Đề tài Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường trung học cơ sở

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU.4

1. Lí do chọn đề tài.4

1.1 Cơ sở lí luận:

1.2 Cơ sở thực tiễn:

2. Mục đích nghiên cứu.5

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 6

3.1 Khách thể nghiên cứu:

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

4. Các giả thuyết khoa học. .6

5. Nhiệm vụ nghiên cứu. . .6

5.1 Nghiên cứu lí luận về đạo đức và quản lí giáo dục đạo đức.

5.2 Tìm hiểu đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh và biện pháp giáo

5.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh.

6. Phương pháp nghiên cứu. .6

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

6.2 Phương pháp điều tra:

6.3 Phương pháp quan sát:

6.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:

6.5 Phương pháp xử lí số liệu.

 

Chương1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC.7

1.1 Khái niệm giáo dục đạo đức và chuẩn mực đạo đức theo các thời kì của xã hội. . .7

1.1.1 Khái niệm đạo đức:

1.1.2 Một số phạm trù của đạo đức cơ bản:

1.1.3 Các chức năng của đạo đức:

1.2 Giáo dục đạo đức, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở. .8

1.2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức:

1.2.2 Mục đích giáo dục đạo đức:

1.2.3 Nội dung giáo dục đạo đức:

1.2.4 Phương pháp giáo dục đạo đức:

1.3 Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục, quản lý trường học.9

1.3.1 Quản lý:

1.3.2 Quản lý giáo dục:

1.3.3 Quản lý đội ngũ giáo viên:

1.4 Nhiệm vụ quản lý và vai trò của hiệu trưởng. 10

1.4.1 Nhiệm vụ của hiệu trưởng:

1.4.2 Vai trò của hiệu trưởng nhà trường:

1.5 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong trường Trung học cơ sở

Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC SINH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH. 11

2.1 Đôi nét về địa phương và trường sở tại. 11

2.2 Thực trạng đạo đức của học sinh: . 12

2.2.1 Một số hành vi vi phạm đạo đức của học sinh trong nhà trường:

2.2.2 Tiến hành điều tra, nghiên cứu về hạnh kiểm của học sinh:

2.2.3 Câu hỏi điều tra giáo viên:

2.2.4 Nguyên nhân kết quả thu được:

2.3 Các hoạt động giáo dục học sinh ở trường trung học sở tại. 15

2.3.1 Giáo dục thông qua các giờ học:

2.3.2 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

2.3.3 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động của các tổ chức:

2.4 Thực trạng biện pháp giáo dục đạo đức. 15

2.4.1 Các hình thức quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

2.4.2 Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức của hiệu trưởng:

2.5 Tình hình đạo đức sau thử nghiệm tác động:. 19

2.5.1 Kết quả xếp loại hạnh kiểm:

2.5.2 Kết quả điều tra giáo viên:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 22

1. Kết luận. 22

2. Kiến nghị. 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở 4- Giả thuyết khoa học Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện . Hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường còn nhiều bất cập và hạn chế, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn, chắc chắn nó sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS. 5- Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu lí luận về đạo đức và quản lí giáo dục đạo đức. 5.2 Tìm hiểu đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường sở tại. 5.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. 6- Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu, sách báo. 6.2 Phương pháp điều tra: Ra câu hỏi, GV, HS trả lời. 6.3 Phương pháp quan sát: Cách giao tiếp, ứng xử. 6.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết quả xếp loại đạo đức hằng năm. 6.5 Phương pháp xử lí số liệu. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lí luận về đạo đức và giáo dục đạo đức 1.1 Khái niệm giáo dục đạo đức và chuẩn mực đạo đức theo các thời kì của xã hội 1.1.1 Khái niệm đạo đức: Từ khi con người xuất hiện ở trên trái đất, không thể tránh khỏi một quy luật tất yếu là phải học, phải có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau để sinh tồn và phát triển, mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng phức tạp, phong phú đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn một cách giao tiếp, ứng xử, điều chỉnh thái độ, hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích chung của mọi người, của cộng đồng, của xã hội. Trong trường hợp đó, cá nhân được coi là người có đạo đức. Ngược lại, có những cá nhân biểu hiện thái độ, hành vi của mình chỉ vì lợi ích bản thân làm phương hại tới lợi ích của người khác, của cộng đồng...bị xã hội chê trách, phê phán thì cá nhân đó bị coi là là người thiếu đạo đức. Đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người; đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. 1.1.2 Một số phạm trù của đạo đức cơ bản: Các phạm trù đạo đức cơ bản bao gồm phạm trù hạnh phúc, nghĩa vụ, lương tâm, thiện và ác. Các phạm trù của cơ bản đạo đức có những đặc điểm riêng biệt qui định nó về mặt nguồn gốc, quá trình hình thành, sự biến đổi không giống với những hiện tượng khác trong xã hội loài người. Nhờ lĩnh hội được các phạm trù cơ bản này mà con người nhận thức được một cách đầy đủ toàn diện bộ mặt đạo đức của xã hội và soi chiếu đánh giá cho từng cá nhân. 1.1.3 Các chức năng của đạo đức: Đạo đức là một hình thái xã hội góp phần quan trọng xây dựng mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Đạo đức là phương thức nhận thức hiện thực có tính chất mệnh lệnh, đánh giá, nó điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở sự vận động của những mặt đối lập về thiện và ác. Đạo đức còn có vai trò to lớn giúp con người sáng tạo ra hạnh phúc và giữ gìn, bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của xã hội và nâng cao phẩm giá của cá nhân . Vì vậy ta cần phải quan tâm tới các chức năng của đạo đức. - Chức năng định hướng giáo dục: Giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh. Cùng với quá trình giáo dục thì quá trình tự giáo dục nhờ vào hoạt động và giao lưu tích cực, học sinh mới hiểu được vai trò to lớn của lương tâm , nghĩa vụ, ý thức, danh dự và các phẩm chất đạo đức cần thiết của cá nhân mình đối với cộng đồng và tập thể. - Chức năng điều chỉnh hành vi: Bản chất của nó là sự điều chỉnh hành vi tức là quá trình đấu tranh chiến thắng của cái thiện với cái ác, của cái tốt với các xấu, của cái lương tâm và cái vô lương tâm.... - Chức năng kiểm tra đánh giá: chức năng này giúp chủ thể đạo đức phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác. Cái ác trong thực tiễn cuộc sống thường biến đổi và được định hướng chính xác, tin tưởng vào hành vi của mình. 1.2 Giáo dục đạo đức, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở 1.2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức: - Giáo dục đạo đức là một bộ phận của của quá trình giáo dục tổng thể, nhằm hình thành cho học sinh niểm tin, thói quen, hành vi, chuẩn mực về đạo đức. - Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới học sinh của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và xây dựng thể hiện được những thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội. 1.2.2 Mục đích giáo dục đạo đức: - Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức. Học sinh phải hiểu và nhận thấy rằng cần làm cho các hành vi của mình phù hợp với những tư tưởng, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức của xã hội, phù hợp với lợi ích của xã hội, niềm tin đạo đức được hình thành vững chắc ở các em sẽ có vai trò định hướng cho tình cảm và hành vi đạo đức. - Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúc đối với những hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong xã hội và tập thể. Thái độ thờ ơ, lãnh đạm là “sản phẩm” xấu không mong muốn của giáo dục tình cảm. Giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh trung học cơ sở là bồi dưỡng cho các em tình cảm đạo đức tích cực, bền vững và các phẩm chất, ý chí; Tình cảm tích cực được hình thành trên cơ sở đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi, ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực và thực hiện hành vi đạo đức. - Giáo dục cho học sinh hành vi thói quen đạo đức: là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những hành động đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững. 1.2.3 Nội dung giáo dục đạo đức: Nội dung giáo dục đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhu cầu đạo đức xã hội, được đề ra cho người công dân, được đề ra trong một xã hội nhất định và được thể hiện ở các mối quan hệ: - Mối quan hệ giữa chủ nghĩa Marx – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Quan hệ với Tổ Quốc và các dân tộc; Quan hệ với lao động; Quan hệ với người khác; Quan hệ với bản thân. 1.2.4 Phương pháp giáo dục đạo đức - Giáo dục đạo đức thông qua các môn học - Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động đoàn thể, như hoạt động Đoàn Đội ở trường và kết hợp với hoạt động Đoàn Đội ở địa phương. 1.3 Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục, quản lý trường học 1.3.1 Quản lý: Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý. Có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị... . Quan niệm khác lại cho rằng quản lý là điều hành, là điều khiển, chỉ huy. Tuy nhiên các quan niệm đó không khác gì nhau về nội dung, mà chỉ khác nhau về thuật ngữ. Song nếu xem xét dưới góc độ chính trị – xã hội và góc độ hành động thiết thực, quản lý được hiểu như sau: đó là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu, ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan. Vậy quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật và là một nghề. Nó mang tính khoa học vì các hoạt động quản lý có tổ chức, có định hướng, đều dựa trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp hoạt động cụ thể. Đồng thời nó cũng mang tính nghệ thuật, bởi nó cần được vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể, trong sự tác động nhiều mặt của nhiều yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội, nó phụ thuộc vào cá nhân chủ thể. Nó là một nghề vì người quản lý phải có chuyên môn sâu, có tay nghề vững vàng và là người " thợ cả" mẫu mực. Nhiều sách báo khi đề cập vai trò của quản lý đã trích dẫn câu sau đây của Marx:"Một nghệ sỹ vĩ cầm thì tự điều khiển bản thân, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng". 1.3.2 Quản lý giáo dục: Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người, nó được thực hiện một cách tự giác, vượt qua hoạt động “tập tính” của các loài động vật. Cũng như mọi hoạt động của xã hội loài người, giáo dục được quản lý trên phương diện thực tiễn, ngay từ khi hoạt động giáo dục có tổ chức mới hình thành. Bản thân sự giáo dục được tổ chức và có mục đích đã là một thực tiễn quản lý giáo dục sống động. Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho sự phát triển ngày càng cao của xã hội. 1.3.3 Quản lý đội ngũ giáo viên: Quản lý đội ngũ giáo viên là nội dung chủ yếu quan trọng trong việc quản lý nguồn nhân lực của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục - đào tạo nói chung. Quản lý đội ngũ giáo viên là quản lý tập thể những con người có học vấn, có nhân cách phát triển ở trình độ cao. Quản lý đội ngũ giáo viên nhằm giúp cho họ phát huy được vai trò chủ động sáng tạo. Khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ để họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho mục tiêu giáo dục của nhà trường. Quản lý đội ngũ giáo viên là nhằm mục đích hướng họ vào phục vụ lợi ích của tổ chức, của cộng đồng và xã hội. Đồng thời phải đảm bảo thoả đáng quyền lợi về vật chất và tinh thần cho họ theo đúng quy chế, qui định thống nhất của pháp luật nhà nước. 1.4- Nhiệm vụ quản lý và vai trò của hiệu trưởng 1.4.1 Nhiệm vụ của hiệu trưởng: - Tổ chức bộ máy nhà trường - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học - Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn, phân công công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên - Quản lý và tổ chức giáo dục cho học sinh - Quản lý hành chính, tài sản của nhà trường - Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; - Được theo học lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành. 1.4.2 Vai trò của hiệu trưởng nhà trường: - Hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục tại trường. - Hiệu trưởng được xem là “linh hồn” của tập thể sư phạm trong nhà trường, cùng với giáo viên là những người giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. 1.5 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong trường Trung học cơ sở Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong trường Trung học cơ sở là tổng hợp các cách thức của hiệu trưởng tác động đến giáo viên, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho học sinh. Thực chất của các phương pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là tổ hợp các tác động có ý thức, có kế hoạch đến nhận thức tình cảm, hành vi của đối tượng, nhằm thúc đẩy, kích thích họ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Chương 2: Thực trạng tình hình đạo đức học sinh và các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường thcs 2.1 Đôi nét về địa phương và trường sở tại Trường chúng tôi đóng tại xã ngoại thành của thị xã, là một xã ven đô có tới 60% đồng bào theo đạo Thiên Chúa. Nhà trường với quy mô gồm 19 lớp, số lượng học sinh đông – gần 800 em, tổng số giáo viên là 45 người. Trong những năm trước khi nhập về thị xã, tình hình trật tự, an ninh và đạo đức của học sinh rất tốt, học sinh thuần và ngoan. Kết quả xếp loại đạo đức hằng năm đều đạt kết quả cao: 76% đạt loại tốt; 20,2% đạt loại khá; 3,8% đạt loại trung bình, không có học sinh cá biệt. Từ khi được sát nhập về thị xã, cộng với nền kinh tế thị trường đã chi phối và len lỏi vào từng gia đình, từng thôn xóm. Cùng với bộ mặt nông thôn được thay đổi theo xu hướng đô thị hoá thì vấn đề đạo đức và nhân cách của học sinh có nhiều xáo trộn và biến động. Trong khi đó đặc điểm của dân cư trên địa bàn là trên 60% hộ gia đình theo đạo Thiên Chúa, tỷ lệ sinh đẻ cao, bố mẹ phải bôn ba đi làm ăn ở vùng xa nên việc đầu tư và giáo dục con cái gặp nhiều khó khăn. Vị trí của địa phương là 2 xã lân cận thị xã, nên số học sinh khá, giỏi và con những gia đình có điều kiện thì lại gửi lên học tại các trường nội thị và trường chuyên của các huyện lân cận, vì thế chất lượng đầu vào của nhà trường rất thấp. Chính vì vậy việc giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. 2.2 Thực trạng đạo đức của học sinh 2.2.1 Một số hành vi vi phạm đạo đức của học sinh trong nhà trường: Qua tìm hiểu từ giáo viên trực tiếp giảng dạy và thực tế bản thân tôi chứng kiến, hiện nay tình trạng đạo đức của học sinh nói chung và học sinh trường tôi nói riêng, chất lượng đạo đức của học sinh xuống cấp khá nghiêm trọng. Các hành vi vi phạm phổ biến như: - Vô lễ với người lớn, xúc phạm nhân cách nhà giáo, nói tục, vẽ viết bậy, ý thức bảo vệ tài sản của nhà trường, vệ sinh môi trường yếu. - Lập hội đánh nhau, trộm cắp, đe doạ xin đểu tiền trong học sinh và người ngoài - ý thức đấu tranh tự phê bình, góp ý, xây dựng trong các tập thể học sinh giúp bạn tiến bộ còn yếu. - Không chấp hành nội quy học tập gây rối trong các giờ học với mục đích không cho bạn học bài, gây ức chế thách thức giáo viên. 2.2.2 Tiến hành điều tra, nghiên cứu về hạnh kiểm của học sinh: Để nhận biết hiện trạng đạo đức của học sinh ta căn cứ vào kết quả xếp loại về hạnh kiểm qua ba năm học sau: Năm học Số HS Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu SL % SL % SL % SL % 2002-2003 820 620 76 170 20.2 30 3.8 2003-2004 800 594 74.2 181 22.7 17 2.1 8 1 2004-2005 798 530 66.4 217 27.2 35 4.4 16 2 Bảng 1: Xếp loại hạnh kiểm của học sinh từ năm học 2002-2003 đến năm học 2004-2005. *Nhận xét: Số liệu trên phản ánh thực trạng sau khi nhập vào thị xã, sự đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, các dịch vụ “mọc lên như nấm”, số học sinh tại trường tham gia hội đánh dày ở các quán hàng, các tụ điểm công cộng tăng lên. Vì suốt buổi la cà ở hàng quán, tiếp xúc nhiều với các yếu tố tệ nạn trong xã hội, các em rất dễ học đòi các thói hư, tật xấu dẫn đến ý thức và hành vi đạo đức của các em bị giảm sút nghiêm trọng. Những em này thường lập thành hội, nhóm, hay có biểu hiện nói tục, ăn mặc nhố nhăng, hút thuốc, la cà hàng quán và học tập giảm sút. Đến buổi đi học những em này thường làm ảnh hưởng tới nền nếp học tập của lớp, lôi kéo các bạn khác vào hội, “truyền nhiễm” các thói xấu tới các bạn trong trường và trong lớp. Chính vì vậy mà qua thống kê ta thấy từ năm học 2002 – 2003 trở đi, tỷ lệ hạnh kiểm loại tốt giảm, loại trung bình thậm chí cả loại yếu lại tăng. Rất nhiều cô chủ nhiệm đã than vãn về vấn đề đạo đức của học sinh xuống cấp. Hôm bàn giao ca trực vào chiều thứ 7, cô giáo chủ nhiệm lớp 7C phản ánh: - Trong giờ Ngữ văn của tôi, em Nguyễn Văn A đã nói tục trong giờ học, tôi mời ra khỏi lớp nhưng em đó không chịu ra mà còn thể hiện vô lễ với tôi. Đề nghị hiệu trưởng có cách xử lý. Có trường hợp học sinh lớp 7A trốn học ra quán tiêu xài, vào vườn hái trộm quả của gia đình gần trường hay là trường hợp nhóm học sinh xã A, vì nợ tiền quán quá nhiều, không có trả liền rủ các bạn ăn cắp xe đạp đem bán, may mà nhà trường phát hiện ra sớm và đã xử lý kịp thời ... 2.2.3 Kết quả điều tra giáo viên: Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi làm 45 phiếu với câu hỏi: “Thực trạng về đạo đức của học sinh trong trường hiện nay như thế nào?”. Kết quả tôi thu được như sau: TT Các tiêu chí Số lượng Tỉ lệ 1 Rất ngoan 10 22% 2 Ngoan 22 49% 3 Không ngoan 9 20% 4 Rất không ngoan 4 9% Bảng 2: Đánh giá của giáo viên về tình hình đạo đức của học sinh * Nhận xét: 10 giáo viên đánh giá học sinh rất ngoan, thực tế là 10 giáo viên dạy các môn chính Toán và Văn nên học sinh rất ngoan trong các giờ học này. Tôi hỏi một cô dạy Văn và một thầy dạy Toán tại sao lại trả lời là rất ngoan? Họ đều có chung câu trả lời " Thời đại bây giờ học sinh như vậy là rất ngoan rồi, không tham gia các tệ nạn xã hội là tốt lắm rồi."; Khi hỏi một trong 22 giáo viên bảo học sinh bây giờ là ngoan thì họ trả lời bâng quơ, thiếu lập trường và thiếu trách nhiệm. Trường hợp 9 giáo viên trả lời không ngoan và 4 giáo viên trả lời rất không ngoan thì họ rất cực đoan cho rằng so với "ngày xưa thì tình hình đạo đức học sinh hiện nay xuống cấp rất trầm trọng". 2.2.4 Nguyên nhân kết quả thu được: Từ thực trạng "xuống cấp" về mặt đạo đức của học sinh nói trên, xét cho cùng thì có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn tới tình trạng trên, tôi xin nêu các nguyên nhân cơ bản như sau: - Nguyên nhân tâm lý: + Học sinh bậc THCS nằm trong độ tuổi từ 11 đến 15, đây là độ tuổi có sự khủng hoảng mạnh về tâm sinh lý, là giai đoạn các em tập làm người lớn nên rất dễ học các thói hư, tật xấu trong khi thực chất các em chưa thực sự là người lớn. + Một số em do trình độ phát triển không phù hợp với chuẩn mực mà nhà trường và gia đình đưa ra, nhà giáo dục ép buộc trẻ phải đi theo chuẩn mực một cách cứng nhắc, áp đặt, dẫn đến hiện tượng trẻ chống đối theo cách của là mình lì lợm, quấy rối... Nguyên nhân về phía gia đình: + Nhiều phụ huynh nhận thức còn phiến diện, lệch lạc, sai lầm về cách nuôi dưỡng và cách chăm sóc trẻ; + Quan tâm nuông chiều con một cách thái quá, thoả mãn mọi yêu cầu của trẻ. + Sử dụng quyền uy của bố mẹ một cách cực đoan. + Để cho con chứng kiến các tấm gương phản diện của người lớn . + Trẻ bị lâm vào cảnh ngộ éo le, tình cảm bị chia sẽ, bố mẹ bỏ nhau... + Giáo dục thiếu tính sư phạm: nặng nề về thuyết giáo, không cho con lao động, dùng vũ lực, không khuyến khích hoặc khuyến khích sai, xúc phạm trẻ... Nguyên nhân từ phía nhà trường: + Nhiều nhà sư phạm thiếu thiện cảm, định kiến, không có giả thuyết lạc quan đối với trẻ khó giáo dục. Nhà trường còn chủ quan trong việc chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh, chưa chú trọng các môn phụ. + Nhiều giáo viên còn lạm dụng quyền lực, không tôn trọng nhu cầu, nguyện vọng và các yêu cầu chính đáng của trẻ. + Thiếu hiểu biết, thiếu tình thương, thờ ơ và thiếu sự cảm thông đối với học sinh khó bảo. + Trong đánh giá học sinh còn có tiêu cực, không công bằng, không tôn trọng sự cố gắng của học sinh. + Thiếu thống nhất trong tác động của các nhà sư phạm – gia đình – xã hội. Nguyên nhân từ xã hội: + Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực cao (Giàu – nghèo; Sự coi trọng – bị xem thường...), điều này thường làm cho trẻ có động cơ sai, lệch hướng. + ảnh hưởng của lối sống coi trọng đồng tiền. + ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội + ảnh hưởng của nhóm bạn... + Do đặc trưng của học sinh vùng giáo, nên thời gian học tập của các em bị chi phối nhiều, thời gian ở nhà thì phải tập trung vào học giáo lý, trong khi đó ở những vùng này tỷ lệ sinh đẻ rất cao nên điều kiện giáo dục con cái bị hạn chế. Tất cả các nguyên nhân trên đan xen, chồng chéo lẫn nhau, chỉ cần có một trong vài nguyên nhân đó đã đủ làm hỏng một nhân cách học sinh. 2.3 Các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở 2.3.1 Giáo dục thông qua các giờ học: - Thông qua giờ giáo dục công dân, thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức theo chương trình và yêu cầu của sách giáo khoa. - Thông qua giờ lịch sử, giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, truyền thống nhân nghĩa, truyền thống cần cù sáng tạo, truyền thống trong giáo dục, tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ, ngay từ thời kỳ các vua Hùng dựng nước đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, giang sơn thu về một mối, nước nhà hoàn toàn độc lập thống nhất. - Thông qua các giờ Toán, Lý, Hoá, Sinh, Công nghệ..., để giáo dục cho học sinh thấy các thành tựu to lớn của con người trong quá trình phát triển của nhân loại, giáo dục cho học sinh các đức tính thẳng thắn, nghiêm túc, trung thực trong tư duy và trong hành động, cho các em có điều kiện tìm tòi nghiên cứu khoa học, tìm ra chân lí của mình... 2.3.2 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp có chủ đề, chủ điểm sinh hoạt rất khoa học, song do số lượng chương trình quá nặng nên giáo viên chủ nhiệm còn coi thường và ít có điều kiện thực hiện tốt các hoạt động này. 2.3.3 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động của các tổ chức: - Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động của các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là hoạt động của Liên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - Giáo dục đạo đức thông qua tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 2.4 Thực trạng biện pháp giáo dục đạo đức 2.4.1 Các hình thức quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh: Để nắm bắt được hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh qua các hình thức đã giáo dục trong nhà trường, tôi đã làm một cuộc trắc nghiệm bằng cách ra câu hỏi:" Các hình thức giáo dục nào trong nhà trường có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh?" Kết quả trả lời của 45 giáo viên và 50 học sinh trong trường như bảng sau: TT Hình thức giáo dục đạo đức Giáo viên đánh giá Học sinh đánh giá Chung SL % SL % SL % 1 Thông qua môn học 9 20 6 12 15 15.8 2 Thông qua môn giáo dục công dân 11 24.4 12 24 23 24.2 3 Thông qua giáo viên chủ nhiệm 12 26.7 18 36 30 31.6 4 Thông qua hoạt động Đoàn Đội 8 17.8 10 20 18 18.9 5 Thông qua phổ biến pháp luật 5 11.1 4 8 9 9.5 Tổng 45 100 50 100 95 100 Bảng 3: Hiệu quả của các hình thức giáo dục đạo đức *Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ cho rằng hình thức giáo dục đạo đức thông qua giáo viên chủ nhiệm là hiệu quả nhất (31,6%), sau đó là qua dạy học môn giáo dục công dân (24,2%) và thông qua hoạt động đoàn đội (18,9%) cũng có hiệu quả giáo dục cao. 2.4.2 Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức của hiệu trưởng: Đứng trước thực trạng đó, tôi đã áp dụng thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh như sau: 2.4.2.1 Giáo dục nhận thức chính trị cho cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải chú trọng giờ sinh hoạt và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2.4.2.2 Phối kết hợp với các tổ chức trong trường và địa phương, gia đình và xã hội. 2.4.2.3 Hoàn thiện đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, phối hợp thống nhất với giáo viên chủ nhiệm. 2.4.2.4 Xây dựng tập thể học sinh tự quản. 2.4.2.5 Xây dựng các tiêu chí và tổ chức thi đua giữa các cá nhân tập thể... 2.4.2.6 Xây dựng thực hiện tốt quy chế phối hợp trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục học sinh. 2.4.2.7 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh, tổ chức quản lí chỉ đạo thực hiện thường xuyên, kịp thời bổ cứu rút kinh nghiệm. 2.4.2.8 Phát huy tối vai trò chức năng của tổ chức Đoàn Đội trường học, tập thể lớp, chi đội, tăng cường các hoạt động tập thể theo từng chủ đề hoạt động, câu lạc bộ nhằm thu hút học sinh vào những hoạt động bổ ích. 2.4.2.9 Phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môm nhằm quản lí tốt học sinh trong các tiết học. 2.4.2.10 Quán triệt nhiệm vụ dạy chữ, dạy người thông qua các môn học, tiết học. Kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng thiếu toàn diện trong dạy học, thờ ơ vô trách nhiệm trước những hành vi vi phạm của học sinh. 2.4.2.11 Chỉ đạo toàn trường xếp loại hạnh kiểm học sinh theo từng tháng học. 2.4.2.12 Quy chế phối hợp ngoài nhà trường: - Phối kết hợp tốt giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, với nhà cha xứ hoặc ban hành giáo của nhà thờ cùng quản lí giáo dục con em ở trường, ở nhà: + Phụ huynh cùng kí cam kết phối hợp cùng nhà trường giáo dục con em. + Tổ chức họp phụ huynh báo cáo kết quả học tập rèn luyện của học sinh. + Họp phụ huynh những học sinh vi phạm nội quy học tập, vi phạm cáo hành vi đạo đức khác + Mời vị đại diện cha mẹ học sinh tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật của nhà trường. - Phối kết hợp với công an: + Truy quét tội phạm và ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh. + Báo cáo tình hình trật tự an ninh trong trường học, phối hợp giải quyết những vấn đề cấp thiết xẩy ra trong nhà trường. - Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội địa phương. + Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội địa phương cùng tham gia giáo dục học sinh, nhằm tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi lúc, mọi nơi. + Tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức học sinh làm một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hoá, xếp loại Đảng viên, xếp loại hội viên của cha mẹ học sinh. + Thông báo về địa phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với địa phương, gia đình cùng giáo dục. + Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè, sinh hoạt tối thứ 7 tại các địa bàn dân cư do Đoàn thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên về thực tế phối hợp thực hiện. Thực hiện tốt quy chế phối hợp, nhà trường đã xây dựng được môi trường giáo dục học sinh ở mọi nơi, mọi lúc, từ nhà trường, gia đình xã hội. Sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe tai Dao duc.doc