tiện dạy học như: nhạc cụ, tăng õm, loa đài, ti vi, đầu đĩa CD, mỏy chiếu, tranh ảnh, tài liệu để phục vụ môn học đạt hiệu quả cao nhất.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm từ các bạn động nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng học hát của học sinh khối lớp 9.doc