Lời mở đầu 1
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TRONG QUẢN TRỊ MARKETING
I. Khái niệm, phân loại và vai trò của khách hàng 2
1. Khái niệm khách hàng 2
2. Phân loại khách hàng 2
3. Vai trò của khách hàng 3
II. Khái niệm, mục đích, vai trò của chăm sóc khách hàng 4
1. Chăm sóc khách hàng là gì? 4
2. Mục đích của việc chăm sóc khách hàng 4
3. Vai trò của việc chăm sóc khách hàng 4
III. Tổ chức thực hiện chăm sóc khách hàng 5
1. Những khiếm khuyết trong việc chăm sóc khách hàng 5
2. Quản lý để thoả mãn khách hàng 5
3. Các bước để thoả mãn khách hàng 7
4. Văn hoá chăm sóc khách hàng 7
PHẦN II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ TÂY NGUYÊN
A. Giới thiệu về công ty 9
B. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty 10
I. Quá trình hình thành và phát triển 10
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty 11
1. Chức năng nhiệm vụ của công ty 11
2. Quyền hạn 11
III. Cơ cấu tổ chức của công ty 11
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 11
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 13
IV. Đặc điểm môi trường kinh doanh của công ty 16
1. Môi trường vĩ mô 16
2. Môi trường vi mô 17
V. Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty 19
1. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực 19
2. Tình hình mặt bằng nhà xưởng, máy móc thiết bị 21
3. Tình hình tài chính 23
VI. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 24
1. Thu mua 24
2. Quy trình công nghệ và chế biến sản phẩm của công ty 24
3. Tiêu thụ 26
4. Kết quả hoạt động kinh doanh 28
5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 28
C. Thực trạng chăm sóc khách hàng tại Công ty cổ phần Đầu tư và XNK cà phê
Tây Nguyên 30
I. Quy trình xử lý khiếu nại khách hàng 30
II. Phân tích đánh giá sự thoả mãn khách hàng qua các phiếu khảo sát 31
PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK CÀ PHÊ TÂY NGUYÊN
I. Tiền đề xây dựng công tác chăm sóc khách hàng 37
1. Căn cứ vào mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới 37
2. Mục tiêu của việc hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng 37
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Công ty CPĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên 38
1. Nhóm giải pháp về sản phẩm 38
2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh, xúc tiến thương mại 38
3. Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và đào tạo 39
4. Nhóm các giải pháp khác 39
Kết luận 42
47 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6144 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai mùa mưa nắng. Đây là một trong những khó khăn đối với công ty về việc vận chuyển, bảo quản hàng hoá. Nếu không tránh được những yếu tố khách quan do môi trường tự nhiên mang lại, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm, từ đó không thể đáp ứng tốt được các nhu cầu của khách hàng. Để hạn chế tối đa những bất lợi trên, công ty đã có sự quan tâm rất lớn đến việc đầu tư, xây dựng hệ thống kho bãi bảo quản hàng hoá, nhằm hạn chế tối thiểu tổn thất trong quá trình kinh doanh và góp phần vào việc làm hài lòng khách hàng.
Môi trường vi mô :
Khách hàng :
- Là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty, khách hàng chủ yêú của công ty là ở nước ngoài. Trong những năm qua mặc dù tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn vượt lên thử thách và lập nên những thành tích đáng khích lệ. Duy trì và phát triển quan hệ với nhiều khách hàng như tập đoàn Volcafe, Newman, Taloca và hơn 20 tập đoàn khác. Công ty có thị trường xuất khẩu qua gần 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như : Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Bỉ, Anh, Ba Lan, Nhật Bản, Canada,...
Nhà cung cấp :
- Đối tượng đôi khi không được chú ý trong bản mô tả các nguồn quan trọng của một công ty là nhà cung cấp. Các tổ chức này cung cấp các nguyên vật liệu và dịch vụ cần thiết để công ty tạo ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Những cách tốt nhất để tăng cường quan hệ mua bán này là công ty phải nhất quán về khả năng mua hàng và thiện ý đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng của mình, và ghi nhận các hỗ trợ về kỹ thuật và hnàh chính của các nhà cung cấp. Một cách khác là tiếp tục duy trì quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp hiện tại và các điều kiện tài chính có thể ảnh hưởng đến nhu cầu trong tương lai. Công ty nên đưa các nhà cung cấp vào danh sách gứi các tài liệu như báo cáo hàng năm của công ty, các thông báo về sản phẩm mới, và các thông tin khác có liên quan.
- Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là xuất khẩu cà phê với số lượng lớn nên nguồn nguyên liệu phải được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Chính vì thế mà công ty đã ký hợp đồng thu mua cà phê vỏ, cà phê nhân với các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh, các đại lý thu mua cà phê và các công ty trên địa bàn tỉnh và các tỉnh Gia Lai, Đăk Nông.
Đối thủ cạnh tranh :
- Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh doanh đều phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh biểu hiện dưới nhiều hình thức như giá cả, chất lượng sản phẩm, phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, vận chuyển, giao nhận, công tác chăm sóc khách hàng. Một công ty càng thành công, nó càng thu hút sự cạnh tranh.Trong ngắn hạn, các đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất là những đối thủ tương tự với công ty của bạn nhất. Các khách hàng không thể thấy sự khác biệt, công ty của bạn là một sự lẫn lộn trong ký ức của họ. Sự cạnh tranh mới không nằm giữa các công ty sản xuất trong các nhà máy của họ, mà giữa cái họ bổ sung vào đầu ra của nhà máy dưới dạng cách đóng gói, các dịch vụ, quảng cáo, lời khuyên khách hàng, chính sách tài trợ, các kiểu sắp xếp bàn giao, chế độ lưu kho và những thứ khác mà người ta coi trọng. Chính vì vậy mà một công ty không bao giờ được bỏ qua các đối thủ cạnh tranh của mình, hãy luôn cảnh giác trước các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh của công ty bao gồm :
Công ty dịch vụ XNK Cà Phê II
Công ty Mascopex
Công ty đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty XNK Intimex
Công ty IA SAO
- Mặc dù so với công ty Cổ Phần Đầu Tư và XNK Cà Phê Tây Nguyên, các đối thủ cạnh tranh chỉ chiếm thị phần nhỏ nhưng họ sẽ lớn mạnh lên từng ngày trong quá trình kinh doanh của mình. Chính vì thế mà công ty cần phải tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, từ đó đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty, đồng thời giữ vai trò là đơn vị dẫn đầu thị trường trong nước về lĩnh vực xuất khẩu cà phê.
- Ngoài những đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty còn phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh nước ngoài mà chủ yếu là những công ty thuộc các quốc gia có sản lượng cà phê nhiều như Brazil, Indonesia, Colombia, India.
Canh chừng các đối thủ cạnh tranh tuy là vấn đề quan trọng, song quan trọng hơn vẫn là nỗi ám ảnh về các khách hàng của công ty. Chính các khách hàng chứ không phải đối thủ cạnh tranh, sẽ xác định ai thắng trong cuộc chiến.
Cộng đồng:
- Dân chúng tại các thành phố hay khu dân cư nơi công ty đặt nhà máy hay trụ sở cũng là một đối tượng đáng quan tâm trong hoạt động của công ty. Các vấn đề mà cư dân quan tâm là cơ hội việc làm ổn định và xử lý các chất thải của công ty, cũng như giúp đỡ các chương trình giải trí, văn hoá và từ thiện tại địa phương. Công ty đã quan tâm công tác xã hội từ thiện với tổng số tiền đã chi trên 600 triệu đồng trong 5 năm cho những công tác xây nhà, chăm sóc 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ gia đình nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, xây dựng nhà tình nghĩa. Xây dựng và trang bị cho những nơi khó khăn một số phòng học. Hỗ trợ cho bệnh viện Việt Đức và đơn vị kết nghĩa tiểu đoàn 303, trợ cấp hàng trăm tấn gạo cho đồng bào dân tộc khi vụ mùa giáp hạt.
Chính quyền :
- Chính quyền các cấp là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với các hoạt động của công ty. Do có chức năng đánh thuế, cấp giấy phép, và ra quy định, nên chính quyền có thể hạn chế, khuyến khích, hay bác bỏ các hoạt động của công ty. Mục tiêu đầu tiên của công ty là giữ mối quan hệ gần gũi với các cấp có thẩm quyền quyết định về các quy định, điều chỉnh, họ có thể ra các quyết định ảnh hưởng tới công ty.
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY :
1.Tình hình sử dụng nguồn nhân lực :
- Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nhất là theo đà phát triển của công ty về quy mô xuất nhập khẩu. Công ty đã tuyển chọn và bồi dưỡng lực lượng lao động có tay nghề cao. Số lao động này đến nay đã tăng 4,06 lần so với năm 1996, và tăng 1,08 lần so với năm 2000. Số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng là 45 người duy trì ba phòng làm việc ( Kế toán, Kinh doanh XNK, Tổ chức hành chính ) và bốn đơn vị trực thuộc gồm Trạm kinh doanh tại Đăk Lăk, tổng kho tại Bình Dương, 1 chi nhánh tại Gia lai và 1 chi nhánh tại TP. HCM.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
03/02
04/03
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số lao động
120
100
128
100
140
100
106,67
109,37
1. Phân theo giới tính
- Nam
100
83,33
108
84,38
112
80
108,00
103,70
- Nữ
20
16,67
20
15,62
28
20
100,00
140,00
2.Phân theo t/c công việc
- Lao động trực tiếp
85
70,83
83
64,84
90
64,29
97,65
108,43
- Lao động gián tiếp
35
29,17
45
35,16
50
35,71
128,57
111,11
3. Phân theo trình độ
- Đại học và cao đẳng
25
20,83
37
28,91
45
32,14
148,00
121,62
- Trung cấp
35
29,17
30
23,44
27
19,29
85,71
90,00
- Sơ cấp
20
16,67
19
14,84
25
17,86
95,00
131,58
- Lao động phổ thông
40
33,33
42
32,81
43
30,71
105,00
102,38
( * Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính.)
Nhận xét :
- Nhìn chung, số lao động của công ty tăng qua các năm, vào năm 2001 tổng số lao động là 120 người, đến năm 2004 tăng lên 140 người tức là tăng 16,67 % so với năm 2001.
- Về cơ cấu lao động qua các năm cũng có sự thay đổi, do tính chất công việc nên lao động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nữ trong tổng số lao động. Số lao động trực tiếp chiếm gần 71 % vào năm 2002, và giảm còn 65 % trong năm 2003 và 2004.
- Do quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng nên khối lượng công việc văn phòng ngày càng nhiều, vì thế mà công ty đã bổ sung lực lượng lao động gián tiếp để đáp ứng nhu cầu.
- Về trình độ của người lao động trong công ty tương đối cao, năm 2002 chỉ 25 nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng, đến năm 2004 số nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng là 45 người tức là tăng 1,8 lần so với năm 2002. Công ty ngày càng tinh giảm những lao động có trình độ thấp, tuyển dụng và đào tạo lao động có trình độ cao, công ty đang thực hiện chính sách ngày càng trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý, có trình độ, có năng lực. Lao động có trình độ đại học và cao đẳng ngày càng tăng, trung cấp và sơ cấp ngày càng giảm.
2. Tình hình mặt bằng nhà xưởng, máy móc thiết bị :
- Điều mà công ty thường xuyên quan tâm và tập trung mọi nỗ lực để xây dựng và phát triển là hệ thống kho, xưởng chế biến cùng với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho việc chế biến, với hệ thống sàn phân loại, máy đánh bóng, máy bắn màu,...Nhờ vậy qua hơn chín năm xây dựng và phát triển , đến nay tổng giá trị tài sản xây dựng, lắp đặt trên 39 tỷ đồng với 27.500m2 :
+ 13.200 m2 tại tổng kho chi nhánh Bình Dương có sức chứa từ 45.000 đến 50.000 tấn cà phê.
+ 4.500 m2 tại trạm kinh doanh chuyên chứa nguyên liệu và làm hàng chất lượng cao.
+ 3100 m2 tại chi nhánh Gia Lai có sức chứa 20.000 tấn cà phê.
+ Tháng 9/2004 tiếp tục đầu tư xây dựng mới nhà kho có diện tích 7.000 m2 tại Trạm kinh doanh để tập trung nguồn hàng cho việc tái chế hàng chất lượng cao xuất khẩu.
- Cần nhấn mạnh rằng bên cạnh hệ thống nhà kho, xưởng chế biến được mở rộng theo quy chuẩn khoa học với trang thiết bị đồng bộ đã đảm bảo cho công ty đạt năng xuất lao động cao trong chế biến vận hành, sản phẩm đạt chất lượng cao, tạo được uy tín và lòng tin đối với khách hàng, làm tăng giá trị USD/ tấn so với mặt hàng cùng loại. Vào cùng thời điểm, công ty có thể mua cùng một lúc nhập kho hàng ngàn tấn cà phê mỗi ngày và đồng thời việc xuất hàng đưa ra bến cảng xuất khẩu với số lượng tương tự.
BẢNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY
ĐVT : 1.000.000 đồng.
CHỈ TIÊU
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2004/2003
+/-
%
I. Nhà cửa vật kiến trúc
22759
22983
224
0,98
1. Nhà cửa kho tàng
17192
17353
224
1,31
2. Vật kiến trúc
5542
5542
0
-
3. Tài sản chờ thanh lý
88
88
0
-
II. MMTB - phương tiện vận tải
10473
16333
5860
55,95
1. Máy móc thiết bị
5871
12194
6232
107,07
2. Công cụ quản lý
3531
3068
-463
(13,11)
3. Phương tiện vận tải
1071
1071
0
-
TỔNG TSCĐ
33232
39316
6084
18,31
(* Nguồn : Phòng Kế toán tài chính)
- Qua bảng trên ta thấy, nhà cửa vật kiến trúc của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 224 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,98 %, trong đó chỉ tăng phần nhà cửa kho tàng ứng với tỷ lệ tăng 1,31 %. Còn vật kiến trúc và tài sản chờ thanh lý vẫn không thay đổi, nhìn chung tài sản vật kiến trúc chỉ tăng với tỷ lệ rất nhỏ. Do phần nhà cửa vật kiến trúc của công ty tương đối ổn định, trụ sở kinh doanh, trạm chế biến, nhà khách, nhà ở cho nhân viên công ty đã đầu tư xây dựng từ trước.
- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thì tăng lên đáng kể so với năm 2003 với tỷ lệ tăng 55,95 % với giá trị 5.860 triệu đồng. Trong đó, công ty đầu tư rất lớn vào việc thay đổi, bổ sung máy móc thiết bị hiện đại, công ty đã thay đổi gần như hoàn toàn máy móc thiết bị cũ bằng máy móc thiết bị mới trong năm 2004 có giá trị 6323 triệu đồng, tăng 107,7 % so với năm 2003. Trong khi đó, công ty giảm công cụ quản lý(- 463 triệu đồng ) so với năm 2003 tương ứng với tỷ lệ 13,11 %. Phương tiện vận tải thì không thay đổi, bởi với phương tiện vận tải có giá trị 1.071 triệu đồng thì đã đáp ứng nhu cầu vận tải của công ty.
3. Tình hình tài chính :
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
ĐVT : 1.000.000 Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Giá trị
TT( % )
Giá trị
TT( % )
Giá trị
TT( % )
A. TÀI SẢN
361094
100
517589
100
708678
100
I. TSLĐ & ĐTNH
258182
71,5
388191
75
528673
74,6
1. Tiền mặt
31636
8,76
42442
8,2
55276
7,8
2. Khoản phải thu
136257
37,73
212211
41
308275
43,5
3. Tồn kho
78181
21,65
119821
23,15
147405
20,8
4. TSLĐ khác
12108
3,36
13717
2,65
17717
2,5
II. TSCĐ & ĐTDH
102912
28,5
129398
25
180005
25,4
1. TSCĐ
73312
20,3
114387
22,1
114387
16,1
+ Nguyên giá
84212
-
125375
-
125375
-
+ Giá trị hao mòn
- 10900
-
-10988
-
-10988
-
2. ĐTDH
29600
8,2
15011
2,9
65618
9,3
B. NGUỒN VỐN
361094
100
517589
100
708678
100
I. Nợ phải trả
347992
96,37
503658
97,31
695617
98,16
1. Nợ ngắn hạn
275148
76,2
433181
83,69
625140
88,21
2. Nợ dài hạn
70477
19,52
70477
13,62
70477
9,94
3. Nợ khác
2367
0,66
II. NVCSH
13102
3,63
13931
2,69
13061
1,84
1. Nguồn vốn quỹ
12958
3,59
12392
2,39
13258
1,87
2. Nguồn kinh phí
144
0,44
1539
0,30
-197
( 0,03 )
( * Nguồn : Báo cáo của phòng Kế Toán Tài Chính )
Nhận xét :
- Qua bảng cân đối kế toán, ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty tăng lên qua các năm, TSLĐ luôn chiếm hơn 70 %, TSCĐ chiếm từ 25 – 28,5 % trong cơ cấu tài sản. Khoản phải thu tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản, đồng nghĩa với việc công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, điều này xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của công ty, do sản phẩm tiêu thụ mang tính thời vụ và công ty thực hiện chính sách bán tín dụng, đây là một trong những biện pháp thu hút khách hàng, tăng sản lượng bán và giảm tồn kho.
- Giá trị tài sản năm 2003 và 2004 tăng mạnh là do công ty đầu tư xây dựng máy móc thiết bị sản xuất mới, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến sản phẩm chất lượng cao.
- Tổng nguốn vốn của công ty tăng lên qua các năm. Trong đó, nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao hơn vốn chủ sở hữu, điều đó có nghĩa là công ty đi vay nợ nhiều hơn là vốn tự có. Đi vay nợ từ các nguốn khác ở bên ngoài đó là việc mà các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng. Nợ phải trả năm 2003 tăng so với năm 2002 là 44,73 %, năm 2004 so với năm 2003 là 38 %. Nguốn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, năm 2002 chiếm tỷ trọng 3,63 %, năm 2003 chiếm 2,39 %, năm 2004 chiếm 1,87 %.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.Thu mua :
- Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty mà chủ yếu là xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới, việc thu mua nguồn nguyên liệu đóng vai trò quan trọng vừa đảm bảo số lượng vừa đảm bảo chất lượng. Hiện nay, nguồn nguyên liệu của công ty được thu mua chủ yếu từ các kênh sau :
+ Thu mua từ các hộ gia đình, công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và đầu tư trước cho các hộ này.
+ Công ty lập ra các đại lý thu mua trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
+ Thu mua từ các doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư nhân, công ty TNHH,...
- Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp, giữ chữ tín trong kinh doanh. Thường xuyên trao đổi, ký kết các điều khoản nhằm đảm bảo nguồn hàng có chất lượng và giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài.
2. Quy trình công nghệ và chế biến sản phẩm của công ty :
- Hiện nay, sản phẩm của công ty gồm hai loại : cà phê nhân và cà phê bột. Cà phê nhân được chế biến từ cà phê tươi qua hình thức chế biến ướt (hoặc phơi khô quả) sau đó xay xát bóc tách vỏ thành cà phê nhân xô. Nguồn nguyên liệu cà phê nhân xô được gia công chế biến thành các loại cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao ( R1 18, R1 16, R1 14, R1 13 ...)
a. Sơ đồ công nghệ :
Cà phê nhân xô
Phơi
Lò sấy
Máy tách
tạp chất
Hệ thống máy đánh bóng
Hệ thống máy bắn cà phê đen
Hệ thống máy sàn trọng
Máy sàn phân loại kích thước
Đóng
bao
Nhập kho
Xuất bán
b. Quy trình công nghệ :
- Bước 1 : Nguyên liệu là cà phê nhân được thu mua từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các đại lý,...có độ ẩm, tạp chất không ổn định, có kích cỡ hạt trên các sàng 13,16,18 ( tương đương R2, R1 16, R1 18 ) theo tiêu chuẩn quốc tế. Để có cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế đã ký kết phải dùng các thiết bị sấy, tách hạt sàng phân loại, máy bắn màu ...
- Bước 2 : Nguyên liệu chưa đạt độ ẩm đưa vào lò sấy làm khô đảm bảo độ ẩm theo hợp đồng ( Đối với R2 ẩm độ quy chuẩn từ 12,5 đến 13 %, đối với R1 16, 18 ẩm độ quy chuẩn là 12,5 % ).
Lò sấy có công suất là 10 tấn / mẻ, mỗi mẻ từ 3 – 4 giờ.
- Bước 3 : Do nguyên liệu còn có nhiều tạp chất như : vỏ cà phê, que cành... cần phải dùng sàng để tách bỏ tạp chất đảm bảo thành phẩm sạch tạp chất.
- Bước 4 : Cà phê nhân sau khi được sấy khô và làm sạch tạp chất sẽ được đưa vào máy sàng phân loại để tách từng loại hạt theo kích cỡ quy định đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Hệ thống sàng phân loại có 5 lưới sàng :
+ Lưới cà dẹt để tách quả bi, hạt bi
+ Lưới sàng 7,1 li để tách R1 18
+ Lưới sàng 6,3 li để tách R1 16
+ Lưới sàng 5 li để tách R2 13
+ Lưới sàng 2,8 li để tách R3 cà mẻ
- Bước 5 : Nếu khách hàng có nhu cầu mua cà phê đánh bóng thì cà phê nhân sẽ được chuyển sang hệ thống máy đánh bóng.
- Bước 6 : Để xuất khẩu cà phê chất lượng cao có tỷ lệ hạt vỡ, hạt lép, hạt xốp thấp phải dùng sàng trọng lượng hoặc dùng sàng tách đá để loại bỏ hạt xốp, hạt vỡ, que cành còn sót, đá có lẫn trong cà phê.
- Bước 7 : Trong dây chuyền này, nếu khách hàng có nhu cầu mua loại cà phê có tỷ lệ hạt đen vỡ từ 0,1 đến 1 % thì nguyên liệu tiếp tục qua hệ thống máy bắn màu (Sortex) để loại bỏ những hạt đen, hạt nâu.
- Bước 8 : Sau khi cà phê nhân đã qua các công đoạn trên sẽ được đóng bao với trọng lượng tịnh 60 kg/ bao ( cả bao là 60,75 kg ).
- Bước 9 : Cà phê nhân chất lượng cao sau khi được đóng bao sẽ được kiểm định chất lượng bởi các đơn vị kiểm định như : FCC, CAFE CONTROL, VINA CONTROL, được nhập kho và xuất bán.
Tất cả hệ thống công nghệ chế biến này của công ty đều do Việt Nam sản xuất, trừ máy bắn màu được nhập từ Anh quốc dùng để sản xuất hàng không đen.
3.Tiêu thụ :
- Trên cơ sở đội ngũ lao động, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý được tuyển dụng, trang bị kỹ thuật được xây dựng và đầu tư đúng mức, mạng lưới thu mua, tiêu thụ sản phẩm được thiết lập và ngày càng mở rộng. Cùng với các vệ tinh được gắn kết tin tưởng và phối hợp chặt chẽ. Nhờ vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong những năm qua liên tục phát triển với quy mô ngày càng lớn, hiệu quả ngày càng cao. Hiện nay công ty đã trở thành đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu trong cả nước, một đơn vị thực hiện đầy đủ 05 chỉ tiêu về xuất khẩu năm 2003 (Theo đánh giá của Bộ Thương mại). Cần nhấn mạnh rằng bên cạnh kho tàng, nhà xưởng được xây dựng theo quy chuẩn khoa học với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ đã đảm bảo cho công ty đạt năng suất lao động cao trong chế biến vận hành. Đặc biệt là công ty đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất lượng ở các công đoạn sản xuất, chế biến và kinh doanh, được tổ chức quốc tế BVQI của Vương quốc Anh công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000. Tạo nên sự tín nhiệm cao đối với khách hàng và tăng giá trị sản phẩm đối với mặt hàng cùng loại trong cùng thời điểm. Mục tiêu của công ty là không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn thị hiếu của khách hàng, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh về chất lượng và dịch vụ.
Những số liệu chủ yếu về xuất khẩu qua các năm :
Năm
Số lượng cà phê xuất khẩu (Tấn )
Kim ngạch
( Triệu USD )
Doanh thu
( Tỷ đồng )
2002
116.500
51,5
736
2003
121.300
81,5
1.261
2004
170.000
110
1.720
(* Nguồn : Báo cáo tổng kết của Phòng Kinh doanh XNK )
4. Kết quả hoạt động kinh doanh :
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT : 1.000.000 Đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
2003/ 2002
2004/ 2003
1.Doanh thu bán hàng
1
736106
1216548
1817351
1,65
1,49
Trong đó : DThu hàng XK
2
544614
950237
1739898
1,74
1,83
2. Các khoản giảm trừ
3
0
0
0
- Chiết khấu thương mại
4
- Giảm giá hàng bán
5
- Hàng bán bị trả lại
6
3.DTT (10=1-3)
10
736106
1216548
1817351
1,65
1,49
4. Giá vốn hàng bán
11
696865
1177594
1729443
1,69
1,47
5LN BH và CCDV (20=10-11)
20
39241
38954
87908
0,99
2,26
6. Doanh thu từ HĐTC
21
12956
36634
12753
2,83
0,35
7. Chi phí tài chính
22
14131
22491
30481
1,59
1,36
8. Chi phí bán hàng
24
30772
37851
58055
1,23
1,53
9. Chi phí QLDN
25
11713
11737
10805
1.00
0,92
10. Lợi nhuận từ HĐKD
30
- 4419
3509
1320
- 0,79
0,38
11. Thu nhập khác
31
7344
753
12. Chi phí khác
32
128
336
13. Lợi nhuận khác
40
7216
417
14. Tổng LN trước thuế
50
2797
3509
1737
1,25
0,50
15. Thuế TNDN
51
324
438
137
1,35
0,31
16. Lợi nhuận sau thuế
60
2473
3071
1600
1,24
0,52
(* Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Kinh doanh XNK )
5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty :
a. Thuận lợi :
- Trong những năm vừa qua, công ty đạt những thành quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh là nhờ vào sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, bên cạnh đó công ty còn nhận được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và hiệu quả của lãnh đạo Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam trong công tác tổ chức, giao quyền cho các cơ sở thành viên, định hướng thu mua và mở rộng thị trường.
- Có sự quan tâm, ủng hộ và khích lệ thường xuyên của tỉnh uỷ, UBND tỉnh ĐăkLăk. Sự lãnh đạo kịp thời chặt chẽ của khối doanh nghiệp , sự phối hợp và quan hệ chặt chẽ với các sở, ban ngành địa phương và các tỉnh, thành phố Bình Dương, Gia Lai, TP HCM.
- Được sự đóng góp và có sự gắn bó chặt chẽ của các tập đoàn mua bán cà phê quốc tế, các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty cà phê Việt Nam, trên 100 doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với công ty là DNNN, công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân.
- Trong những năm gần đây, thị trường cà phê đã phục hồi và giá cả có tăng lên. Đặc biệt là sau Tết nguyên đán, giá cà phê đã tăng lên đáng kể, đây là điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc đẩy mạnh xuất khẩu.
- Việc trang bị máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỷ thuật ngày càng được hoàn thiện.
- Việc xây dựng thành công và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 là một thuận lợi cho việc kinh doanh, qua đó góp phần nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.
Khó khăn:
- Tuy rằng giá cà phê có xu hướng tăng lên nhưng vẫn biến động không ngừng, rất khó dự đoán, gây nhiều khó khăn cho công ty trong quá trình kinh doanh.
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty luôn gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty cùng ngành.
- Thiếu vốn luôn là tình trạng chung của các doanh nghiệp, công ty cũng không tránh khỏi tình trạng này, nhất là nguồn vốn lưu động để thực hiện việc giao dịc hàng ngày.
- Hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí lưu thông là một trong những vấn đề mà công ty rất quan tâm tìm kiếm giải pháp.
- Bộ máy quản lý điều hành còn bất cập trước những đòi hỏi mới, cơ chế quản lý cần phải có sự đồng bộ, bao quát trên nhiều lĩnh vực.
- Nguồn hàng của công ty được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng cà phê không đồng đều, còn nhiều tạp chất, nên việc chế biến trải qua nhiều công đoạn dẫn đến việc nâng cao chi phí.
Khách hàng ngày càng có những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm cũng như sự thuận lợi về việc mua bán, trao đổi hàng hóa.
C. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ TÂY NGUYÊN.
QUY TRÌNH XỬ LÝ KHIẾU NẠI KHÁCH HÀNG:
Những nhu cầu cơ bản của khách hàng:
- Giá cả sản phẩm: phù hợp với chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại, thường về giá sản phẩm do công ty quy định tuỳ vào loại cà phê mà khách hàng muốn mua, và gồm nhiều yếu tố như tỷ lệ hạt đen, vỡ, tỷ lệ tạp chất, độ ẩm,...
- Chất lượng hàng giao trên cơ sở được ký kết: đòi hỏi công ty phải đảm bảo chất lượng hàng được giao với khách hàng qua việc đặt chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu nhằm thoả mãn những nhu cầu mà khách hàng đã thoả thuận với công ty trong hợp đồng. Nếu như khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm loại R1 18 với tỷ lệ tạp chất 0,2 %, tỷ lệ hạt đen vỡ 5% thì công ty phải đảm bảo đúng các nhu cầu một cách chính xác, tỷ lệ tạp chất nếu tăng lên 0,25 % thì không làm thoả mãn nhu cầu khách hàng.
- Trọng lượng tại cảng đến: đòi hỏi công ty phải giám sát lô hàng từ khi xuất kho đến khi quá trình vận chuyển hoàn thành. Đây là công việc rất phức tạp, tốn thời gian và công sức, công ty phải bố trí và phân công lao động có hiệu quả.
- Thời hạn giao hàng theo hợp đồng đã ký kết: tuỳ theo địa điểm của khách hàng mà các nhu cầu về thời hạn giao hàng khác nhau, nếu điểm đến là Châu Á thì thời hạn giao hàng trong vòng nửa tháng đến 20 ngày, các khách hàng ở Châu Âu hay Châu Mỹ thì thời hạn giao hàng trong vòng 1 tháng đến 1 tháng 15 ngày.
- Thông tin phản hồi và giải quyết khiếu nại: khách hàng không hài lòng bất cứ điều gì về công ty sẽ gửi đơn khiếu nại, công ty tiến hành phân tích và giải quyết khiếu nại của khách hàng trong thời gian 7 ngày.
- Hiện nay, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và XNK Cà Phê Tây Nguyên đã quan tâm nghiên cứu và thực hiện việc thoả mãn các nhu cầu của khách hàng, đây là tín hiệu đáng mừng đối với công ty đang có vai trò là công ty dẫn đạo thị trường. Chăm sóc và thoả mãn toàn diện các nhu cầu của khách hàng là việc làm không hề đơn giản. Nhu cầu khách hàng ngày nay không chỉ là đảm bảo chất lượng, số lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, đảm bảo thời gian giao hàng mà còn đòi hỏi các dịch vụ khác như việc mua hàng tín dụng, bao bì, nhãn mác sản phẩm phải được ghi đầy đủ, rõ ràng, sự thân thiện của nhân viên ngoại thương, việc đảm bảo thời gian giải quyết khiếu nại, những thông báo kịp thời về sản phẩm mới hoặc sự thay đổi về giá cả, được hưởng chiết khấu thanh toán, khuyến mãi ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư và xnk cà phê tây nguyên.doc