Đề tài Quy trình Thu hoạch và bảo quản đậu tương

PHẦN HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 . Đặc điểm và giá trị kinh tế của cây đậu tương

1.1 Đặc điểm cây đậu tương

Đậu tương là loại cây ngắn ngày, điển hình chúng rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển là 20-300C, ẩm độ không khí 81-85%, đậu tương có bộ rễ đặc biệt có khả năng hình thành nốt sần với sự xâm nhập của vi khuẩn Rluzobium japonicum và có khả năng cố định nitơ từ không khí.

Thân cây: Tương đối thẳng, gồm nhìeu nhánh, thân cây cón có màu tím hoặc xanh, cây tím cho hoa màu tím, cây xanh cho hoa màu trắng.

Lá: Gồm có hai loại lá, lá đơn và lá kép. Sau 2-3 ngày khi tử diệp mở ra thì lộ rõ hai lá đơn hình tròn mọc đối nhau trên trục thượng diệp ở vị trí mắt thứ 2 của thân. Lá kép gồm các lá chít trên một cuống là lá chung mọc từ mắt thứ 3 trở đi mỗi mắt có một lá kép mọc đối diện nhau, lá kép thường có 2 lá chít, lá chít có hình bầu dục dài hay hình mũi giáo.

Hoa: Các chồi ở nách lá từ mắt thứ năm trở lên thường phát triển hành chồi hoa ròi phát triển thành chum hoa, số hoa trên chùng là 3 - 15 bông. Hoa thường có màu trắng hoặc tím được quyết định bởi sắc tố anthocyanin.

Quả: Được hình thành sau một tuần lễ từ khi hoa bắt đầu nở trên cây, trái thường có màu đen hoặc vàng rơm tuỳ thuộc vào sự có mặt của sắc tố caroten, xantho - phim, anthocyamin nhiều hay ít. Trái có dạng hình trụ hoặc dẹt, độ dài từ 2-7cm, một quả đậu tương chứa 1-4 hạt đậu, hạt đậu tương có màu vàng, xanh, đen hoặc nâu, hạt có hình câu, hình ô van, trọng lượng trung bình 120 - 180mg/hạt. Hạt đậu có hai phần chính gồm vỏ hạt và phôi.

Vỏ hạt: Dễ ngấm nước, có tác dụng bảo vệ phôi trong quá trìnhtoòn trữ lúc mới gieo. Vỏ hạt chứa sắc tố anthocianin, tuỳ theo hàm lượng sác tố này mà vỏ hạt có 4 màu khác nhau là vàng, nâu, xanh và đen.

Phôi: Gồm có hai tử diệp, rõ mầm, trục hạ, diệp và trục thượng diệp, hai xỉ diệp chiếm hầu hết trong lượng của hạt, đây là bộ phận chứa protein và lipid của đậu tương. Khi nằm trong trái, tử diệp có màu xanh và chuyển thành mầu nâu vàng khi chín.

Rễ: Gồm rễ cái và nhiều rễ con, rễ cái ăn sâu 20-30cm, rễ con tập trung nhiều ở độ sâu 6-20cm và phát triển rất dồi dào có thể phát triển ngang trên cổ rễ.

Nốt sần: Ngay sau khi đậu tương bắt đầu mọc vi khuẩn rhizobium japonicum xâm nhập vào lông hút của rễ, các tế bào nhu mô vỏ rễ đầy tràn vi khuẩn thì phản ứng lại bằng cách phát triển chi dạng kích thước bằng những tế bào lớn có nhan khổng lồ và vẫn còn sống, những tế bào này hợp lại thành nốt sần, những nốt sần có chứa nhiều vi khuẩn rhizobium japoricum cộng sinh với rễ đậu tương có khả năng tổng hợp được đạm ni tơ tự do từ không khí thành dạm hữu cơ cung cấp cho cây và làm giàu chất đạm cho đất.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy trình Thu hoạch và bảo quản đậu tương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trình Thu hoạch và bảo quản đậu tương.doc
Tài liệu liên quan