Nông nghiệp là ngành sản xuất cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Yêu cầu này đòi hỏi nông nghiệp phải phát triển và hình thành các vùng sản xuất tập trung. Thông qua công nghiệp chế biến làm cho giá trị nông sản nâng lên nhiều lần. Nhờ đó mà mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp nhất là giai đoạn đầu. Vì đây là khu vực lớn nhất xét về lao động và sản phẩm quốc dân, nguồn vốn từ nông nghiệp tạo ra bằng nhiều cách: tiết kiệm của nông dân vào lĩnh vực phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, thu ngoại tệ do xuất khẩu nông sản đóng góp quan trọng cho công nghiệp và đô thị hóa.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề lý luận và giải pháp trong xây dựng nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phú, có thể phát triển nông nghiệp quanh năm, có thể tạo ra những năng lượng lớn, cho phép sản xuất ra nhiều sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới và ôn đới có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu lớn nhưng mới ở dạng tiềm năng.
Thuận lợi đó không phải nền nông nghiệp nước nào cũng có, ngay cả những nước ASEAN. Đó là thuận lợi lớn cho nền nông nghiệp nước ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên thì những khó khăn, thách thức về tự nhiên đối với nông nghiệp nước ta không hề nhỏ: địa hình 70% là đồi núi trải dài, kề sát biển, mùa mưa thường có lũ lụt, lở đất; mùa khô thiếu nước, hạn hán nghiêm trọng, khí hậu nóng ẩm làm dịch bệnh bùng phát nhanh…
Vì vậy, trong quá trình phát triển đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải luôn chủ động tìm cách phát huy, nâng cao thuận lợi và hạn chế khó khăn đến mức thấp nhất để đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
4.Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO:
Qúa trình hội nhập với thế giới của Việt Nam được đánh dấu bằng những mốc thời gian: Mở cửa nền kinh tế năm 1987; gia nhập ASEAN tháng 7/1995 và tham gia vào AFTA; trở thành thành viên chính thức của APEC tháng 11/1998 ; chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO - World Trade Organization vào ngày 7/11/2006. Đây là bước tiến quan trọng đối với quá trình hội nhập và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Là một quốc gia có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp, phát triển nông nghiệp và nông thôn luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Việc gia nhập WTO mở ra cho nông nghiệp Việt Nam những cơ hội cũng như thách thức, từ đó tác động rất lớn đến quá trình phát triển của nông thôn.
Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp Việt Nam từ 4-5% năm, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 75% lực lượng lao động, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP chiếm 26%, giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chiếm 34% tổng giá trị xuất khẩu, chỉ số xuất khẩu ròng trong nông nghiệp là 0,49. Việt Nam tiếp tục khẳng định vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu cà phê. Ngoài ra, 2/3 trong số 15 mặt hàng xuất khẩu chính là các sản phẩm nông nghiệp: cà phê, thủy sản, gạo, chè, cao su, hạt tiêu, hạt điều, lạc nhân, rau, quả. Trên thế giới và khu vực thì ngành nông nghiệp Việt Nam có lợi thế so sánh cao cùng một số ngành khác như: dệt may, khai thác.
Việc gia nhập vào WTO mở ra một triển vọng xuất khẩu to lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, được đối xử bình đẳng thông qua nguyên tắc tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation) và đối xử quốc gia NT (National Treatment). Trong đó, nguyên tắc MFN quy định việc đối xử với các nước thành viên khác trong WTO bình đẳng với nhau như là bạn hàng được ưu đãi nhất, nguyên tắc NT quy định khi hàng hóa của các nước thành viên thâm nhập vào một thị trường thì phải được đối xử không kém ưu đãi hơn so với hàng hóa tương tự ở trong nước (liên quan đến chính sách bảo hộ và xuất xứ hàng hóa). Như vậy, đối với các thị trường truyền thống: Bắc Mỹ, EU, Nhật… thì sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cũng sẽ được ưu đãi như đối với các quốc gia được hưởng MFN khác như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… được giảm thuế, bãi bỏ hạn ngạch. Tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngay cả đối với sản phẩm nội địa của những thị trường này. Thứ hai, gia nhập vào WTO, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có cơ hội để thâm nhập, mở rộng ra các thị trường khác như Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, Châu Á…là thành viên của WTO. Thứ ba, Việt Nam có thể cải thiện được hệ thống giải quyết tranh chấp với các nước thông qua tổ chức WTO và nâng cao vị trí của quốc gia khi tham gia đàm phán với các cường quốc thương mại bằng các nguyên tắc công bằng, hiệu quả. Ngoài ra, gia nhập WTO với tư cách là một quốc gia đang phát triển Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi và giúp đỡ dành cho các quốc gia đang phát triển trong quá trình hội nhập, tự do hóa, tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đặc biệt khi Việt Nam chuyển hướng từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sẽ có những đột biến về giá trị sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu và Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với những quốc gia đang được hưởn hệ thống ưu đãi chung GSP của Mỹ hay ưu đãi của EU.
Tuy nhiên, việc gia nhập WTO và tự do hóa theo những Hiệp định của tổ chức này thì ngành nông nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải gặp những thách thức: Yêu cầu cắt giảm thuế, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan chuyển sang hàng rào thuế quan theo lịch trình dành cho các nước đang phát triển. Đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam phải nâng cao được khả năng cạnh tranh quốc tế nhờ những chính sách về thị trường, sản phẩm và những chính sách hỗ trợ do quá trình thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiêp. Duy trì sự ổn định giá cả có lợi đối với người nông dân, phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư nguồn nhân lực cho vùng nông thôn, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, đầu tư cho ngành chế biến lâm sản xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng tạo cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế. Có được như vậy thì “cơ hội” gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp Việt Nam góp phần vào việc thúc đẩy và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Mở rộng các ngành chế biến nông sản xuất khẩu, phát triển các ngành kinh doanh nông sản, dịch vụ tạo cơ hội tăng thu nhập cho người nông dân và các hộ gia đình khu vực nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam sẽ tăng cường được khả năng sản xuất lương thực, đảm bảo an ninh lương thực và tăng cường xuất khẩu. Đây cũng là cơ hội tạo ra nhiều công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, phân phối thu nhập công bằng hơn, đặc biệt với những chính sách phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, thực thu thuế từ việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Chính phủ sẽ tăng lên nhờ vào khối lượng trao đổi buôn bán tăng, các hàng rào phi thuế quan được chuyển thành thuế quan cho dù Việt Nam có phải cắt giảm thuế suất, thực hiện quá trình tự do hóa.
Việt Nam đã đạt được những thỏa thuận đối xử MFN với hơn 60 nước trên thế giới và gần đây nhất là với Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải tham gia đàm phán song phương, đa phương với nhiều quốc gia và khu vực đặc biệt với Mỹ, Canada và EU… khi đưa cả một số Hiệp định về quyên sở hữu trí tuệ TRIPs, nhãn sinh thái của sản phẩm… Việt Nam cũng có những thuận lợi khi đang tham gia vào AFTA và các chương trình hành động chung của APEC. Và đây là những bước đà giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
II- CƠ SỞ THỰC TIỄN
Xây dựng một nền nông nghiệp bền vững là một yêu cầu tất yếu của xã hội loài người để vừa đảm bảo tính hiệu quả của sản xuất nông nghiệp vừa bảo vệ môi trường. Điều này đã diễn ra ở nhiều nước phát triển trên thế giới từ những thập kỷ 80-90 của thế kỷ trước. Họ đã đạt được những thành công đáng kể đồng thời cũng để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quý báu trên con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam.
1. Nông nghiệp Nhật Bản
Nhật Bản là nước phát triển nhất ở châu Á và là nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới với nhiều lĩnh vực nổi tiếng như: điện tử, viễn thông, ôtô, máy móc, thiết bị công nghiệp, xây dựng…. Song không vì thế mà Chính phủ Nhật Bản không chú trọng phát triển nền nông nghiệp nhỏ bé của đất nước.
Đặc điểm của nông nghiệp Nhật Bản là đất ít, người đông, ruộng đất manh mún, quy mô các hộ nông dân nhỏ bé, lúa nước là cây trồng chính, hầu như không phù hợp với công nghệ, thiết bị của các nước Âu, Mỹ.
Trước những khó khăn của điều kiện tự nhiên, Nhật Bản đã có những chính sách và giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững như sau:
Về giống cây trồng, vật nuôi, Nhật Bản là nước đầu tiên ở châu Á nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, chọn lọc lai tạo ra những giống mới phù hợp với điều kiện của đất nước như giống lúa, giống rau quả, giống gà, lợn, giống chè, dâu tằm…
Về thủy nông, Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống các công trình đầu mối, hồ đập chứa nước tưới, hệ thống các trạm bơm nước, hệ thống kênh mương nổi được kiên cố hóa bằng bê tông dùng để tưới nước, và hệ thống kênh tiêu nước với 70% số ống đặt ngầm dưới mặt ruộng. Ruộng được kè đá, phủ bê tông ở bờ và lót vật liệu chống thấm ở những nơi xung yếu để giữ nước. Đến những năm 80 và 90, 62-63% diện tích gieo trồng ở Nhật Bản được tưới nước.
Nhật Bản là nước đầu tiên sử dụng phân hóa học trên đồng ruộng với mức độ cao. Những năm 80, mức độ phân bón cho 1 ha gieo trồng là 450 kg/ha. Những năm gần đây, mức đó giảm dần: năm 1995, mức phân bón cho 1 ha gieo trồng còn 400 kg/ha. Ở Nhật Bản, hóa chất phòng trừ sâu bệnh cũng được sử dụng với liều lượng cao. Đến nay, lượng hóa chất trong nông nghiệp Nhật Bản cũng đã giảm dần. Việc giảm mức phân bón và lượng hóa chất dùng trong nông nghiệp là kết quả của việc ý thức được rằng cần tránh cho đất, nước có dư lượng chất độc hại và bảo vệ môi trường. Để phục vụ nhu cầu lao động cho công nghiệp, Nhật Bản đã tích cực nghiên cứu sử dụng máy móc để cơ giới hóa nông nghiệp, sáng tạo ra những loại, kiểu máy thích hợp với đặc điểm của nông nghiệp Nhật Bản, như máy kéo nhỏ hai bánh làm việc được ở ruộng khô và ruộng nước, máy tuốt lúa, máy xay xát, máy cấy lúa, máy gặt tuốt lúa liên hợp, máy sấy lúa v.v…
Những năm 60 và 70, Nhật Bản tập trung vào cơ giới hóa riêng rẽ một số khâu canh tác chủ yếu như làm đất, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, đập lúa, xay xát, trên cơ sở hệ thống máy cơ khí nhỏ. Đến những năm 80 và 90, nước này tiến lên cơ giới hóa đồng bộ, giảm chi phí lao động làm 1 ha lúa từ 2.000 giờ công (năm 1950) xuống còn 396 giờ công (năm 1995).
Về công nghệ sản xuất nông nghiệp, Nhật Bản đi vào công nghệ thâm canh hiện đại, điển hình là công nghiệp hóa làm mạ, đảm bảo cung cấp mạ có chất lượng tốt - điều kiện quyết định thâm canh tăng năng suất lúa và đặc biệt là đảm bảo cấy sớm, tránh được bão sớm ảnh hưởng đến mùa màng. Nhật Bản cũng xây dựng một mạng lưới đường giao thông nông thôn hoàn chỉnh, tăng cường các phương tiện vận tải cơ giới và mạng lưới viễn thông nông thôn, xây dựng mạng lưới điện nông thôn rộng khắp.
Công nghiệp chế biến nông sản ở Nhật Bản đặc biệt phát triển và đạt trình độ cao. Tổ chức lưu thông buôn bán nông sản ở Nhật Bản cũng được hiện đại hóa cao.
Ở trong nước, Nhật Bản tập trung sản xuất một số loại nông sản có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít đất và lao động, thực hiện nông nghiệp sinh thái, phát triển nông nghiệp du lịch và các hoạt động ngoài nông nghiệp để tăng thu nhập cho nông dân. Riêng sản xuất lúa gạo, Chính phủ Nhật Bản có dự án cải cách một cách cơ bản phương thức sản xuất lúa gạo theo hướng hình thành các trang trại quy mô lớn hơn, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại để giảm giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh về giá cả lúa gạo trên thị trường thế giới. Tổng số tiền đầu tư cho dự án này là 7.200 tỷ yên.
Nhờ vậy, tổng giá trị sản lượng nông sản tăng gần 6 lần (từ 2.000 tỷ yên lên gần 12.000 tỷ yên), trong khi lao động nông nghiệp giảm từ 11,8 triệu người (28% lao động xã hội ) xuống còn 3,35 triệu người ( 5,2% lao động xã hội), diện tích canh tác giảm từ 6 triệu ha xuống còn 4,4 triệu ha.
2.Nông nghiệp Niu Dilân
Niu Dilân thuộc châu Đại Dương, nằm ở phía đông nam Thái Bình Dương, có khí hậu cận nhiệt đới hải dương, lượng mưa thay đổi theo vùng từ 400-5000mm. Trong tổng số đất tự nhiên của Niu Dilân, đất nông nghiệp chiếm 14%, đồng cỏ các loại: 50%, rừng: 28%, đất khác: 8%. Niu Dilân là nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, nông nghiệp nước này vẫn giữ một vị thế hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, với khối lượng nông sản xuất khẩu lớn, thu nhiều ngoại tệ.
Bảng 5: Cơ cấu lao động và cơ cấu GNP
phân theo ba khu vực (năm 1995),%
Lao động
GNP
Khu vực I (nông nghiệp)
10,5
9,0
Khu vực II (công nghiệp)
24,5
21,0
Khu vực III (dịch vụ)
65,0
70,0
Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Niu Dilân đa dạng, bao gồm nhiều loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn xuất khẩu chủ lực của Niu Dilân, vì chăn nuôi là ngành sản xuất chính, có nhiều thế mạnh của nước này.
Niu Dilân chăn nuôi chủ yếu là gia súc. Do có đồng cỏ tự nhiên chiếm 50% diện tích lãnh thổ, nên Niu Dilân nuôi gia súc chủ yếu theo phương thức quảng canh, có khi 2 ha đồng cỏ mới có 1 con gia súc. Thức ăn chính của gia súc là cây cỏ tự nhiên sẵn có ở địa phương, vì các giống cỏ nơi khác đưa đến trồng đều không thích hợp.
Trong thế kỷ XIX, cây cỏ tự nhiên ở Niu Dilân đảm bảo đủ thức ăn cho đàn gia súc, nhưng về sau cỏ ít dần đi. Để tăng sản lượng cỏ, người chăn cừu thực hiện biện pháp đốt cánh đồng cỏ để khi mưa cỏ non mọc lên. Biện pháp này đã làm cho đất trở lên chai cứng, độ màu mỡ bị suy kiệt. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi lần đốt, trên mỗi ha đồng cỏ mất đi 500kg N2 và thảm thực vật bị phá hủy. Vì vậy, từ những năm 40, người ta đã phải phun phân đạm lên đồng cỏ để phục hồi thảm thực vật. Song, đây chỉ là giải pháp tình thế, hiệu quả kinh tế không cao. Do vậy, Niu Dilân đã tiến hành nhiều biện pháp cải tạo đồng cỏ tự nhiên như: ứng dụng công nghệ sinh học cải tạo giống cỏ địa phương cho năng suất cao, chất lượng vẫn giữ nguyên; tập trung gia súc chăn nuôi vào một khu để tiết kiệm nguồn cỏ tự nhiên, tạo điều kiện cho cỏ mọc xanh tốt quanh năm…
Hiện nay, nông dân chủ trang trại chăn nuôi ở những đồng cỏ thoái hóa đang tìm lối thoát bằng cách đưa đàn gia súc vào những cánh đồng cỏ có khả năng đem lại hiệu quả, đi đôi với việc đa dạng hóa chăn nuôi, như phát triển chăn nuôi hoẵng, còn đối với vùng đồng cỏ thật sự suy kiệt thì đề nghị chính phủ cho phép chuyển hướng kinh doanh, như trồng nho, phát triển du lịch, tổ chức chơi trượt tuyết, đua ôtô…để tạo nguồn thu cho thu nhập trang trại.
Sản phẩm sữa của Niu Dilân đạt năng suất và chất lượng cao. Hàng năm nước này xuất khẩu 75% sản lượng sữa sản xuất ra. Các sản phẩm từ sữa của Niu Dilân bao gồm bơ, pho mát, sữa bột. Năm 1994, Niu Dilân sản xuất 230.000 tấn bơ, 190.000 tấn pho mát và 482 tấn sữa bột.
Bảng 6: Sản phẩm sữa(1000 tấn)
1979 - 1981
1994
Sản lượng sữa tươi
6586
8379
Bơ
252
230
Pho mát
93
190
Sữa bột
290
482
Nhờ có sự nhận thức đúng đắn về mối liên hệ giữa sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường, Niu Dilân đã chuyển hướng kịp thời cùng với việc đầu tư cải tạo đất hợp lý, năng suất cây trồng cũng đạt được thành công
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng hạt cốc
1979 - 1981
1994
1996
Diện tích (1000 ha)
Hạt cốc
Lúa mì
Ngô
267
85
20
152
36
15
158
51
17
Năng suất (tấn/ha)
Hạt cốc
Lúa mì
Ngô
4,5
3,65
9,622
5,57
5,028
9,738
5,43
5,148
9,687
Sản lượng (1000 tấn)
Hạt cốc
Lúa mì
Ngô
1190
309
188
845
181
143
858
261
160
Trong 10 năm 1986-1996, diện tích và sản lượng hạt cốc giảm nhiều, nhưng năng suất hạt cốc các loại tăng 1 tấn/ha, đạt 5,43 tấn/ha, cao gần gấp đôi mức bình quân của thế giới. Đặc biệt, năng suất ngô trong 10 năm gần đây đạt hơn 9,6 tấn/ha, thuộc loại cao nhất thế giới.
3. Các nước khác
Mô hình nông nghiệp sinh thái còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới: Mỹ, Pháp, CHLB Đức, Italia… tập trung chủ yếu vào sản xuất rau, quả sạch. Hình thức cơ bản là không dùng hóa chất làm phân bón và trừ sâu, trừ cỏ, bảo đảm cho nông sản sạch, nhưng vẫn dùng giống mới, công nghệ sinh học, sản phẩm vi sinh, máy móc làm đất, tưới nước, áp dụng phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Chi phí năng lượng đầu vào và năng suất sản phẩm cũng thấp hơn mô hình nông nghiệp công nghiệp hóa, song do sản phẩm là nông sản sạch, nên bán giá cao hơn nông sản công nghiệp hóa. Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện đại đến nay chưa nhiều nhưng có chiều hướng phát triển với tốc độ chậm. Ở CHLB Đức, đến nay đã có khoảng trên 1700 trang trại nông nghiệp hữu cơ với tổng diện tích khoảng 30000ha, sản xuất khoảng 1% tổng sản lượng nông nghiệp. Không chỉ ở các nước châu Âu, châu Mỹ, những nước có nền kinh tế phát triển mới xây dựng thành công mô hình nông nghiệp sinh thái mà hiện nay, các nước đang phát triển cũng đã có thành tựu trong việc phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng đô thị hóa với một ví dụ điển hình là Bangkok – Thái Lan.
Thái Lan có trình độ phát triển kinh tế đi trước Việt Nam khoảng 30 năm. Vào những năm 1990, thủ đô Bangkok đã là một đô thị lớn với tốc độ đô thị hóa rất nhanh, có dân số là 7,7 triệu người (kể cả ngoại ô), mật độ trung bình 1374 người/km2 . Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Bangkok cho phép nông nghiệp ở đây hình thành các vùng sản xuất vệ tinh chuyên môn hóa xen kẽ các khu công nghiệp và dân cư, cách thủ đô từ 40-100 km. Các sản phẩm sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển. Tại những vùng nông nghiệp gần Bangkok (cách thủ đô 40 km), nông dân phát triển sản xuất rau quả an toàn trên liếp. Tại các vùng cách xa thủ đô hàng trăm km, nông dân phát triển các mô hình nông nghiệp tổng hợp, với các trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, hoặc phát triển sản xuất lương thực kết hợp nuôi thả cá để giải quyết vấn đề môi trường và an toàn lương thực. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp đồng giữa các công ty chế biến nông sản của Bangkok và các hộ nông dân ở các vùng nông nghiệp vệ tinh. Đặc biệt, chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm… thúc đẩy các vùng sản xuất vệ tinh này phát triển.Mô hình nông nghiệp sinh thái hiện đại đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đem lại hiệu quả trên diện hẹp.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1. Tình hình nông nghiệp thế giới
Nông nghiệp thế giới đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thế kỷ XX và 6 năm đầu thế kỷ XXI. Các mô hình sản xuất, vật tư kỹ thuật, công cụ sản xuất, công nghệ sản xuất và chế biến nông sản trên cơ sở CNH, HĐH.
Đến cuối thế kỷ XX, nông nghiệp thế giới đã có hơn 700 triệu ha gieo trồng cây hạt cốc, đạt tổng sản lượng 2049.
Cây hạt cốc có năng suất bình quân thế giới là 2,83 tấn/ha. Đã có những nước đạt năng suất bình quân 6,45 - 6,5 tấn như Anh, Pháp, vượt mức 6 tấn như Ai Cập, 5,8 - 5,9 tấn như Hàn Quốc, Nhật Bản. Như vậy, hạt cốc còn chứa đựng tiểm năng tăng năng suất gấp đôi so với mức bình quân của thế giới.
Cây lúa mì có năng suất bình quân thế giới là 2,5 tấn/ha. Có những nước đã đạt mức bình quân từ 6 đến 8 tấn/ha như Hà Lan: 8,033 tấn/ha, Anh: 7,233 tấn/ha, Pháp, CHLB Đức: 6,4 - 6,6 tấn/ha.
Cây lúa nước có năng suất bình quân thế giới là 3,534 tấn/ha. Có những nước đạt năng suất lúa nước bình quân từ 6 đến hơn 9 tấn/ha như Ôxtrâylia đạt 9,017 tấn/ha, Hy Lạp: 8 tấn/ha, Ai Cập: 7,9 tấn/ha, Mỹ: 6,8 tấn/ha, Hàn Quốc 6 - 6,368 tấn/ha, Nhật Bản: 5,7 - 6,2 tấn/ha, Trung Quốc: 5,3 - 5,8 tấn/ha. Trên diện tích hẹp, ở Mỹ và Trung Quốc đã đạt năng suất lúa nước kỷ lục: 13,5 - 14,5 tấn/ha.
Cây ngô có năng suất bình quân thế giới là 4,303 tấn/ha. Có những nước đạt năng suất ngô từ 6,6 – 9,8 tấn/ha, như Hy Lạp, Niu Dilân đạt 9,7 – 9,8 tấn/ha, Italia: 8,66 – 8,71 tấn/ha, Mỹ: 8,685 tấn/ha, Áo: 8,22 – 8,97 tấn/ha, Pháp: 7,67 – 8 tấn/ha, Tây Ban Nha: 6,6 – 7,0 tấn/ha. Trên diện tích hẹp, Mỹ đạt năng suất ngô kỷ lục: 22,2 tấn/ha.
Khoai tây đạt năng suất bình quân thế giới là 15,121 tấn/ha. Có những nước đạt năng suất khoai tây bình quân từ 36 đến 46 tấn/ha như Hà Lan đạt 46,149 tấn/ha, Thụy Sỹ: 43,956 tấn/ha, Anh: 41,437 tấn/ha, CHLB Đức: 39,258 tấn/ha, Pháp: 36,592 tấn/ha. Mỹ đạt được năng suất khoai tây kỷ lục: 95 tấn/ha trên diện tích hẹp.
Đến cuối thế kỷ XX, nông nghiệp thế giới đã có gần 1300 triệu con bò, hơn 150 triệu con trâu, 1100 triệu con cừu, hơn 600 triệu con dê, hơn 900 triệu con lợn và hơn 12 tỷ con gia cầm.
Lao động nông nghiệp trong thế kỷ XX do tác động của CNH cũng tạo năng suất lao động cao.
Lao động nông nghiệp ở các nước công nghiệp phát triển đã được đào tạo kiến thức và thực hành về kỹ thuật và quản lý đủ năng lực để sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư kỹ thuật hiện đại, áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất làm giảm chi phí lao động và tăng năng suất lao động nông nghiệp rõ rệt so với sản xuất thủ công.
Lượng nông sản do một lao động nông nghiệp công nghiệp hóa làm ra mỗi năm đủ đáp ứng nhu cầu cho 10 – 100 người (một lao động thủ công đủ đáp ứng nhu cầu cho 2 – 4 người). Một lao động nông nghiệp công nghiệp hóa một năm phụ trách 10 – 20 ha gieo trồng, sản xuất ra trên 10 tấn hạt cốc, 1500 – 2000 kg thịt.
Kỹ thuật bón phân kết hợp giữa nông nghiệp với công nghệ hiện đại và kết hợp giữa nông nghiệp với công nghệ thông tin cần được chú trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Những phương pháp, biện pháp có ý nghĩa toàn cầu trong việc sử dụng nước một cách khoa học và tiết kiệm trong nông nghiệp, từ tưới tràn đến tưới khoảnh, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt, kết hợp tưới với che phủ ứng dụng phù hợp với từng điều kiện cụ thể đã góp phần tạo ra năng suất cao trong nông nghiệp.
2.Nông nghiệp Việt Nam sau 20 năm đổi mới và phát triển bền vững
Nhận thức được tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Sau đó đã hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Ngày 26-8-1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36/CT/TƯ về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; ngày 15-11-2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 41/NQ/TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và kế hoạch nước ta đã khẳng định: “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Rõ ràng là, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và giải pháp thực hiện từ rất sớm của Đảng và Nhà nước ta. Và để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như đã đề ra, ngày 17-8-2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Hơn nữa, với những nước nghèo như Việt Nam, mà cuộc sống của đa số dân phụ thuộc chính vào khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên, thì tính bền vững về sinh thái và kinh tế cũng quan trọng như tính bền vững về xã hội trong quá trình phát triển. Cũng vì vậy, nếu sự phá hủy môi trường làm tổn hại đến các hệ sinh thái - cơ sở cho sự sinh trưởng của các sản lượng sinh học, như đất, nước, các quần thể động vật, thực vật, rừng, đất ngập nước, biển và bờ biển, với nhịp điệu như hiện nay - thì sự phát triển bền vững không thể thực hiện dài, sự phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế đất nước.
Nhìn lại 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới và thực hiện phát triển bền vững, nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng. Nền nông nghiệp đang chuyển mạnh từ nền sản xuất tự cung tự cấp theo phương thức truyền thống sang nền sản xuất kinh doanh hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và ngày càng hướng vào xuất khẩu. Đây là một trong những bước chuyển căn bản có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi tính chất, đặc điểm và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp, đồng thời tạo ra động lực mới thúc đẩy tăng trưởng và phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn trong những năm đổi mới được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
- Giải quyết vững chắc vấn đề an ninh lương thực trên phạm vi toàn quốc. Từ chỗ đất nước luôn trong tình trạng thiếu đói phải nhập khẩu lương thực, đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới với số lượng mỗi năm một tăng.
- Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đã và đang chuyển dịch đúng hướng. Hình thành ngày càng rõ nét những vùng chuyên môn hóa sản xuất và sự liên kết công - nông nghiệp có hiệu quả trên những địa bàn này.
- Cơ sở hạ tầng sản xuất và đời sống được gia tăng trên cơ sở đầu tư của Nhà nước và tiết kiệm trong dân cư, tạo tiền đề cho phát triển sản xuất và cải thiện đời sống dân cư nông thôn ngày càng tốt hơn.
- Thu nhập của các tầng lớp dân cư nông thôn ngày càng tăng, các hộ nông dân bước đầu có tích lũy, đời sống vật chất văn hóa tinh thần của nông dân được cải thiện rõ rệt.
Nhìn một cách tổng thể, sản xuất nông nghiệp và sản lượng nông sản hàng hóa tăng nhanh, ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày một tăng. Số liệu thống kê trong 16 năm qua từ năm 1989 đến 2004 cho thấy, sản lượng nông nghiệp nói chung đã tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao và ổn định, đạt mức 4%/năm trong suốt thời gian từ năm 1990 tới nay. Sản lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 560.doc