Đề tài một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Procom Hà Nội

Cần đầu tư vốn kỹ thuật để hình thành vùng chuyên canh tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu lâu dài và ổn định.

 - Đôí với mặt hàng công nghiệp cần đổi mới máy móc , kỹ thuật cũ bằng những máy móc, quy trình công nghệ mới hiện đại đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu. Cùng với việc trang bị máy móc, thiết bị kỹ thuật mới phải nâng cao tay nghề cho công nhân, tuyển chọn công nhân lành nghề làm hàng xuất khẩu theo công nghiệp hoá.

 Thích ứng nhanh với thay đổi nhu cầu thị trường, thay đổi mẫu mã cho phù hợp và nâng cao chất lượng. Cần coi trọng công tác kiểm tra giám định hàng hoá trước khi xuất xưởng đồng thời phải bảo đảm khâu vệ sinh công nghiệp.

- Phải có chiến lược sản xuất và tiêu thụ trên từng loại thị trường thế giới, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở một số mặt hàng chủ lực.

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Procom Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu sang Đài Loan một số đồ mỹ nghệ và nhập về các thiết bị điện tử viễn thông. -Pháp và Tây Ban Nha:chủ yếu là nhập các loại rượu, nước hoa quả, nước giải khát đóng hộp -Liên bang Nga:nhập khẩu các phụ tùng và máy móc cơ điện, xuất khẩu hàng may mặc và thực phẩm. -Nhật Bản:Nhập các dụng cụ và vật tư phục vụ ngành điện. Ngoài ra PROCOM còn có quan hệ làm ăn với một số khu vực thị trường khác nhưng có quy mô tương đối nhỏ. Trên thực tế ta thấy đặc điểm về cơ cấu thị trường của PROCOM là: Cơ cấu không đều, ít có những thị trường dung lượng lớn hay thị trường truyền thống.Thị trường xuất khẩu lại quá nhỏ so với thị trường nhập khẩu và tất nhiên dẫn đến kết quả là nhập siêu. Một vài thị trường không ổn định, với thị trường Nhật Bản chỉ có giao dịch trong năm 2000 còn Hàn Quốc chỉ giao dịch trong năm1999 rồi gián đoạn. 3.2)Đặc điểm về vốn và huy động vốn kinh doanh. Từ khi thành lập Công ty số vốn ban đầu được ghi chính xác trong đăng ký kinh doanh của PROCOM là: 3.675.000.000 đồng (ba tỷ sáu trăm bảy lăm triệu đồng) với cơ cấu: Vốn cố định:2.444.000.000 đồng Vốn lưu động:1.231.000.000 đồng. Trong đó vốn ngân sách cấp:2.744.000.000 đồng Vốn đi vay:931.000.000 đồng. PROCOM ra đời trong bối cảnh cạnh tranh rất khốc liệt của nền kinh tế thị trường nên gặp rất nhiều khó khăn để loại trừ những cung cách làm ăn thời bao cấp và thích nghi với tình hình mới. Cũng như rất nhiều Công ty khác khó khăn lớn nhất đặt ra với PROCOM là vốn và huy động vốn.Chính vì vậy để huy động vốn nhiều khi công ty phải chấp nhận vay vốn từ bên ngoài với lãi suất cao hơn bình thường làm giảm lợi nhuận kinh doanh và có thể lỡ cơ hội làm ăn. Tuy nhiên cho đến nay sau nhiều nỗ lực lượng vốn đi vay của Công ty chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty. Trong những năm tới Công ty sẽ cố gắng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. 4)Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. -Trong những năm gần đây, cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á gây ảnh hưởng lớn đối với các nước trong khu vực, do vậy một số thị trường của Công ty cũng bị tác động tiêu cực như:Thái Lan, Malaisia. Mặt khác trên thị trường các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ PROCOM hầu như không giữ đựơc bạn hàng truyền thống do tuyến vận tải Viễn Đông tới các nước đó không còn nữa.Việc thưc hiện những hợp đồng nhập khẩu từ những nước này về phải vận chuyển hàng về bằng đường bộ qua Trung Quốc hoặc đi vòng tuyến đường bộ qua biển Đen làm cho giá thành nhập khẩu tăng vọt. -Việc mở rộng thị trường mới gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ngay ở thị trường trong nước. Về mặt lý thuyết một thị trường với 80 triệu dân là rất rộng lớn nhưng trên thực tế đại đa số nhân dân có mức thu nhập thấp, nhu cầu tiêu đùng không cao, lượng hàng tiêu thụ không nhiều. Cơ sở hạ tầng lại quá lạc hậu xuống cấp gây khó khăn cho lưu thông hàng hoá, cản trở các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu tiết kiệm chi phí lưu thông. -Khi mới thành lập, với số vốn kinh doanh là 1714,2 triệu chỉ đảm bảo được cho một hợp đồng nhập khẩu cỡ lớn là hết vốn.Mặt khác, sau khi xảy ra những vụ thất thoát vốn lớn, các quy định của Nhà nước ngày càng chặt chẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp thương mại. Điển hình là quy định vay bằng thế chấp chỉ các tổng công ty lớn mới được sử dụng tín chấp. Chính vì vậy nhiều khi PROCOM phải huy động vốn từ bên ngoài với lãi suất cao làm giảm lợi nhuận. Từ năm 1995 PROCOM chỉ được cấp vài gian nhà làm trụ sở mà diện tích sử dụng lại không lớn lắm nên rất khó mở rộng Công ty, nhất là trong thời điểm giá đất ngày càng cao lên như hiện nay. Trong khi đó nhiều Công ty lớn ra đời trước những năm 1991 lại được thừa hưởng khối tài sản tương đối lớn gồm cả nguồn vốn, trang thiết bị ,nhà xưởng,đất đai... và riêng tiền cho thuê đất đã mang lại cho họ một lợi nhuận lớn mà nhiều doanh nghiệp mơ ước. Sự khác biệt này làm Công ty gặp nhiều khó khăn trên thường. -Cũng như nhược điểm chung của nguồn nhân lực Việt Nam, các nhân viên của Công ty đều đã tốt nghiệp đại học nhưng vấn đề đào tạo và đào tạo lại vẫn là yêu cầu hàng đầu đối với Công ty. Chỉ có như vậy các nhân viên mới có thể thích nghi với những biến động trên thị trường, nắm bắt nhanh chóng các cơ hôi kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. II. Phân tích hoạt động kinh doanh XNK của Công ty. A-Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. 1. Phân tích hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường . Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động nghiên cứu thị trường được coi là tối quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Công việc này đòi hỏi phảicó một sự tìm hiểu rõ ràng, chính xác các thông tin về thị trường để có thể đưa ra các quyết định chính xác, nắm được cơ hội mang lại kết quả cao trong kinh doanh. 1.1. Nghiên cứu mặt hàng. Trước tiên Công ty dựa vào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước về các mặt hàng, về khả năng đáp ứng nhu cầu này của các doanh nghiệp trong nước và chi tiết hơn về chủng loại , số lượng, chất lượng, mẫu mã...Ngoài ra Công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại cũng rất coi trọng việc tìm hiểu thị hiếu, tập quán tiêu dùng của từng vùng trên đất nước, các yêu cầu về giá trị ,công dụng, giá trị của hàng hoá. Khi đã nắm được các thông tin về các yếu tố này, dựa vào đó Công ty lập các phương án kinh doanh, tính toán một cách chính xác nhất mức giá có thểchấp nhận,các điều kiện cơ sở giao hàng ,tính tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu.Trong khi xây dựng các phương án kinh doanh,Công ty luôn tính đến những biến động của thị trường trong và ngoài nước để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu. 1.2. Nghiên cứu dung lượng thị trường. Dung lượng của thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới két quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Nắm bắt được yếu tố này chúng ta có thể nắm rõ được nhu cầu của người tiêu dùng,xu hướng biến động của nhu cầu...Nhận thức được điều này Công ty luôn luôn tìm hiểu chính xác về dung lượng của thị trường tránh tình trạng xác định dung lượng quá nhỏ so với thực tế sẽ bị thiệt thòi hay xác định dung lượng quá lớn gây tồn kho hàng hoá, ứ đọng vốn kinh doanh. Công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại đã xác định một số yếu tố sau có ảnh hưởng đến dung lượng thị trường: -Những nhân tố thuộc về khoa học công nghệ: Khi những thành tựu khoa học kỹ thuật mới ra đời có nghĩa là một số công nghệ sản xuất cũ sẽ trở nên lạc hậu không thể dùng được nữa.Một số doanh nghiệp Việt Nam đã có những bài học sâu sắc khi nhập khẩu những thiết bị công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường làm lãng phí hàng chục tỷ đồng. -Những nhân tố thuộc về chính sách của Nhà nước:Khi có sự thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước thì sẽ có tác động rất mạnh tứi các quyết định kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.Ví dụ như cấm nhập khẩu chuyển thành quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch. Một số yếu tố có ảnh hưởng tạm thời như hiện tượng đầu cơ nâng giá, hay doanh nghiệp nghiên cứu dung lượng thị trường chưa chính xác. Để có được nhũng dự đoán chính xác về dung lượng thị trường các cán bộ nghiệp vụ của công ty luôn phải tổ chức những cuộc diều tra thu thập thông tin toàn diện để có thể có những dự đoán chính xác. 2. Các hình thức kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Cũng như hầu hết các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu khác Công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại sử dụng cả hai hình thức nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác và đôi khi là cả tạm nhập tái xuất.Tỷ trọng của từng hình thức kinh doanh nhập khẩu thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Các hình thức nhập khẩu và tỷ trọng Kim ngạch các năm (USD) Phân bố và tỷ trọng (%) Trực tiếp Uỷ thác Tạm nhập 1998: 1.775.334 1.053.047 (59%) 645.972 (36%) 76.315 (5%) 1999: 885.485 1.872.536 (65%) 793.500 (28%) 219.449 (7%) 2000: 2.947.156 1.759.542 (60%) 650.297 (22%) 537.317 (18%) 2001: 3.241.871 2.009.960 (62%) 648.374 (20%) 583.537 (18%) Nguồn số liệu: báo cáo tổng kết 1998,1999,2000,2001 Từ bảng trên ta thâý hình thức nhập khẩu trực tiếp vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty(tăng từ 59% năm1998 lên 65% năm 1999 và đến năm 2000 là 60% sang đến năm 2001 thì chiếm tỷ trọng là 62% trong tổng kim ngạch nhập khẩu). Trong khi đó hình thức nhập khẩu uỷ thác lại giảm xuống còn 22% năm 2000 và đến năm 2001 thì chỉ còn 20%. Hình thức tạm nhập tái xuất có xu hướng tăng từ năm1998 đến nay. Tuy nhiên hiện nay dang giữ ở mức 18% tổng kim ngạch nhập khẩu trong suốt 2 năm 2000 và 2001. Điều này có nghĩa là Công ty đã ngày càng coi trọng hoạt động nhập khẩu trực tiếp vì hình thức này thường đem lại khoản lợi nhuận cao hơn các hình thức khác.Đồng thời nó thể hiện được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Trong 4 năm 1998, 1999, 2000, 2001 kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng rất nhanh: Năm1998 là 1.775.334USD thì đến năm 2001 đã là 3.241.871USD. Tuy nhiên Công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại không chỉ gặp toàn những thuận lợi. Hiện nay việc phân bổ hạn ngạch cho các hàng dệt may và hàng nông sản có quy định rất chặt chẽ và cần có sự đồng ý của 3 cơ quan:Bộ thương mại,Bộ doanh nghiệp thuộc nhóm các doanh nghiệp. Chính điều này đã làm lượng hãng xuất khẩu của Công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại giảm dần và bắt buộc Công ty phải nỗ lực tìm kiếm thị trường và thay đổi hình thức kinh doanh. Như vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuát nhập khẩu thì Công ty phải có cơ cấu nhập khẩu phù họp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và tận dụng được những ưu điểm của Công ty 3) Phân tích kết quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp trong những năm vừa qua Với mục đích chủ yếu là kinh doanh những mặt hàng phục vụ cho sản xuất và du lịch thương mại Công ty đã nhập khẩu những mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đó một cách tối đa và trên cơ sở đó để thu lơị nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình Trong 4 năm 1998, 1999, 2000, 2001 cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực là nhập khẩu các vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước đang tăng dần, đặc biệt là hàng kim khí và hoá chất, đây là hai mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Công ty Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu 1 số mặt hàng. Đơn vị tính:USD Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 Xe máy 1.215.456 815.952 517.750 569.525 Xe tải 68.690 0 0 0 Máy xúc 174.509 535.680 321.515 343.766 Hoá chất 0 175.736 271.750 298.925 Hàng kim khí 157.250 1.102.575 1.576.354 1.733.898 Hàng tiêu dùng 57.177 113.445 127.537 140.290 Các hàng khác 107.312 142.157 141.250 155.375 Tổng kim ngạch 1.775.334 2.885.485 2.947.156 3.241.870 Năm 1998 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại là xe máy, máy xúc thì sang năm 2001, các mặt hàng kim khí, hoá chất , sắt thép dã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Trong các mặt hàng nhập khẩu chủ lực này, chủ yếu là Công ty nhập khẩu trực tiếp còn 1 phần là nhập uỷ thác cho doanh nghiệp đầu mối, tạm nhập để tái xuất khẩu. Như vậy có thể khẳng định rằng Công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại đã tìm dược hướng đi đúng đắn trong quá trình nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự đóng góp của nhập khẩu vào tổng kim ngạch của công ty qua các năm là rất lớn Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu Kim ngạch Đơn vị 1998 1999 2000 2001 Nhập khẩu USD 1.775.334 2.885.485. 2.947.156 3.241.871 Tỷ trọng % 85,5 93,9 93,5 94,5 Xuất khẩu USD 375.670 154.950 169.560 186.516 Tỷ trọng USD 17,5 6,1 6,5 5,5 Tổng KN USD 2.151.004 3.040.435 3.116.716 3.428.387 B) Phân tích hoạt động kinh doanh xuát khẩu của Công ty 1. Thị trường và mặt hàng xuất khẩu của Công ty Trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu của mình PROCOM đã có quan hệ làm ăn với rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.Nhưng trong số các nước đó thì Công ty chủ yếu là nhập khẩu hàng hoá còn bạn hàng để Công ty xuất khẩu thì chỉ có Trung Quốc, Đài Loan, Nga và Đông Âu với cơ cấu như sau Bảng 4:cơ cấu thị trường hàng xuất khẩu Đơn vị tính:% Thị trường 1998 1999 2000 2001 Trung quốc 72 58,5 22,5 24,75 Đài Loan 8 29 77,5 75,25 Nga 20 12,5 0 0 Từ bảng trên ta thấy năm 1998, 1999 Công ty chủ yếu tiến hành xuất khẩu sang Trung Quốc và mặt hàng chủ yếu của thị trường này là nông sản, hải sản, hạt điều, cao su, cà phê ( năm 1998:72%, năm 1999 :58,5%). Sang đến năm 2000, 2001 những mặt hàng xuất khẩu này của Công ty đột ngột giảm và chuyển sang xuất khẩu đồ mỹ nghệ sang Đài Loan. Đây là một mặt hàng kinh doanh đem lại cho Công ty rất nhiều lợi nhuân bởi vì so với các mặt hàng khác thì mặt hàng này Công ty đỡ phải chịu sự cạnh tranh khắc nghiệt của các doanh nghiệp khác do mặt hàng còn nhiều mới mẻ. Nếu như năm 1998 Công ty xuất khẩu hàng mỹ nghệ sang Đài Loan chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2000 chiếm 77,5% và 2001:75,25%. Đối với thị trường Nga thì Công ty chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc và thực phẩm nhưng trên thực tế hai mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ và cuối cùng đến năm 2000, 2001 thì Nga không nhập khẩủ những mặt hàng từ Công ty nữa Mặc dù chỉ xuất khẩu sang 3 thị trường chính đó nhưng công ty đã áp dụng nhiều hình thức xuất khẩu như:tự xuất khẩu, xuất khẩu uỷ thác, gia công, mua nguyên liệu, bán thành phảm, đổi hàng, xuất khẩu trả nợ. Mỗi hình thức đều có ưu , nhược diểm riêng nhưng đều tạo điều kiện thuận lợi cho cả người mua và người bán, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với mỗi thị trường Công ty sẽ lựa chọn mặt hàng và hình thức kinh doanh phù hợp. Bên cạnh 3 thị trường chính :Trung Quốc,Đài Loan,Đông Âu thì công ty cũng đã nghiên cứu và tiến hành xuất khẩu sang các nước:Nhật ,Canada, Anh... nhưng gặp rrất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường các nước này.Hàng hoá xuất khẩu sang các nước đó yêu cầu chất lượng phải cao, mẫu mã đẹp, hợp thời trang ,tỷ mỷ về các chi tiết trên sản phẩm và chính xác về kích cỡ , trọng lượng. Do vậy để thâm nhập vào thị trường các nước này đòi hỏi mỗi cán bộ phải giỏi về nghiệp vụ kinh doanh có kinh nghiệm trong giao dịch đối ngoại thích ứng nhanh với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Ngoài những sản phẩm mẫu mã cũ luôn phải tạo ra nhu cầu mới thông qua các hình thức tiếp thị hoặc các hình thức xuất nhập khẩu khác nhau. Thị trường nội địa bao gồm các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất ở hầu hết các tỉnh trong cả nước 2. Tổ chức kinh doanh xuất khẩu của công ty Để xác dịnh mặt hàng xuất khẩu trong từng thị trường nhất định cán bộ mặt hàng phải tìm hiểu thị trường đang tìm mặt hàng gì?thị trường nào?số lượng là bao nhiêu?. Năm 1998,1999, do nắm được nhu cầu của thị trường về các mặt hàng mà trong nước có thế mạnh như nông sản, hải sản, cà phê... và công ty đã tìm được thị trường đầy tiềm năng với số dân đông nhất nhì thế giới. Đó là Trung Quốc. Công ty đã thu được 270.872USD vào năm 1998 Cũng trong năm 1998 do công tác nghiên cứu thị trường tốt nên công ty đã thiết lập quan hệ làm ăn với nhiều bạn hàng khác. Tại Đài Loan trong năm 1998 Công ty cũng ký được một số hợp đồng xuất khẩu đồ mỹ nghệ với số vốn 30.054USD. Tuy số vốn không nhiều nhưng điều đó đã thể hiện sự đánh dấu một bước ngoặt trong kinh doanh xuất khẩu của công ty, nó mở ra một hướng kinh doanh mới mà sang năm 2000, 2001 trở thành mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty. Đối với thị trường Nga trong năm 1998 Công ty đã tiến hành xuất khẩu sang thị trường này một số sản phẩm may mặc và thực phẩm với số vốn của các hợp đồng xuất khẩu khá cao 75.134USD. Đây cũng là năm công ty thu được nhiều thắng lợi nhất ở thị trường nước này do các sản phẩm của công ty thời kỳ này hoàn toàn phù hợp với sở thích và khả năng tiêu dùng của người dân Nga. Sang đến năm 1999, 2000, 2001 kim ngạch xuất khẩu của công ty đột ngột giảm mạnh từ 375.670USD năm 1998 xuống còn 154.950USD năm 1999, 169.560USD năm 2000 và 186.516USD vào năm 2001 và thị trường Trung Quốc lúc này dã được thay thế bởi thị trường Đài Loan với mặt hàng tiêu biểu là đồ mỹ nghệ. Đến năm 2000,2001 chiếm hơn 75% kim ngạch xuất khẩu. Trong quá trình kinh doanh công ty đã giữ được chữ tín với bạn hàng trong và ngoài nước nên đã taọ cho đơn vị đạt được kết quả tốt. Ngoài thị trường tiêu thụ ra thì việc xem xét thị trường cung cấp là hết sức cần thiết, nó được xem như điều kiện đủ trong kinh doanh. nó giúp cho đơn vị nắm được khả năng đáp ứng của các đơn vị sản uất và đạc biệt là trình độ công nghệ sản xuất mật hàng, từ đó chọn dược nguồn cung thích hợp. Ngoài ra đồng tiền tính giá cũng được cán bộ mặt hàng quan tâm.Họ phải tìm hiểu đồng tiền dùng trong thanh toán là gì? cũng như thực lực tài chính của bạn hàng tức là chưa đáp ứng cho những nhu cầu có tiền làm đảm bảo. Công ty tiến hành nghiên cứu thi trường bằng cả hai phương pháp:nghiên cứu tại bàn thông qua tài liệu và nghiên cứu tại hiện trường.. Nguồn tài liệu để nghiên cứu khá phong phú, cán bộ nghiệp vụ có thể tìm hiểu thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của phòng hàng quý, báo cáo của Bộ thương mại, các tài liệu chuyên ngành về hàng may mặc , hàng dệt...các loại tạp chí giá thị trường, tin tức buổi chiều, tạp chí ngoại thương, từ các cuộc hội thảo... Nghiên cứu thực tế thị trường bao gồm:xuống tìm hiểu thực ế các đơn vị sản xuất trong nước có quan hệ với dơn vị như: Công ty may 10, Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm(AGREXPORT), Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ...cử đoàn tham gia khảo sát thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Hàn quốc, Nga, Đài Loan, Nhật...Ngoài ra có thể nắm được tình hình thị trường thông qua các đại diện Công ty tại:CHLB Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Tây Ban Nha, Hàn Quốc.Các thông tin này vừa có tác dụng bổ sung, hỗ trợ ,vừa có tác dụng làm tăng mức độ chính xác về nghiên cứu thị trường. Việc lựa chọn bạn hàng kinh doanh chỉ thực hiện ở cấp phòng, cấp công ty, mỗi cán bộ mặt hàng không thể tuỳ tiện lựa chon nếu không được sự đồng ý của lãnh đạo phòng.Vì vậy không phải bắt được mối hàng là tiến hành kinh doanh ngay mà trước hết phải xem xét lựa chọ bạn hàng. Cùng một mặt hàng chẳng hạn là đồ mỹ nghệ nhưng công ty lại chọn bạn hàng là Đài Loan mà không phải là Nhât, Anh vì công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường và đã có quyết định đúng đắn 3. Lựa chọn mặt hàng, tạo nguồn hàng và ký hợp đồng mới a) Thu mua tạo nguồn hàng Khi xác định được thị trường và mặt hàng thì đơn vị tiến hành thu mua tạo nguồn các mặt hàng có khả năng xuất khẩu.Đó có thể là các hợp tác xã, các cơ sở, các hộ gia đình hoặc các công ty có những mặt hàng phù hợp với khả năng kinh doanh của công ty. Trong quá trình thu mua tạo nguồn thì dơn vị luôn phải đôn đốc, kiểm tra theo dõi, hướng dẫn nhằm mục đích tạo ra nguồn hàng như ý muốn .Khi công ty có được mặt hàng và nguồn hàng thì ký kết hợp đồng xuất khẩu b) Ký kết hợp đồng xuất khẩu Tuỳ vào tính chất từng mặt hàng mà trình tự các bước ký kết có khác nhau.Ví dụ :Hàng hoá có tính chất đặc biệt thì thường tìm hiểu nguồn hàng sau ó mới tìm hiểu nhu cầu thị trường và ký kết hợp đồng ngoại. Những hợp đồng này phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ, còn hàng công nghiệp nhẹ(phụ thuộc vào loại mặt hàng tiêu dùng0 thì khi nghiên cứu thị trường đồng thời ký kết hợp dồng, những đơn vị này phải nắm chắc nguồn hàng trong nước (tránh tình trạng hợp đồng đã ký nhưng thiếu nguồn hàng). Trong những năm qua Procom đã kinh doanh xuất khẩu rất nhiều các mặt hàng:nông, lâm, hải sản, gạo,hàng dệt may, cà phê, đồ mỹ nghệ...Đây là những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu và đặc biệt đối với hàng dệt may được cáp quota vào thị trường EC. Chính vì những lý do đó nên công ty xác định là tìm được thị trường tiêu thụ, ký kết hợp đồng rồi mới tổ chức thu mua từ các chân hàng trong nước. Hợp đồng ngoại mà công ty thường ký kết bao gồm Hợp đồng mậu dịch Hợp dồng nhận gia công Hợp đồng đổi hàng Hợp đồng mua nguyên liệu , bán thành phẩm 4) Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu qua các năm Kim ngạch Đơn vị 1998 1999 2000 2001 Xuất khẩu USD 375.670 154.950 169.560 186.516 Tỷ trọng % 17,5 5,1 5,5 6,05 Tổng KN USD 2.151.004 3.040.435 3.116.716. 3.428.388 Năm 1998 là năm công ty đã chủ động,linh hoạt tìm hướng đi, mở rộng thi trường tiêu thụ sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh nên kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 375.670USD. Mặc dù trong năm 19 công ty gặp rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đem lại nhưng vẫn là năm công tycó kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tính cho đến nay. Năm 1999 :đây là năm khó khăn nhất trong hoạt động kinh doanh xuát khẩu của công ty do thị trường bị thu hẹp, nhiều đơn vị đang trong giai đoạn đổi mới công nghệ, cuộc khủng hoảng tài chính đã lan rộng và ảnh hưởng tới tất cả các nước trong khu vực một cách mạnh mẽ làm cho công ty mất những bạn hàng truyền thống và khó thâm nhập vào các thị trường khác.Chính vì thế đến năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của công ty chỉ đạt 154.950USD tức là chiếm 5,1% trong tổng kim ngạch XNK. Với những số liệu này thì ta thấy tỷ trọng xuất khẩu quá nhỏ so với tỷ trọng nhập khẩu đòi hỏi công ty phải có nhiều nỗ lực nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình Sang năm 2000 tuy vẫn gặp khó khăn về thị trường nhưng bằng nỗ lực phấn đấu của các cán bộ trong phòng cộng với những kinh nghiệm tích luỹ được từ những năm trước công ty đã nghiên cứu và tìm được mặt khàng xuất khẩu là đồ mỹ nghệ và bạn hàng chủ yếu là Đài Loan. Chính vì thế kim ngạch xnk có cao hơn năm 1999. Cụ thể là năm 2000: 169.560USD, năm 2001:186.516USD Năm 2001 là năm công ty gặp sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong nước như AGREXPORT, ARTEXPORT, LEGAMEX...và các công ty nước ngoài nên tổng kim ngạch của công ty chỉ đạt186.516USD. Trong năm 2001 này mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng chỉ hơn năm 2000 chút ít. Trong năm 2000, 2001 công ty không còn quan hệ làm ăn với Nga và Đông âu nữa, thị trường này đã bị bỏ qua bởi sức mua kém, sản phẩm của công ty không đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của họ. Như vậy nang cao hiệu quả XNK của công ty vẫn còn là vấn đề nan giải nhất đối với Procom bởi vì hiện nay tỷ trọng xuất khẩu quá thấp so với tỷ trọng nhập khẩu, bạn hàng chưa nhiều , mặt hàng kinh doanh tuy phong phú, đa dạng nhưng chưa có mặt hàng chủ lực, trở thành mũi nhọn của công ty. Hơn nữa nhiều thi trường bị bỏ qua hoặc công ty không đủ khả năng thâm nhập Năm 2001 là năm Công ty gặp sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty trong nước như AGREXPORT, ARTEXPORT, TEXTIMEX và các Công ty nước ngoài khác nên tổng kim ngạch của Công ty chỉ đạt 186.516USD (6,05% tổng kim ngạch ). Trong năm 2001 này mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty cũng chỉ hơn năm 2000 chút ít Trong năm 2000, 2001 Công ty không còn quan hệ làm ăn với Ngavà Đông Âu nữa.Thị trường này đãbị bỏ qua bởi sức mua kém, sản phẩm của Công ty không đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của họ Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh XK của Procom vẫn còn là vấn đề nan giải bởi vì hiện nay tỷ trọng xuất khẩu quá thấp so với tỷ trọng nhập khẩu, bạn hàng chưa nhiều, mặt hàng kinh doanh tuy phong phú nhưng chưa có mặt hàng chủ lực tạo thành mũi nhọn của Công ty..Hơn nữa nhiều thị trường bị bỏ qua hoặc Công ty không đủ khả năng thâm nhập Do đó trong những năm tới Công ty phải có hướng đi đúng đắn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình Qua việc phân tích về tình hình giá trị, tỷ trọng kim ngạch XNK trên đây ta đã phần nào thấy được kết quả kinh doanh XNK của Công ty. Ngoài ra kết quả kinh doanh còn phần nào thể hiện thông qua các chỉ tiêu khác như: doanh thu, lợi nhuận, quỹ lương mà bảng sau mô tả: Bảng6: chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh Đơn vị tính: ngàn đồng Năm 1998 1999 2000 2001 Tổngdoanh thu 32.751.050 49.504.533 48.354.815 53.190.296 Tổng chi phí 32.585.159 49.283.246 53.041.739 53.041.739 Tổng lợi nhuận 165.291 222.287 135.052 148.557 Tổng quỹ lương 515.250 717.200 817.880 899.668 Tổng số LĐ 75 88 92 101 Lương BQ 687 815 889 978 Tỷ suất LN 0,5 0,56 0,28 0.31 Hoạt động kinh doanh của Procom không chỉ diễn ra trong kinh doanh XNK mà còn diễn ra trong nhiều nghiệp vụ khác như bán vé máy bay, du lịch lữ hành, đại lý xăng, dầu, ga... Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ Loại hình 1998 1999 2000 2001 Nhập khẩu 23.79.242 39.819.693 41.260180 45.386.198 Xuất khẩu 4.902.493 2.138.310 2.3773.840 2.611.224 Bán vé máy bay 420.120 495.000 575000 632.500 Đại lý xăng,dầu 820150 870500 345795 380374 Khách sạn 1.420.000 1.280.000 1.310.000 1.441.000 Du lịch 2.180.945 3.150.000 2.550.000 2.805.000 Tổng số 32.751.050 49.504.533 48.354.315. 53.189.746 Qua hai bảng trên ta thấy rằng kết quả về mặt tài chính của Công ty là đáng khích lệ.Tổng doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên. Nếu như năm 199

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0447.doc
Tài liệu liên quan