MỤC LỤC
trang
A. Phần mở đầu 3
I. Lý do chọn đề tài 3
II. Mục đích nghiên cứu 4
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
IV. Phương pháp nghiên cứu 5
V. Đối tượng và khách thể nghiêm cứu 5
VI. Giả thuyết khoa học 5
VII. Đóng góp đề tài 5
B. Nội dung nghiên cứu 6
I. Cơ sở lý luận của đề tài 6
1. Cơ sở lý luận chung về ngôn ngữ
2. Vai trò của ngôn ngữ
II.Thực trạng trong hoạt động làm quen chữ viết của trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Yên Hoà-Tương Dương-Nghệ An
III. Những biện pháp để tăng cường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc
1. Xây dựng biện pháp
2. Thực nghiệm các biện pháp
C. Kết luận và kiến nghị sư phạm
I. Kết luận chung
II. Kiến nghị sư phạm
D. Tài liệu tham khảo
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18257 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp tăng cường giao tiếp Tiếng Việt cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số. Môn làm quen chữ viết ở Trường Mầm Non Yên Hoà Tương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy là 12, trong đó 12 giáo viên dạy lớp mẫu giáo ghép 3 độ tuổi (3, 4, 5 tuổi) học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 100% ở 12 lớp.
Có 03 giáo viên là người dân tộc thiểu số, trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn và nói tiếng Việt cũng còn chưa thành thạo, tuổi đời cao ngoài 45 tuổi.
Với đặc thù của trường lớp như vậy nên đa số giáo viên dạy lớp học sinh là người dân tộc, nhận thức còn hạn chế và trông chờ ỷ lại chưa tự giác nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và trong việc dạy trẻ tập nói tiếng Việt nói riêng.
Giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng cấp bách phải dạy tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nên hàng ngày chỉ dạy qua loa, thiếu trực quan, đồ dùng bài soạn rập khuôn, máy móc theo sách hướng dẫn. Giáo viên người dân tộc thì quá lạm dụng trong giờ dạy thường dùng tiếng dân tộc để truyền thụ kiến thức và ngại giải thích từ khó bằng tiếng Việt cho trẻ…
Vì nhận thức của giáo viên như vậy nên ảnh hưởng đến kết quả dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số
**Về nhận thức của phụ huynh học sinh:
Phụ huynh học sinh đa số là người dân tộc Thái, Khơ Mú, cuộc sống rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, ít giao lưu, đông con. Nhiều gia đình không đủ cơm ăn áo mặc hàng ngày vào rừng kiếm củi, bẻ măng, làm rẫy xa làng bản. Chính vì vậy họ chưa thật sự quan tâm đến học hành của con cái muốn đến lớp hay không cũng được, còn nhiều phụ huynh khi đi làm còn đưa con đi theo và ở lại rẫy đến vài ngày, vài tuần mới về vì thế nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác duy trì sĩ số học sinh dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ bị hạn chế rất nhiều.
**Về nhận thức của học sinh.
ở lứa tuổi này trẻ người dân tộc chưa biết được tâm quan trọng của việc đi học mà trẻ thích đến trường bởi vì có đồ chơi, có nhiều bạn đông vui, được cô dạy múa hát. Tuỳ thuộc vào tính nết của các cháu mặc dù được cô giáo động viên, gần gũi nhắc nhở nhưng cháu vẫn không hoạt động chỉ ngồi im. Nhưng đa số các cháu đã biết thực hiện theo yêu cầu của cô với sự giải thích giúp đỡ nhiều nên trong tổ chức, hoạt động làm quen chữ viết giáo viên phải tích cực dùng nhiều biện pháp sinh động để thu hút trẻ hứng thú tham gia để phát triển thêm ngôn ngữ cho trẻ.
** Việc làm của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động.
Theo chỉ đạo của ngành học mầm non thực hiện theo hướng đổi mới tích hợp, lồng ghép các môn học phải sáng tạo, linh hoạt phù hợp với nhận thức từng lứa tuổi, đối tượng học sinh.
Trong hoạt động làm quen chữ viết theo phân phối chương trình 26 tuần dạy trong 3 tiết.
Tiết 1: làm quen chữ cái
Tiết 2: trò chơi chữ cái
Tiết 3: tập tô chữ cái
Hết năm học yêu cầu trẻ phải nhận biết, phát âm.
Viết được 29 chữ cái o, ô, ơ, a , ă, â, e, ê, ư… và viết được tên trẻ, sao chép từ.
Thực tế giáo viên khi lên lớp về bài soạn còn cứng nhắc, rập khuôn máy móc, cung cấp kiến thức chưa đầy đủ, còn làm thay trẻ. Có tích hợp các môn học nhưng chưa phù hợp… Về đồ dùng trực quan tranh ảnh, đồ dùng, thẻ chữ còn thiếu cho cô và trẻ.
Một số giáo viên lên lớp chưa nhiệt tình giảng dạy mang tính chất đối phó. Đối với trẻ chưa gần gũi quan tâm, có khi còn cắt xén chương trình giảng dạy.
Tuy nhiên cũng có một số giáo viên cũng rất nhiệt tình năng nổ, gần gũi thương yêu trẻ, đã biết vận dụng phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt. ở những lớp này chất lượng trẻ đạt cao hơn, khả năng sử dụng về tiếng Việt của trẻ phát triển hơn.
Giáo viên tổ chức các hoạt động làm quen chữ viết thông qua hoạt động dạy học. Hầu hết trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc không có đủ điều kiện nhưng đồ dùng đồ chơi ở trong gia đình, ở nhà lại thường chơi tự do, không ai chỉ bảo và thường sử dụng tiếng địa phương để giao tiếp với những bạn cùng trang lứa và với người lớn trong thôn bản. Chính vì vậy tất cả những kiến thức về vốn tiếng Việt cô dạy cho trẻ ở trên lớp, về nhà hầu như mai một hết mặc dù cô giáo đã cố gắng dạy trẻ phát âm, luyện đọc và sử dụng các mẫu câu để cùng cấp, củng cố vốn từ cho trẻ.
Hoạt động làm quen chữ viết giáo viên dạy tích hợp các môn học như môn làm quen văn học, cô dạy đọc thơ, kể chuyện, câu đố qua đó cô cung cấp thêm vốn từ cho trẻ. Nhưng giáo viên chưa đi sâu rèn luyện sửa sai cho trẻ kịp thời như: rèn phát triển ngôn ngữ luyện đọc qua câu đồng dao.
"Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau"
Thường tiếng dân tộc khi nó là không có dấu nên khi luyện trẻ đọc với tiếng "tôm" thì đọc là "tom", "túi" đọc là "tui", "trả" đọc là "tra"…
Hay qua môn học tạo hình cô cho trẻ tô màu chữ cái in rỗng, nối chữ cái với từ, tiếng, tô màu tranh… Qua đó cô phải cho trẻ nhận biết, làm quen; hình vẽ hay mẫu tô nhưng cô chỉ nói qua, không cho trẻ khắc sâu nhận biết màu tô nên trẻ thích tô màu nào thì tô màu đó. Không biết được tô màu hình bông hoa phải tô cánh hoa màu đỏ, hay vàng… mà trẻ sẽ tô bất cứ màu gì, có khi là màu đen, màu xanh… vì vậy, ngôn ngữ tiếng Việt trẻ hạn chế ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của trẻ.
Còn qua hoạt động mọi lúc mọi nơi hay đi dạo, cô giáo cũng đã tổ chức được nhưng chưa chú ý nên trẻ nói bằng tiếng Việt. Để trẻ trò chuyện với nhau hoặc nhắc cho bạn bằng tiếng dân tộc.
Trong tất cả các họat động cô giáo cần tăng cường dạy trẻ nói bằng tiếng Việt bằng nhiều hình thức lặp đi, lặp lại nhiều lần để luyện tập cho trẻ và qua đó mới củng cố được kiến thức cho trẻ lâu bền hơn.
Hay thông qua hoạt động vui chơi cô tổ chức trò chơi nhưng chưa được linh hoạt. vì đồ chơi còn ít chưa phong phú đa dạng, cách thức tổ chức của cô cứng nhắc, chưa phát huy hết khả năng tích cực của trẻ.
Ví dụ: Trò chơi tìm chữ theo yêu cầu của cô ở những tiết đầu cô phải hướng dẫn cách chơi, luật chơi cho trẻ biết cách chơi với từ khó cô phải giải thích bằng tiếng dân tộc để trẻ hiểu cách chơi và chơi được, nhưng những tiết sau cô chưa nâng cao yêu cầu đặt câu hỏi gợi mở để trẻ nói được cách chơi mà cô làm thay trẻ cô nói hết như vậy, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ học mà chơi, chơi mà học, đòi hỏi cô giáo phải tìm tòi sáng tạo những trò chơi phù hợp với nhận thức của trẻ và tổ chức linh hoạt kích thích trẻ hứng thú tham gia chơi. Qua đó vừa củng cố được kiến thức, phát huy tinh thần tích cực cho trẻ, rèn luyện tính nhanh nhẹn, chú ý, tinh thần kỷ luật như thông qua trò chơi "Hoa nào quả ấy" thì những cháu có hoa mang chữ “ a ” sẽ phải nhận biết tìm đúng bạn có quả mang chữ cái “ a ”. Hay những cháu có hoa, quả mang chữ cái “ ă ” sẽ tìm nhau và đứng về thành từng cặp hoa nào quả ấy. Khi trẻ đã tìm đúng hoa hay quả có cùng chữ cái cô sẽ đến và hỏi từng trẻ tên hoa, tên quả cùng chữ cái gì, yêu cầu trẻ trả lời đúng, rõ ràng.
Ví dụ: Cô giáo hỏi bông hoa của cháu có chữ cái gì, trẻ phải trả lời: thưa cô bông hoa của cháu có chữ cái a.
Nếu trẻ trả lời chưa đúng, rõ ràng, nói chưa đủ câu cô giáo phải sửa sai, luyện trẻ nói lại và động viên trẻ kịp thời.
Qua nhiều lần chơi, nhiều trò chơi cô giáo chú ý cung cấp thêm từ, mẫu câu để trẻ có thêm vốn ngôn ngữ tiếng Việt.
Hoạt động làm quen chữ viết qua khảo sát, điều tra, tổng hợp báo cáo về chuyên đề làm quen chữ viết ở trẻ 5 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Yên Hoà. Tôi nhận thấy rằng giáo viên đã nhiệt tình yêu nghề, tích cực trong giảng dạy cung cấp kiến thức, kết hợp rèn giao tiếp tiếng Việt cho trẻ và đã tích hợp được các môn học, thực hiện theo phương pháp đổi mới truyền thụ đủ kiến thức bộ môn thông qua ba tiết học: 1. Làm quen chẽ viết; 2. Trò chơi chữ viết; 3. Tập tô chữ viết qua khảo sát chất lượng cuối năm.
Tôi tiến hành đánh giá hiệu quả chất lượng tiếng Việt qua hoạt động làm quen chữ viết theo 3 tiêu chí:
Tiêu chí 1: Nhận biết - Phát âm đúng chữ cái đã học
Tiêu chí 2: Nhận biết, phát âm chính xác chữ cái qua trò chơi
Tiêu chí 3: Tô - viết đúng chữ cái và viết được tên trẻ.
Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 3 mức độ:
Mức độ 1: 3 điểm
Mức độ 2: 2 điểm
Mức độ 3: 1 điểm
Cụ thể:
* Tiêu chí 1: Nhận biết, phát âm đúng chữ cái đã học.
+ Mức độ 1: Trẻ nhận biết chính xác, phát âm tốt các chữ cái đã học.
+ Mức độ 2: Nhận biết, phát âm đúng chữ cái 2/3 chữ cái đã học.
+ Mức độ 3: Trẻ nhận biết và phát âm được 1/3 chữ cái đã học.
* Tiêu chí 2: Trẻ nhận biết phát âm chính xác chữ cái qua các trò chơi
+ Mức độ 1: Trẻ phát âm đúng - nhanh các chữ cái
+ Mức độ 2: Trẻ phát âm đúng nhưng với sự giúp đỡ của cô giáo
+ Mức độ 3: Trẻ phát âm chậm các chữ cái với sự gợi ý nhiều của cô giáo
* Tiêu chí 3: Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế tô viết được các chữ cái đã học và viết được tên trẻ.
+ Mức độ 1: Trẻ tô - viết đúng - đẹp các chữ cái theo yêu cầu
+ Mức độ 2: Trẻ tô - viết được tên trẻ, chữ cái theo yêu cầu
+ Mức độ 3: Trẻ tô - viết được 1/3 chữ cái với sự gợi ý của cô giáo
Dựa trên số điểm mà trẻ đạt được ở ba tiêu chí trên tôi đánh giá hiệu quả tiếng Việt theo 3 loại:
- Loại tốt: từ 7 - 9 điểm
- Loại trung bình: từ 5 - 6 điểm
- Loại yếu: từ 4 điểm trở xuống
Tôi tiến hành khảo sát số trẻ 5 tuổi người dân tộc thiểu số ở hai lớp mẫu giáo La-Cho, mẫu giáo Kép-Ram với số trẻ là 95 cháu. Kết quả đạt như sau:
- Loại tốt có: 41/95 trẻ chiếm 43,16%
- Loại trung bình: 46/95 trẻ chiếm 48,42%
- Loại yếu: 8/95 trẻ chiếm 8,42%
Điểm trung bình của trẻ đạt = 6
Kết quả này được thể hiện quả bảng 1.
Bảng 1. Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ, tiếng Việt ở trẻ 5 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Yên Hoà
Loại
Kết quả
Tốt
Trung bình
Yếu
Số lượng trẻ
41
46
8
6
%
43,16
48,42
8,42
Qua kết quả điều tra trên tôi thấy tỷ lệ trẻ có vốn tiếng Việt qua hoạt động làm quen chữ viết ở loại trung bình và yếu là rất cao (54/95 trẻ chiếm 56,84%).
3.Hiệu quả hoạt động
Có sự nhiệt tình, cố gắng, nỗ lực của giáo viên trong việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm học.
Có sự phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh và các ban ngành đoàn thể để vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số.
Trẻ đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động, có thói quen, nề nếp và kết quả đạt được. Nhiều trẻ 5 tuổi đã nhận biết và phát âm đúng các chữ cái, viết được chữ cái theo yêu cầu và viết được tên trẻ. Nghe - hiểu làm theo lời chỉ dẫn của giáo viên.
4. Hạn chế:
-- Nguyên nhân hạn chế:
- Tuy đã có sự cố gắng rất nhiều của giáo viên để dạy và rèn luyện vốn từ tiếng Việt cho trẻ nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa nhận biết phát âm đúng chữ cái và viết được theo yêu cầu của giáo viên.
Vì đối với những trẻ này hay theo cha mẹ đi lên rẫy, đi học không đều nên quá trình học tập kiến thức bị ngắt quãng có cháu vẫn còn nhút nhát trong giao tiếp, ngại tiếp xúc với người lạ.
- Giáo viên còn hạn chế trong việc làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo.
+ Phục vụ môn học, đồ dùng, đồ chơi sắp xếp ở các góc còn ít, phòng học còn thiếu và nhỏ nên bố trí các góc cũng chưa phù hợp.
+ Giáo viên cũng chưa thật sự cố gắng nhiệt tình.
+ Giáo án khi soạn còn sai lỗi chính tả, dùng từ, câu văn chưa chính xác. Giờ dạy còn rập khuôn chưa linh hoạt, sáng tạo, cung cấp kiến thức chưa đầy đủ, chưa sâu, còn làm thay trẻ. Hạn chế phát huy tính tích cực ở trẻ.
- Giáo viên người dân tộc thiểu số đều đã lớn tuổi, trình độ nhận thức về chuyên môn hạn chế. Trong giờ dạy và trong giao tiếp với trẻ vẫn còn lạm dụng tiếng mẹ đẻ, nhiều khi chưa triệt để sử dụng đồ dùng, tranh ảnh minh hoạ để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, chưa rèn kỹ năng cho trẻ.
- Điều kiện kinh tế phụ huynh rất khó khăn, trình độ dân trí thấp chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của trẻ, nhiều phụ huynh còn đưa con lên rẫy vài ngày mới về.
Trong cuộc sống hàng ngày phụ huynh có thói quen giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ địa phương, nên việc nói tiếng Việt của trẻ được học ở trường lớp cũng bị lãng quên.
-- Đề xuất:
Qua năm học kết quả về chất lượng tiếng Việt ở trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số qua hoạt động làm quen chữ viết còn chưa cao, sẽ ảnh hưởng việc học tập ở lớp 1 phổ thông của các em nên tôi mong muốn cùng với đồng nghiệp nghiên cứu tìm những biện pháp thiết thực, khả quan đưa vào thực tế giảng dạy để nâng cao chất lượng làm tăng cường tiếng Việt qua hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5 tuổi người dân tộc thiểu số.
III. Những biện pháp để tăng cường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số qua hoạt động làm quen chữ viết.
1. Xây dựng biện pháp
Mục đích xây dựng những biện pháp tăng cường giao tiếp tiếng Việt qua hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Yên Hoà-Tương Dương. Đồng thòi kiêm nghiệm tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra.
1.1. Mỗi giáo viên phải có tinh thần cầu tiến, nêu cao tinh thần trách nhiệm, có tâm huyết với nghề.
1.2. Phải vận động học sinh 5 tuổi người dân tộc thiểu số ra lớp 100% và duy trì được sĩ số từ đầu đến cuối năm học bằng nhiều biện pháp như kết hợp với ban nhân dân các thôn làng, các đoàn thể… Giáo viên làm tốt công tác quần chúng, vận động các bậc phụ huynh không đưa con lên nương rẫy, luôn làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ phối hợp với nhà trường tổ chức các ngày tết, lễ. Vận động quyên góp quần áo, đồ dùng để động viên tinh thần giúp các em ham thích đến lớp.
1.3. Giáo viên phải tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, thực hiện đúng thời gian biểu, bài soạn đầy đủ sáng tạo, có chất lượng. Sưu tầm sáng tác những bài hát, câu đố, thơ chuyện, lam đồ dùng dạy học, đồ chơi, tranh ảnh, trang trí lớp phù hợp với từng chủ điểm và mang bản sắc dân tộc, gần gũi với trẻ.
Bằng nhiều hình thức giáo viên cung cấp kiến thức, rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tuỳ từng đối tượng học sinh có phương pháp dạy thích hợp.
1.4. Đối với giáo viên là người dân tộc thiểu số không được lạm dụng tiếng mẹ đẻ.
1.5. Rèn ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong hoạt động tự nhiên.
Ví dụ: Trong buổi chơi ngoài trời đi dạo có thể cho trẻ làm quen với chữ cái bằng cách quan sát và tìm các chữ cái trên tấm bảng trang trí, panô, áp phích.
1.6. Tạo môi trường cho trẻ quan sát, hoạt động trong lớp ở mỗi bức tranh hay mỗi đồ chơi, góc chơi… đều có chữ viết để trẻ có thể "đọc".
Ví dụ: ở góc chơi có treo biển góc học tập hay góc thư viện, góc thiên nhiên… Vấn đề là không phải bắt trẻ đọc đúng dòng chữ mà hàng ngày kích thích trẻ quan sát và tìm các chứ cái liên hệ với chữ cái đã học khi trẻ nhớ được các chữ cái có thể đọc dòng chữ một cách rõ ràng để cho trẻ làm quen, lần sau trẻ sẽ đọc đúng như vậy (trẻ đọc theo cách riêng của mình).
- Góc "thư viện" với những quyển truyện tranh, sách tranh để trẻ tự "đọc". Thậm chí có thể vẽ theo các chữ đó, đặc biệt nên chọn những sách tranh đen trắng để cho trẻ tô màu.
- Khi trẻ "đọc" cô giáo hướng dẫn cách giở sách đọc từng trang một và bắt đầu đọc từ trang bìa, khi cô đọc cho trẻ nghe hướng trẻ chú ý vào từng bức tranh (mỗi trẻ có 1 quyển sách giống cô để trẻ theo dõi) sau đó trẻ đọc theo hiểu biết của mình. Sau khi trẻ đọc cô gợi ý cho trẻ tìm chữ cái đã học trên 1 trang sách hoặc dùng bút chì khoanh tròn chữ cái và đếm có bao nhiêu chữ giống nhau.
1.7. Kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội.
Đây là ba môi trường trẻ hàng ngày hoạt động ở trường lớp, cô giáo, quan tâm rèn luyện, cung cấp kiến thức cho trẻ. Trẻ tiếp thu lĩnh hội và phản ánh lại qua mọi hoạt động. Nên khi về nhà phụ huynh cần phải nắm được hôm nay trẻ học những gì để kịp thời củng cố, luyện lại cho trẻ và ra xã hội tất cả mọi người đều phải quan tâm thấy được tầm quan trọng của ngành học mầm non cần phải phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ vì xã hội còn là môi trường để trẻ thể hiện mình. Vì vậy trong trường lớp cô giáo phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, mỗi lớp đều phải có bảng tuyên truyền cho các bậc phụ huynh.
1.8. Thông qua hoạt động tạo hình.
Để chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết tốt sau này môn tạo hình góp một phần không nhỏ trong việc cho trẻ làm quen với chữ. Thông qua cơ quan cảm giác và thị giác sự phối hợp mắt - tay là kỹ năng quan trọng trong việc cho trẻ tập viết, cho trẻ chơi với vở, bút, phấn. Chơi với các nét chữ trước khi cho trẻ tập tô, chỉ cần trẻ tập viết được liền mạch các nét chữ sau đó trang trí thành hình mà trẻ thích. Như vậy trẻ sử dụng bút vào tập viết mà không biết mình đang tập viết.
Ví dụ "trò chơi vẽ nét chữ" sau khi trẻ vẽ các nét thẳng, nét cong, nét xiên liền một mạch. Tiếp theo trẻ vẽ thêm các nét phụ tạo thành hình vẽ các con vật hay trang trí thành hình em bé, cái ô. Ngoài ra cô giáo cho trẻ nhận biết các nét chữ bằng cách cắt, xén, vẽ trên không đường nét của các chữ…
1.9. Thông qua việc phát triển ngôn ngữ
Trẻ làm quen với chữ thông qua việc phát âm đúng các tiếng, từ nếu cho trẻ làm quen chữ bằng cách nhận mặt chữ thì trẻ mới cảm nhận ở mức cảm tính mà cần phải cho trẻ làm quen với chữ thông qua việc rèn luyện phát âm qua phát âm các từ, tiếng có các chữ cái, giúp trẻ phát triển khả năng bắt âm. Ví dụ: trò chơi "tai ai bịnh" khi nghe âm thanh trẻ biết được đó là chữ gì? ví dụ "con sóc" trẻ nghĩ đến chữ S.
1.10. Thông qua hoạt động vui chơi.
Bởi vì nó có thể thay thế được toàn bộ hoạt động của cô và trẻ trong tiết học cho trẻ làm quen với chữ thông qua các trò chơi giúp trẻ củng cố, tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng, trẻ có cảm giác chơi nhưng thực chất là học.
Ví dụ: Trò chơi xếp chữ bằng hạt. Trẻ sẽ xếp hạt thành chữ cái theo yêu cầu hoặc xếp chữ trẻ thích…
Hay trò chơi tìm chữ cái theo yêu cầu, trẻ sẽ phải nhận biết nhanh, tìm đúng chữ cái và phát âm đúng chữ đó.
* Có nhiều hình thức cho trẻ làm quen với chữ có hiệu quả như thông qua hoạt động làm quen với toán, làm quen văn học… với các hình thức cơ bản giúp trẻ làm quen với chữ thông qua các hoạt động tích cực bằng các giác quan và thể hiện theo hướng tích hợp các nội dung trong quá trình làm quen với chữ.
1.11. Thông qua tổ chức "tiết học".
ở lớp mẫu giáo 5 tuổi thời gian 1 tiết học là 25 phút, trong đó trẻ hoạt động có định hướng rõ rệt dưới sự hướng dẫn của giáo viên ở đây trẻ được hướng vào việc làm quen với chữ viết.
Dạy trẻ nhận biết chữ cái đúng, nhận biết chữ cái thông qua việc tri giác bằng âm thanh, nhận biết các kiểu chữ in thường, viết thường. Dạy trẻ biết cách liên hệ các chữ cái với các từ đã học và tìm ra các chữ cái có trong các từ đó.
Dạy trẻ làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua cho trẻ làm quen với các vị trí của các âm trong từ.
Dạy trẻ làm quen với các kỹ năng ban đầu về tiền tập đọc, tiền tập viết, cách ngồi, cách cầm bút, mở sách, đọc.
Tiết 1: Môn: Làm quen chữ viết
Đề tài: Làm quen nhóm chữ u, ư
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhận biết được nhóm chữ u, ư qua từ tiếng và qua các trò chơi.
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý - ghi nhớ - phát triển tư duy.
- Giúp trẻ phát âm đúng, chính xác chữ cái u, ư, rõ ràng, trọn câu
- Giáo dục cháu ham thích học chữ cái
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ có chứa chữ cái u, ư
- Thẻ từ rời của cô, của cháu
- Chữ in thường, viết thường
- Máy cát xét
- Vở bé tập tô
III- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô cháu vận động bài "Bác đưa thư vui tính"
- Các con ơi cô và các con vừa vận động bài hát nói về ai?
à, bác đưa thư là người đi nhận thư ở bưu điện về và mang tới tận nhà cho mọi người đấy các con ạ. Bác rất vất vả, đó cũng là 1 nghề trong xã hội mỗi người đều có 1 nghề để làm việc. Không những bác đưa thư mà còn có cả chú dưa thư nữa đấy. Cô cho cháu xem "chú đưa thư" tương ứng với tranh cô có từ chú đưa thư. Cháu xem trong từ chú đưa thư có mấy tiếng, và có chữ cái nào đã học cháu lên chỉ, phát âm.
- Trong từ chú đưa thư có 2 chữ cái giống nhau, cháu lấy…
- Cô đưa lên 2 chữ ư này giống nhau, cô cất 1 chữ còn lại 1 chữ, bây giờ cháu nào lên lấy 1 chữ mà giống chữ cô cầm trên tay mà không có dấu móc
- Giờ học hôm nay cô cho lớp mình làm quen nhóm chữ u, ư
. Cô giới thiệu dây là chữ u, chữ u gồm có mấy nét, đây là chữ u thường, u viết thường; cô gắn 1 số chữ u nhỏ trên bảng cho cháu đọc.
- Đóan xem - trên bảng cô có chữ gì?
- Chữ u, ư giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
- Các con ơi bây gìơ cùng chơi với cô 1 trò chơi nào, đó là trò chơi ghép chữ u, ư, cô mời các con hãy đưa những chiếc rổ ở phía sau ra trước mặt nào?
- Bây giờ các con hãy nhìn cô làm mẫu nhé
. Cô xếp nét móc trước và 1 nét thẳng sau.
. Cô hướng dẫn nhắc nhở cho trẻ xếp; trò chơi 2 - 3 lần.
* Chơi: cây cao, cỏ thấp đứng lên ngồi xuống 1-2 lần. Trò chơi (thi xem đội nào nhanh )
* Bây giờ các con hãy xếp thành 2 đội và mỗi đội có số bạn bằng nhau và thi xem đội nào nhanh chọn thật nhiều chữ cái mà cô yêu cầu, là tổ đó thắng cuộc nhé. Cô để nhiều chữ u, ư trên bàn và luật chơi như sau: Tổ 1 lấy chữ u bỏ vào rổ xanh, mỗi làn chỉ 1 bạn và lấy 1 chữ bỏ vào rổ, sau đó về cuối hàng đứng. Tổ 2 lấy chữ ư bỏ vào rổ đỏ. Sau 2 phút tổ nào lấy được nhiều thì tổ đó thắng. Sau đó cô đếm
- Cô đọc bài thơ "xe cứu hỏa"
- Cô vẽ tranh gì đây?
và có chữ u, ư in rỗng, bây giờ các con hãy nhìn cô tô màu nhé, chọn màu và tô trong chữ in rỗng.
- Cô quan sát và nhắc nhở trẻ tô
- Tô xong, cô nhận xét bài của trẻ.
Cháu làm theo cô
Bác đưa thư
3 tiếng
chữ a
2 chữ ư, 2 chữ h
Cháu lấy chữ u
Lớp đồng thanh u, ư
2 nét, 1 nét móc thẳng
lớp phát âm, tổ, cá nhân
(xem gì)?
Đều có nét móc và nét thẳng
Khác nhau ư có thêm dấu móc
- Cháu đưa rổ ra phía trước
- Trẻ thực hiện
- Trẻ làm theo cô
- 2 tổ thực hiện
- Trẻ đếm cùng cô
Trẻ đọc cùng cô và vào bàn tô
Chú công an cứu hỏa
Quả đu đủ,
Trẻ tô
Tiết 2: Môn: Làm quen chữ viết
Đề tài: Trò chơi nhóm chữ cái u, ư
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư thông qua các trò chơi
- Rèn trẻ tính chú ý, quan sát, ghi nhớ, nhanh nhẹn
- Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô
- Rèn trẻ nề nếp học tập tốt.
II- Chuẩn bị:
- Máy cát xét, băng có bài hát "cháu yêu cô chú công nhân, tranh thơ chữ to "bé làm bao nhiều nghề" thẻ chữ cái u, ư cắt rời cho từng trẻ, khối gỗ có chữ cái u, ư, 02 cây đu đủ, quả đu đủu có chữ cái u, ư, vở bé làm quen chữ viết cho từng trẻ, màu tô, bút sáp.
III- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
HĐ1: - Cô mở băng nhạc cho trẻ vận động cùng cô bài cháu yêu cô chú công nhân
- Hỏi trẻ tên bài hát
Nội dung bài hát nói về ai?
Cô công nhân làm gì? chú công nhân làm gì?
- Cô tóm tắt tất cả đều có ích cho xã hội, giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi
- Cô nói chú công nhân gởi cho lớp món quà, cô cho cháu mở hộp quà, trong có 2 chữ cái u, ư. Yêu cầu cháu lấy và phát âm.
- Cô giới thiệu 2 chữ cái u, ư, các cháu sẽ chơi trò chơi với chữ cái này.
* HĐ2: Trò chơi "tìm chữ cái u, ư trong bài thơ"
- Cô nói: "đón xem" và gắn tranh thơ chữ to bài thơ "bé làm bao nhiêu nghề"
- Cô chỉ từng tiếng trên tranh thơ chữ to và cho lớp tự đọc.
- Yêu cầu 1 trẻ lên gạch chân chữ cái u
. 1 trẻ lên gạch chân chữ cái ư
. Cô cho lớp đếm số chữ cái u, ư nhận xét, động viên trẻ.
. Cô nói "trò chơi, trò chơi"
* Trò chơi "xây hàng rào"
. Cách chơi: chia 2 đội 1 đội xanh, 1 đội đỏ mỗi đội có số trẻ bằng nhau, xếp hàng dọc lần lượt từng trẻ ở 2 đội chạy lên phía trên, đội xanh lấy viên gạch có chữ u, đội đỏ lấy viên gạch có chữ ư, lần lượt xếp thành hàng rào, sau một thời gian đội nào xếp đúng và đẹp sẽ thắng.
- Cô cho trẻ chơi
- Sau lần lượt cô nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ hát và đi vào chỗ ngồi.
* Chơi trò chơi "xếp chữ cái u, ư bằng nét cắt rời"
- Cho trẻ nhận biết các nét: nét thẳng, nét móc
- Yêu cầu cho trẻ xếp chữ u, ư
- Cho vài trẻ chi đọc chữ cái xong cả lớp đọc lại, cô nhận xét sửa sai kịp thời.
. Cho trẻ chơi gieo hạt
* Trò chơi "tìm quả cho cây"
- Cách chơi: có 2 cây đu đủ chưa có quả, chia thành 2 đội, mỗi đội 2 cháu lên chơi, 1 đội gắn quả đu đủ có chữ cái u, 1 đội gắn quả đu đủ có chữ cái ư cho cây
- Cho trẻ chơi, cô quan sát, nhận xét cho trẻ
- Đếm số quả
. Cho lớp đi vào bàn ngồi
* Trò chơi "tô, nối chữ trong vở"
Hướng dẫn trẻ và yêu cầu trẻ tô màu chữ u, ư còn rỗng, tìm chữ u, ư trong từ nối với chữ u, ư in rỗng
- Cô quan sát, nhắc nhở, nhận xét, tuyên dương trẻ
HĐ3: Cô cho trẻ thu dọn vở - đồ dùng, xong ra chơi
Cả lớp vận động 1 lần
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô nói
- 1 cháu lên mở lấy chữ cái và phát âm
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp đọc bài thơ 1 lần
- 2 cháu lên chơi
- Cả lớp đếm
- Trẻ nói chơi gì mà chơi
- Cả lớp lắng nghe và quan sát.
- Hai đội thi đua chơi 1 lần
-Trẻ nói các nét
- Cả lớp xếp chữ
- 3, 4 trẻ đọc
- Cả lớp chơi
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Hai đội mỗi đội 2 cháu thi đua chơi
Trẻ đi vào chỗ ngồi
- Từng trẻ thực hiện trong vở
- Trẻ dọn đồ dùng, ra chơi.
Tiết 3: Môn làm quen chữ viết
Đề tài: Tập tô nhóm chữ u, ư
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tô trùng khít lên chữ cái u, ư, in mờ đúng trình tự
- Rèn trẻ kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi, tính cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý
- Trẻ phát âm đúng chữ cái u, ư, trả lời các câu hỏi rõ ràng
- Giáo dục trẻ nề nếp học tập tốt
II- Chuẩn bị:
- Mẫu tô chữ cái u, ư, bút lông, 2 hòm thư
- Vở tập tô, bút chì, mỗi trẻ 1 lá thư
III- Tổ chức hoạt động
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
HĐ 1: Cô cho trẻ đọc bài thơ "Bác nông dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SKKN Mam non.doc