Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy toán ở tiểu học

Không phải bất cứ nội dung nào cũng phải đem ra để thảo luận. Những ý đơn giản cá nhân học sinh có thể giải quyết được thì không nên đặt ra mà phải là những vấn đề tương đối khó và lớn, cần tới sự hợp sức tập thể thì mới dùng tới hình thức này để tạo sự gắn kết trong nhóm.

Vai trò nhóm trưởng điều hành như chúng ta đã biết về mặt lý thuyết là có thể thay đổi luân phiên để các thành viên trong tổ đều được tham gia. Nhưng thực tế thì không phải em nào cũng đảm nhiệm được, nhất là với học sinh ở địa phương chúng ta, có rất nhiều trường thuộc vùng nông thôn, vùng có nhiều học sinh dân tộc trong khi đó vai trò này cũng rất quan trọng. Vì vậy không nhất thiết tất cả phải làm nhóm trưởng

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy toán ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY TOÁN Ở TIỂU HỌC I/. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. lý do chọn đề tài Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới một cách đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông nói chung và ở Tiểu học nói riêng là giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiển, tạo cho các em có được niềm vui, hứng thú trong học tập. Trong một tiết dạy để giúp học sinh đạt được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của bài dạy, mục tiêu cần đạt được ở mỗi hoạt động, đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở từng hoạt động, có như thế thì giờ dạy mới mang lại hiệu quả cao, trong dạy học hiện đại phương pháp thảo luận nhóm cũng là một trong những phương pháp được vận dụng giảng dạy ở nhiều phân môn và mang lại hiệu quả cao trong quá trình học sinh chiếm lĩnh yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của môn học, bài học, một cách sâu sắc hơn, đồng thời tăng cơ hội cho học sinh thảo luận, trao đổi hợp tác cũng như tăng cường sự đoàn kết trong công việc chung, tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập. 2. Thực trạng Là những năm đầu thực hiện đổi mới nội dung, chương trình cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học nên nhiều giáo viên khi tiếp cận với một số phương pháp dạy học hiện đại còn bở ngở, cơ sở vật chất ở một số trường chưa phù hợp cho hoạt động thảo luận nhóm. Do một số giáo viên chưa nghiên cứu kĩ nôị dung của bài dạy, chưa xem xét điều kiện thực tế của lớp, chưa chú ý đến hiệu quả của hoạt động nhóm nên nhiều lúc dạy theo hướng đổi mới là phải có hoạt động thảo luận nhóm còn hoạt động có phù hợp với nội dung yêu cầu đưa ra hay không thì không cần biết đến. Là một cán bộ phụ trách chuyên môn nghiệp vụ qua nhiều năm đi thăm lớp dự giờ, đánh giá giờ dạy của giáo viên ở những lần thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện và đặc biệt qua hội thi giáo viên giỏi vòng huyện năm học 2006-2007 tôi nhận thấy rằng nhiều tiết dạy giáo viên thực hiện phương pháp thảo luận nhóm còn mang tính hình thức. Biểu hiện ở chỗ học sinh còn chạy đi chạy lại lộn xộn mất thời gian; hoạt động của nhóm thường tập trung vào một số đối tượng học sinh khá-giỏi trong khi đó các em học sinh yếu-kém thường ngồi xem lấy lệ hoặc là tụt hậu không theo kịp các bạn đành phải về chỗ ngồi khi chưa kịp hiểu ra vấn đề; nhiều tiết dạy giáo viên chưa chú ý đến điều kiện cơ sở vật chất của lớp học hoặc số lượng học sinh trong một nhóm do đó khi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhưng thực chất là học sinh chỉ hoạt động cá nhân ...Từ những thực trạng trên, tôi đã trăn trở, suy nghĩ đồng thời mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm trong dạy Toán ở Tiểu học mà theo tôi nghĩ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. II/. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 1. Nguyên nhân: Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp, trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết một vấn đề đặt ra nhằm đạt được mục tiêu học tập. Nhưng trong thực tế qua công tác thăm lớp, dự giờ nhiều giáo viên thực hiện hoạt động nhóm trong giờ dạy còn có những hạn chế sau: - Thứ nhất: Việc xác định nội dung hoạt động nhóm chưa thích đáng, chưa xem xét kĩ điều kiện, không gian lớp học, chưa tạo sự gắn kết thực sự trong nhóm. - Thứ hai: Thời gian dành cho thảo luận về một nội dung nào đó trong một hoạt động chưa được thích hợp, có khi những nội dung đơn giản lại dành thời gian quá nhiều, hoặc có khi nội dung tương đối phức tạp lại dành thời gian cho thảo luận quá ít. - Thứ ba: sắp xếp chỗ ngồi chưa hợp lý, chưa xem xét điều kiện cơ sở vật chất bàn ghế khi tổ chức hoạt động nhóm. - Thứ tư: Khi giao nhiệm vụ cho từng nhóm hoạt động chưa cụ thể, chưa rõ ràng còn mang tính hình thức. Nhiều giáo viên quan niệm và hiểu rằng muốn đổi mới phương pháp dạy học là bắt buộc phải sử dụng hình thức thảo luận nhóm mà chưa thực sự chú ý đến hiệu quả của nó mang lại như thế nào. - Thứ năm: Chưa chú trọng đến hiệu quả thảo luận của học sinh, nên trong quá trình đánh giá sản phẩm của các nhóm làm ra nhiều lúc giáo viên đánh giá qua lo chiếu lệ, hoặc chỉ đánh giá ở một nhóm nào đó còn các nhóm khác không nhận xét gì đến, do đó phần nào cũng giảm đi hưng phấn của học sinh trong học tập. Từ những nguyên nhân hạn chế trên ở đầu năm học 2007 – 2008 trong khi triển khai việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cho cán bộ, giáo viên trong toàn huyện. Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy toán ở tiểu học cụ thể như sau: 2/ Giải pháp. - Thứ nhất: Phải xác định nội dung hoạt động nhóm một cách thích đáng. Không phải bất cứ nội dung nào cũng phải đem ra để thảo luận. Những ý đơn giản cá nhân học sinh có thể giải quyết được thì không nên đặt ra mà phải là những vấn đề tương đối khó và lớn, cần tới sự hợp sức tập thể thì mới dùng tới hình thức này để tạo sự gắn kết trong nhóm. Vai trò nhóm trưởng điều hành như chúng ta đã biết về mặt lý thuyết là có thể thay đổi luân phiên để các thành viên trong tổ đều được tham gia. Nhưng thực tế thì không phải em nào cũng đảm nhiệm được, nhất là với học sinh ở địa phương chúng ta, có rất nhiều trường thuộc vùng nông thôn, vùng có nhiều học sinh dân tộc trong khi đó vai trò này cũng rất quan trọng. Vì vậy không nhất thiết tất cả phải làm nhóm trưởng. Bản thân tôi xác định mấu chốt là khi trình bày kết quả, cần ưu tiên nhiều hơn cho đại diện từng nhóm trình bày và chỉ, chỉ định vào những đối tượng yếu-kém khi thấy cần thiết. Ví dụ : Khi dạy toán lớp 1(phần dạy về thực hiện các phép tính), những nội dung cần tổ chức hoạt động nhóm chỉ nên tập trung vào các nôïi dung ôn luyện về bảng cộng bảng trừ và có thể tổ chức cho học sinh chơi bài (theo nhóm). Chẳng hạn người đi trước đặt ra quân bài là 8 người sau có thể đánh quân bài trên đó ghi 2 + 4 + 2, người thứ ba có thể đặt quân bài 10 – 2, cứ thế cho đến khi không ai còn quân bài có giá trị là 8 nữa thì kết thúc vòng...cứ như thế có thể vận dụng vào các hoạt động dạy ôn luyện. - Thứ hai: Cần dành thời gian thích hợp cho nội dung cần thảo luận tuỳ theo mức độ câu hỏi hay bài tập mà để thời gian dài hay ngắn nhưng dù thế nào cũng dành thời gian khoảng vài phút. Tránh trường hợp học sinh vừa mới vào vị trí đã phải quay về chỗ ngồi vì đã hết thời gian. Ví dụ : Khi cho học sinh lắp ghép các hình theo mẫu ở lớp 2, giáo viên yêu cầu học sinh dùng 4 hình tam giác ghép thành 1 trong các hình mẫu cho trước (Như hình vẽ dưới đây) Nên dành thời gian khoảng 3 phút và yêu cầu mỗi nhóm nêu ra được các phương án ghép hình theo mẫu đã cho. Hình mẫu 2 Hình mẫu 1 - Thứ ba: Chỗ ngồi của học sinh cần sắp xếp bố trí hợp lý. Với điều kiện bàn ghế hiện có của các trường Tiểu học ở địa phương hiện nay, theo tôi nghĩ mỗi nhóm thường bố trí khoảng 4 đến 6 học sinh. Khi có lệnh hoạt động, bàn trên quay xuống bàn dưới rất nhanh và sẽ tránh được sự lãng phí thời gian. Vì thế số bàn ở mỗi dãy chúng ta nên bố trí là số chẳn sẽ hợp lý và khoa học. Ví dụ: Khi cho học sinh thảo luận về nội dung bài tập 2 trang 42, SGK Toán 3. yêu cầu nêu tên đỉnh và cạnh các góc vuông, thì chỉ có thể cho thảo luận theo nhóm 4 là đủ. - Thứ tư: Gíao viên cần lưu ý đến nội dung cần đưa ra để học sinh hoạt động nhóm. Trong dạy toán ở tiểu học cần hạn chế tối đa việc thảo luận nhóm đối với các bài tập mang tính vận dụng kiến thức cơ bản vừa được tiếp thu mà nên chọn lọc những nội dung nhằm hình thành kỹ năng trong tính toán mang tính tổng hợp cần có sự hợp sức của nhiều người thì lúc đó mới cho thảo luận nhóm. Ví dụ: trong khi hình thành cho học sinh quy tắc tính diện tích hình thoi ở lớp 4 nên cho học sinh hoạt động nhóm và tiến hành cụ thể như sau: Giáo viên gợi ý để học sinh nghĩ đến việc cắt hình thoi và ghép thành một hình đã biết công thức tính diện tích, từ đó học sinh có khả năng tính được diện tích hình thoi khi biết độ dài hai đường chéo của nó. Các nhóm thảo luận và thống nhất cắt hình thoi đã cho theo các đường chéo của nó. mỗi nhóm tự tìm ra cách lắp ghép và nêu ra phương án lắp ghép của mình. Trên cơ sở phân tích các phương án lắp ghép giáo viên gợi ý cho học sinh xây dựng quy tắc và công thức tính diện tích hình thoi. - Thứ năm: Trong thực tế giảng dạy nguyên nhân này nhiều giáo viên thường mắc phải, khi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhưng chưa nêu rõ nội dung cần làm của từng nhóm hoặc không yêu cầu học sinh nhắc lại nhiệm vụ cần làm của mình là gì cho nên nhiều học sinh chưa xác định rõ yêu cầu cần làm (nhất là đối với học sinh lớp 1), đến khi nhận xét, đánh giá kết quả còn mang tính chung chung. Theo tôi khi cho học sinh thảo luận nhóm giáo viên cần nêu cụ thể nhiệm vụ cần làm của từng nhóm, quy định cụ thể thời gian và khi nhận xét, đánh giá phải đánh giá một cách cụ thể, có khuyến khích động viên những nhóm hoạt động tích cực, đồng thời cũng phải phân tích rõ những hạn chế mà các nhóm chưa làm được, có như vậy thì hoạt động thảo luận sẽ đạt hiệu quả cao và học sinh có khả năng ghi nhớ kiến thức một cách chắc chắn hơn, hứng thú trong học tập hơn. Ví dụ: Khi dạy bài diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương giáo viên nên cho học sinh thảo luận để tìm ra quy tắc và công thức tính (dựa trên cơ sở học sinh đã biết cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hợp chữ nhật). Do đó khi giao nhiệm vụ giáo viên cần nêu cụ thể nhóm nào thảo luận để nêu cách tính diện tích xung quanh, nhóm nào thảo luận cách tính diện tích toàn phần. Khi đánh giá nhận xét giáo viên cần lưu ý đến kết quả làm việc của từng nhóm (khi các nhóm đưa ra phương án tìm diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình của hình lập phương dựa trên mối quan hệ đặc điểm của hình lập phương với hình hộp chữ nhật). Theo tôi trong một giờ dạy khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm nếu mỗi giáo viên cần chú trọng đến những giải pháp vừa nêu trên thì hoạt động nhóm diễn ra một cách khoa học và chặt chẽ, tạo cho sinh khí lớp học hưng phấn hơn, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức bài dạy hơn, hoạt động nhóm nói chung sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng của học sinh trong quá trình học Toán cũng như các môn học khác ở Tiểu học. Những ví dụ tôi đưa ra trên đây, chỉ nhằm minh hoạ cho từng giải pháp và chỉ nêu ví dụ ở một lớp (ở mỗi giải pháp), trong thực tế dạy Toán ở Tiểu học nếu các thầy ( cô ) nghiên cứu kĩ các giải pháp trên sẽ vận dụng tốt hoạt động nhóm trong từng lớp học, từng hoạt động theo yêu cầu mục tiêu bài dạy, mục tiêu của từng hoạt động đối với các lớp ở tiểu học. III/. KẾT QUẢ VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG 1. Kết quả Sau gần một năm triển khai thực hiện các giải pháp “nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy toán ở Tiểu học” tôi thấy kết quả mang lại rất khả quan, cụ thể là qua Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học vòng huyện năm học 2007-2008 trong tất cả các tiết dạy thi có sử dụng hoạt động thảo luận nhóm thì có 91% giáo viên thực hiện hoạt động này một cách hợp lý về nội dung, thời gian, điều kiện, đến kết quả đánh giá nhận xét... kết quả thống kê cụ thể như sau: Năm học Tổng số tiết dạy có sử dụng hoạt động nhóm Số tiết dạy tổ chức tốt hoạt động nhóm Tỉ lệ 2006-2007 136 97 71,32% 2007-2008 156 142 91,02% 2. Phổ biến ứng dụng. Từ những kết quả thực hiện đạt được như trên cũng như qua một năm triển khai thực hiện đối với các trường Tiểu học trong toàn huyện tôi nhận thấy rằng nếu những giải pháp trên được tổ chức triển khai thực hiện đối với các trường Tiểu học trong phạm vi toàn tỉnh Cà Mau là phù hợp và có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm cho giáo viên khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy Toán nói riêng và một số môn học khác nói chung ở cấp học Tiểu học./. Đầm Dơi, ngày 26 tháng 04 năm 2008 Người viết sáng kiến Lư Trung Thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM (THANH-2008).doc
Tài liệu liên quan