MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ ----------------------------------------------------------------------- 8
1.1. Một số lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc phân tích ---------------------------------- 8
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ----------------------------------------------------------- 8
1.1.2. Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế --------------------------------------- 10
1.2. Lý luận chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế ----------------------------------- 21
1.2.1. Các quan điểm khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế ----------------- 21
1.2.2. Các khung phân tích về chất lượng tăng trưởng kinh tế ----------------------- 25
1.2.3. Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế ----------------------------------- 30
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực ------------ 30
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội --------------------------- 32
1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế --------------------- 33
1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ
sở hạ tầng và bảo vệ tài nguyên môi trường --------------------------- 34
1.2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh tăng trưởng ------------------ 35
1.2.4. Các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế ----------------------- 36
1.2.4.1. Các yếu tố về nguồn lực và sử dụng nguồn lực ------------------------ 36
1.2.4.2. Các yếu tố về thể chế ------------------------------------------------------- 38
1.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế ----------------- 40
1.3.1. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế ------------------------- 40
1.3.2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế --- 42
1.4. Kinh nghiệm các nước trên thế giới về việc nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế --------------------------------------------------------- 45
iv
1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế giai đoạn 1950 – 1970 ------------------------------------------------------------------ 45
1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore trong việc nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế -------------------------------------------------------------------------------------- 51
1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế ------------------------------------------------------------------------------------- 55
1.4.4. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế ---------------------------------------------------------------------------------------------- 59
1.4.5. Những bài học kinh nghiệm chung ---------------------------------------------- 62
Tóm lược chương 1 ------------------------------------------------------------------------------- 64
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở TP.HCM THỜI GIAN QUA -------------------------------------------- 65
2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM thời gian qua -------------------------- 65
2.1.1. Giới thiệu khái quát về TP.HCM ------------------------------------------------- 65
2.1.2. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM GĐ 1991 – 2008 --------- 66
2.2. Phân tích chất lượng TTKT ở TP.HCM giai đoạn 1991 – 2008 ------------------ 74
2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực --------------------------------------- 74
2.2.1.1. Hiệu quả sử dụng lao động địa bàn thành phố ------------------------- 75
2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trên địa bàn thành phố-------------------------- 81
2.2.1.3. Đóng góp của TFP đối với TTKT trên địa bàn thành phố ----------- 85
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội --------------------------- 88
2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói giảm nghèo và đáp ứng
các dịch cơ bản trong xã hội -------------------------------------------- 88
2.2.2.2. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề giải quyết việc làm, thu nhập và
mức sống -------------------------------------------------------------------- 95
2.2.2.3. Tăng trưởng kinh tế về vấn đề công bằng xã hội ----------------------- 98
2.2.3. Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố ------------------------- 103
2.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế -------------------------------- 103
2.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ------------------------------- 107
2.2.4. Phân tích tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở
hạ tầng và bảo vệ tài nguyên môi trường -------------------------------------- 109
2.2.4.1. Tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng ---------- 109
v
2.2.4.2. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường --- 115
2.2.5. Phân tích về năng lực cạnh tranh tăng trưởng --------------------------------- 118
2.3. Đánh giá chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế
ở TP.HCM thời gian qua -------------------------------------------------------------- 122
2.3.1. Những thành tựu đạt được về chất lượng tăng trưởng kinh tế ------------- 122
2.3.2. Những mâu thuẫn phát sinh về chất lượng tăng trưởng
kinh tế của TP.HCM -------------------------------------------------------------- 124
Tóm lược chương 2 ----------------------------------------------------------------------------- 129
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TP.HCM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ------------- 130
3.1. Cơ sở đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng
tăng trưởng kinh tế TP.HCM --------------------------------------------------------- 130
3.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với TP.HCM ------------------- 130
3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế --------------------------------------------------- 133
3.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế ở TP.HCM trong thời gian tới ----------------------------------------------- 135
3.2.1. Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế------------------------ 135
3.2.2. Các mục tiêu cơ bản trong thời gian tới ---------------------------------------- 137
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế TP.HCM trong hội
nhập kinh tế quốc tế --------------------------------------------------------------------- 141
3.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực ------------- 141
3.3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ------------------------- 141
3.3.1.2. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ ----------------------- 143
3.3.1.3. Giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực -- 144
3.3.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ tài
nguyên môi trường ---------------------------------------------------------------- 146
3.3.2.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật -------------------- 146
3.3.2.2. Giải pháp về bảo vệ môi trường -------------------------------------- 151
3.3.3. Nhóm giải pháp về thể chế ------------------------------------------------------- 152
vi
3.3.4. Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội
trên địa bàn thành phố -------------------------------------------------------------------------- 159
3.3.4.1. Giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động ---------------- 159
3.3.4.2. Giải pháp nâng cao phúc lợi xã hội --------------------------------- 162
3.3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo ----- 164
3.3.4.4. Giải pháp giải quyết vấn đề công bằng xã hội --------------------- 166
Tóm lược chương 3 ----------------------------------------------------------------------------- 169
KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------------- 171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ----------------------------------- 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------- 176
PHỤ LỤC --------------------------------------------------------------------------------------- 185
264 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 45.683 22,15 4,4%
1999 2.157.346 48.499 22,48 1,5%
2000 2.237.168 52.860 23,62 5,0%
2001 2.310.434 57.787 25,01 5,8%
2002 2.415.418 63.670 26,35 5,3%
2003 2.503.213 70.947 28,34 7,5%
2004 2.585.906 79.237 30,64 8,1%
2005 2.676.420 88.866 33,20 8,3%
2006 2.776.981 99.662 35,89 8,0%
2007 2.887.758 112.258 38,87 8,3%
2008 2.996.600 124.220 41,45 6,6%
Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê TP.HCM các năm
76
Bảng 2.2 : So sánh năng suất lao động của TP.HCM và Việt Nam giai
đoạn 1992 – 2008
Năm Năng suất lao động của
TP.HCM (giá cố định);
(triệu VND/Người/năm)
Năng suất lao động trung bình
của Việt Nam (giá cố định ) ;
(triệu VND/Người/năm)
Tỷ lệ so
sánh
(lần)
1992 15,65 3,58 4,37
1993 16,03 4,44 3,61
1994 16,65 5,53 3,01
1995 18,71 6,93 2,7
1996 20,24 8,06 2,51
1997 21,21 9,09 2,33
1998 22,15 10,25 2,16
1999 22,48 10,90 2,06
2000 23,62 11,74 2,01
2001 25,78 12,48 2,06
2002 27,14 13,56 2,00
2003 28,34 15,12 1,87
2004 30,64 17,20 1,78
2005 33,20 19,62 1,69
2006 35,89 22,46 1,73
2007 38,87 25,89 1,51
2008 41,45 27,18 1,52
Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê Việt Nam và niên giám
thống kê TP.HCM các năm
77
Biểu đồ 2.6 : So sánh năng suất lao động của TP.HCM và Việt Nam giai
đoạn 1992 – 2008
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
NĂM
TRIỆU ĐỒNG
TP.HCM VIỆT NAM
Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê Việt Nam và niên giám
thống kê TP.HCM các năm
Qua các bảng, biểu tổng hợp trên, chúng ta thấy rằng năng suất lao động trên
địa bàn thành phố đều tăng qua các năm. Tính bình quân giai đoạn 1991 – 2008
năng suất lao động trên địa bàn thành phố tăng trưởng 6,28%/năm. Năng suất lao
động của TP.HCM cao hơn so với năng suất lao động chung của của nước. Điều
này, phản ánh một thực tế khách quan là tỷ lệ lao động trong ngành phi nông
nghiệp cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước và các ngành sản xuất phi
nông nghiệp thường có năng suất lao động cao hơn so với ngành sản xuất nông
nghiệp. Năm 2000 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của TP.HCM chỉ chiếm tỷ lệ
6,3%, trong khi đó tỷ lệ này của cả nước là 65,1%; năm 2005 tỷ lệ lao động trong
nông nghiệp của TP.HCM giảm xuống còn 5,4%, trong khi đó tỷ lệ này của cả
nước là 57,2% và năm 2008 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của TP.HCM giảm
còn 3,5%, trong khi tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của cả nước còn 52,5%.
Trong năm 2006, ở Việt Nam tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm
55,2% lực lượng lao động, công nghiệp chiếm 19,2% và dịch vụ là 25,6%; trong
khi đó, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp của thành phố chiếm 5,1% lực
78
lượng lao động, lao động công nghiệp chiếm 44,8% và lao động dịch vụ chiếm
50,1% lực lượng lao động. Các ngành công nghiệp và dịch vụ thường có năng suất
lao động cao hơn và đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành công nghiệp và dịch
vụ thường có trình độ cao hơn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Năm
2006 năng suất lao động bình quân trên địa bàn thành phố là 35,89 triệu
đồng/người/năm. Trong khi, ngành nông nghiệp có năng suất lao động là 10,62
triệu đồng/người/năm; năng suất lao động ngành công nghiệp là 39,46 triệu
đồng/người/năm. Năng suất lao động của ngành cao nhất là ngành tài chính năm
2006 là 221,6 triệu đồng/người/năm cao gấp 20,86 lần so với ngành thấp nhất là
nông nghiệp.
Bảng 2.3: Năng suất lao động của các ngành nghề trên địa bàn TP.HCM
giai đoạn 2000 – 2006
Đơn vị: triệu đồng (tính theo giá so sánh năm 1994)
Ngành Năng suất lao động (triệu đồng)
2000 2001 2004 2005 2006
Chung 23,53 24,96 30,64 33,20 35,89
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 8,11 8,56 9,79 10,49 10,62
Công nghiệp 21,44 23,27 32,07 35,94 39,46
Xây dựng 21,45 22,33 23,9 25,28 25,67
Thương mại 23,09 22,50 24,60 26,78 29,72
Khách sạn, nhà hàng 21,40 22,69 30,75 32,50 34,26
Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc 42,17 48,2 55,0 56,67 57,63
Tài chính, tín dụng 108,8 190,5 166,8 183,3 221,6
Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê TP.HCM năm 2006
79
Bảng 2.4 : Tỷ lệ lao động của các ngành nghề trên địa TP.HCM giai đoạn
2000 – 2006
(Đơn vị: %)
Ngành Tỷ lệ lao động (%)
2000 2001 2004 2005 2006
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 6,3 6,1 5,7 5,4 5,1
Công nghiệp 41,7 42,3 39,7 38,6 37,4
Xây dựng 6,7 6,6 7,1 7,2 7,4
Thương mại 14,9 15,1 15,4 15,3 15,1
Khách sạn, nhà hàng 6,9 6,7 5,1 5,2 5,2
Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc 5,1 4,7 5,5 5,9 6,4
Tài chính, tín dụng 0,42 0,44 0,89 0,93 0,96
Các ngành dịch vụ khác 18,16 18,06 20,61 21,47 22,44
Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê TP.HCM năm 2006
Bên cạnh đó, TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, vì vậy đây là nơi thu
hút rất nhiều lao động từ các vùng miền của cả nước, nhất là đội ngũ có trình độ
lao động cao thường chọn thành phố là nơi để phát huy khả năng của mình.
TP.HCM là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp nhất nước. Theo số liệu thống kê của cục thống kê thành phố cho thấy, số
sinh viên đang học đại học cao đẳng công lập trên địa bàn TP.HCM năm 2000 là
254.695 sinh viên, năm 2005 là 321.072 sinh viên, năm 2007 là 328.475 sinh viên
và năm 2008 là 363.783 sinh viên. Đây chỉ là con số sinh viên đang theo học trong
các trường đại học công lập chưa kể hàng trăm ngàn sinh viên đang theo học các
trường cao đẳng, đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố. Phần lớn những
sinh viên này sau khi tốt nghiệp đều chọn phương án ở lại thành phố công tác. Đây
là một nguồn lao động có trình độ cao được bổ sung hàng năm cho thành phố, góp
phần làm tăng năng suất lao động chung của thành phố.
80
Ngoài ra, trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý và cơ sở hạ tầng kỹ
thuật ở thành phố phát triển hơn bình quân cả nước cũng là một nguyên nhân dẫn
đến năng suất lao động ở thành phố cao hơn bình quân chung của cả nước.
Tuy nhiên, nếu so với năng suất lao động bình quân trên thế giới hay các
nước trong khu vực thì năng suất lao động ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói
riêng vẫn còn khá thấp. Nếu như năm 2007 năng suất lao động bình quân của
TP.HCM là 38,87 triệu đồng (tương đương 2,355 USD ) thì năng suất lao động
bình quân trên thế giới là 14,600USD, năng suất lao động bình quân ở Brunei là
60,588 USD, Singapore 52,268 USD, Malaysia 14,769 USD, Thái Lan 5,704
USD. Nếu xét theo tỷ lệ phần trăm thì năng suất lao động thành phố chỉ bằng
16,1% năng lao động bình quân của thế giới, 3,88 % năng suất lao động bình quân
của Brunei, 4,5% năng suất lao động bình quân của Singapore, 15,9 % năng suất
lao động bình quân của Malaysia và 41,3 % năng suất lao động bình quân của
Thái Lan.
Biểu đồ 2.7 : So sánh năng suất lao động của TP.HCM so với các nước
trong khu vực
SO SÁNH NSLĐ CỦA TP.HCM VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU
VỰC NĂM 2007
2355 5704
14600 14769
52268
60588
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
TP.HCM Thái Lan Trung bình TG Malaysia Singapore Brunei
QUỐC GIA
USD
NSLĐ
Nguồn: Lee Sung Koong, Goh Chor Boon, Tan Jeo Peng (2008), Toward a better
future: Education and training for Economic Development in Singapore since
1965, The World Bank, USA; tr 98
81
2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trên địa bàn thành phố
Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn là hệ
số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) – hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm
gia tăng.
Căn cứ vào các số liệu thống kê của Cục thống kê TP.HCM, giai đoạn 1994 –
2008, hệ số ICOR được tính như sau:
Bảng 2.5 : Hệ số ICOR trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 1994 – 2008
Năm GDP tính theo
giá cố định
1994 (tỷ đồng)
Tổng vốn đầu
tư tính theo giá
cố định 1994
Tỷ lệ vốn
đầu tư trên
GDP (%)
Tốc độ tăng
trưởng GDP
(%)
Hệ số
ICOR
1994 28.270 9.556,824 33,8 14,6 2,31
1995 32.569 10.677,984 32,8 15,3 2,14
1996 37.450 14.750,808 39,4 14,9 2,64
1997 41.900 18.232,240 43,5 12,1 3,59
1998 45.683 17.898,182 39,17 9,2 4,25
1999 48.499 13.298,424 27,4 6,2 4,42
2000 52.860 18.014,144 34,1 9,0 3,79
2001 57.787 19.433,124 33,6 9,5 3,54
2002 63.670 21.407,496 33,6 10,2 3,29
2003 70.947 23.291,148 32,8 11,4 2,88
2004 79.237 28.583,884 36,1 11,6 3,11
2005 88.866 30.830,903 34,7 12,2 2,84
2006 99.662 35.592,520 35,7 12,2 2,92
2007 112.258 47.934,401 42,7 12,6 3,39
2008 124.220 51.694,624 41,6 10,7 3,89
Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê TP.HCM các năm
82
Biểu đồ 2.8 : Hệ số ICOR của TP.HCM giai đoạn 1994 – 2008
HỆ SỐ ICOR CỦA TP.HCM GIAI ĐOẠN 1994 -2008
2.31 2.14
2.64
3.59
4.25 4.42
3.79 3.54 3.29
2.88 3.11 2.84 2.92
3.39
3.89
0
1
2
3
4
5
1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Hế số ICOR
HỆ SỐ ICOR
Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê TP.HCM các năm
Như vậy, qua bảng hệ số ICOR trên, chúng ta thấy hiệu quả sử dụng vốn trên
địa bàn thành phố giai đoạn 1994 – 1999 có xu hướng ngày càng giảm (hệ số
ICOR tăng), giai đoạn 2000- 2005 hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng tăng nhẹ (hệ
số ICOR giảm) và giai đoạn 2006 – 2008 hiệu quả sử dụng vốn giảm (Hệ số ICOR
tăng). Nếu tính bình quân thì giai đoạn 1994 – 1999 hệ số ICOR bình quân là 3,22
thì đến giai đoạn 2000 – 2005 hệ số ICOR bình quân là 3,24 và giai đoạn 2006 –
2008 hệ số ICOR bình quân là 3,4.
Nhưng nếu so sánh với cả nền kinh tế Việt Nam, thì hiệu quả sử dụng vốn
trên địa bàn TP.HCM cao hơn. Thể hiện thong qua bảng so sánh dưới đây:
Bảng 2.6 : So sánh hệ số ICOR của TP.HCM và Việt Nam GĐ 1994 – 2008
Năm Hệ số ICOR của TP.HCM Hệ số ICOR của Việt Nam
1994 2,31 3,14
1995 2,14 3,13
1996 2,64 3,33
1997 3,59 4,25
1998 4,25 5,63
1999 4,42 6,88
2000 3,79 5,03
83
2001 3,54 5,13
2002 3,29 5,28
2003 2,88 5,31
2004 3,11 5,22
2005 2,84 4,85
2006 2,92 5,04
2007 3,39 5,38
2008 3,89 6,92
Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê TP.HCM và niên giám
thống kê Việt Nam các năm
Biểu đồ 2.9: So sánh hệ số ICOR của TP.HCM và cả nước GĐ 1994 – 2008
SO SÁNH HỆ SỐ ICOR CỦA TP.HCM VỚI VIỆT NAM
0 1 2 3 4 5 6 7 8
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
NĂM
HỆ SỐ ICOR
TP.HCM
VIỆT NAM
Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê TP.HCM và niên giám
thống kê Việt Nam các năm
Sở dĩ hệ số ICOR của thành phố thấp hơn bình quân cả nước có nhiều
nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính là tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực
ngoài nhà nước và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỷ lệ cao trong
cơ cấu tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố so với tỷ lệ chung này của cả nước.
Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn của khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu
tư trực tiếp nước ngoài thường cao hơn khu vực đầu tư từ nguồn vốn của nhà
nước. Khu vực đầu tư từ nguồn vốn nhà nước thường được nhắc đến là khu vực sử
84
dụng đồng vốn kém hiệu quả, tình trạng thất thoát, lãng phí và tham nhũng.
Năm 2000 vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (vốn
đầu tư của nhà nước) trên địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ 41,5%, vốn đầu tư ngoài
nhà nước chiếm tỷ lệ 29% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 29,5%, trong khi
đó, tỷ lệ này của cả nước là 59,1%, 22,9% và 18%; năm 2005 vốn đầu tư nhà nước
trên địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ 32,7%, vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ
50,7% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 16,6%, trong khi đó, tỷ lệ này của cả
nước là 47,1%, 38,0% và 14,9% và năm 2007 vốn đầu tư nhà nước trên địa bàn
thành phố chiếm tỷ lệ 32,1%,vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ 51,0% và vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài là 16,9%, trong khi đó, tỷ lệ này của cả nước là 39,9%,
35,3% và 24,8%.
Bảng 2.7 : So sánh cơ cấu vốn đầu tư các khu vực của TP.HCM với cả nước
Đơn vị: %
Cơ cấu đầu
tư
2000 2005 2007
TP.HCM Cả nước TP.HCM Cả nước TP.HCM Cả nước
Khu vực
nhà nước
41,5 59,1 32,7 47,1 32,1 39,9
KV ngoài
nhà nước
29 22,9 50,7 38,0 51,0 35,3
KV có vốn
đầu tư NN
29,5 18 16,6 14,9 16,9 24,8
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và niên giám thống kê TP.HCM năm 2007
Ngoài ra, có thể nhận thấy rằng trình độ kỹ thuật công nghệ trên địa bàn
TP.HCM nhìn chung cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Đây cũng là một trong
những nhân tố quan trọng góp phần làm cho hiệu quả sử dụng vốn của TP.HCM
so với cả nước. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố các năm qua
đều cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước là nguyên nhân
chính làm cho Hệ số ICOR của TP.HCM thấp hơn cả nước.
85
Tuy nhiên, nếu so sánh với một số nước trong giai đoạn phát triển nhanh,
thường hệ số ICOR dao động khoảng từ 2,5 đến 3. Như vậy chỉ số ICOR của
TP.HCM vẫn cao hơn so với các nước trong giai đoạn phát triển nhanh.
Bảng 2.8 : Hệ số ICOR của các nước trong khu vực
Nước Giai đoạn
Tăng trưởng BQ
(%/năm)
Tổng đầu tư/
GDP (%)
ICOR
Hàn Quốc 1961-1980 7,9 23,3 3,0
Đài Loan 1961-1980 9,7 26,2 2,7
Inđônêxia 1981-1995 6,9 25,7 3,7
Thái Lan 1981-1995 8,1 33,3 4,1
Trung Quốc 2000-2008 9,7 38,8 4,0
Nguồn GS.TS Nguyễn Thị Cành (2009), “Kinh tế VN qua các chỉ số phát triển và những
tác động của quá trình hội nhập”, Hội thảo Khoa học Khoa Kinh tế ĐHQGTP.HCM : Tác
động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam, trang 26
2.2.1.3. Đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) đối với tăng
trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố
Khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thì một
trong nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực không thể không nhắc
đến là tác động của khoa học công nghệ và trình độ quản lý. Ngày nay, để đánh
giá tác động của các yếu tố này người ta thường dùng chỉ tiêu TFP (Total Factor
Productivity) – nhân tố năng suất tổng hợp.
Căn cứ vào số liệu thống kê do cục thống kê Thành phố công bố từ năm 1994
– 2008. Thực hiện hồi quy mô hình kinh tế lượng cho hàm sản xuất Cobb –
Douglas bằng phần mềm Eviews cho kết quả hồi quy hàm sản xuất sau:
LnY = - 6,031177 + 0,320679lnK + 1,117995lnL
Hay Y = 0,002402 . K0,320679. L1,117995 (1)
Hàm số (1) có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu vốn
đầu tư tăng 1% thì sản lượng (GDP) của thành phố sẽ tăng 0,32%, chỉ số này khá
phù hợp với chỉ số ICOR của thành phố được tính ở phần trước (Giai đoạn 1994 –
86
1999 hệ số ICOR bình quân là 3,22; giai đoạn 2000 – 2005 hệ số ICOR bình quân
là 3,24 và giai đoạn 2006 – 2008 hệ số ICOR bình quân là 3,4.) và trong trường
hợp các yếu tố khác không đổi, nếu lực lượng lao động tăng 1% thì sản lượng sẽ
tăng 1,11%.
Căn cứ vào hàm số (1) và các số liệu thống kê của thành phố qua các năm,
luận án tính được đóng góp của các nhân tố vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng
kinh tế ở thành phố thời gian qua như sau:
Bảng 2.9 : Tốc độ tăng trưởng các nhân tố và đóng góp của các nhân tố
vào tốc độ tăng trưởng GDP của TP.HCM
Đơn vị : %
Thời
kỳ
Tốc độ
tăng GDP
Tốc độ
tăng vốn
Tốc độ tăng
lao động
Đóng góp vào tăng trưởng GDP
Vốn (%) Lao động (%) TFP(%)
1994 -
2008
11,15 12,8 4,4 36,81 44,11 19,08%
1994 –
2000
10,9 11,2 4,7 33,58 48,20 18,22
2001 –
2008
11,5 14,8 3,8 41,26 36,94 21,8
Nguồn: Tính toán của tác giả từ hàm số (1) và các số liệu thống kê của Cục thống
kê TP.HCM các năm
Từ kết quả tính toán trên cho thấy, vai trò của yếu tố nhân tố năng suất tổng
hợp - TFP đối với tăng trưởng kinh tế thành phố thời gian qua là khá thấp, giai
đoạn 1994 – 2000, TFP chỉ đóng góp có 18,22% vào tăng trưởng kinh tế của thành
phố và giai đoạn 2001 – 2008, TFP đóng góp 21,8% vào tăng trưởng kinh tế của
thành phố. Việc gia tăng về vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu đóng góp
vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của thành phố
thời gian qua chủ yếu là do tăng các yếu tố vào – tăng trưởng về lượng; còn chất
lượng của tăng trưởng thể hiện sự đóng góp của TFP của thành phố còn khá thấp.
Điều này phản ánh một thực trạng trình độ khoa học cộng nghệ của thành phố khá
lạc hậu so với trình độ trung bình trên thế giới.
87
Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng nhân tố năng suất tổng hợp - TFP không chỉ do
trình độ công nghệ tạo nên mà còn do những nhân tố ngoài yếu tố đầu vào (nhân
tố phi kinh tế) gây ra. Có thể là các yếu tố về môi trường kinh doanh, trình độ
quản lý. Qua đó, có thể thấy rằng sự đóng góp rất ít của TFP vào tăng trưởng kinh
tế cũng thể hiện môi trường kinh doanh của thành phố chưa hỗ trợ tốt cho tăng
trưởng kinh tế.
Nếu so sánh với chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thì đóng góp
của TFP vào tăng trưởng của thành phố cao hơn. Trong giai đoạn 1990 – 2006, ở
Việt Nam TFP đóng góp 5,9% vào tăng trưởng kinh tế, trong khi đó ở TP.HCM,
giai đoạn 1994 – 2008, TFP đóng góp 19,08% vào tăng trưởng kinh tế. Còn đối
với giai đoạn 2001 – 2006, ở Việt Nam TFP đóng góp 9,7% vào tăng trưởng kinh
tế, trong khi ở TP.HCM, giai đoạn 2001 – 2008, TFP đóng góp 21,8% vào tăng
trưởng kinh tế.
Bảng 2.10 : Tốc độ tăng trưởng các nhân tố và đóng góp của các nhân tố
vào tốc độ tăng trưởng (%) GDP của Việt Nam
Thời
kỳ
Tốc độ
tăng GDP
Tốc độ tăng
vốn
Tốc độ
tăng lao
động
Đóng góp vào tăng trưởng GDP
Vốn (%) Lao động (%) TFP(%)
1987 –
2006
7,0 12,2 2,3 37,2 65,1 -2,3
1990-
2006
7,4 13,1 2,3 36,5 57,6 5,9
2001 –
2006
7,8 10,7 2,4 30,6 59,7 9,7
Nguồn: TS Cù Chí Lợi (2008), ‘‘Chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam’’, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế tháng 11 năm 2008, tr. 3 – tr. 9
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì sự đóng góp của TFP vào tăng
trưởng của kinh tế thành phố còn khá khiêm tốn. Điển hình là Singapore, bình
quân giai đoạn 1960 – 2003, TFP đóng góp 23,1% vào tăng trưởng GDP và giai
đoạn 1990 – 2003, TFP đóng góp 38,7% vào tăng trưởng GDP. Còn các nước
đông Á (trừ Trung quốc) giai đoạn 1960 – 2003, TFP đóng góp 23,9% vào tăng
trưởng kinh tế, trong khi các nước đã công nghiệp hoá TFP đóng góp 37,1% vào
88
tăng trưởng. Như vậy, so với các nước trong khu vực thì rõ ràng chất lượng tăng
trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố thời gian chưa cao.
Bảng 2.11: Nguồn tăng trưởng kinh tế, 1960-2003
(Đơn vị %)
Singapore Các nước khu
vực đông Á
(Trừ TQ)
Các nước
đã công
1960-2003 1970 -1980 1990- 2003 nghiệp hoá
Tổng sản
lượng
7,8 8,6 6,2 6,7 3,5
Trong đó:
Vốn vật chất 51,3 55,8 41,9 49,3 40,0
Lực lượng
lao động
25,6 32,5 19,4 26,8 22,9
TFP 23,1 11,7 38,7 23,9 37,1
Nguồn: Henry Ghesquiere, Bài học thành công của Singapore, Cengage Learning,
trang 43
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội
2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói giảm nghèo và đáp ứng các
dịch cơ bản trong xã hội
Những thành tựu tăng trưởng kinh tế của thành phố thời gian qua đã góp
phần quan trọng vào việc thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao
khả năng đáp ứng các dịch vụ cơ bản trên địa bàn thành phố. Những đóng góp này
thể hiện:
Thứ nhất, về công tác xoá đói, giảm nghèo. Thời gian qua, tăng trưởng kinh
tế của thành phố với tốc độ cao, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền
và nhân dân thành phố đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt công tác xóa
đói, giảm nghèo.
Chương trình Xóa đói giảm nghèo thành phố được triển khai thực hiện từ đầu
năm 1992. Suốt 16 năm qua, Chương trình đã thực sự đi vào cuộc sống, bằng tấm
89
lòng và trách nhiệm của cả Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân thành
phố và bằng các nguồn lực vận động của toàn xã hội. Đầu năm 1992, toàn thành
phố có 121.722 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17% tổng số hộ dân. Đến cuối năm 1997,
thành phố còn 98.984 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,3%. Đến cuối năm 1998, số hộ
nghèo giảm còn 88.826 hộ, chiếm 11,82% (theo tiêu chí thu nhập bình quân dưới 3
triệu đồng/người/năm ở khu vực nội thành và dưới 2,5 triệu đồng/người/năm ở khu
vực ngoại thành) và đến cuối năm 2003, khi kết thúc giai đoạn 1, số hộ nghèo giảm
chỉ còn 1.655 hộ, chiếm 0,15% tổng số hộ dân toàn thành phố. Năm 2004, thành
phố tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2 với tiêu chí nghèo được nâng cao hơn (thu
nhập bình quân dưới 6 triệu đồng/người/năm tính chung cho cả khu vực nội thành
và ngoại thành), số hộ nghèo được thống kê là 89.090 hộ, chiếm 7,72% tổng số hộ
dân toàn thành phố.
Qua 5 năm triển khai giai đoạn 2, tổng số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm từ
89.090 hộ vào đầu năm 2004, chỉ còn 5.025 hộ vào cuối năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo
giảm từ 7,72% xuống chỉ còn còn 0,34% và đã hoàn thành cơ bản mục tiêu không
có hộ nghèo có mức thu nhập 6 triệu đồng/năm [61, tr. 8].
Tính đến cuối năm 2008, Chương trình đã trải qua 2 giai đoạn (giai đoạn 1:
1992-2003; giai đoạn 2 : 2004-2010, với 6 lần điều chỉnh nâng mức chuẩn nghèo
cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Qua 16 năm
triển khai hoạt động, Chương trình đã trực tiếp hỗ trợ, chăm lo cho hơn 200.000
hộ tự vươn lên thoát đói, giảm nghèo. Tổng nguồn vốn huy động cho chương
trình xóa đói giảm nghèo thành phố trong giai đoạn 1992 – 2008 qua đạt hơn
7.250 tỷ đồng [61, tr. 8].
Như vậy, có thể thấy tăng trưởng kinh tế của thành phố thời gian qua đã góp
phần quan trọng vào việc thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn
thành phố.
Thứ hai, về hoạt động y tế. Tăng trưởng kinh tế của thành phố thời gian qua
góp phần nâng cao cơ sở vật chất cũng như chất lượng hoạt động y tế trên địa bàn
90
thành phố.
Hệ thống y tế thành phố ngày càng phát triển, không chỉ đảm bảo chăm sóc
sức khoẻ cho nhân dân thành phố, mà còn tiếp nhận và chữa trị bệnh nhân từ các
tỉnh chuyển đến (hơn 30% bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện thành phố là
người từ các tỉnh chuyển đến). Công tác xã hội hoá ngành y tế thu được những kết
quả tích cực với việc ra đời một số bệnh viện, trung tâm y tế và phòng khám đa
kho tư nhân trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Hệ thống y tế tư nhân thời
gian qua phát triển mạnh góp phần giảm áp lực lớn tại các bệnh viện công. Số cơ
sở y tế tư nhân đến cuối năm 2007 là hơn 12.000 cơ sở. Chăm sóc cho bệnh nhân
nghèo ngày càng tiến bộ.
Cơ sở vật chất ngành y tế không ngừng được mở rộng và nâng cấp thời gain
qua, đã khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm y tế chuyên sâu Bệnh viện
Từ Dũ, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cơ sở mới của bệnh viện Hùng Vương,
Khoa thận bệnh viện nhân dân 115, Khoa khám kỹ thuật cao Bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch, Khu xạ trị gia tốc bệnh viện Ung bướu; Khoa khám điều trị kỹ thuật
cao Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. …..
Từ năm 1992, thành phố đã có chủ trương cấp sổ khám chữa bệnh miễn phí,
sau đó là thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, bình quân cấp khoảng
250.000 sổ, thẻ/năm; đồng thời, thực hiện hỗ trợ một phần viện phí cho các trường
hợp gặp khó khăn đột xuất nhưng không thuộc đối tượng được hưởng chế độ
khám chữa bệnh cho người nghèo do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở
bệnh viện nhà nước, người lang thang, cơ nhỡ. Đến năm 2001, thành phố chuyển
sang thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hộ nghèo và kể cả người
già yếu, neo đơn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng nguồn ngân sách thành phố
và nguồn vận động xã hội hóa. Trong giai đoạn 1, đã mua hơn 560.000 thẻ bảo
hiểm y tế, với tổng kinh phí 21,5 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2, đã mua tổng cộng
hơn 1,35 triệu thẻ bảo hiểm y tế (bắt buộc), bình quân cấp gần 275.000 thẻ cho hộ
nghèo/năm, với tổng kinh phí 34,2 tỷ đồng. Ngoài ra, mỗi năm thành phố đều dành
91
khoảng 2 tỷ đồng cho các trung tâm y tế quận - huyện và trạm y tế phường - xã
cấp phát thuốc và thực hiện các xét nghiệm cơ bản miễn phí cho dân nghèo. Đến
nay, toàn thành phố đã thành lập 3 bệnh viện miễn phí cho người nghèo ở xã Cần
Thạnh, huyện Cần Giờ, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi và Bệnh viện An Bình;
đồng thời, tại các bệnh viện chuyên khoa của thành phố đều dành 20% số giường
để khám chữa bệnh và thực hiện miễn, giảm viện phí cho bệnh nhân nghèo. Kinh
phí miễn giảm viện phí cho người nghèo bình quân khoảng 40 tỷ đồng/năm [61,
tr.14].
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, hoạt động y tế trên địa bàn thành phố
còn một số hạn chế, thể hiện: (i) Đội ngũ bác sĩ ở các bệnh viện còn thiếu, tỷ lệ 8
bác sĩ / 10.000 dân hiện nay, dẫn đến tình trạng quá tải trong ngành y tế, khó đảm
bảo chất lượng cao trong điều trị; (ii) Hệ thống y tế chưa hoàn chỉnh, mạng lưới y
tế cơ sở, y tế cộng đồng chưa được củng cố vững chắc, các bệnh viện, các trung
tâm y tế chưa được nâng cấp hoàn chỉnh, còn thiếu các bệnh viện đa khoa ở các
cửa ngõ thành phố để giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện trong nội thành.
Tình trạng quá tải của các bệnh viện và sự chậm nâng cấp về chất lượng dịch vụ y
tế công là những hạn chế đáng quan tâm; (iii) Còn tình trạng phân biệt giữa khám
chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế và không bảo hiểm y tế; (iv) Chất lượng phục vụ,
vấn đề y đức, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế còn là những nỗi lo
lớn của người bệnh và của ngành y tế; (v) Giá thuốc tăng cao, các khoản viện phí
cao trở thành gánh nặng đối với bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo.
Điều tra khảo sát của tác giả về hệ thống y tế cho thấy: đánh giá hệ thống y
tế tốt hơn trước chiếm tỷ lệ 17,18%; hệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.doc